Wikipedia:Yêu cầu di chuyển trang/2018
Trang này chứa các yêu cầu di chuyển trang đã được giải quyết trong năm 2018.
Xin đổi Dorami: Mini-Dora SOS sang Dorami-chan: Mini-Dora SOS!!! Vì đây là tên tác phẩm gốc và tác phẩm này chưa có ấn bản chính thức trong phiên bản tiếng Việt nên cần được trả về tên nguyên gốc. DoraMoon (thảo luận) 04:29, ngày 6 tháng 12 năm 2018 (UTC)
- TuanUt đã đổi tên. conbo trả lời 10:49, ngày 18 tháng 11 năm 2019 (UTC)
Xin đổi hướng giúp Rhynchophorus ferrugineus thành Đuông dừa ạ, vì đây là tên khoa học chính xác của đuông dừa. Xin cảm ơn ạ. Issuemet (thảo luận) 10:11, ngày 20 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Bạn có thể dẫn nguồn cho thông tin trên được không? --minhhuy (thảo luận) 10:54, ngày 20 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Xin chào. Mình đã tìm được nguồn uy tín đây ạ: Cảnh báo mối hiểm họa của việc nuôi đuông dừa http://dost-bentre.gov.vn/TinTuc/NoiDung.aspx?tintuc=6443 của Chi cục Bảo vệ thực vật thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre. Xin bác đổi hướng trang giúp. Xin cảm ơn ạ. Issuemet (thảo luận) 04:23, ngày 21 tháng 10 năm 2018 (UTC)
Đổi giúp bài Địa chất Mặt trăng thành Địa chất Mặt Trăng. Mình quên viết hoa chữ T trong Trăng T_T Xin cảm ơn. Tiểu Phương #Talk2me 11:13, ngày 12 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Bạn có thể tự thực hiện được mà, bài này đâu có bị khóa đổi hướng đâu bạn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:43, ngày 12 tháng 10 năm 2018 (UTC)
Hãy giúp tôi gộp trang này vào trang Đầu xương đùi. Đây là sản phẩm của autocorrect -_- Kenno 13:42, ngày 10 tháng 10 năm 2018 (UTC)Phattainguyen23
Không rõ có vấn đề gì mà hệ thống không cho phép tôi đổi tên bài này. Thuật ngữ này cần được dịch và cách dịch này được dùng trong Luật an ninh mạng, phần Giải thích từ ngữ. Cảm ơn. Tân (thảo luận) 23:15, ngày 4 tháng 1 năm 2019 (UTC)
Mình thấy tên gọi Cách mạng Văn hóa chỉ là do có ai đó đã google dịch từ bài tiếng Trung sang, mà google dịch đã dịch không đúng, tên của bài viết tiếng Trung là Đại Cách mạng Văn hóa). Việc sử dụng một cái tên lấy từ google dịch thật là không ổn, thậm chí báo chí cũng học theo.
Hiện mình muốn đổi tên bài viết thành Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản theo như tên gọi được sử dụng trong SGK lịch sử lớp 12 (p22) https://www.youtube.com/watch?v=uQa3e7yE1as Collector143 (thảo luận) 15:55, ngày 10 tháng 12 năm 2018 (UTC)
Nhầm lẫn chính tả giữa việc sử dụng dấu gạch ngang (–) và dấu gạch nối (-). NXL (thảo luận) 10:50, ngày 17 tháng 9 năm 2018 (UTC)
- Trang trên chưa tồn tại, bạn hoàn toàn có thể tự tiến hành đổi tên trang. Trang này chỉ để yêu cầu các tác vụ di chuyển không thể thực hiện được một cách bình thường do rào cản kỹ thuật. --minhhuy (thảo luận) 11:02, ngày 17 tháng 9 năm 2018 (UTC)
- @Trần Nguyễn Minh Huy Bài viết đã bị khóa di chuyển. Xin cảm ơn, NXL (thảo luận) 18:14, ngày 17 tháng 9 năm 2018 (UTC)
- Đã di chuyển trang, cảm ơn bạn. --minhhuy (thảo luận) 18:20, ngày 17 tháng 9 năm 2018 (UTC)
- @Trần Nguyễn Minh Huy Bài viết đã bị khóa di chuyển. Xin cảm ơn, NXL (thảo luận) 18:14, ngày 17 tháng 9 năm 2018 (UTC)
Quyền hành pháp thành Hành pháp
[sửa | sửa mã nguồn]Ngắn gọn. Greenknight (thảo luận) 05:56, ngày 21 tháng 8 năm 2018 (UTC)
- Cần thảo luận trước ở bài. Không phải chỉ trống trơn một lý do "ngắn gọn". Đơn giản "Hành pháp" là một động từ, vì vậy không thể thay cho một danh từ mà giữ nguyên ý nghĩa. conbo trả lời 16:04, ngày 2 tháng 9 năm 2018 (UTC)
Khi phát hành online Nhà sản xuất đổi tên thành Săn Cổ Vật để tránh hiểu lầm với tên game Liên Minh Huyền Thoại.
