Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thảo luận”

Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi 123.20.41.53 trong đề tài Vấn đề xử lý các bài đổi hướng
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 325: Dòng 325:
::Tôi bảo '''hơi sai''' là so với cách viết tiếng Việt hiện tại. Chứ so với các sách tôi đưa ra cho bạn, có gì đâu mà gọi là sai. Bạn thử phát âm Đalat và Đà Lạt xem, hai âm rất gần nhau. Vì vậy mới phát sinh cái điều thú vị này. Tôi hỏi Thái Nhi ('''{{red|làm ơn trả lời cái này}}'''): '''vì sao liệt kê trong bài được nhưng là đổi hướng lại bị xóa?'''.
::Tôi bảo '''hơi sai''' là so với cách viết tiếng Việt hiện tại. Chứ so với các sách tôi đưa ra cho bạn, có gì đâu mà gọi là sai. Bạn thử phát âm Đalat và Đà Lạt xem, hai âm rất gần nhau. Vì vậy mới phát sinh cái điều thú vị này. Tôi hỏi Thái Nhi ('''{{red|làm ơn trả lời cái này}}'''): '''vì sao liệt kê trong bài được nhưng là đổi hướng lại bị xóa?'''.
::Xin lưu ý với Thái Nhi: '''http://en.wikipedia.org/w/index.php?title=HOH&redirect=no #REDIRECT Water'''. Bạn xem ở đâu là HOH làm trang định hướng vậy?--[[Đặc biệt:Đóng góp/115.73.46.22|115.73.46.22]] ([[Thảo luận Thành viên:115.73.46.22|thảo luận]]) 10:01, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)
::Xin lưu ý với Thái Nhi: '''http://en.wikipedia.org/w/index.php?title=HOH&redirect=no #REDIRECT Water'''. Bạn xem ở đâu là HOH làm trang định hướng vậy?--[[Đặc biệt:Đóng góp/115.73.46.22|115.73.46.22]] ([[Thảo luận Thành viên:115.73.46.22|thảo luận]]) 10:01, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)
:::Kì lạ quá. Những người nào viết sai "ngành" thành "nghành" thì nên học lại lớp 1 đi, và cũng nên xem xét lại chất lượng đào tạo lớp 1, chất lượng giáo viên ở những lớp, những trường đã đào tạo ra những người viết "ngành" thành "nghành". Sai chính tả vô lí thế mà đổi hướng là không thể chấp nhận. Thế đổi luôn "miến nươn" thành "miến lươn đi", "giấu giếm" thành "dấu diếm" đi. [[Đặc biệt:Đóng góp/123.20.41.53|123.20.41.53]] ([[Thảo luận Thành viên:123.20.41.53|thảo luận]]) 14:39, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)


== Bỏ phiếu bảo quản viên mới ==
== Bỏ phiếu bảo quản viên mới ==

Phiên bản lúc 14:39, ngày 20 tháng 5 năm 2014


Thảo luận chung
Trang này là nơi thảo luận về dự án Wikipedia tiếng Việt. Một trong những trang liệt kê dưới đây có thể thích hợp hơn cho vấn đề của bạn:

If you do not speak Vietnamese and you have any comments or questions about the Vietnamese version of Wikipedia, you can also leave a message in our guestbook. (About the Vietnamese Wikipedia)

Đối với thảo luận dài, nếu có quá nhiều nội dung, hãy tạo trang con ở đây và đưa vào trang này.


Chiêu mộ nhân tài biết tiếng Trung

Bạn có thể dịch bài [1] ra tiếng Việt được không? DoraMoon (thảo luận) 0:48 1 tháng 5, 2014 (UTC)

Phim và Bộ phim

Theo mình hiểu, bộ phim là một tác phẩm điện ảnh gồm nhiều tập. Vậy tại sao ở một số bài viết về feature film (có thể hiểu là phim dài, trên 80 phút, gói gọn trong một phần) lại lạm dụng từ này? Bigbrotherbird (thảo luận) 04:23, ngày 1 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Không dùng từ bộ phim thì phải dùng từ nào? Đâu ai quy định bộ phim là phải nhiều tập đâu, người ta vẫn dùng bình thường mà có sao đâu.-- Thành Vũ ‹thảo luận› 16:11, ngày 7 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Giống như người ta không nói "một chim" mà nói "một con chim" ấy. "Con" hay "bộ" được gọi là từ phân loại, không có nghĩa là nhiều tập. --ngọcminh.oss (thảo luận) 14:41, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Dự án Bão lũ/Khí tượng

Vài hôm nay, tôi bị ốm nên ít khi tham gia Wiki. Hôm nay tôi khỏi ốm nên tôi mở cuộc thảo luận một tí. Trước khi tôi tạo bài Bão số 8, mảng bão lũ ít khi được quan tâm, nếu có thì tạo các bài sơ khai, lủng củng, dịch máy. Mấy dạng tốt nhất cũng chỉ là tự viết, vài dòng và 5 đến 6 nguồn. Nhưng từ sau khi tôi tạo bài Bão số 8, nhiều thành viên và IP bắt đầu "ghi công" góp sức mình tạo các bài về bão lũ, cái mà một số thành viên (cả tôi) gọi là "Trào lưu cải thiện và tình nguyện viết bài về bão lũ xây dựng Wikipedia tiếng Việt". Chỉ từ cuối tháng 9 năm 2013, cuộc vận động này đã làm thay đổi hoàn toàn mảng bão lũ tại đây. Tôi thấy rằng đến lúc nên mở một dự án về bão lũ nhằm nâng cao và cải thiện chất lượng các bài về mảng này nhưng không thể tự ý mở dự án nên đem ra để cả cộng đồng thảo luận và cho ý kiến đi đến đạt đồng thuận trước sau đó mở cuộc biểu quyết để mở dự án. Mời các thành viên cho ý kiến.--LM10-/talk\- 06:34, ngày 12 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn nên đặt tên là Dự án Khí tượng Motoro (thảo luận) 06:47, ngày 12 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi tán đồng với ý kiến của Mo về Dự án Khí tượng, mang tính tổng quát hơn. Thái Nhi (thảo luận) 08:21, ngày 12 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời
Các bạn tham gia nhiều cái về CG và Công kích cá nhân ở dưới quá, chuyện thành lập dự án Bão lũ (khí tượng) ở trên thì không ai quan tâm! Đề nghị quan tâm vào chuyện này quan trọng hơn!--123.17.202.146 (thảo luận) 04:45, ngày 16 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cái này tôi biết 1 chút, có thể tham gia.--Cheers! (thảo luận) 06:01, ngày 16 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ủng hộ dự án này. Mặc dù không có nhiều thời gian tìm tài liệu viết bài mới, nhưng tôi có thể tham gia dịch bài về các bão cũ. ALittleQuenhi (thảo luận) 06:18, ngày 16 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Ấn Độ

Trong Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Ấn Độ, thành viên CVQT đã đóng biểu quyết sau 1 tháng (được mở từ ngày 02 tháng 04). Kết quả 5 đồng ý, 1 phản đối => không thành công (?). Chưa kể việc người đóng biểu quyết lại là người phản đối, với lý do được nêu trong phần ý kiến. Theo quy định của biểu quyết BVCL thì "Các “Ý kiến” không có giá trị trong việc kết luận." Có vấn đề gì khuất tất tại đây? DangTungDuong (thảo luận) 04:48, ngày 2 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đề nghị làm rõ điều này, nếu cần cấm thẳng tay những thành viên làm trái quy định Wikipedia.  Wikipedia Expert  Talk - Help 08:05, ngày 3 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi xem lại và có lưu ý:
  1. Phiếu bỏ ngày 13 tháng 4 năm 2014 của CVQT là phiếu Chống, không phải Ý kiến. Phiếu này phủ quyết hợp lệ.
  2. Thời gian mở BQ là 2 tháng 4, đóng BQ ngày 2 tháng 5 là đúng 1 tháng.
  3. Theo quy định thì BVCL phải thỏa mãn 2 điều kiện là có ít nhất 3 ý kiến “Đồng ý” và giải quyết hết những điểm “Chưa đồng ý” (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết). Trong trường hợp này, thì bài viết vẫn chưa đạt được đồng thuận với phiếu Chống của CTVQ, và do sau 30 ngày tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì loại khỏi danh sách ứng cử (ứng cử thất bại).
  4. Cũng theo quy định thì các bước xử lý tiếp theo sẽ là 1. Đóng trang thảo luận đề cử; 2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công; 3. Xóa tiêu bản {{UCVCL}} và thêm tiêu bản {{UCVTB}} vào trang thảo luận của bài.
Như vậy các bước thực hiện của CTVQ là đúng quy trình và không có gì khuất tất. Thái Nhi (thảo luận) 08:19, ngày 3 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Quy định này có lỗ hổng và đã bị lợi dụng: một ai đó cay cú với thành viên viết bài hoặc cay cú vì bài của anh ta đề cử trước đây không được bầu chọn nên anh ta cứ bỏ phiếu Không đồng ý ở đó, mặc cho thành viên viết bài có cải thiện hay lí giải gì đi chăng nữa thì biểu quyết chắc chắn không thành công. Thế là trả thù được việc bài anh ta đề cử hồi xưa không được chọn. Thế đấy! Không công bằng với thành viên CN.. siêng năng dịch cả bài Ấn Độ dài như vậy. 123.20.125.232 (thảo luận) 06:40, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi có suy nghĩ khác! Đối với các bài viết yêu cầu cao (BVCL), đòi hỏi phải đồng thuận 100%. Đối với những thành viên đã tham gia đóng góp lâu, chẳng ai đến mức "cay cú" vô duyên như thế, vì họ không dại làm ảnh hưởng đến tài khoản của mình. Còn đối với tài khoản chưa đủ điều kiện bỏ phiếu, đương nhiên phiếu của họ sẽ bị vô hiệu. Thái Nhi (thảo luận) 07:02, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi tưởng một khi người đề cử giải quyết hết hoặc bác bỏ đc các yêu cầu của người bỏ phiếu, anh ta có quyền gạch bỏ phiếu đó đi chứ.Jspeed1310 (thảo luận) 07:06, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

No one needs free knowledge in Esperanto

There is a current discussion on German Wikipedia on a decision of Asaf Bartov, Head of WMF Grants and Global South Partnerships, Wikimedia Foundation, who rejected a request for funding a proposal from wikipedians from eowiki one year ago with the explanation the existence, cultivation, and growth of the Esperanto Wikipedia does not advance our educational mission. No one needs free knowledge in Esperanto. On meta there has also started a discussion about that decision. --Holder (thảo luận) 10:56, ngày 5 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Khi nào Rôma/Roma, khi nào La Mã?

Tôi suy nghĩ về việc này nhiều lần và vì không biết đã có thảo luận hoặc biểu quyết nào liên quan tới chủ đề này trước đây chưa nên đặt vấn đề ở đây. Chúng ta đều biết rằng cách gọi La Mã là phổ biến hơn từ trước tới giờ để chỉ nền văn minh/đế chế/thành phố cổ đại này. Cuối thế kỉ 19 khi người Việt bắt đầu tiếp cận tri thức về thế giới phương Tây, sách đầu tiên các cụ đọc là các sách của người Trung Hoa như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu viết. Do đó các cụ mượn từ tiếng Hán 羅馬 (bính âm: Luómǎ) dịch sang Hán Việt. Qua vài lần phiên âm như vậy La Mã khác rất xa với tiếng Ý gốc là Roma.

Mặt khác, ngày nay ta gọi thủ đô Ý là Rôma, và trong sách giáo khoa lịch sử hiện hành nếu tôi không nhầm vẫn gọi là Rô-ma, trong các bài viết vi.wiki có về các sự kiện có niên đại gần hiện đại cũng đều gọi là Roma,Rôma, nếu đổi là La Mã rõ ràng không ổn (hãy nghe thử, "Napoleon từ chối hành quân vào La Mã và phế truất Giáo hoàng". Việc để song song hai tên gọi này cho những thời gian khác nhau là không nhất quán. Tôi vừa dịch xong bài Trung Cổ, thời này nên viết là Rôma/Roma hay La Mã????

Theo tôi, ta nên thống nhất tên gọi là Rôma, vì 2 lẽ: 1.tính nhất quán;2.tôn trọng phiên âm tiếng Ý sang tiếng Việt. Việc đổi tên này ảnh hưởng tới một lượng lớn bài viết, đề nghị các bạn cho ý kiến và biểu quyết. Michel Djerzinski (thảo luận) 07:22, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Theo tôi nghĩ thì những chủ đề liên quan đến Đế chế rộng lớn bao trùm phần lớn châu Âu thời xưa thì nên dùng chữ La Mã (ví dụ: gọi là Chữ số La Mã chứ gọi là Chữ số Roma nghe rất nghịch tai), còn những gì chủ để liên quan thành phố thủ đô của nước Ý đương đại thì dùng Roma/Rôma.-- Trình Thế Vânthảo luận 08:07, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Những chủ đề liên quan tới thành phố thời Trung Đại thì theo bạn nên gọi là Rôma hay La Mã? Thế nào là đủ "xưa" đây? Chính thức thì đế quốc Rôma cổ đại là bao gồm thành Rôma và hệ thống thuộc địa của nó (Đến thời kỳ cuối đàn ông ở các tỉnh mới có quyền công dân Rôma), đế quốc đó sụp đổ nhưng thành phố đó vẫn tồn tại tới ngày nay, nó duy trì tính liên tục và nhất quán. Đối với bất cứ đâu trên thế giới, người ta vẫn coi đó là một thực thể duy nhất, họa chỉ có Việt Nam ta dùng hai tên (tiếng Trung từ 羅馬 thống nhất để gọi cả thành phố cổ đại lẫn thành phố hiện đại). Tôi đồng ý những khái niệm gián tiếp mà phổ biến như chữ số La Mã có thể châm chước, nhưng tên gọi đế quốc Rôma, hoàng đế Rôma thì nên thống nhất một kiểu. Ta có thể nhắc đến trong bài rằng tên gọi khác là La Mã, nhưng tên bài nên là Rôma, hoặc Roma.Michel Djerzinski (thảo luận) 09:17, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Mình cũng ủng hộ cách dùng Rôma hoặc Roma. Còn La Mã thì chỉ nên giới hạn trong một số ít trường hợp có liên quan đến: thời cổ đại và phạm vi toàn đế quốc nói chung. Như xưa nay cách gọi Đế quốc La Mã, chữ số La Mã, Luật La Mã vẫn phổ biến hơn. Trường hợp tên thành phố (đặc biệt là từ thời Trung đại về sau) thì gọi là Rôma. Greenknight (thảo luận) 15:16, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Mình không rành sử lắm. Nhưng chữ La mã thường chỉ về thời đế quốc La Mã. Đề nghị là ta sử dụng từ này cho vùng của họ đến khi Romulus Augustus, vị hoàng đế cuối cùng của Đế quốc Tây La Mã bị truất phế. DanGong (thảo luận) 17:52, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ từ nào phổ thông thì được dùng thôi. "Đế chế Roma" nghe chưa thấy phổ thông, chưa kể "số Roma" thì càng nghe buồn cười. Phiên âm từ nước nào mà chẳng được, chẳng hạn người ta gọi Vương quốc Bỉ chứ ai gọi là Vương quốc Ben-gi-e (tiếng Hà Lan), Ben-gic-quờ (tiếng Pháp) hay Ben-ghi-en (tiếng Đức) chỉ vì nước này có tận 3 ngôn ngữ chính thức? DangTungDuong (thảo luận) 18:33, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị 2 trường hợp dùng La Mã: 1. Nội dung liên quan đến Đế quốc La Mã cổ đại; 2. Nội dung liên quan đến Công giáo Việt Nam. Thái Nhi (thảo luận) 00:14, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi đồng thuận việc dùng La Mã cho Đế quốc La Mã cổ đại, nhưng phản đối cách dùng này cho Công giáo Việt Nam. Bởi vì các văn kiện chính thức (Kinh Thánh, Sách Lễ...) của họ hầu hết không xài chữ La Mã, mà xài chữ Rôma.-- Trình Thế Vânthảo luận 03:26, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Mình đồng ý với Trần Thế Vinh về cách gọi Rôma trong Công giáo. Greenknight (thảo luận) 08:32, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi có phản hồi cho một số ý kiến ở trên:

1. Ý kiến ở trên một số bạn muốn chỉ đế quốc cổ đại thì dùng La Mã, hiện đại thì dùng Rôma. Nghe thì hợp lí, nhưng thực tế nó không có sự phân biệt rạch ròi để gọi như thế. Giờ lấy mốc nào để phân chia. Sau năm 476 đâu có phải là thành phố đó biến mất trong lịch sử. Các sự kiện cuối thế kỉ 5 và đầu thế kỉ 6, chẳng hạn Justinianus I tái chiếm thành phố biết gọi là tái chiếm thành La Mã hay tái chiếm thành Rôma. Chẳng nhẽ nói thành Rôma thuộc đế quốc Tây La Mã??????

2. Đúng là dĩ nhiên ta không cố gọi tên tất cả các địa danh nước ngoài bằng phiên âm tiếng Việt, nhưng trường hợp này khác Bỉ ở trên như bạn Đặng Tùng Dương nói là có hai tên gọi chồng lấn lên nhau cùng nhau cùng chỉ một thực thể. Trước giờ không ai gọi là Vương quốc Ben-gi-e cả nhưng tên gọi thành phố Rô-ma ngày nay là tên gọi phổ thông. Bên cạnh đó, nói về ví dụ chuyển về phiên âm trong ngôn ngữ hiện đại cũng không thiếu, chẳng hạn Washington mà xưa phiên âm theo tiếng Tàu ta gọi là Hoa Thịnh Đốn, ngày nay đã đổi thành Oa-sinh-tơn, rồi Nữu Ước/Niu-ooc, Nã Phá Luân/ Napôlêông,etc. Ý tôi là ví dụ bạn nêu có lí, nhưng không phải không có ví dụ cho điều ngược lại, và không thể dùng để bác bỏ chuyện La Mã/Rôma vốn có đặc thù khác được.

3. Nói rằng từ Rôma không có tính phổ thông là không chính xác. Hiện nay ở trong sách giáo khoa lịch sử ở Việt Nam đều gọi là Đế quốc Rôma, giáo trình lịch sử ở đại học cũng vậy. Trên Internet hay một số sách tham khảo có thể xuất hiện nhiều "La Mã" hơn, nhưng chẳng nhẽ sách giáo khoa còn chưa đủ để coi là nguồn chính thức? Môn sử ngày nay dạy rất chán và học sinh rất coi thường, nhưng nếu học/dạy tử tế thì đáng ra một người Việt Nam hiện đại tốt nghiệp phổ thông phải biết đến từ Rôma hơn là từ La Mã.

4. Việc chấp thuận các bài viết Công giáo thì dùng Rôma như một ngoại lệ trong khi vấn dùng từ La Mã để chỉ đế quốc cổ đại lại càng gây thêm sự thiếu nhất quán ở đây. Ta đều biết cuộc đời Jesus và các sự kiện trong Tân Ước xảy ra dưới thời Rôma cổ đại, sau này Tòa Thánh cũng đặt ở Rôma cho tới tận ngày nay. Chẳng nhẽ trong bài thánh Phêrô gọi Nero là hoàng đế Rôma trong khi bài về Nero gọi ông ta là hoàng đế La Mã?