Đổi Wikipedia:Pokémon: Cuộc đối đầu của Kyurem với thánh kiếm sĩ Keldeo thành Pokémon: Cuộc đối đầu của Kyurem với thánh kiếm sĩ Keldeo
[sửa | sửa mã nguồn]Bài bị một thành viên đổi lung tung, nay cần được đổi về tên gốc. Thanks. NXL (thảo luận) 22:56, ngày 19 tháng 8 năm 2018 (UTC)
- Đã thực hiện. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:32, ngày 28 tháng 8 năm 2018 (UTC)
Đổi Tuyên Hóa (định hướng) thành Tuyên Hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện tại có người và nhiều hơn 2 địa danh có tên Tuyên Hóa, vì vậy lấy Tuyên Hóa làm trang định hướng là phù hợp. Đề nghị đổi tên trang cho gọn hơn.--Diepphi (thảo luận) 11:58, ngày 19 tháng 8 năm 2018 (UTC)
- Hợp lý. Đã thực hiện. conbo trả lời 15:59, ngày 2 tháng 9 năm 2018 (UTC)
Đổi Từ Hán-Việt thành Từ Hán Việt
[sửa | sửa mã nguồn]Lý do: Cách viết từ Hán Việt (không có dấu gạch ngang ở giữa) được phổ biến hơn từ Hán Việt (có dấu gạch ngang ở giữa). Kiendee (thảo luận) 15:38, ngày 16 tháng 8 năm 2018 (UTC)
- Cũng như "Âm Hán-Việt" mà bạn đã từng bàn, lý do không hợp lý. Chúng ta có bài "Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam", tại sao không sửa nó lại thành "Quan hệ Trung Quốc Việt Nam" cho nó phổ biến ? Dấu gạch nối
-
nơi thuật ngữ thể hiện chức năng ngữ pháp của nó. So sánh độ phổ biến của cụm từ có dấu gạch nối vừa cụm từ không có dấu gạch nối là việc làm không xác đáng. Đảng nắm quyền của chính phủ Pháp do đương kim tổng thống Pháp Emmanuel Macron thành lập có tên là "En Marche !" mà nay đã cải danh thành "La République En Marche !" Tên hợp quy của đảng này là En Marche ! và La République En Marche !. Thế nhưng, nếu dùng Google, ta vẫn thấy các dị bản "En Marche!", "En Marche", "La République En Marche!" hay "La République En Marche" ở cả sách báo tiếng Anh lẫn tiếng Việt với số lượng đôi lúc còn dầy đặc hơn bản chánh. Và như thế, dùng Google để đếm tầng xuất xuất hiện như thế không hợp lý chút nào. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:24, ngày 28 tháng 8 năm 2018 (UTC)- Bạn biết bao nhiêu người nói tên gọi từ Hán-Việt thiếu đi mất dấu "-" ở giữa là cách viết sai? Có điểm nào trong quy định về tên bài có thể dùng làm lý do hợp lý duy trì việc lấy cách viết từ Hán-Việt làm tên bài chính? Từ Hán Việt là cách viết phổ biến nhất, ngay cả trong các nguồn học thuật theo như tôi kiểm tra trên kết quả tìm kiếm của Google cũng là cách viết phổ biến nhất. Nó là cách viết phổ biến nhất cả trong các nguồn học thuật lẫn phi học thuật, theo quy định về tên bài nó phải được dùng làm tên bài. Kiendee (thảo luận) 04:35, ngày 15 tháng 9 năm 2018 (UTC)
- Yêu cầu này cần được thảo luận tại trang thảo luận của bài và đạt được đồng thuận trước khi tái yêu cầu ở đây. --minhhuy (thảo luận) 06:50, ngày 15 tháng 9 năm 2018 (UTC)
- Bạn biết bao nhiêu người nói tên gọi từ Hán-Việt thiếu đi mất dấu "-" ở giữa là cách viết sai? Có điểm nào trong quy định về tên bài có thể dùng làm lý do hợp lý duy trì việc lấy cách viết từ Hán-Việt làm tên bài chính? Từ Hán Việt là cách viết phổ biến nhất, ngay cả trong các nguồn học thuật theo như tôi kiểm tra trên kết quả tìm kiếm của Google cũng là cách viết phổ biến nhất. Nó là cách viết phổ biến nhất cả trong các nguồn học thuật lẫn phi học thuật, theo quy định về tên bài nó phải được dùng làm tên bài. Kiendee (thảo luận) 04:35, ngày 15 tháng 9 năm 2018 (UTC)
Khương Hồng (nhà Minh) thành Khương Hồng
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện tại Khương Hồng (nhà Minh) là bài duy nhất có cái tên Khương Hồng, đề nghị đổi tên để gọn hơn.--Diepphi (thảo luận) 16:43, ngày 5 tháng 7 năm 2018 (UTC)
- Đã thực hiện Xuân (thảo luận) 17:13, ngày 5 tháng 7 năm 2018 (UTC)
Đổi Phiên âm Hán-Việt thành Âm Hán Việt
[sửa | sửa mã nguồn]Tên gọi "Phiên âm Hán-Việt" không phù hợp với nội dung của bài này. Chủ đề của bài là hệ thống các âm đọc của chữ Hán của người Việt. Các âm đọc này hiện nay thường được gọi là "âm Hán Việt". Khi một người đọc một văn bản tiếng Hán theo âm Hán Việt đã có sẵn có từ trước đó người ta không hề "phiên âm" tiếng Hán sang tiếng Việt. Phải đọc dựa theo âm đọc đương thời trong tiếng Hán của các chữ Hán thì mới là "phiên âm". Bài này không viết về việc người thời nay "phiên âm" tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt như thế nào. Âm Hán Việt của các chữ Hán thông dụng đã được hình thành từ hàng trăm, hàng nghìn năm trước, không phải là mới xuất hiện vào thời hiện đại. Kiendee (thảo luận) 13:35, ngày 10 tháng 1 năm 2018 (UTC)
- Hợp lý, nhưng sao không phải là "Âm Hán-Việt" mà lại là "Âm Hán Việt" ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:05, ngày 10 tháng 1 năm 2018 (UTC)
- Đối tượng sở chỉ của của tên gọi "âm Hán Việt" chỉ giới hạn trong các âm đọc chữ Hán được người Việt sử dụng. Dấu "-" nếu thêm vào thì ý sẽ là "âm Hán-Việt" được cả người bản ngữ tiếng Hán và người bản ngữ tiếng Việt cùng dùng để đọc chữ Hán. Không thể phủ nhận thời xưa có nhiều chữ Hán được người Việt đọc y như âm đọc trong tiếng Hán của chữ Hán đối ứng nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau không phải chữ Hán nào cũng như vậy. Vì một số nguyên nhân có những chữ Hán từng có âm Hán Việt được phát âm y như âm đọc trong tiếng Hán nay lại âm Hán Việt và âm tiếng Hán phát âm khác xa nhau. Kiendee (thảo luận) 02:11, ngày 11 tháng 1 năm 2018 (UTC)
"Dấu "-" nếu thêm vào thì ý sẽ là "âm Hán-Việt" được cả người bản ngữ tiếng Hán và người bản ngữ tiếng Việt cùng dùng để đọc chữ Hán"
- Ý kiến này không đúng. Từ Hán-Việt được định nghĩa trong bài tương ứng như sau:
Từ Hán-Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán-Việt ngày nay được ghi bằng ký tự Latinh.