Do đó tôi duy trì quan điểm ban đầu là dùng Rôma thống nhất để chỉ thành phố/đế quốc cổ đại cũng như thành phố hiện đại. Trong phần mở đầu các bài có thể thêm "còn gọi là ... La Mã". Với một vài ngoại lệ như chữ số La Mã có thể châm chước giữ tên gọi như cũ nhưng trong bài nên viết thêm rằng nó "do người Rôma (tức La Mã) phát minh". Mong nhận được góp ý thêm. Michel Djerzinski (thảo luận) 05:02, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn Michel Djerzinski, theo truyền thuyết thì thành phố đã được lập ra bởi Romulus từ 750 năm trước thiên chúa. Còn theo lịch sử thì thành phố này đã là nước cộng hòa 500 trước thiên chúa, và nó được gọi là Roma, cho nên khi gọi tên thành phố này là Roma sau những mốc lịch sử nêu trên thì không có gì là sai cả. Có ai từ đó đổi tên thành phố này đâu? DanGong (thảo luận) 06:31, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Không hiểu ý bạn là sao??? Chính là tôi đang nói vì thành phố này chỉ có một tên gọi duy nhất từ xưa tới giờ, nên việc trong tiếng Việt ta gọi thành 2 từ Rôma/La Mã là thiếu nhất quán. Tôi đang ủng hộ chuyện thống nhất gọi bằng tên Rôma, dù thời cổ đại, trung đại hay hiện đại, chứ không phải phản đối.Michel Djerzinski (thảo luận) 07:34, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nếu vậy thì mình cũng cùng ý với bạn, ta nên thống nhất gọi thành phố đó là Roma không phân biệt thời kỳ. DanGong (thảo luận) 07:54, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn DanGong. Ra là cùng ý kiến.Michel Djerzinski (thảo luận) 09:58, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Okay, giờ mình chuyển sang ủng hộ cách gọi nhất quán cho tên thành phố Roma. Tuy nhiên mình vẫn giữ nguyên quan điểm về Đế quốc La Mã cổ đại. Greenknight (thảo luận) 08:32, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn Greenknight đã xem xét ý kiến, nhưng nếu đã thống nhất gọi thành phố là Rôma mà lại gọi đế quốc là La Mã thì càng thiếu nhất quán, vì tên đế quốc cũng là tên thành phố, như tôi đã nói đế quốc thực chất chỉ là hệ thống thuộc địa của thành phố Rôma. Ngoài ra nếu gọi là đế quốc La Mã thì thời cộng hòa trước thời quân chủ biết gọi là cộng hòa Rôma hay cộng hòa La Mã? Bởi vì thời kì đầu cộng hòa Rôma mới chỉ là một thành phố và ít vùng phụ cận xung quanh, tới nửa sau thời cộng hòa (từ thế kỉ 4 trước CN) bắt đầu vươn ra thành một đế chế. Nó là một sự liên tục phát triển, bạn không thể tách đế quốc La Mã ra khỏi thành phố Rôma được.Michel Djerzinski (thảo luận) 09:57, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Vụ này lại sang vấn đề là có nên giữ những cái gì mà ta dựa vào rồi trở thành ngôn ngữ của mình, hay là nên theo logic để làm rõ ràng hơn và đơn giản hóa. Theo ý mình thì cứ tiếp tục dùng theo cách mọi người thường dùng, bởi vì chúng ta có thẩm quyền hay không để đặt ra tiêu chuẩn mới? Bởi vì nếu ta thay đổi, mà ở ngoài Wiki không ai theo thì sẽ có 2 cách dùng song song không hay cho lắm, chỉ gây khó khăn cho người đọc. Mình nghĩ chỉ nên quyết định có đổi hay không, khi trên sách báo bên ngoài cũng đã thay đổi rồi. DanGong (thảo luận) 10:31, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ý bạn nói lập luận ở trên của tôi thì hợp lí nhưng "sách báo bên ngoài" hiện vẫn dùng La Mã nên ta nên theo đó, phải không? Nhưng tôi muốn nhắc lại, thêm một lần nữa, là sách giáo khoa lịch sử, giáo trình lịch sử đại học, Từ điển bách khoa Việt Nam (tôi vừa tra) đều thống nhất gọi là Rôma, không còn nguồn "sách báo bên ngoài" nào chính thức hơn nữa. Nói về trên Internet, nếu search Google thì kết quả Wiki thường nằm ở đầu tiên. Việc Wiki duy trì một tên gọi không nhất quán sẽ khiến nhiều người càng theo đó mà gọi theo. Tôi biết là việc này động chạm đến nhiều bài, nhiều người không thích thay đổi, nhưng thay đổi là cần thiết. Chuyện này giống như, không rõ miền Nam ra sao, tôi ở miền Bắc đến tận bây giờ người ta vẫn chủ yếu gọi là trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, quen miệng hơn dễ gọi hơn nhiều, nhưng theo tên chính thức thì là tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đó cũng là cách các bài viết Wiki viết về các "trường cấp 3". Rất mong mọi người cân nhắc. Michel Djerzinski (thảo luận) 15:48, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nếu sách báo trong nước đã đổi ra dùng và trở nên phổ thông thì ta phải theo thôi. Bạn Thành viên:Ti2008 cũng nhận ra điều này: [2] DanGong (thảo luận) 16:14, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cần bằng chứng cho điều trên. La Mã là cách dùng cũ chứ không phải mới.Michel Djerzinski (thảo luận) 18:01, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ý mình muốn nói ở đây, là bạn Thành viên:Ti2008 đã nhận ra là từ Đế quốc Roma gần đây hay được dùng nên đã chuyển hướng từ mới này tới từ Đế quốc La mã. Chỉ có vậy thôi. DanGong (thảo luận) 18:09, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nếu đổi Đế quốc La Mã thành đế quốc Roma thì nghe cũng được, nhưng sẽ dẫn đến hệ lụy là phải đổi cả các bài liên quan thành Đế quốc Đông Roma, Đế quốc Tây Roma, thậm chí cả Đế quốc Roma Thần Thánh, nghe không ổn! Không rõ sách giáo khoa và báo chí có đề cập đến vấn đề này?KingPika (thảo luận) 18:47, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tại sao theo bạn thống nhất La Mã thành Rôma thì "nghe cũng được" mà đổi Đông Rôma thì không được? Bạn đọc lại phân tích về tính liên tục, nhất quán ở trên rồi vui lòng nêu quan điểm là nó sai ở đâu. Tán thành hay phản đối một vấn đề với lý do nó vừa tai hơn hoặc không vừa tai lắm thì mình thấy rất khó thuyết phục. Michel Djerzinski (thảo luận) 01:25, ngày 13 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
La Mã đúng là tên có tính Trung Quốc. Do người Hoa họ khó đọc âm /r/ nên trẹo thành La Mã. Tuy nhiên, cũng cần xét ít nhất về mặt lịch sử, khi Rôma giao lưu với phương Đông hầu hết đều đi qua hướng Trung Quốc theo con đường tơ lụa. Việt Nam mãi về sau mới có mấy ông đạo tới mới giới thiệu cái tên Rôma. Vì vậy người Trung Quốc biết nhiều hơn người Việt là điều không có gì lạ cả, cũng không có gì gọi là cũ hay bất hợp lý, việc vay mượn của Trung Quốc cũng rất hợp lý.
Về vấn đề dùng từ, tôi cho là giải pháp La Mã chỉ đế chế và những gì liên quan tới nó đã phổ biến với tư cách một cái tên (ví dụ Đế chế La Mã, hoàng đế La Mã, Viện nguyên lão La Mã, chữ số La Mã...) còn Rôma ta dùng chỉ trực tiếp tới cái thành phố. Có thể sẽ có người bảo "không thống nhất", nhưng nó phản ánh được cái lịch sử vì sao Rôma là La Mã trong tiếng Việt. Ví dụ, Đế quốc Đông Roma, Đế quốc Tây Rôma, Đế quốc Rôma Thần Thánh, hoàng đế Rôma rất ít người dùng so với Đông La Mã, La Mã Thần thánh, hoàng đế La Mã.
Về mặt phổ biến, tôi thấy giải pháp dùng đồng thời Rôma-La Mã là giải pháp chung của các sách báo gần đây ở Việt Nam. Vấn đề ở đây, Wikipedia không tự mình quyết định; bạn phải dựa vào cái gì phổ biến hơn, và dẫn chứng về sự phổ biến tôi đã cung cấp.--27.74.26.191 (thảo luận) 01:32, ngày 13 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi bấm vào liên kết search Google và không hiểu được nó là hỗ trợ cho lập luận của bạn như thế nào?Michel Djerzinski (thảo luận) 04:51, ngày 13 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi nhất trí với ý kiến của Michel Djerzinski là nên gọi thống nhất một cách: Roma. Cách đây khoảng 10 năm, tôi từng thầm trách các nhà giáo dục Việt Nam ở chỗ: họ chê các em học sinh lười học sử, nhưng trong cách soạn sách sử của họ không có gì gắn quá khứ với hiện tại, khiến học sinh thấy những điều đọc trong sách quá ư xa lạ, khó nhớ, mà La Mã - Roma là một ví dụ. Tôi từng nghĩ giá như họ đổi gọi đế quốc La Mã là đế quốc Roma, kèm thêm lời giảng giải của thầy cô, chắc hẳn các em dễ dàng nhận biết rằng thủ đô nước Ý ngày nay có liên hệ với đế quốc cổ xưa kia mà tên gọi là bằng chứng. Và rồi tôi thấy các nhà giáo dục VN đã làm: hiện nay sách giáo khoa sử ở Việt Nam đều đã gọi là đế quốc Roma. Không sao cả. Gọi thế chẳng những đúng hơn mà tôi thấy còn khoa học hơn, giúp người đọc dễ liên hệ quá khứ và thực tại, dù rằng khái niệm "thành phố Roma" ngày nay đã hẹp hơn nhiều. Cũng như với Trung Quốc, nói đến Thục thì nhiều người Việt nhớ đến Thục của Lưu Bị, ít người biết hơn về Thục cổ; nói đến Ngụy nhiều người biết tới Ngụy Chiến Quốc hơn là Ngụy cổ; hoặc nói tới Sơn Đông thì trong quá khứ là toàn bộ vùng phía đông Hào Sơn chứ không riêng tỉnh Sơn Đông bây giờ... Những khái niệm dù có khác nhau về phạm vi, nhưng ít nhiều rõ ràng có liên hệ với nhau. Hẳn nhiên, khi nhắc tới những khái niệm có thể gây lầm lẫn này, người soạn cần có đôi dòng mở ngoặc hay chú thích giúp người đọc phân biệt, đó là lẽ đương nhiên, vì đây là bách khoa thư.--Trungda (thảo luận) 02:34, ngày 13 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Sách giáo khoa và vi.wiki là hai lãnh địa khác nhau. Vi.wiki phải tuân thủ quy tắc chung là từ được dùng phổ biến, làm sao mà chạy theo sách giáo khoa được. "Đế quốc La Mã" rõ ràng là từ phổ biến gấp 1 vạn lần "Đế quốc Roma". Cũng nhắc thêm ngay các vị người trưởng thành còn tùy tiện viết Rome/Roma khi nói về Đế quốc La Mã thì huống gì trẻ con không biết rằng Roma với La Mã là một. 183.91.25.198 (thảo luận) 17:44, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đương nhiên là 2 lãnh địa, nhưng nó đã nói lên sự chuyển biến trong tư duy và cách phổ biến kiến thức của những người làm chuyên ngành. Wiki cũng có cái giống sách vở ở chỗ phổ biến kiến thức vậy.--Trungda (thảo luận) 10:07, ngày 19 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Có một cái chuẩn nữa mà chúng ta nên được áp dụng, đó là tên tiếng Việt hoặc phiên âm kiểu Việt. Ở đây, vì là wikipedia viết bằng tiếng Việt nên cần phải Việt hóa hết mức có thể (tất nhiên là không làm quá mức). Trong các tên thông dụng, tên kiểu Việt nên được ưu tiên. Tôi xin phép ủng hộ cái tên La Mã bởi vì nó là phiên âm kiểu Việt và nó cũng là một tên rất thông dụng. Còn ai không biết Rôma hay La Mã là gì thì nên quay lại trường phổ thông để học môn Sử. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:19, ngày 18 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi thấy Mát-xcơ-va mới là kiểu Việt và thông dụng vì gần như sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam hay dùng chữ này, sao WP lại dùng Moskva?. Tiếng Việt không phải là tài sản của người Việt, mà là của những ai biết nó. Cho nên, kiểu Việt hóa nào cũng phải hướng về người sử dụng (độc giả), trong đó có người nước khác biết tiếng Việt. Chữ "La Mã" - tôi nghĩ rằng trong bối cảnh đương đại - không làm cho số lượng người này (dù là thiểu số) biết nhiều cho bằng chữ "Roma/Rôma". Tôi ủng hộ chữ Roma/Rôma vì tính phổ thông của nó.-- Trình Thế Vânthảo luận 11:38, ngày 19 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
So "thâm niên" thì đương nhiên La Mã tồn tại lâu hơn Roma nên việc tìm thấy nhiều hơn là đương nhiên, nhưng không có nghĩa nó là tốt hơn. Cũng như nhiều tên nhân vật bị gọi sai trong một thời gian dài do phiên âm, nhưng nay khi phiên âm đúng đã đổi lại, thì việc tìm ra nhiều hay ít không mang yếu tố quyết định. Cái phổ biến ở đây không có nhiều ý nghĩa.--Trungda (thảo luận) 10:07, ngày 19 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi không hiểu, tại sao chữ "La Mã" là phiên âm kiểu Việt còn Rôma không phải phiên âm kiểu Việt? Theo như tôi hiểu, phiên âm tiếng Việt là đọc tiếng bản ngữ theo giọng tiếng Việt rồi kí âm lại bằng chữ tiếng Việt. Theo đó thì từ Rôma (cả 2 tiếng "Rô" và "ma" đều là phát âm trong tiếng Việt) nó mới là phiên âm tiếng Việt bạn Sholokhov ạ, còn từ La Mã là phiên âm tiếng Việt của phiên âm tiếng Hán của một từ tiếng Ý. Do đó nếu bạn cho rằng phiên âm kiểu Việt là một tiêu chuẩn thì bạn nên tán thành Rôma chứ không phải La Mã. Ban đầu tôi cũng phân vân giữa Rôma/Roma, nghiêng về Rôma hơn nhưng xem lại quy định đặt Tên bài hiện hành thì được ghi là hạn chế sử dụng phiên âm, nên tôi ủng hộ Roma. Dù sao thì từ La Mã không có lợi điểm nào, xét về mặt phát âm. Michel Djerzinski (thảo luận) 02:25, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi xin phép thắc mắc là "xét về mặt phát âm" thì Hi Lạp, Ba Tư, Anh, Pháp, Nga,... có lợi hay không, ví dụ như chữ "Nga" thì chả thể hiện âm nào trong Rossiya cả.

La Mã có phải là phiên âm kiểu Việt không ? CÓ, vì chữ "la" với chữ "mã" rõ ràng là âm Việt cho dù phiên âm này phải đi vòng vèo qua một cửa của phiên âm Hán. Đi qua nhiều cửa hơn không có nghĩa là tước bỏ tư cách phiên âm Việt của nó.

Hạn chế sử dụng phiên âm không có nghĩa là cấm sử dụng phiên âm nếu trong tiếng Việt xuất hiện quá nhiều. Nhắc đến thủ đô của Ý đương đại thì đương nhiên tiêu đề là Roma, không có gì bàn cãi, nhưng mà nhắc đến cái đế quốc ở Địa Trung Hải thời cổ đại thì La Mã có đáng bị gạt đi không ?

Bạn biết nhiều ngôn ngữ thì chắc cũng hiểu rõ là cái ngôn ngữ nó không công thức nhất quán rõ ràng 100% như toán lý hóa, trường hợp "lưỡng chuẩn", lúc thế này, lúc thế kia không phải là không xảy ra.

Tôi không rõ các bạn thích xài cái tên kiểu "quốc tế", nói trắng ra là kiểu Tây Mỹ, vì lý do gì, dưng cơ mà khi viết trên wikipedia tiếng Việt thì nên Việt hóa hết mức có thể. Giống như wiki Anh, Pháp hay các ngôn ngữ khác đều cố gắng dùng phiên bản tiếng Anh, Pháp... của cái tên trên wiki của họ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:17, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Không phải tôi thích dùng tên "quốc tế" kiểu Tây Mỹ, nhưng có một thực tế là những ví dụ trên của bạn về Hi Lạp, Ba Tư, Anh, Pháp, Nga... không chính xác trong trường hợp này. Ba Tư hiện không còn tồn tại nên không tính, còn Hy Lạp, Anh, Pháp, Nga vẫn là từ được dùng chính thức trong tiếng Việt phổ thông hiện nay, như Roma với tư cách là thủ đô nước Ý. Nếu có ví dụ nào về một tên Tây được gọi theo kiểu "Hán Việt cũ", thì bạn cần phải dẫn Ái Nhĩ Lan, Tô Cách Lan, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Anh Cát Lợi kia. Và chắc bạn cũng biết đó là Ireland (được đọc là Ai Len) và Scotland (được đọc là Xcốtlen), Canada, Australia và Anh - theo cách gọi phổ cập hiện nay.
Tương tự thế với thủ đô một số nước, thì Mạc Tư Khoa và Hoa Thịnh Đốn đã bị đẩy lùi về quá khứ, thay vào đó là Mátxcơva (hay Moskva) và Washington. Tương tự, cách đây 40-50 năm thì có thể còn nhiều người gọi "Đông Kinh", chứ ngày nay thì từ già tới trẻ đều dùng Tokyo và nếu gọi Đông Kinh người ta tưởng nói đến Thăng Long. Sách vở về lịch sử Nhật Bản (dĩ nhiên bằng tiếng Việt) hiện nay gần như toàn bộ cũng đã dùng cách gọi Tokyo chứ không dùng cái "Đông Kinh" kiểu Hán Việt nữa, dù trong văn cảnh nói tới những thế kỷ trước đây. Trong trường hợp của Roma và La Mã, "Roma" đang lớn dậy và trong một ngày không xa và đang đẩy La Mã trở thành "cũ kỹ" như Mạc Tư Khoa.--Trungda (thảo luận) 09:08, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

@Trungda: bạn nói hộ với "các em học sinh" nào không biết Rôma hay La Mã là cái gì thì nên về học lại môn Sử, tôi thấy chuyện lười học sử nó có nhiều lý do chứ chả phải đổ lên đầu cái chữ La Mã được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:19, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Người dạy và người làm phổ cập kiến thức cần lưu ý hỗ trợ người học, người đọc từ cái nhỏ nhất như cái này. Đây chỉ là một trong muôn ngàn ví dụ khiến người ta nản hay không nản khi tiếp cận kiến thức, thấy nó gần gũi và dễ nhớ hay không. Thiết tưởng đã là "khuyến học" thì không nên nói như mắng ("không biết về học lại") mới phải chứ.--Trungda (thảo luận) 09:08, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bản đồ Thanh triều

Tình hình là các thành viên người Tq vừa mới sáng tạo ra bản đồ nhà Thanh có đường lưỡi bò này [3], được dùng trong khá nhiều bài viết trong đó có Trường Sa (Spratly Islands), ai giỏi tiếng Anh qua bên en giải quyết hộ cái. thảo luận quên ký tên này là của 121.159.179.40 (thảo luậnđóng góp).

Liên hệ DHN thử xem, vụ này sẽ rất mất thời gian và thêm thái độ cực kỳ hung hãn của các Hoa Kiều bên đó, nên các thành viên có cầm đơn đi kiện nhớ phải có trình tiến Anh vững và hiểu quy trình làm việc của Wikipedia. Cái bản đồ còn ghi disputed with Annam kìa.--115.73.48.136 (thảo luận) 06:51, ngày 13 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Có thể xóa hình lưởi bò ra khỏi bản đồ đó. Qua thảo luận một thành viên tham gia vẽ bản đồ đã thừa nhận đường lưởi bò là không hợp lý. NHD (thảo luận) 00:20, ngày 14 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Khó lắm à. Một số nhân vật cộm cán ở en.wiki chặn đứng bất kỳ sửa đổi nào được cho là "gây POV" đấy. Xem cái bài Woody Island, South China Sea mà xem. Dùng infobox Islands bình thường nhá, không thèm dùng infobox Disputed Islands, biện cớ là kiểm soát de facto. Dùng từ cũng chọn lọc lắm. Dùng từ secure chứ không bao giờ dùng từ occupy. Ô hô hô. 183.91.25.198 (thảo luận) 17:49, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Chính xác là thành viên người Việt thường tránh xa mấy chủ đề này nên ai muốn làm cân bằng lại cũng yếu thế trước vạn quân Trung Quốc cả. Mấy người nước khác dường như không quan tâm. DHN ơi, hình như mọi việc chìm xuồng rồi nhỉ?--27.74.21.105 (thảo luận) 18:22, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Chìm xuống là sao? Nếu ai muốn xóa cái lưởi bò thì cứ việc làm thôi, vì đó là sự thật mà. Nhưng đừng xóa luôn cái TS và HS vì phía TQ cho rằng nhà Thanh vẫn tuyên bố chủ quyền với các quần đảo này. NHD (thảo luận) 20:48, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Các bạn không đụng vào mấy cái bản đồ tự vẽ được đâu. Xin lỗi chứ Wiki tiếng Anh có mặt trái của nó: vẽ bản đồ tào lao cũng không sao, vì bạn được quyền vẽ tào lao và tải lên, còn chuyện cái bản đồ ấy bị đưa vào bài hay không thì bạn phải tham gia bút chiến, và các thành viên ấy sẽ không tha cho bạn đâu. Không có chính sử nào nói trước 1909 nhà Thanh đòi hỏi 2 quần đảo ấy cả. Chỉ từ 1909 nhà Thanh mới đòi HS thôi, còn TS thì không. Tất cả là do đám thành viên ấy đặt điều hết, và các thành viên Wiki tiếng Anh bênh vực Trung Quốc hơn, trong mọi bài viết, bạn cứ giao tiếp rồi rõ. 123.20.117.16 (thảo luận) 01:50, ngày 18 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đã có ai đó xóa cái đường lưỡi bò[4].--115.72.96.24 (thảo luận) 02:11, ngày 18 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

User Tenohira đã xóa.  Wikipedia Expert  Talk - Help 07:04, ngày 18 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Coi chừng nay mai hiện ra lại :q 219.124.135.13 (thảo luận) 07:48, ngày 18 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Giao diện

Có bạn nào thấy logo Wikipedia trên trang chính biến mất và thay bằng chữ 250px màu đỏ to tướng không? Và tại sao menu bên trái (Tương tác, Gõ Tiếng Việt, Công cụ...) không có nút mũi tên để thu hẹp (collapse) vào được? ALittleQuenhi (thảo luận) 12:22, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Mình có thấy. Đề nghị sửa ngay. Motoro (thảo luận) 16:59, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Khi nào Hoa Kỳ-Hoa Kì khi nào Mỹ-Mĩ?