- Cách định nghĩa về từ Hán-Việt như thế tuy chính xác tương đối nhưng vẫn chứa đựng những thiếu sót.
- Thứ nhất, từ Hán-Việt không chỉ là những từ có nguồn gốc từ tiếng TQ, mà còn là những từ chứa các yếu tố Hán-Việt do người Việt tạo ra, các từ này người Hán hoàn toàn không sử dụng, và vẫn nghiễm nhiên được nhìn nhận là từ Hán-Việt.
- Thứ hai, từ Hán-Việt đọc theo âm Hán-Việt chứ không chỉ mơ hồ là đọc theo âm Việt. Âm Hán-Việt là âm/những âm của một chữ Hán được hình thành qua một quá trình lâu dài, được công nhận là cách đọc chuẩn mực, và đa phần là có quy tắc của chữ Hán. Xường xám cũng bắt nguồn từ tiếng Hán, nhưng không bao giờ được xem là từ Hán-Việt, bởi nó không đọc theo âm Hán-Việt. "Xường xám" là âm Quảng Đông của chữ 長衫 mà âm Hán-Việt của nó là "trường sam". Trong trường hợp này, "trường sam" mới là từ Hán-Việt, còn "xường xám" là từ mượn. "Xường xám" cũng không phải là đọc theo âm Việt, chỉ là một cách chuyển âm trệu trạo cho hợp với lỗ nhĩ của người Việt thôi.
- Như vậy, định nghĩa chính xác hơn cho từ Hán-Việt phải là: "Từ được tạo thành bởi các yếu tố Hán-Việt vầ được đọc theo âm Hán-Việt".
- Chỉ ra sự thiếu sót trong định nghĩa "từ Hán-Việt" trong trường hợp này cũng chỉ để nói lên sự bao hàm của "âm Hán-Việt" và "từ Hán-Việt" là các yếu tố gốc Hán trong tiếng Việt. Dấu cách
"-"
ấy chỉ ra nguồn gốc chứ không phải sự đồng thời. "Âm Hán-Việt" là âm của các yếu tố gốc Hán trong tiếng Việt, chứ không phải là âm được đọc đồng thời trong tiếng Việt và tiếng Hán của một chữ Hán. - Cũng như vậy, "từ Hán-Việt" là từ được tạo bởi các yếu tố có nguồn gốc Hán, chứ không bao giờ là từ được sử dụng đồng thời ở Trung Quốc và Việt Nam. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:36, ngày 11 tháng 1 năm 2018 (UTC)
- Lý do đơn giản hơn để tránh chuyển sang trao đổi dài dòng về từ Hán Việt: Cách viết không có "-" chèn vào giữa "Hán Việt" (nó đúng với cả cái bạn viết là "từ Hán-Việt" ở bên trên) là cách viết phổ biến nhất. Theo quy định tên phổ biến nhất sẽ là tên bài. Bạn hãy xem trên sách vở, báo chí người ta hay dùng "âm Hán Việt" hơn hay là "âm Hán-Việt" hơn. Từ Hán Việt dù có được định nghĩa là cái gì thì cũng không ảnh hưởng đến việc lựa chọn giữa hai cách viết "âm Hán-Việt" và "âm Hán Việt" (và cả "từ Hán Việt" và "từ Hán-Việt" nữa). Theo quy định nó không phải là một tiêu chí để lựa chọn cách viết. Kiendee (thảo luận) 06:35, ngày 12 tháng 1 năm 2018 (UTC)
- Bạn cho rằng "Hán-Việt" kém phổ biến hơn "Hán Việt" là cảm quan của bạn. Xin lưu ý là hai cách viết này chỉ khác nhau cách trình bày. Nhiều người viết là "Hán-Việt" hay "Hán Việt" chỉ đơn giản là vì thói quen, vì sự thiếu chủ ý về việc trình bày chữ viết. Người ta có thể đếm sự phổ biến giữa "Italia" và "Ý" chứ không thể đếm giữa "Italia" và "I-ta-li-a". Cũng vậy, người ta chỉ có thể so sánh sự phổ biến giữa "đạo Jaina" và "Kỳ Na giáo" chứ không thể so sánh sự phổ biến giữa "Kỳ Na giáo", "Kỳ-na giáo", "Kì Na giáo" hay "Kì-na giáo" với nhau.