Nhân ở trên có người bàn về La Mã và Rôma, tôi xin nêu vấn đề Hoa Kỳ và Mỹ. Chỉ vì nhà cầm quyền Việt Nam dùng từ Hoa Kỳ cho cụm từ "Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ" mà trên Wikipedia này cũng làm theo, dù trong cuộc sống hiếm thấy cô bác nào nói "Tháng sau tôi đi Hoa Kỳ." mà chỉ nói "Tháng sau tôi đi Mỹ.". Người thì gọi là "người Mỹ", còn Bộ Ngoại giao thì gọi là "Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ". Chỉ là một từ "American" mà dịch hai cách, loạn hết cả đám thể loại. Các Wikipedia khác, chẳng hạn Trung Quốc chỉ dịch một thứ duy nhất là "Mỹ quốc", ai lại tự làm mình rối loạn như Wikipedia tiếng Việt cơ chứ. 123.20.74.131 (thảo luận) 04:26, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tên chính thức là "Hợp chủng quốc Hoa Kỳ". Nguồn : http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/ Motoro (thảo luận) 04:33, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Không phải Wikipedia tự làm rối loạn chính mình, mà do lịch sử phát triển tiếng Việt để lại thì chúng ta phải chấp nhận. Tôi nghĩ là trong ngữ cảnh chính trị, đối ngoại thì nên dùng chữ "Hoa Kỳ", còn ngữ cảnh xã hội thì nên dùng từ "Mỹ" - hoặc theo bất kỳ cách nào thấy hợp tai, hợp mắt. Bên cạnh đó, nếu cứ đặt những vấn đề kiểu thế này trên Wikipedia thì càng sa đà vào các cuộc thảo luận, tranh cãi, biểu quyết mất thời gian, để thời gian đóng góp viết bài thì hơn. -- Trình Thế Vânthảo luận 05:06, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thì dùng cả 2 thôi, dự là nhiều bạn chưa biết hoặc lờ mờ phân biệt vương quốc Anh, Anh và Đại Anh. =))  Wikipedia Expert  Talk - Help 05:40, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Sao lại mất thời gian? Tôi không hiểu rốt cuộc Wikipedia tiếng Việt coi trọng nguyên tắc nào hơn: "Tên chính thức" (tên được nhà cầm quyền VN sử dụng hoặc tên bằng nguyên ngữ) và Tên được dùng nhiều? Nếu các bạn thích tên nguyên ngữ hay "tên chính thức" (mặc dầu Wikipedia tiếng Việt không dưới quyền của Hà Nội) thì sao không gọi ÝItalia, vừa là nguyên ngữ, vừa là tên do Hà Nội dùng? Sao dùng Ý? Nếu nói Ý phổ biến thì chưa chắc nhé, vì Italy còn được báo chí dùng nhiều hơn, dù đó là tiếng Anh. Tương tự, Australia dùng cũng nhiều không kém Úc nhé, lại là nguyên ngữ tiếng Anh, rõ ràng vừa đạt tiêu chí dùng nhiều mà còn đạt tiêu chí nguyên ngữ. Mỹ gọi mình là "Hợp chủng quốc Hoa Kỳ" như Motoro nói cũng không hẳn vì nước này muốn dịch thế, mà có thể khi nối lại quan hệ với Hà Nội thì dịch theo cách của VN, tương tự Đài phát thanh Quốc tế Đài Loan gọi quần đảo Paracel là Hoàng Sa chứ không gọi là Tây Sa trong một thông báo gần đây, mặc dầu Tây Sa là tên chung mà Quốc Cộng đều dùng. Dùng cả 2 là điều cực chẳng đã, chứng tỏ sự lộn xộn. 123.20.98.180 (thảo luận) 10:40, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Xin cho hỏi vì sao tên chính thức của Hoa Kỳ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Nguồn : [5] [6] , ) Nhưng tại trang Hoa Kỳ lại chép : tên chính thức: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ở đâu ra cái tên chính thức này vậy ? Phía dưới bài lại có chép "Việc thay "Mễ" bằng "Mỹ" có thể là nhằm thể hiện tình cảm với nước Mỹ vì "Mỹ" có nghĩa là "đẹp" và trong một số phương ngôn của tiếng Hán chữ "mỹ" đồng âm với chữ "mễ".""chúng" (眾) ở đây có nghĩa là "nhiều", nhưng hay bị gọi sai thành "hợp chủng quốc" vì nhiều người cho nó mang nghĩa là quốc gia do nhiều chủng tộc hợp thành.", không có nguồn chú thích. Có phải đó là "nghiên cứu chưa công bố?", Wikipedia chép theo theo nhận thức phổ biến chứ không phải tìm cách sửa lại và cho là cái nào đúng và cho Hoa Kỳ đổi tên chính thức theo. Ở trên La Mã không thích dùng Hán văn nhưng ở Hoa Kỳ lại cho Hán văn áp đảo tên chính thức hay sao ?72.15.59.177 (thảo luận) 13:27, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Sau khi phóng to hết sức cái banner trên trang web http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov thì tôi thấy họ viết là "Hợp chúng quốc Hoa Kỳ" mà bạn IP 177. Và hình như chữ "Mễ" ở Hoa Kỳ ám chỉ "Mễ Tây Cơ" (Mexico) chứ không phải người Mỹ, nếu gọi miệt thị người Mỹ thì là "Mẽo" thì phải. -- Trình Thế Vânthảo luận 14:53, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Phần này nên thảo luận ở bài Hoa Kỳ chứ? ~ Violet (talk) ~ 15:02, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Thật ra là Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ mới đúng đấy tôi đã kiểm tra lại rồi. ALittleQuenhi (thảo luận) 15:52, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Thảo luận lan man lạc đề bây giờ các bạn. Ngắn gọn: Hợp chúng quốc mới có nghĩa, được dịch từ United States; hợp chủng quốc là từ tự bịa sai bét.183.91.25.198 (thảo luận) 17:23, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Mỹ là từ bình dân, còn Hoa Kỳ nghe có vẻ thanh tao hơn. Khi chưởi chả hạn thì nên dùng Mỹ, chả hạn không ai nói giặc Hoa Kỳ cả. 92.74.38.215 (thảo luận) 16:08, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nghe Hoa Kỳ chẳng thấy thanh tao cái gì cả mà còn quê kệch, cũ kỹ, thể hiện hiểu biết sơ khai của dân thời xưa, thấy cờ có nhiều sao, nhiều màu đến thì gọi là Cờ Hoa (Hoa Kỳ). Mỹ vừa ngắn gọn vừa có ý tôn trọng chú Sam thế còn gì (Mỹ=Đẹp). 183.91.25.198 (thảo luận) 17:23, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Sai bét, Mẽo chỉ là tên gọi kiểu biệt danh, dùng theo kiểu cho vui và bớt ngượng miệng chứ khinh bỉ gì. Kiểu như Hàn Xẻn (Hàn Quốc); Gấu (Nga), Vịt (Việt Nam), Samurai (Nhật Bản), Uy Kiên (Ukraine), Cà ri (Ấn Độ)... có gì khinh bỉ đâu? Duy có từ Khựa (Trung Quốc) hay đôi lúc là Chí Phèo (Triều Tiên) tôi cảm thấy đúng là mang nghĩa khinh bỉ thôi, nhưng nó thường dùng trong các ngữ cảnh khác hơn là lúc trao đổi thông thường.--27.74.21.105 (thảo luận) 18:15, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

@Trình Thế Vân: ở Việt Nam thì "Mễ" sẽ bị hiểu là Mễ Tây Cơ, nhưng ở Nhật thì Mễ (米) đúng là Hoa Kỳ đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:15, ngày 18 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Mỹ là nói tắt từ 亚美理駕 (Á Mỹ Lí Gia) người Trung dùng để phiên âm từ America, về sau gọi tắt lại, giống như Úc Đại Lợi, Anh Cát Lợi, Pháp Lãng Sa, etc. Người Nhật thì phiên âm thành Mễ. P/S: Chuyện này có nét tương tự chuyện Roma/La Mã trên nhưng ở đây ít có tính dứt khoát hơn, trong cả hai tên không có tên nào phản ánh (gần) đúng phiên âm cả, theo tôi nó không xói mòn lập luận về phần Roma.Michel Djerzinski (thảo luận) 08:51, ngày 18 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bài Hoa Kỳ xưa nay ghi hợp chúng quốc. Gần đây bị một thành viên vô danh sửa thành hợp chủng quốc[7]. Tôi đã sửa lại. NHD (thảo luận) 08:00, ngày 18 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Ngày xưa khi học lịch sử, thì sách giáo khoa thời đó có ghi là "Hợp chủng/chúng quốc châu Mỹ" tại đề mục nói về cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ. Bạn nào có SGK thời nay thì xem giúp xem họ còn ghi như thế không. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:36, ngày 18 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

De.wiki bị thao túng hay sao mà kỳ vậy?

Member bên Đức vi.wiki đâu có thiếu, vào giúp đi chứ! Chuyện chả là vầy: trong khi các wiki sử dụng tên phổ biến để đặt tên bài cho các đảo đang tranh chấp ở biển Đông thì de.wiki (Wiki tiếng Đức) bị một thành viên nick là Ingochina thao túng, đổi tên các bài viết của de.wiki về các đảo này thành tên Trung Quốc hết. Ví dụ, Đá Chim Én của vi.wiki có bài de.wiki tương ứng là de:Yuzhuo Jiao. Ai cũng biết, đây là tên Trung Quốc, mà tớ thì chả tin một nước như Đức mà lại phổ biến tên này. Tên tiếng Anh của bãi đá là Vuladdore Reef, chuyển sang tiếng Đức đáng lẽ là Vuladdore Riff, ấy thế mà thành viên kia thao túng, lại còn tạo nhiều bài mới lấy tên Trung Quốc, biện cớ rằng vì TQ đang kiểm soát chúng nên đặt theo tên TQ. Nói thế thì, đảo nào do Philippines, Việt Nam cai quản thì cũng nên đổi ra tiếng Phi, tiếng Việt ở bên de.wiki à?

Đức là nước góp phần vẽ và đặt tên các đảo ở Hoàng Sa. Ai quan tâm sẽ biết: ở Hoàng Sa có bãi Iltis (thấy bài là bãi Bình Sơn) và bãi Bremen (thấy bài là bãi Châu Nhai) đều là tên do Đức đặt năm xưa và đã hóa thành tên quốc tế ngay cả trong tiếng Anh. Đức là nước hiểu biết sớm về Hoàng Sa như vậy mà thành viên kia lại không thèm dùng các tên Đức cho bài mà cố tình thao túng. Tớ nhờ các mem giỏi tiếng Đức phải lên tiếng về hành động này đi chứ. DanGong? ... 183.91.25.198 (thảo luận) 18:00, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn IP đã loan báo. Tuyên truyền mạng Tàu bây giờ xâm chiếm trên cả Wiki Đức. Phải từ từ lập ra chiến thuật chống đỡ. Các chuyên gia bút chiến của đảng và nhà nước có biết tiếng Đức không vậy? 92.74.38.215 (thảo luận) 19:07, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Hiện thời trong bài Đá Chim Én nêu trên, đang đổi Xisha-Inseln thành Paracel-Inseln (quần đảo Hoàng Sa) với lý do là tên sau phổ thông hơn, tuy nhiên thay đổi chưa được kiểm chứng. Từ từ để đọc xem lịch sử của bài này và truy cập thêm tài liệu. Nó đã xuất hiện từ năm 2008. Coi như người Việt ở Đức đã ngủ quên trong một thời gian khá lâu. DanGong (thảo luận) 08:59, ngày 18 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Công nhận Wikipedia tiếng Đức có thêm tính năng rất hiện đại: chặn sửa đổi IP hiện ra trước khi được ai đó kiểm chứng. Kiểu này IP như tôi khỏi tham gia! 123.20.1.9 (thảo luận) 00:53, ngày 19 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Sự phát triển của Wikipedia không sớm thì muộn cũng là kiểu nửa mở tức là bài càng được quan tâm thì có thể bị hạn chế và có thể sẽ có thêm nhiều chế độ khóa.  Wikipedia Expert  Talk - Help 01:08, ngày 19 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi không hiểu tiếng Đức, nhưng cũng thật khó hiểu tại sao chuyện này lại xảy ra? Các bảo quản viên của Wikipedia tiếng Đức đâu mà để xảy ra tình trạng đến nỗi gọi là "thao túng"? ALittleQuenhi (thảo luận) 03:33, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đơn giản là họ không rành lắm về vấn đề Việt Nam. Giống như Đức Pháp tranh chấp nhau lãnh thổ mấy ai ở VN quan tâm?  Wikipedia Expert  Talk - Help 07:51, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bố cục bài viết Wikipedia

Wikipedia tiếng Việt phát triển cũng 10 năm tuy nhiên vẫn chưa có 1 bố cục nội dung ổn định hoặc chí ít là khuôn để mọi người tham gia đóng góp bài theo khuôn này, trong khi nhiều Wikipedia khác đều có, Wikipedia:Hướng dẫn về bố cục vẫn chỉ là hướng dẫn chung chung. Đa số bài ở đây, cách trình bày chúng ta chỉ quy ước theo kiểu người trước làm sao thì làm vậy, Wiki kia viết thế nào theo thế ấy và tùy từng bài, từng trường hợp. Điều đó dẫn đến tình trạng bố cục bài ở đây mỗi bài 1 kiểu không có thống nhất. Điều đó gây khó cho bot trong công tác bảo trì, sắp xếp cũng như muốn thêm nội dung tự động thì càng khó. Tôi tổng hợp cái bố cục này dựa theo kinh nghiệm viết bài ở Wiki Tiếng Việt và tham khảo 1 số Wiki mong mọi người có ý kiến. Dựa trên kết quả sẽ ghi thêm vào Wikipedia:Hướng dẫn về bố cục từ đó giúp bot có thể đóng góp nhiều nội dung tự động hơn.

{{hộp thông tin}}
{{bản mẫu đầu trang}}

'''Tên bài viết''' và đoạn giới thiệu bài viết mở đầu tổng quan (thường là định nghĩa, khái niệm).

== Mục lớn 1 ==
Nội dung mục lớn 1

=== Mục 1.1 ===
Nội dung mục 1.1

==== Mục 1.1.1 ====
Nội dung mục 1.1.1

=== Mục 1.2 ===
Nội dung mục 1.2

== Mục lớn 2 ==
Nội dung mục lớn 2

== Xem thêm ==
* [[Liên kết bài 1, bài có trong Wikipedia]]
* [[Liên kết bài 2, bài có trong Wikipedia]]

== Đọc thêm hoặc Nghiên cứu thêm hoặc Sách chuyên khảo ==
* Chỉ chứa liên kết (tên) sách, giáo trình, tạp chí

== Ghi chú ==
* Ghi chú nội dung bài theo ký hiệu bảng chữ cái a, b, c, ...
{{notelist}}

== Tham khảo hoặc Chú thích ==
{{tham khảo}}

== Liên kết ngoài ==
* Liên kết ngoài 1
* Liên kết ngoài 2

{{bản mẫu cuối trang 1}}
{{bản mẫu cuối trang 2}}

{{DEFAULTSORT:Tên bài viết}}

[[Thể loại:___]]

{{Link GA|___}}
{{Link FA|___}}

[[en:____]]
[[fr:____]]

Ở Wiki chúng ta và cả tiếng Anh (ngôn ngữ tui khác không rõ) vẫn còn lẫn lộn giữa ghi chú, chú thích và tham khảo. Còn thẻ liên kết ngôn ngữ thì đã dùng WikiData nên phần cuối cùng không có, tuy nhiên nếu bạn quá lười thêm = Wikidata thì chỉ cần thêm thẻ này trong bài thì bot tự động liên kết.  Wikipedia Expert  Talk - Help 01:17, ngày 19 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

"Tham khảo" hay "Chú thích"

Wikipedia tiếng Việt còn bao việc phải sửa đổi. Hôm nay xin nêu vấn đề "Tham khảo" và "Chú thích". Như quý vị đã biết, xử lí nguồn tham khảo là công việc quan trọng nhất trong bài viết Wikipedia. Nguồn này có tốt thì bài mới có giá trị.

Tuy nhiên, hiện nay các bài viết có sự thiếu thống nhất giữa việc gọi phần trích nguồn là "Tham khảo" hay "Chú thích", ngay cả đối với bài viết chọn lọc.

Để tránh thảo luận lan man rốt cuộc không có kết quả gì, tôi đề xuất như sau:

  • Chúng ta hiểu "Tham khảo" là "References" còn "Chú thích" là "Notes". Trong đó, "Chú thích" là phần con của "Tham khảo" chứ không phải tương đương với "Tham khảo". Do vậy, tất cả bài viết gọi phần nguồn là "Tham khảo" chứ không gọi là "Chú thích" nữa.
  • "Chú thích": phần trích nguồn ({{tham khảo}})
  • "Tham khảo": tên chung cho toàn phần trích nguồn, rộng hơn "Chú thích" vì có thể có thêm phần "Thư mục" (danh mục sách, nhu liệu mà từ đó người viết lấy thông tin ra")
  • Phải phân biệt rạch ròi giữa "Chú thích" và "Ghi chú". "Ghi chú" tức là diễn giải thêm cho một số ý trong bài (có khi ngay chính "Ghi chú" cũng phải dẫn nguồn bên cạnh) chứ không đồng nghĩa với "Chú thích". Vì thế, "Ghi chú" là một phần riêng nằm phía trên "Tham khảo" chứ không phải là mục con của "Tham khảo. Bài SMS Westfalen lại đưa Ghi chú vào Tham khảo là không hợp lắm. Bài Thánh Giuse thì lại nhầm giữa Ghi chú và Tham khảo.
  • Phải phân biệt rạch ròi giữa "Tham khảo" với "Đọc thêm". "Tham khảo" ở đây tức là nguồn thông tin cho bài chứ không mang nghĩa là "Tham khảo thêm đi, đọc thêm cuốn này đi".
  • Một số trường hợp:
  • Bài viết chỉ có nguồn báo hay 1, 2 cuốn sách (trích rất ít thông tin): như vậy ở cuối bài chỉ có các chú thích nguồn mà không có danh mục sách, nhu liệu. Hiện nay phần này hầu hết đều được gọi là "Chú thích", song tôi đề xuất từ nay gọi là "Tham khảo". Vd: Tương tác hấp dẫn, Vụ giàn khoan HD-981.
  • Bài viết không có chú thích trong hàng, chỉ có một danh mục sách, nhu liệu: trước hết cần nói rõ rằng cách dẫn nguồn thế này là tối kị và rất dở. Tuy nhiên cũng phải tạm sống chung với lũ thôi. Như vậy, bài này sẽ không có các chú thích nguồn (vì không có {{tham khảo}}). Như vậy, phần liệt kê sách, nhu liệu vẫn gọi là "Tham khảo". VD: Trận Mogadishu (1993)
  • Bài viết có cả chú thích nguồn và danh mục sách, nhu liệu: đây thường là dấu hiệu của một bài viết chất lượng tốt. Nhiều bài viết chọn lọc cũng giống thế này. Như vậy phần "Tham khảo" khi ấy gồm 2 mục con là "Chú thích" (liệt kê chú thích nguồn) và "Thư mục" (liệt kê danh sách sách, nhu liệu liên quan). Nhiều bài viết về tàu chiến của Dieu2005 làm theo cách này và tôi đã lấy cảm hứng từ đó để đề xuất như trên. VD khác: Virus.
  • Một số ví dụ:
  • Ở BVCL trên Trang chính hôm nay Madagascar, phần Thư mục nằm ngoài phần Tham khảo. Căn cứ như trên, có thể sửa lại bằng cách thêm mục Chú thích vào phần Tham khảo để chứa các chú thích nguồn hiện nay, còn phần Thư mục thì biến thành mục con của Tham khảo luôn.
  • Ở BVCL Thuyết tương đối rộng, phần Chú thích và Nguồn tham khảo lại bị tách rời không hợp lí. Nên lập một mục chung là Tham khảo, trong đó có Chú thích và Thư mục (Nguồn tham khảo thực ra đều là liệt kê tài liệu, vì thế nên đổi thành Thư mục).

123.20.1.9 (thảo luận) 01:22, ngày 19 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Vấn đề xử lý các bài đổi hướng

Hôm nay tôi muốn cùng mọi người bàn bạc cách xử lý đối với các bài đổi hướng. Vấn đề hiện tại tôi thấy là những đổi hướng thường do viết có vẻ sai sai là nó bị xóa. Tôi xin đưa ra hai ví dụ:

  • HOH (bài này tôi khôi phục lại)
  • Đalat

Hai bài này đều bị cùng một BQV là Thái Nhi xóa vì lý do tên sai theo đề nghị của một người khác. Tôi xin bàn bạc về hai tên này như thế này:

HOH, H2O đổi hướng về nước không có gì sai. Học phổ thông tôi từng được thấy giáo viên viết kiểu này, đặc biệt khi làm phản ứng thủy phân. Xem en:CH3CH2OH, en:HOH, en:HOOH, en:CO2, en:H2O, en:CH4, en:CH3COOH, en:COO... Cái tiếc là Wikipedia tiếng Việt không ai quan tâm nhiều tới hóa học, nên mấy đổi hướng này ít thấy.
Tôi đồng ý là Đalat là viết hơi sai, nhưng cái kiểu viết là Đalat thậm chí phổ[8] biến[9] cực[10] cực[11] kỳ[12][13] nó gần gần giống cách đọc ở một số vùng miền Nam thiếu dấu nặng và ảnh hưởng cách ghi liền hồi trước. Có vẻ là từ cái cách viết Dalat. Vì nó là cách viết sai phổ biến (Wikipedia không chế biến ra) ta dựa theo điều "Likely misspellings (for example, Condoleeza Rice redirects to Condoleezza Rice). (en:WP:POFRED)" để cho nó một đổi hướng. Chưa kể nó là cách ký âm tiếng Việt của Dallas, Hoa Kỳ nữa.

Trước tôi có cứu được một bài là Hằng số Plank (nội dung thảo luận là ở đây) Vì đây là lần thứ hai BQV vẫn không chịu, có thể nhiều cái khác nữa mà tôi nắm không hết. Mà hướng dẫn về đổi hướng của Wikipedia tiếng Việt vẫn chưa cụ thể (ở trên là hướng dẫn dài hơi của Wikipedia tiếng Anh) tôi xin hỏi cộng đồng là

Liệu chúng ta có chấp nhận các tên hay bị viết sai (không phải do Wikipedia viết sai mà ngoài cộng đồng viết) như là một đổi hướng không?