- Còn nếu như chúng ta thực sự muốn so sánh sự phổ biến giữa hai cách viết đó với nhau, thì chúng ta chỉ có thể đếm trong một số lượng hạn chế những học giả đã đưa quan điểm rõ ràng là ưu tiên cách viết nào; để rồi cuối cùng cân nhắc cách viết nào là hợp lý. Một nhân vật có lẽ bạn cũng đọc nhiều là An Chi Võ Thiện Hoa, mặc dù không đồng tình cách gọi "từ Hán-Việt" (mà theo ý ông ta phải là "từ Việt gốc Hán" mới đúng), ông cho rằng nếu muốn dùng, thì phải nên viết "từ Hán-Việt". Tôi đoán rằng bạn cũng biết quan điểm này của ông ấy nên tôi không dẫn nguồn ở đây.
- Thân. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 07:11, ngày 13 tháng 1 năm 2018 (UTC)
- Tôi đã tìm "từ Hán Việt" và "âm Hán Việt" trên Google Scholar và thử đếm xem giữa "Hán Việt" có và không có "-", cái nào được dùng nhiều hơn. Tuy nhiên, đến trang thứ hai trang kết quả thứ hai của "từ Hán Việt" thì tôi ngừng đếm, chỉ nhìn lướt qua các trang kết quả vì tôi nhận thấy không cần phải đếm từng cái một nữa, "Hán Việt" không có "-" rõ ràng là nhiều hơn rồi. Ở mỗi trang kết quả chỉ có khoảng hai ba lần "Hán Việt" có "-" xuất hiện. Kiendee (thảo luận) 14:50, ngày 13 tháng 1 năm 2018 (UTC)
- Đối tượng sở chỉ của của tên gọi "âm Hán Việt" chỉ giới hạn trong các âm đọc chữ Hán được người Việt sử dụng. Dấu "-" nếu thêm vào thì ý sẽ là "âm Hán-Việt" được cả người bản ngữ tiếng Hán và người bản ngữ tiếng Việt cùng dùng để đọc chữ Hán. Không thể phủ nhận thời xưa có nhiều chữ Hán được người Việt đọc y như âm đọc trong tiếng Hán của chữ Hán đối ứng nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau không phải chữ Hán nào cũng như vậy. Vì một số nguyên nhân có những chữ Hán từng có âm Hán Việt được phát âm y như âm đọc trong tiếng Hán nay lại âm Hán Việt và âm tiếng Hán phát âm khác xa nhau. Kiendee (thảo luận) 02:11, ngày 11 tháng 1 năm 2018 (UTC)
- Không đồng ý với câu "Phải đọc dựa theo âm đọc đương thời trong tiếng Hán của các chữ Hán thì mới là "phiên âm"." Phiên âm thì kéo dài từ lịch sử đến hiện tại, bản chất là như vậy. Có phải tiêu đề là Phiên âm Hán Việt hiện nay đâu?Future ahead (thảo luận) 02:02, ngày 11 tháng 1 năm 2018 (UTC)
- Âm Hán Việt đến từ nhiều nguồn khác nhau, "phiên âm" không phải là con đường duy nhất dẫn tới sự hình thành của âm Hán Việt. Không phải âm Hán Việt nào cũng bắt nguồn trực tiếp từ âm đọc trong tiếng Hán của chữ Hán, còn có những con đường khác, như đọc phiên thiết của chữ Hán chẳng hạn, phát sinh ra âm Hán Việt của chữ Hán. Ngữ âm tiếng Việt không phải là một hệ thống cố định, bất biến, sự biến đổi ngữ âm theo thời gian của tiếng Việt đã kéo theo hàng loạt âm Hán Việt cũng bị thay đổi cách phát âm. Vì âm Hán Việt được xem là một phần của tiếng Việt nên nó không thuộc diện miễn trừ, không phải đi theo sự biến đổi ngữ âm diễn ra trong quá khứ của tiếng Việt. Không chỉ là giữa tiếng Hán và tiếng Việt, ngay trong nội bộ tiếng Việt, âm Hán Việt thời nay và thời xưa của một chữ Hán cũng có thể khác xa nhau. Kiendee (thảo luận) 02:11, ngày 11 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Yêu cầu đổi tên hàng loạt tập tin
[sửa | sửa mã nguồn]Bởi vì trước đây các thành viên tạo hàng loạt bài về Đô rê mon (nay là Doraemon) đã vô tình sử dụng tên trước đây đặt cho các tập tin trong bài như là poster hay bìa truyện nay tên bài đã được thống nhất đổi lại nhưng tên các tập tin vẫn là cũ, không còn hợp nên mình xin đề xuất cho đổi lại tên hàng loạt tập tin có liên quan chủ đề Doraemon này về lại tên gốc. Bên dưới mình có tổng hợp lại một số (vì rất nhiều nên không kê ra hết)
- vi:Tập tin:Các nhân vật trong Đôrêmon1.png -> vi:Tập tin:Các nhân vật trong Doraemon.png
- vi:Tập tin:Bí mật mê cung Bliki (tt).jpg -> vi:Tập tin:Daichōhen Doraemon Nobita to Buriki no rabirinsu cover.jpg
- vi:Tập tin:Bí mật mê cung Buriki.jpg ->vi:Tập tin:Doraemon Nobita to Buriki no rabirinsu poster.jpg
- vi:Tập tin:Nobita va hon dao dieu ki.jpg -> vi:Tập tin:Eiga story Doraemon Nobita to Kiseki no Shima - Animal Adventure cover.jpg
- vi:Tập tin:Hòn đảo diệu kì.jpeg-> vi:Tập tin:Doraemon Nobita to Kiseki no Shima - Animal Adventure poster.jpeg
- vi:Tập tin:Nôbita lạc vào xứ quỷ 2007 (tt).jpg -> vi:Tập tin:Eiga story Doraemon Nobita no Shin Makai Daibouken - Shichi nin no Mahou Tsukai cover.jpg
- vi:Tập tin:Pho tượng thần khổng lồ (tt).jpg -> vi:Tập tin:Daichōhen Doraemon Nobita no Daimakyo cover.jpg
- vi:Tập tin:Pho tượng thần khổng lồ.jpg -> vi:Tập tin:Doraemon Nobita no Daimakyo poster.jpg
- vi:Tập tin:Vuongquocchomeo.jpg -> vi:Tập tin:Daichōhen Doraemon Nobita no Wan Nyan Jikūden cover.jpg
- vi:Tập tin:Nôbita ở vương quốc chó mèo.jpg -> vi:Tập tin:Doraemon Nobita no Wan Nyan Jikūden poster.jpg
- vi:Tập tin:ĐRM Cậu bé quả đào.jpg -> vi:Tập tin:Doraemon Boku, Momotaro no nan'na no sa poster.jpg
- vi:Tập tin:ĐRM Đêm trước ngày cưới của Nôbita.jpg -> vi:Tập tin:Doraemon Nobita no Kekkon Zenya poster.jpg
- vi:Tập tin:ĐRM kỉ niệm về bà.jpg -> vi:Tập tin:Doraemon Obāchan no Omoide poster.jpg
- vi:Tập tin:Lạc vào thế giới côn trùng.jpg -> vi:Tập tin:Doraemon Nobita no Sousei nikki poster.jpg
- vi:Tập tin:Dang toan nang Nobita 2.jpg -> vi:Tập tin:Daichōhen Doraemon Nobita no Sousei nikki cover.jpg
- vi:Tập tin:Đi tìm miền đất mới.jpg -> vi:Doraemon Nobita no Uchû hyôryûki poster.jpg
- vi:Tập tin:Nobita vtplk.jpg -> vi:Tập tin:Daichōhen Doraemon Nobita no Uchû hyôryûki cover.jpg
- vi:Tập tin:Nôbita lạc vào xứ Ba Tư.jpg -> vi:Tập tin:Doraemon Nobita no Dorabian Naito poster.jpg
- vi:Tập tin:Nobita o xu so nghin le mot dem.jpg -> vi:Tập tin:Daichōhen Doraemon Nobita no Dorabian Naito cover.jpg
- vi:Tập tin:Ba chàng hiệp sĩ mộng mơ.jpg -> vi:Tập tin:Doraemon Nobita to mugensankenshi poster.jpg
- vi:Tập tin:Nobita va ba chang hiep si mong mo.jpg -> vi:Tập tin:Daichōhen Doraemon Nobita to mugensankenshi cover.jpg
- vi:Tập tin:Nobita va lich su khai pha vu tru.jpg -> vi:Tập tin:Daichōhen Doraemon: Nobita no Uchū Kaitakushi cover.jpg
- vi:Tập tin:Lâu đài dưới đáy biển.jpg -> vi:Tập tin:Doraemon Nobita no Kaitei kiganjo poster.jpg
- vi:Tập tin:Nobita va lau dai duoi day bien.jpg -> vi:Tập tin:Daichōhen Doraemon Nobita no Kaitei kiganjo cover.jpg
Takkuchan (thảo luận) 13:41, ngày 16 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Thứ nhất, tên hình không hiển thị ra bên ngoài, vì vậy không ảnh hưởng đến nội dung hiển thị. Thứ hai, bạn cho rằng việc quản lý tập tin dễ hơn, nhưng thực tế tên (phiên âm) tiếng Nhật thế này rất khó tìm kiếm và ghi nhớ, ví dụ một số ký tự tiếng Nhật như ō, ā... nếu không có bộ gõ sẽ không được hỗ trợ. Do đó vấn đề này cần các bạn có hiểu biết về mảng hoạt hình thảo luận thêm. conbo trả lời 13:22, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)
- mình đâu có đề cập đến việc đổi tên sẽ dễ quản lý tập tin sẽ dễ hơn đâu bạn mình đề xuất đổi tên về các phiên âm gốc để thống nhất lại tên gọi bởi vì không biết sau này nhà Xuất bản tại Việt Nam có đổi tên tác phẩm một lần nữa nên sử dụng tên gốc cho chuẩn. Việc tên bài một đằng tên tập tin một nẻo nhìn rất kỳ 『 TAKKUCHAN 』 | ☆thảo luận☆ • ☆đóng góp☆ 07:36, ngày 5 tháng 2 năm 2018 (UTC)
Đổi tên Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới thành Hội Thánh Đức Chúa Trời của Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới
[sửa | sửa mã nguồn]- Chữ của nằm sai chỗ
- Nếu dịch từ enwiki thì nó sẽ ra tương tự như tên mới
Nguyễn Đức Minh (thông tin) (thảo luận) 13:51, ngày 3 tháng 5 năm 2018 (UTC).
- Trang web chính thức của Hội Thánh này dùng tên đúng như trong bài, nên không cần phải đổi. Tuanminh01 (thảo luận) 14:55, ngày 2 tháng 6 năm 2018 (UTC)
Trong bài Nuôi trồng thủy sản (Việt Nam) không nhắc gì tới Việt Nam mà toàn bộ nội dung của nó là về nuôi trồng thủy sản (Aquaculture) nói chung. Tuy nhiên chẳng hiểu sao bài Nuôi trồng thủy sản lại đang bị chuyển hướng sang bài Thủy sản làm tôi không thể di chuyển trang được. Nhờ BQV xóa trang Nuôi trồng thủy sản cũ đi rồi di chuyển trang giúp. Tiểu Phương #Talk2me 08:02, ngày 16 tháng 5 năm 2018 (UTC)
- đã di chuyển. Xuân (thảo luận) 08:17, ngày 16 tháng 5 năm 2018 (UTC)
Đồng bộ với các bài viết khác cùng chủ đề như Diệt chủng Circassia, Diệt chủng Assyria, Diệt chủng Hy Lạp. Greenknight (thảo luận) 00:49, ngày 3 tháng 5 năm 2018 (UTC)
- Tuanminh01 đã thực hiện. — Prenn Tl · 03:17, ngày 4 tháng 5 năm 2018 (UTC)
Geography of Syria thành Địa lý Syria
[sửa | sửa mã nguồn]Sai ngôn ngữ tên trang Dungpenta (thảo luận) 13:35, ngày 2 tháng 5 năm 2018 (UTC)
- Đã thực hiện. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^)
Đổi XXX: Return of Xander Cage thành xXx: Phản đòn và Blade Runner 2049 thành Tội phạm nhân bản 2049
[sửa | sửa mã nguồn]Tên chính thức của các phim tại Việt Nam, đặt theo quy tắc đặt tên của Dự án Điện ảnh. Tôi đã từng đổi hai bài trên về tên tiếng Việt nhưng sau đó đã bị BQV lùi lại và khóa di chuyển cái bụp. Xin cảm ơn. NXL (thảo luận) 16:39, ngày 30 tháng 1 năm 2018 (UTC)
- Phản đối hoặc không rõ thông tin hoặc không quan tâm thì cũng hãy lên tiếng. Hoặc là tôi xin phép được xóa yêu cầu này. Xin cảm ơn. NXL (thảo luận) 18:40, ngày 15 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Mong các BQV Alphama và Trần Nguyễn Minh Huy giúp giải quyết vấn đề cho NXL1997. Potterhead (thảo luận) 12:56, ngày 25 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Tôi đã thực hiện theo hai yêu cầu này. Nếu có ý kiến phản đối xin vui lòng thảo luận và tìm đồng thuận trước, cảm ơn mọi người. — Prenn Tl · 03:16, ngày 4 tháng 5 năm 2018 (UTC)
Nhờ các BQV di chuyển trang Quan sát trực tiếp sóng hấp dẫn lần đầu tiên về tên gọi chính thức GW150914, lý do trước đây chưa rõ liệu có nhiều sự kiện tiếp theo hay không (GW151226, GW170104, GW170814, GW170817...) nên mới để tên bài như theo tầm quan trọng của nó. Nay đã có nhiều sự kiện được quan sát hơn cho nên việc di chuyển về GW150914 và tên bài cũ đổi hướng đến là hợp lý. Cảm ơn.—Earth and MoonTalk 00:20, ngày 19 tháng 10 năm 2017 (UTC)
- Thấy interwiki thì các wiki khác cũng có tên như vậy, dường như sự kiện "đầu tiên" thì quan trọng hơn chăng? Do đó nên thảo luận ở bài viết trước khi đồng thuận đổi tên. conbo trả lời 13:19, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)
- Mình xin rút lại việc đổi tên bài.—Earth and MoonTalk 04:08, ngày 15 tháng 3 năm 2018 (UTC)
Echeveria thành Sen đá
[sửa | sửa mã nguồn]Ưu tiên tên tiếng Việt. Xuân (thảo luận) 14:47, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)
- Tôi biết cây sen đá, nhưng ý bạn là bạn muốn đổi bài "Echeveria" thành "Chi Sen đá" ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:26, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)
- @Thusinhviet:, xin lỗi, tôi xin rút lại yêu cầu di chuyển, lúc thấy bản mẫu hợp nhất hấp tấp quá. Xuân (thảo luận) 16:01, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)
Đồng bộ với các bài danh sách sân bay khác. Dungpenta (thảo luận) 09:55, ngày 1 tháng 5 năm 2018 (UTC)
- Xong Đã thực hiện. Phjtieudoc (Thảo luận) 03:02, ngày 1 tháng 5 năm 2018 (UTC)
Đồng bộ với các bài viết khác về diệt chủng. Greenknight (thảo luận) 05:43, ngày 24 tháng 4 năm 2018 (UTC)
Thật gây khó cho người tìm hiểu vận động viên Nguyễn Văn Hùng khi đặt tên cũ. Người hâm mộ bóng rổ Việt Nam như tôi ai cũng biết Nguyễn Văn Hùng là một vận động viên bóng rổ của Việt Nam, và hiện đang thi đấu ở Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam. Anh ấy ngoài là cựu vận động viên võ thuật thì cũng đã là vận động viên bóng rổ từ lâu. Vì thế cái tên mới sẽ giải quyết việc gây khó cho người tìm nhân vật này. Theo cập nhật mới, tôi thấy trang tên mới đã được tạo nhưng lại dẫn đến trang chính (mang tên cũ). Ducpham732002 (thảo luận) 10:36, ngày 25 tháng 3 năm 2018 (UTC)
- Đã thực hiện. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:58, ngày 25 tháng 3 năm 2018 (UTC)
Scott MacTominay thành Scott McTominay
[sửa | sửa mã nguồn]Không hiểu vì lý do gì mà tên của cậu này không hợp lệ. Hy vọng các BQV giải quyết được.Hugopako (thảo luận) 18:12, ngày 3 tháng 2 năm 2018 (UTC)
- đã đổi tên. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 07:13, ngày 4 tháng 2 năm 2018 (UTC)
Tân Thành thành Phú Mỹ (thị xã)
[sửa | sửa mã nguồn]@Thusinhviet: Thành lập thị xã Phú Mỹ trên cơ sở huyện Tân Thành[1]Xuân (thảo luận) 11:55, ngày 12 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Mai Ngọc Xuân Đã ổn rồi mà bạn ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:14, ngày 24 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Thusinhviet tôi yêu cầu từ trước khi nó ổn. Xuân (thảo luận) 17:15, ngày 24 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Thái Nhi đã giải quyết. Xuân (thảo luận) 17:19, ngày 24 tháng 4 năm 2018 (UTC)
Be (màu) thành Màu be
[sửa | sửa mã nguồn]"Màu be" thì mới có nghĩa là màu be, chỉ một mình từ "be" thì không. Không ai lại gọi cái áo màu be là áo be. Đề nghị đổi tên bài thành Màu be và xoá tên gọi hiện tài. Kiendee (thảo luận) 15:46, ngày 30 tháng 12 năm 2017 (UTC)
- Không thực hiện. Cần phải thống nhất với các bài về màu sắc khác. Các màu khác như Hồng, Tím, Đỏ... đều có tên bài như trên. Tôi đã tạo đường dẫn từ "Màu be" đến bài chính. conbo trả lời 12:50, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Bài Acetone
[sửa | sửa mã nguồn]Cuối năm 2015, thành viên Powerover đã đổi tên bài Axeton thành Acetone với lý do là "Tên gốc". Tên mới này không phù hợp với quy định về tên các bài hoá học của Wikipedia, nó cũng không phải là "Tên gốc". Tên tiếng tiếng Việt của loại hoá chất này bắt nguồn từ tiếng Pháp acétone, không phải là từ tiếng Anh acetone. Đề nghị đổi tên của bài này trở lại tên gọi ban đầu. Kiendee (thảo luận) 13:43, ngày 29 tháng 12 năm 2017 (UTC)
- Hợp lý, đã thực hiện. Tuy nhiên bạn có thể tự thực hiện việc đổi tên bài này mà không cần sự trợ giúp của bảo quản viên. Bạn nên thực hiện việc chuyển về tên Axeton ở trong bài cho thống nhất với tên bài. conbo trả lời 12:54, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Tổng cục An ninh, Công an nhân dân Việt Nam thành Tổng cục An ninh, Bộ Công an (Việt Nam)
[sửa | sửa mã nguồn]Lí do: Tên cơ quan chủ quản để ngay sau.Future ahead (thảo luận) 14:42, ngày 25 tháng 12 năm 2017 (UTC)
- không ai thèm ngó ngàng, tôi đã copy và làm thủ công, mất luôn lịch sử đóng góp. Bảo quản viên đi đâu không biết.Future ahead (thảo luận) 13:51, ngày 29 tháng 12 năm 2017 (UTC)
Thành viên đã tự thực hiện. conbo trả lời 13:12, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Tổng cục Tình báo, Công an nhân dân Việt Nam thành Tổng cục Tình báo, Bộ Công an (Việt Nam)
[sửa | sửa mã nguồn]Lí do: Tên cơ quan chủ quản để ngay sau.Future ahead (thảo luận) 14:42, ngày 25 tháng 12 năm 2017 (UTC)
- không ai thèm ngó ngàng, tôi đã copy và làm thủ công, mất luôn lịch sử đóng góp. Bảo quản viên đi đâu không biết.Future ahead (thảo luận) 13:51, ngày 29 tháng 12 năm 2017 (UTC)
- Thành viên đã tự thực hiện. conbo trả lời 13:12, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Wisla thành Wisła
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện tại Wisła là tên thị trấn mang tên con sông này, tôi đã đổi thành Wisła (thị trấn). Con sông này viết là Wisła mới chính xác (phiên âm là Vi-xoa chứ không phải Vi-xla). Én bạc (thảo luận) 13:41, ngày 22 tháng 12 năm 2017 (UTC)
- Xong Đã đổi.Hugopako (thảo luận) 16:07, ngày 2 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Không có địa danh Hoá Châu nào trong Hóa Châu (định hướng) quá nổi tiếng, được đông đảo mọi người biết đến, nghe đến hai tiếng Hoá Châu là hầu như ai cũng sẽ ngay lập tức nghĩ đến nó. Thay vì đổi hướng Hoá Châu tới bài Châu Lý tôi đề nghị chuyển toàn bộ nội dung của trang Hóa Châu (định hướng) sang bài Hoá Châu, dùng trang đó làm trang định hướng và xoá trang Hóa Châu (định hướng) đi vì không cần thiết phải có trang đó. Kiendee (thảo luận) 10:47, ngày 6 tháng 12 năm 2017 (UTC)
- Hợp lý, đã thực hiện. Có thể ban đầu mới chỉ có mỗi Hóa Châu là Châu Lý, sau mới phát sinh thêm các bài địa danh Trung Quốc. conbo trả lời 13:00, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Tổng cục An ninh Công an Nhân dân Việt Nam thành Tổng cục An ninh, Công an nhân dân Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Nhờ BQV đổi tên bài Tổng cục An ninh Công an Nhân dân Việt Nam thành Tổng cục An ninh, Công an nhân dân Việt Nam vì tên gọi đúng chữ Nhân trong "Công an nhân dân" không viết hoa (ví dụ: theo [luật Công an nhân dân]). Thanks.Future ahead (thảo luận) 03:32, ngày 29 tháng 11 năm 2017 (UTC)
- Thành viên đã tự thực hiện. conbo trả lời 13:12, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Lưu Mẫn (định hướng) thành Lưu Mẫn
[sửa | sửa mã nguồn]Hiên tại đã có hơn 2 bài cùng tên Lưu Mẫn, vì thể dùng Lưu Mẫn làm trạng định hướng là phù hợp hơn.--Diepphi (thảo luận) 13:05, ngày 8 tháng 10 năm 2017 (UTC)
Yêu cầu hợp lý, đã thực hiện. conbo trả lời 13:23, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Lý Nhân (định hướng) thành Lý Nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Có ít nhất 2 bài viết về Lý Nhân có đủ đnb, vừa người vừa địa danh, nên tôi đề nghị dùng Lý Nhân làm trang định hướng là phù hợp hơn.--Diepphi (thảo luận) 11:06, ngày 3 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Đã thực hiện. — Prenn Tl · 05:32, ngày 18 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Bài vô cớ bị Thái Nhi đổi tên, đề nghị được hỗ trợ trả lại tên Lý Nhân cho bài. --Diepphi (thảo luận) 16:50, ngày 27 tháng 10 năm 2017 (UTC)
- Yêu cầu hợp lý, đã thực hiện. conbo trả lời 13:15, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Cao Minh thành Cao Minh (định hướng)
[sửa | sửa mã nguồn]Bài này phải thay đổi lý do đây là trang định hướng không thể là trang chính được.WAYNE MARK ROONEYR10 14:24, ngày 19 tháng 8 năm 2017 (UTC)
- Không thực hiện. Không nhất thiết phải có tên "định hướng" mới là trang định hướng. Trang định hướng đã có bản mẫu ở dưới cùng. conbo trả lời 13:02, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Tên hiện tại quá dài khi đặt tên cho các bài viết liên quan. Mình muốn đề xuất tên "Thế vận hội Người khuyết tật".Hugopako (thảo luận) 07:32, ngày 16 tháng 8 năm 2017 (UTC)
- Nên thảo luận thêm tại thảo luận bài viết này, trước khi yêu cầu đổi tên bài tại đây. conbo trả lời 13:03, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Scott Francis thành Scott McTominay
[sửa | sửa mã nguồn]Cầu thủ này tên là Scott Francis McTomiay, thì người ta gọi là Scott McTomiay, vì McTominay mới chính là họ còn Francis chỉ là tên đệm trả lời
Xin các bạn đổi tên bài vì đây là tên chính thức phim phát hành tại Việt Nam. 『 TAKKUCHAN 』 | ☆thảo luận☆ • ☆đóng góp☆ 14:35, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)
Pokemon
[sửa | sửa mã nguồn]Đổi tên bài Pokémon: Diamond & Pearl -> Danh sách tập phim Pokémon: Diamond & Pearl, Pokémon: XY -> Danh sách tập phim Pokémon: XY để tránh nhầm lẫn với dòng game cùng tên DoraMoon (thảo luận) 11:51, ngày 29 tháng 5 năm 2018 (UTC)
Hãy đổi tên bài Doraemon - Đôi bạn thân sang Stand by Me Doraemon vì đây mới là tên chính thức tại Việt Nam, cũng như là tên phổ biến nhất. 『 TAKKUCHAN 』 | ☆thảo luận☆ • ☆đóng góp☆ 08:54, ngày 15 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Doraemon - Đôi bạn thân là tên bản quyền chính thức của phim được các rạp chiếu uy tín sử dụng. Nguồn 1 và 2. Hoặc có thể thay dấu gạch ngang thành hai chấm như Doraemon: Đôi bạn thân. NXL (thảo luận) 18:31, ngày 15 tháng 4 năm 2018 (UTC)
- Dòng "Đôi bạn thân" chỉ là phụ chú thêm thôi nhé, lúc phát hành cuốn Visual Stand by Me Doraemon bên NXB Kim Đồng có giải thích. Chưa kể trong poster có chữ Stand by Me Doraemon to đùng in giữa 『 TAKKUCHAN 』 | ☆thảo luận☆ • ☆đóng góp☆ 03:48, ngày 16 tháng 4 năm 2018 (UTC)
Hynix thành SK Hynix
[sửa | sửa mã nguồn]하이닉스 반도체가 SK 하이닉스로 사명변경 되었는데 문서를 이동하지 않고 있어서 이동합니다.
Đề nghị đổi Be (màu) thành Màu be (lần thứ hai)
[sửa | sửa mã nguồn]Như tôi đã nói trong mục Be (màu) thành Màu be trên trang này và ở trang Thảo luận:Be (màu) từ be không bao giờ được dùng bao giờ được dùng để chỉ màu be mà không từ màu đi kèm với nó. Tên gọi Be (màu) là một tên gọi sai và kỳ quặc, cần phải đổi tên bài và xoá tên gọi hiện tại đi. Kiendee (thảo luận) 15:47, ngày 16 tháng 8 năm 2018 (UTC)
- Tôi tán thành ý kiến của bạn Kiendee, mời bạn Conbo cho ý kiến. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:26, ngày 28 tháng 8 năm 2018 (UTC)
Để tôi xem xét lại nhé, sẽ có trả lời sau. conbo trả lời 16:23, ngày 29 tháng 8 năm 2018 (UTC)
Sau khi suy nghĩ và không thấy có ý kiến nào phản đối, tôi đồng ý. conbo trả lời 15:53, ngày 2 tháng 9 năm 2018 (UTC)