Xin mọi người tham gia về vấn đề này. Nó quan trọng cho chất lượng đổi hướng của chúng ta.--115.73.46.22 (thảo luận) 06:30, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nói như bạn thì chữ "nghành" (xã hội bây h ai cũng xài nhé) hay "Hà Lội" (cũng khá nổi tiếng đấy) làm trang đổi hướng được rồi đấy. Có nhầm thì phải tất cả cùng nhầm chứ từ các anh các bác có kiến thức uyên thâm đều nhầm đến các bác chính phủ, nhà nước, rồi sau đó bà con dân đen nhầm thì mới gọi là phổ biến. Mà cái phổ biến đó còn phải được chấp nhận hay không đã. Nếu kiểu viết Đalat mà được chấp nhận ở đây, tôi thề với bạn tôi sẽ tạo chục nghìn đổi hướng dạng vậy ở Wikipedia này 1 cách tự động. Quá dễ dạng như: Hànội, thành phố HCM, thành phố Bác, TP HCM (được đổi hướng nè), HCM_City, HCM_city, Hải-phòng, Haiphong, Nhatrang, Nha-trang, Hồ-chi-minh, Uncle Ho, ... (vì viết tắt khá phổ thông)  Wikipedia Expert  Talk - Help 07:54, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Haiphong, Nhatrang, Uncle Ho, HCM-city, HCMC là tiếng Anh; còn Hồ-chí-minh thuộc về phạm trù dùng dấu "-". thì không có lý do gì tính chúng vào cái thảo luận của tôi là những cái hay viết sai trong tiếng Việt. Alphama thảo luận cho đàng hoàng, đừng giở giọng ra đe dọa kiểu "tôi thề"; không có gì hay ho khi chúng ta đang thảo luận đâu.--115.73.46.22 (thảo luận) 10:39, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Không biết bạn có tham gia Wiki tiếng Anh nhiều không, mà bên đó có luật đổi hướng rất buồn cười đó là bất kỳ cụm từ mà bạn cho là có liên quan đến nội dung bài viết nào đó đều có thể đổi hướng vào, từ đó tôi có troll vài bài cho máu, thấy chả ai nói gì, thậm chí admin còn cỗ vũ nhiệt tình [14] cho cái sự troll. Đây troll nè [15], [16], [17], [18], [19], [20].  Wikipedia Expert  Talk - Help 08:22, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Sao 115 không làm ngược lại: thay vì cố đổi hướng thật nhiều thì hãy dùng autobot (trình độ cao) hoặc phần mềm sửa đổi bán tự động AutoWikiBrowser (trình độ trung bình) hay sửa thủ công để thay các từ sai do xã hội viết thiếu chuẩn đó thành từ chuẩn? Nhìn bài nào cũng toàn "Đalat", "Đà lạt" so với nhìn bài nào cũng chuẩn "Đà Lạt" thì cách nào đẹp mắt hơn, chỉn chu hơn? 123.20.41.53 (thảo luận) 08:43, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cái quan trọng đó là những đổi hướng có lý. Tôi không ủng hộ cách dùng Đalat nhưng đơn giản đã có người viết như thế một thời gian rất dài. Tiếng Việt cũng giống như tiếng Anh, vì có những cặp âm rất gần ("d -> đ", "k -> c", "ang -> an", "ong -> on") thì ta để một cái đổi hướng là cần cho việc tìm kiếm chứ sao.--115.73.46.22 (thảo luận) 10:01, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cái Alphama đổi hướng ở Wikipedia tiếng Anh là đúng. Tất cả cái trạng nguyên, thám hoa, bãng nhãn nó trõ về đúng bài. Điều này được cho phép "Sub-topics or other topics which are described or listed within a wider article. (Such redirects are often targeted to a particular section of the article.)". Bạn đổi hướng là đúng, không phải troll, bạn cứ thử troll thật sự ở Wikipedia tiếng Anh đi rồi hẵng đem ra đây nói như vậy.
Cái tôi đổi hướng tiếng Anh đó có phải như mục bạn nói chỉ là thuật ngữ trong 1 bài thôi mà. Bạn thật là @@ =))  Wikipedia Expert  Talk - Help
Có nêu ra trong bài thì được tính là một topic trong bài, topic đây là chủ đề chứ topic trong đây không phải là mục. Bạn không tin cứ đem mấy cái bạn tạo ra AfD bên đó đi người ta giải đáp cho. Ngoài ra tôi nêu tới 2 chuyện lận đó, trả lời duy 1 chuyện cho qua sao Alphama. Bạn thật là @@, tôi không hiểu nổi bạn ra sao luôn đó.--115.73.46.22 (thảo luận) 10:30, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi cũng không hiểu bạn đang nghĩ cái gì, cụm từ đổi hướng không phải là mục con mà nó chỉ là thuật ngữ nhắc trong bài để làm nội dung bài, cử nhânBachelor's degree thế mà ở Wikipedia tiếng Anh do không có đủ người am hiểu nên tôi troll rõ ràng kéo qua bài en:Confucian examination system in Vietnam vậy mà bạn còn nói cứng. Còn nhớ vụ en:Dân Bắc Kỳ bị Nguyễn Quốc Việt đổi hướng thành Vietnamese people bị tôi + 1 số bạn "la ó, chửi bới" mãi admin En mới chịu thừa nhận sai và xóa đi. Quá hãi. Nói như bạn thì đổi hết dân 64 tỉnh, thiểu số thành Vietnamese people cũng được chấp nhận à? Thế mai lỡ troll luôn 60 dân tộc anh em thành dân Việt Nam luôn cho nó máu.  Wikipedia Expert  Talk - Help 10:36, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn rất thích trêu ghẹo người khác khi nói chuyện. Cử nhân (舉人) là từ được rút thẳng từ hệ thống khảo thí phong kiến Việt Nam rồi tương đương hóa với bằng Bachelor trong hệ thống giáo dục Pháp. Vì vậy bạn redirect về bài kia là đúng chứ chẳng có gì sai, vì trong topic của cái bài đó rõ ràng có cử nhân. Nếu khó tính quá thì làm cái Cử nhân (disambiguation) để giải thích cho nghĩa khác trong tiếng Việt hiện tại.
Cái Dân Bắc Kỳ là "POV content forking" nên bị xóa là đúng. DHN từng nhắc chuyện này nhiều lần trong Wikipedia tiếng Việt. Tôi không thấy thảo luận xóa cái trang đó nhưng mà tuyệt đối không có liên quan gì cái tôi đang bàn là likely misspelling trong tiếng Việt. Một lần nữa tôi đang bàn về misspelling trong tiếng Việt. Xin đừng vác chuyện khác vào, xin cảm ơn nhiều, cảm ơn lắm.--115.73.46.22 (thảo luận) 10:49, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tóm lại tôi và bạn khác nhau về quan điểm, tôi muốn nếu có đổi hướng thì nó phải có tiêu chuẩn phổ biến đàng hoàng hay phải có sự thống nhất cộng đồng, đồng ý Thái Nhi xóa bài Đalat hơi vội, nếu đúng ra chỉ cần vote như tiếng Anh hay làm là xong.  Wikipedia Expert  Talk - Help 10:54, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nói tóm lại, bạn không nêu ra được bất cứ gì để phản bác việc đổi hướng các mục viết sai chính tả phổ biến mà nãy giờ cứ lôi các chuyện khác nhau vào cho đủ tụ. Nếu được thì hãy nêu vì sao redirect Đalat về Đà Lạtphản Bách Khoa đi được không?--115.73.46.22 (thảo luận) 11:04, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Wikipedia tôn trọng các điều sai này, nó dẫn tới điều đúng cho người đọc tự điều chỉnh. Tôi không nghĩ là họ làm vậy có gì gọi là buồn cười. Bạn cần gì tôi sẽ giải đáp tiếp.--115.73.46.22 (thảo luận) 10:01, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Từ góc độ người sử dụng, tôi đồng ý với những trang đổi hướng như Đalat, HOH, nghành. Tôi nhiều lần tìm được bài mình muốn tìm thông qua những cái tên "sai" như thế này. --ngọcminh.oss (thảo luận) 10:27, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nếu đổi hướng nghành thì bạn tạo điều kiện cho Tiếng Việt sai chính tả à? Bênh vậy mà cũng coi được.  Wikipedia Expert  Talk - Help 10:48, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đây không phải là tạo điều kiện, xin đừng lập lờ vì định hướng tới là vậy chứ trong bài viết có dùng như vậy đâu?--115.73.46.22 (thảo luận) 10:51, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Chuyện đó cũng dễ giải quyết mà. Trong bài "ngành" có thể chua thêm một câu kiểu như: "cách viết sai phổ biến là nghành". --ngọcminh.oss (thảo luận) 11:10, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nếu như các cách viết đó quá phổ biến thì việc tạo liên kết đổi hướng đến chúng là đúng rồi, có sao đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:31, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cái khó ở đây là Khov đinh nghĩa cho tôi 2 chữ phổ biến và tiêu chuẩn đánh giá sự phổ biến?  Wikipedia Expert  Talk - Help 10:48, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tiêu chuẩn phổ biến trên Wikipedia tiếng Việt: nguồn hàn lâm. Cứ thấy nguồn hàn lâm là chứng minh được đúng không?--115.73.46.22 (thảo luận) 10:51, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ố ồ nguồn hàn lâm sai chính tả, chúng ta sử dụng cái sai ấy có phải làm cả thế hệ sai theo, cô giáo bảo sao viết như thế, nó nói Wiki tiếng Việt viết vậy, mấy chú ở đó giỏi hơn cô? =))  Wikipedia Expert  Talk - Help 10:57, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Này, đừng nhét chữ vào miệng nhau. Tôi có bảo rằng bạn dùng từ viết sai không, đơn giản chỉ là nguồn hàn lâm chứng minh cách dùng này là có. Và tạo một cái đổi hướng về, có vậy thôi.--115.73.46.22 (thảo luận) 11:01, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cách viết đúng thì là tên bài chính, cách viết không đúng lắm nhưng phổ biến thì làm trang đổi hướng, sau đó ghi rõ là "viết như XXX là sai chính tả nhưng đó là cách viết "sai" phổ biến", như vậy được không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:31, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nghành

Phổ biến cực kỳ vì nó ở [21], [22], [23], [24], đây là cách viết được các học giả ăn học đầy đủ viết. Tôi có nên làm trang đổi hướng không bạn IP cho nó máu.?  Wikipedia Expert  Talk - Help 08:17, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn có quyền đó, vì đó là likely misspelling của tiếng Việt. Người Việt rất hay sai ở ng và ngh, việc redirect sai về đúng thực sự quá có ích. Vì sao Alphama cứ cố trả lời một câu hỏi bằng một câu hỏi?--115.73.46.22 (thảo luận) 10:01, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Vậy bạn tạo đổi hướng nghành đi rồi mời cộng đồng vào thảo luận.  Wikipedia Expert  Talk - Help 10:50, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi muốn nó ra ngô ra khoai rồi mới tạo. Tôi không thích phá rối hệ thống để chứng minh quan điểm, Alphama đừng có gài bẫy tôi.--115.73.46.22 (thảo luận) 11:07, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi cũng cùng quan điểm với Alphama ở trên. Trong nhiều trường hợp, các bài đổi hướng thực hiện theo cảm tính mà ít chú ý đến tính thực dụng của nó. Trong trường hợp HOH, đối chiếu tại en.wiki, được sử dụng như một trang định hướng cho nhiều bài, nhưng tuyệt nhiên lại không đổi hướng về bài nước. Ở trên bạn cũng thừa nhận cách viết Đalat là hơi sai, nhưng vấn đề ở đây là tính thực dụng của chữ Đalat cho Dallas. Vậy chẳng lẽ ta cần tạo thêm các bài đổi hướng phiên âm cho mỗi tên nước ngoài mới đủ sao? Theo thông lệ, bài viết luôn dùng tên Việt phổ biến nhất, còn các biến dị có thể lựa chọn đổi hướng, nhưng thường tôi chọn cách liệt kê ngay trong bài. Chuyện đổi hướng có thể tính sau.
Hơn nữa, góp ý luôn là cách bạn IP phản ứng theo kiểu "nâng tầm quan điểm" rất tiêu cực. Đấy chỉ mới là chủ đề chẳng quan trọng nhạy cảm với cộng đồng mà đã thế rồi. Thái Nhi (thảo luận) 08:33, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tùy bạn nhận xét, tôi phải than như vậy là vô cùng chán với cách làm việc xưa nay của Thái Nhi. Thái Nhi thường xuyên đưa ra nguyên tắc rằng mọi người phải nói chuyện với nhau để có đồng thuận. Bạn chưa gì đã xóa béng đi là "đồng thuận" sao.
Bạn cứ nghĩ tôi đang chuẩn bị vô nói chuyện với Alphama, chưa kịp đưa lên Wikipedia bạn đã xóa cái phéng. Ai mà không tức. Lẽ ra với tư cách BQV, bạn có thể khôi phục lại bài để mọi người nói với nhau cái đã vì thực sự cái từ này nó không rõ ràng. Lẽ ra, nếu Alphama đưa ra các luận cứ thích hợp hơn, tôi sẽ không phản đối nữa.
Tôi bảo hơi sai là so với cách viết tiếng Việt hiện tại. Chứ so với các sách tôi đưa ra cho bạn, có gì đâu mà gọi là sai. Bạn thử phát âm Đalat và Đà Lạt xem, hai âm rất gần nhau. Vì vậy mới phát sinh cái điều thú vị này. Tôi hỏi Thái Nhi (làm ơn trả lời cái này): vì sao liệt kê trong bài được nhưng là đổi hướng lại bị xóa?.
Xin lưu ý với Thái Nhi: http://en.wikipedia.org/w/index.php?title=HOH&redirect=no #REDIRECT Water. Bạn xem ở đâu là HOH làm trang định hướng vậy?--115.73.46.22 (thảo luận) 10:01, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Kì lạ quá. Những người nào viết sai "ngành" thành "nghành" thì nên học lại lớp 1 đi, và cũng nên xem xét lại chất lượng đào tạo lớp 1, chất lượng giáo viên ở những lớp, những trường đã đào tạo ra những người viết "ngành" thành "nghành". Sai chính tả vô lí thế mà đổi hướng là không thể chấp nhận. Thế đổi luôn "miến nươn" thành "miến lươn đi", "giấu giếm" thành "dấu diếm" đi. 123.20.41.53 (thảo luận) 14:39, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bỏ phiếu bảo quản viên mới

Thành viên tích cực đang "như lá mùa đông", mà đa số (khẳng định như vậy) bảo quản viên đã nghỉ luôn/tạm nghỉ Wikipedia rất lâu, mọi việc dồn hết lên vai một số người, còn thành viên thì mấy ma cũ và vài IP. Mời quý vị ra quyết định bầu người mới gấp. Lần này, theo tôi nên hạ tiêu chuẩn bảo quản viên đi, đừng có đòi hỏi quá. Ai đòi hỏi quá thì phải ra mà làm. Quá nhiều bài quảng cáo, bài viết linh tinh, phá hoại nhưng ít ai quan tâm. Đặc biệt, có những bài vi phạm bản quyền, chép nguyên văn thì do thời gian nên bảo quản viên không phát hiện ra. Những người được cho là cảnh sát ngầm thì vắng mặt hết, chuyện tuần tra cũng dồn luôn lên vai bảo quản viên. Cả Wikipedia Tiếng Việt dựa vào bảo quản viên - những người làm việc không công, không lương thưởng để bảo đảm sự hoạt động của một website hiến dâng thân mình cho kiến thức (có thể sinh ra tiền).

Tôi nghĩ, do đã từng làm bảo quản viên nên họ sẽ có tinh thần công tâm, vì thế vì lợi ích chung mà sẽ không ngại để người khác gỡ quyền BQV của mình và trao cho người khác. Hiện nay, xem Danh sách bảo quản viên thì tôi rút ra như sau:

  • Những người tích cực và tiếp tục làm BQV: Thái Nhi, Trungda, TuanUt, Hoang Dat, Prenn (không kể DHN vì người này là kiểm định viên rồi)
  • Những người cần có thời gian thử thách (vì hiếm lắm mới vào): Violetbonmua, Conbo, Magicknight94, Vinhtantran

Tất cả những ai không có tên trong hai hàng trên, tôi đề nghị kiểm định viên đề nghị giùm bên chủ quản Wikipedia rút quyền BQV.


Những nhân vật tiềm năng làm BQV
  • Alphama: có lùi sửa, chạy bot, thảo luận, làm ít ít như bạn vẫn hơn không làm gì mấy năm nay. Đề nghị không từ chối.
  • Phương Huy: tuy rất ít thảo luận như trong tình trạng quá thiếu người hiện nay, cần chấp nhận cho PH làm BQV để người này góp thêm sức xóa bài quảng cáo, lùi sửa phá hoại.
  • Quenhitran: nhân vật khá tích cực gần đây, trình độ dùng công cụ Wikipedia tốt, chắc không trở ngại gì. Tuy chỉ hoạt động trong chủ đề hẹp nhưng có thể đề xuất quản lí thêm một số chủ đề hay bị viết bậy vào bài như âm nhạc, diễn viên.

Ngoài ra có 1, 2 nhân vật nữa nhưng do đã vài lần từ chối nên tôi không nêu nữa.


Tăng quyền cho BQV trong tình hình riêng của Wikipedia tiếng Việt

Như đã nói, hiện trạng thiếu người hết sức nghiêm trọng, do vậy cần có sự mềm mỏng đối với quyền lực BQV. Đừng áp đặt các tiêu chuẩn khắt khe quá mức từ Wikipedia tiếng Anh vào vì nó không phù hợp với tình hình này. Nói trắng ra, cần cho phép BQV tự xóa những bài mà họ cho là quảng cáo, kém, lừa bịp, không nguồn, dịch máy...thay vì treo biển quá lâu, vì trong thời gian treo biển thì nhiều người khác sẽ vào tháo bảng hay dùng cách gì đó để thoát, không ai có thời gian kiểm hết. BQV cũng cần được chấp nhận cho lùi sửa thẳng tay những đoạn không nguồn gây tranh cãi, không nguồn về người đang sống, không wikify, dịch máy, vân vân. Tôi nhắc lại, đừng có đòi hỏi cao, vì chính các thành viên chúng ta không làm tốt việc tuần tra bảo quản để đỡ đần BQV nên mới thế này. Trong một quốc gia bạo loạn mà dân chúng thì sợ hãi, lo vun vén cho cuộc sống riêng còn bao khó khăn thì cần những tướng lĩnh sắt, tổng thống độc tài để lập lại trật tự. Phi dân chủ không hẳn đã là không hay, tuy rằng cũng phải xét nhiều yếu tố phức tạp trong một không gian-thời gian xác định. Hàn Quốc, Đài Loan những thập niên trước 1980, 1990 cũng không có dân chủ gì cả, nhưng đó là cần thiết để giữ trật tự, phát triển nền tảng kinh tế để sau này dân chủ hóa và phú cường như hiện nay. 123.20.41.53 (thảo luận) 09:27, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Không định góp ý nhưng bạn nói tôi làm ít ít là thiếu chính xác nhé. Nếu bạn không hiểu rõ thực chất tôi làm những gì thì tốt nhất không nên phát ngôn. Ví dụ: việc lùi sửa không đơn giản chỉ là nhấn nút nhé. Thêm nữa, đồng ý với bạn là phải rút hẳn quyền BQV của các thành viên không còn tham gia Wikipedia nữa.  Wikipedia Expert  Talk - Help 11:02, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ý kiến

Để khuyến khích thành viên chịu giữ công cụ bảo quản mà "đỡ ngán", thì thời gian giữ công cụ là 1 năm, nếu sau 1 năm thành viên này muốn sử dụng tiếp công cụ thì cộng đồng cho ý kiến. Ngược lại, thì đề xuất meta gỡ quyền BQV. Tôi cũng ủng hộ hạ tiêu chuẩn và nên kết hợp với đề xuất 1 năm như trên. Nếu BQV làm sai thì sẽ có các thành viên giám sát, chúng ta không sợ việc lạm dụng công cụ bảo quản để phá hoại.--Cheers! (thảo luận) 10:03, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Wikipedia nên bỏ hẳn chế độ BQV đi hay chia nhỏ ra còn hơn, tại sao cứ phải làm BQV là bị săm soi, chửi bới, la ó, cứ bị xem là tiêu chuẩn, thước đo cho cộng đồng. Hiện nay tôi có chỉ cần thêm 2 quyền đó là xóa bài viết, khóa bài viết là được rồi, còn khóa user hay cái khác để BQV hay cấp cao hơn làm. Hay chúng ta bịa ra thêm chức vụ mới đi như Moderator đi. Moderator sẽ có các quyền phổ thông như tuần tra bài viết, tuần tra tự động, xóa bài biết, khóa bài viết, lùi sửa. Thế là xong, 1 ông làm Moderator thì chả ma nào nói săm soi cả còn tiêu chuẩn thì cũng chẳng có gì cao cấp cả (phải am hiểu Wiki, phải tham gia lâu, phải biết hòa giải, phải tham gia chủ đề nóng, phải biết lập trình, phải có bài BVCL, phải biết ngoại ngữ, phải thế này phải thế kia, phải điềm tĩnh, phải ít nói, phải hòa thuận với bà con lối xóm ... <-- nghĩ lại mà buồn cười cho cái tiêu chuẩn lố bịch được đặt ra ngày trước) vì cơ bản tôi chỉ là cấp thấp thôi, tôi chỉ phụ cho cấp cao còn quyền hạn thì gần như đã giải quyết phần nhiều công việc Wiki rồi. Khỏe cho người làm Mod luôn. Bác nào GATO thì ông Mod chỉ cần nói liên hệ BQV là xong. =))  Wikipedia Expert  Talk - Help 10:25, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chính xác Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 10:49, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi ủng hộ Alphama. Không biết kỹ thuật có hỗ trợ chỉ sử dụng công cụ xóa, khóa bài không.--Cheers! (thảo luận) 10:52, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Viết thư gửi lên Foundation xin cấp phép ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:35, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Ủng hộ việc tước quyền của các BQV không hoạt động từ 1 năm trở lên. Trước khi tước quyền nên thông báo trước 1 tuần và khuyến khích họ hoạt động lại. Nếu hoạt động lại thì không bị tước quyền. Motoro (thảo luận) 12:37, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi không ủng hộ gọi là "tước quyền" vì nghe nó nặng nề quá. Làm BQV chẳng được cái gì, mất thời gian và tốn nơ-ron thần kinh. Jimmy hình như cũng từng nói là làm BQV "chẳng có gì đặc biệt". Vả lại họ đều đã đóng góp rất nhièu trong thời gian hoạt động tích cực. Thế thì nên đối xử với người ta nhẹ nhàng chút. Gọi là "miễn nhiệm", "thôi việc", "cho nghỉ việc", "xóa quyền" hay cái gì đó... Thậm chí gọi là "giải thoát" (khỏi cái gánh nặng BQV) cũng được :D --ngọcminh.oss (thảo luận) 12:47, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đồng ý với Alphama có thể cấp thêm 2 quyền khóa và xóa bài cho một số thành viên. Các thành viên nắm giữ 2 quyền này phải qua bầu cử. BQV vẫn giữ đầy đủ quyền. Motoro (thảo luận) 12:39, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Theo tôi chỉ cấp quyền xóa thôi, còn quyền cấm hoặc khóa thuộc dạng chấp pháp không thể cấp được. Che Guevaranhắn tin 12:57, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời