American Idol (mùa 8)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ American Idol (Mùa 8))
American Idol (Mùa 8)
Định dạngTruyền hình tương tác thực tế
Sáng lậpSimon Fuller
Đạo diễnBruce Gowers
Dẫn chương trìnhRyan Seacrest
Giám khảoPaula Abdul
Simon Cowell
Randy Jackson
Kara DioGuardi
Quốc giaMỹ
Số tập40 (Danh sách chi tiết)
Sản xuất
Giám chếKen Warwick
Simon Fuller
Thời lượngthay đổi
Trình chiếu
Kênh trình chiếuFOX
Kênh trình chiếu tại Việt NamHTV2
STAR World
Phát sóng13/0120/05/2009
Phát sóng tại Việt Nam14/0124/05/2009
Thông tin khác
Chương trình trướcAmerican Idol (Mùa 7)
Chương trình sauAmerican Idol (Mùa 9)
Liên kết ngoài
Trang mạng chính thức

Mùa thi thứ tám của American Idol chính thức phát sóng từ ngày 13 tháng 1, 2009. Các giám khảo Simon Cowell, Paula AbdulRandy Jackson vẫn tiếp tục đảm nhận vai trò cũ, cùng với Ryan Seacrest. Theo phát biểu của nhà sáng lập Simon Fuller, chương trình năm nay có nhiều đổi mới, đầu tiên là việc Kara DioGuardi đã được chọn làm giám khảo thứ tư trong hội đồng giám khảo. Đồng thời ông cũng kêu gọi các phiên bản Pop Idol trên toàn cầu tăng thêm một giám khảo trên bàn giám khảo, nhằm tăng tính hấp dẫn cho chương trình.[1][2]

Tại Việt Nam, chương trình được phát lần đầu trên kênh STAR World từ ngày 14 tháng 1 (chênh lệch khoảng 6 tiếng so với giờ địa phương). Vòng chung kết được kênh truyền hình HTV2 mua bản quyền phát sóng từ ngày 14 tháng 3.

Qua hơn 100.000.000 lượt bình chọn, Kris Allen đến từ Conway, Arkansas với số phiếu nhiều hơn đã vượt qua Adam Lambert để trở thành người chiến thắng năm 2009.

Khác biệt so với Mùa 7[sửa | sửa mã nguồn]

Kevin Reilly - Chủ tịch của Fox Entertainment - tuyên bố mùa thi năm nay sẽ loại bớt những thí sinh giống "hình-mẫu-William Hung" và những màn thử giọng "nhố nhăng"; trong giai đoạn đầu chỉ để tập trung giới thiệu và tìm kiếm những ca sĩ tiềm năng. Nhịp độ của mùa thi này cũng sẽ được tăng lên, buổi công bố kết quả bình chọn và loại thí sinh chỉ diễn ra trong 30 phút, giống với định dạng chương trình từ mùa thi đầu đến mùa thi thứ 5.[3][4]

Cuộc thi Idol đồng thời đã chọn thêm một nhà sản xuất mới vì Nigel Lythgoe khẳng định sẽ rời bỏ phiên bản Idol và chuyển đến làm giám khảo chính của chương trình So You Think You Can Dance và chương trình mới của Simon Fuller - Superstars of Dance.[5]

Một thay đổi khác ở hội đồng giám khảo, lần đầu tiên, American Idol (phiên bản đầu tiên trong hệ thống Pop Idol) chiêu mộ thêm giám khảo thứ tư, nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc Kara DioGuardi.[6] Cô từng cộng tác với các ca sĩ nổi tiếng như Celine Dion, Hilary Duff, Enrique Iglesias, Leona LewisChristina Aguilera. Nhiều bài hát do cô viết đã lọt vào tốp 40 của Mỹ. Kara cũng từng viết ca khúc cho các cựu thí sinh của Idol, có thể kể đến Kelly Clarkson, Carrie Underwood, David ArchuletaDavid Cook.[6]

Đối với mùa thi năm nay, chương trình từ thiện Idol Gives Back sẽ không được tổ chức như thường lệ vì theo nhà tổ chức trong tình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay việc ra lời kêu gọi quyên góp từ khán giả có thể là rất khó và thậm chí có thể bị phản đối kịch liệt.[7]

Các thí sinh vòng bán kết đã bị loại có thêm cơ hội vào vòng WildCard, một vòng thi xuất hiện lần đầu sau 4 mùa thi liên tiếp. Sau khi khán giả bình chọn ra 3 trong số 12 gương mặt của tuần. Hội đồng giám khảo sẽ chọn tiếp 8 trong số 27 thí sinh còn lại và cho họ thêm cơ hội tranh tài trong đêm Wild Card ngày 05 tháng 3. Khán giả tiếp tục bình chọn nhân vật mình yêu thích để họ có cơ hội chính thức bước vào vòng chung kết.[8][9] Và đã có bốn người được chọn, nâng tổng số thí sinh lên con số 13. 13 thí sinh vòng chung kết là số lượng lớn nhất trong lịch sử chương trình này; sau khi công bố tên của 12 thí sinh, hội đồng giám khảo đã thay đổi quết định vào phút cuối và cho rằng 13 thí sinh năm nay là hợp lý. Người cuối cùng lọt vào vòng chung kết là Anoop Desai.

Một thay đổi khác được hé mở trong đêm công bố kết quả tuần đầu, hội đồng giám khảo có quyền cứu trợ một thí sinh bị loại do có số lượng bình chọn thấp. Quyền cứu trợ chỉ được sử dụng để giải cứu cho duy nhất một thí sinh trong suốt mùa giải. Thí sinh bị loại phải thể hiện ca khúc mình cho là tốt nhất lần cuối trong lúc hội đồng giám khảo thảo luận. Quyết định của hội đồng giám khảo được công bố ngay sau màn trình diễn của thí sinh bị loại, và phải là quyết định dựa trên sự đồng thuận của các giám khảo. Nếu thí sinh bị loại nhận được quyền giải thoát của giám khảo, thì trong đêm công bố kết quả của tuần thi kế tiếp sẽ có hai thí sinh bị loại. Sự can thiệp của hội đồng giám khảo nhằm tạo thêm cơ hội cho thí sinh chỉ có hiệu lực đến Tuần thi của tốp 5.

Giai đoạn đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng thử giọng khu vực[sửa | sửa mã nguồn]

Địa phương[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng thử giọng đã diễn ra tại các thành phố được liệt kê dưới đây:[10]

Thành phố Thời gian Địa điểm
San Francisco, CA[11] 17/07, 2008 Cow Palace
Louisville, KY 21/07, 2008 Freedom Hall
Glendale, AZ[12] 25/07, 2008 Jobing.com Arena
Tp. Salt Lake, UT 29/07, 2008 EnergySolutions Arena
San Juan, Puerto Rico 02/08, 2008 Coliseo de Puerto Rico
Tp.Kansas, MO 08/08, 2008 Kemper Arena
Jacksonville, FL 13/08, 2008 Jacksonville Veterans Memorial Arena
East Rutherford, NJ 19/08, 2008 IZOD Center

Điều kiện dự thi yêu cầu các thí sinh có độ tuổi từ 16-28 (tính từ ngày 15 tháng 7, 2008) và có đủ quyền làm việc tại Mỹ. Những trường hợp không hợp lệ bao gồm các thí sinh cũ (đã vào tốp 40 của các mùa thi trước; trừ tốp 50 của mùa 7 nếu đủ tiêu chuẩn), và những trường hợp có hợp đồng thu âm, hợp đồng với các công ty quản lý hoặc không phải là công dân Mỹ, dân nhập cư (như dân tạm cư, người lao động có thời hạn).

Bài hát và Thí sinh thể hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Tốp 13 - Michael Jackson[sửa | sửa mã nguồn]

Bị loại: Jasmine Murray và Jorge Núñez

Các giám khảo không đồng thuận tạo thêm cơ hội cho Jasmine và Jorge.

Tốp 11 - Grand Ole Opry[sửa | sửa mã nguồn]

Người hướng dẫn: Randy Travis

Nhóm 3 không an toàn: Allison Iraheta, Michael Sarver và Alexis Grace

Nhóm 2 không an toàn: Michael Sarver và Alexis Grace

Bị loại: Alexis Grace

Giám khảo không đồng ý giải cứu Alexis, Simon nói rằng "Nhìn chung hay... nhưng chưa đủ hay" ("It was good...but not good enough").

Tốp 10 - Kỉ niệm 50 năm thành lập Motown[sửa | sửa mã nguồn]

Hướng dẫn: Smokey Robinson

Nhóm 3 không an toàn: Matt Giraud, Michael Sarver, và Scott MacIntyre

Nhóm 2 không an toàn: Matt Giraud và Michael Sarver

Bị loại: Michael Sarver

Giám khảo không cứu trợ Michael.

Tốp 9 - Những bài hát được tải nhiều nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm 3 không an toàn: Megan Joy, Allison Iraheta, và Anoop Desai

Nhóm 2 không an toàn: Megan Joy và Anoop Desai

Bị loại: Megan Joy

Simon nhấn mạnh rằng không cần phải xem xét giải cứu cô, "Khi bạn nói bạn không lo lắng, chúng tôi cũng vậy. Tôi sẽ không cố giả vờ rằng chúng tôi nỗ lực giải cứu bạn". ("When you say you don't care, nor are we. I’m not going to even pretend we’re going to contemplate saving you."[13]

Tốp 8 - Bài hát cùng năm sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm 3 không an toàn: Anoop Desai, Scott MacIntyre, và Lil Rounds

Nhóm 2 không an toàn: Anoop Desai và Scott MacIntyre

Bị loại: Scott MacIntyre

Paula và Kara đồng ý giải cứu Scott, nhưng Simon và Randy thì không.[14]

Tốp 7 (tuần đầu) - Bài hát trong phim[sửa | sửa mã nguồn]

Người hướng dẫn: Quentin Tarantino

Nhóm 3 không an toàn: Anoop Desai, Lil Rounds, và Matt Giraud

Nhóm 2 không an toàn: Matt Giraud và Lil Rounds

Phiếu bầu thấp nhất: Matt Giraud

Bị loại: Không ai*

*Matt Giraud có số phiếu bình chọn thấp nhất nhưng không bị loại do nhận được sự trợ giúp của các giám khảo.

Tốp 7 (tuần hai) - Nhạc disco[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm 3 không an toàn: Anoop Desai, Allison Iraheta, và Lil Rounds

Bị loại: Lil Rounds và Anoop Desai

Do tuần thi trước không có thí sinh bị loại, nên tuần này hai người có số phiếu bình chọn thấp nhất phải chia tay cuộc chơi.

Tốp 5 - Rat Pack Standards[sửa | sửa mã nguồn]

Người hướng dẫn: Jamie Foxx

Nhóm 3 không an toàn: Matt Giraud, Kris Allen, Adam Lambert.

Nhóm 2 không an toàn: Matt Giraud, Adam Lambert.

Bị loại: Matt Giraud

Đã được cứu ở vòng Top 7, Matt không được cứu ở vòng này.

Top 4 - Nhạc rock[sửa | sửa mã nguồn]

Người hướng dẫn: Slash

Các thí sinh hát đơn ca một ca khúc, sau đó song ca cùng thí sinh khác

Bị loại: Allison Iraheta

Tốp 3 - Bài hát thử thách/ Bài hát của thí sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi thí sinh sẽ hát hai ca khúc[15]

Bị loại: Danny Gokey

Tốp 2 - Sở thích của thí sinh/ Thử thách của Simon Fuller/ Bài ca chiến thắng[sửa | sửa mã nguồn]

Các thí sinh sẽ thể hiện ba bài hát. Do chiến thắng trong trò chơi tung đồng xu nên Kris có quyền lựa chọn thứ tự trình diễn và anh chọn trình diễn sau Adam

  • Adam Lambert - "Mad World" (Tears for Fears) - Contestant's favorite
  • Kris Allen - "Ain't No Sunshine" (Bill Withers) - Contestant's favorite
  • Adam Lambert - "A Change Is Gonna Come" (Sam Cooke) - Thử thách của Simon Fuller
  • Kris Allen - "What's Going On" (Marvin Gaye) - Thử thách của Simon Fuller
  • Adam Lambert - "No Boundaries" - Bài hát của người chiến thắng
  • Kris Allen - "No Boundaries" - Bài hát của người chiến thắng

Chiến thắng: Kris Allen

Về nhì: Adam Lambert

Đêm công bố kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng chung kết mùa thi 2009 sử dụng ca khúc "Home Sweet Home" do Carrie Underwood trình bày như bài hát chia tay thí sinh bị loại.

Bài hát tập thể[sửa | sửa mã nguồn]

Khác[sửa | sửa mã nguồn]

Trong đêm công bố kết quả, ban tổ chức và nhà sản xuất có mời một số ca sĩ và nhân vật nổi tiếng đến trình diễn vừa để khuấy động bầu không khí vừa quảng bá cho ca khúc mới của chính nhân vật đó hoặc đơn thuần là giới thiệu họ. Những ca khúc này nằm trong Hot 100Hot Digital Songs.

Tuần Trình diễn Nhan đề Hot 100 Hot Digital Ghi chú
Tốp 36/
Tuần 1
Carly Smithson
Michael Johns
"The Letter" Không lọt vào bảng xếp hạng
(Không ra mắt bản điện tử)
hát thật
Tốp 36/
Tuần 2
Brooke White "Hold Up My Heart" 47 (lần đầu) 27 (51,171 +999%) hát thật
Tốp 36/
Tuần 3
Không có phần trình diễn
Tốp 13 Kanye West "Heartless" 7 (+1) 13 (95,223 +18%) thu âm[16]
Kelly Clarkson "My Life Would Suck Without You" 5 (+4) 6 (141,167 +38%) hát thật
Tốp 11 Brad Paisley "Then" 35 (lần đầu) 18 (64,127 +999%) hát thật
Carrie Underwood
Randy Travis
"I Told You So" 9 (+48) 4 (125,806 +701%) thu âm[17]
Tốp 10 Ruben Studdard "Together" không có hạng Không có thu âm[18]
Smokey Robinson
Joss Stone
"You’re the One for Me" không có hạng Không có hát thật
Stevie Wonder "My Chérie Amour"
"Superstition"
"Overjoyed"
"All About the Love Again"
không thể xếp hạng lần hai Không có hát thật
Tốp 9 David Cook "Come Back to Me" 63 (lần đầu) 40 (39,430 +498%) thu âm
Lady GaGa "Poker Face" 2 (-1) 2 (228,799 +11%) hát thật
Tốp 8 Frankie Avalon "Venus" Không có Không có hát thật
Flo Rida "Right Round" 3 (=) 4 (179,913 +9%) hát thật
Kellie Pickler "Best Days of Your Life" 50 (+53) 34 (46,825 +257%) hát thật
Tốp 7
(week 1)
Jennifer Hudson "If This Isn't Love" 63 (+23) 86 (19,112 +172%) hát thật
Miley Cyrus "The Climb" 4 (+4) 2 (189,566 +0%) thu âm
Tốp 7
(week 2)
David Archuleta "Touch My Hand"[19] không có hạng 107 (12,875 +558%) hát thật

Freda Payne
Thelma Houston
KC
Medley of
"Band of Gold"
"Don't Leave Me This Way"
"Get Down Tonight."
không thể xếp hạng lần hai Không có hát thật
Tốp 5 Natalie Cole "Something's Gotta Give" không có hạng Không có hát thật
Taylor Hicks "Seven Mile Breakdown" không có hạng Không có hát thật
Jamie Foxx "Blame It" 2(+2) 4(+6) hát thật
Tốp 4 Paula Abdul "I'm Just Here for the Music" 87(lần đầu) 61(24,615 +999%) hát thật
No Doubt "Just a Girl" không thể xếp hạng lần hai CRõ thu âm
Daughtry "No Surprise" 15(lần đầu) 7 (103,593 +999%) hát thật
Tốp 3 Noah Mushimiyimana "World's Greatest" CRõ CRõ hát thật
Jordin Sparks "Battlefield" CRõ 12 (75,007 +999%) hát thật
Katy Perry "Waking Up in Vegas" CRõ 5 (103,921) +180% hát thật
Tốp 2 Carrie Underwood "Home Sweet Home" CRõ CRõ hát thật ngày 19/05

Thứ tự bị loại[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng màu
Nam Nữ Tốp 13 Wild Card Tốp 36
An toàn 1 An toàn 2 Bị loại Không tham gia GK cứu trợ
Vòng: Bán kết Wild Card Chung kết
Tuần thi: 18/02 26/021 04/03 05/03 11/033 18/03 26/034 01/04 08/04 15/045 22/04 29/04 06/05 13/05 20/05
STT Thí sinh Kết quả
1 Kris Allen Tốp 13 At 1 Chiến thắng
2 Adam Lambert Tốp 13 At 2 Về nhì
3 Danny Gokey Tốp 13 Loại
4 Allison Iraheta Tốp 13 At 1 At 1 At 1 Loại
5 Matt Giraud WC Tốp 13 At 2 CTrợ Loại
6 Anoop Desai WC Tốp 132 At 2 At 2 At 2 At 1 Loại
7 Lil Rounds Tốp 13 At 1 At 2
8 Scott MacIntyre Tốp 13 At 1 Loại
9 Megan Joy WC Tốp 13 At 1 Loại
10 Michael Sarver Tốp 13 At 2 Loại
11 Alexis Grace Tốp 13 Loại
12 Jorge Nuñez Tốp 13 Loại
13 Jasmine Murray WC Tốp 13
14 Von Smith WC Loại
15 Jesse Langseth WC
16 Tatiana Del Toro WC
17 Ricky Braddy WC
18
-
25
Arianna Afsar Loại
Felicia Barton
Kendall Beard
Ju'Not Joyner
Nathaniel Marshall
Kristen McNamara
Taylor Vaifanua
Alex Wagner-Trugman
26
-
30
Matt Breitzke Loại
Mishavonna Henson
Kai Kalama
Nick Mitchell
Jeanine Vailes
31
-
36
Anne Marie Boskovich Loại
Casey Carlson
Stephen Fowler
Brent Keith
Jackie Tohn
Stevie Wright

1Vì ngày thứ ba 24 tháng 2 2009, Tổng thống Barack Obama đọc bài phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ, nên buổi trình diễn được dời sang hôm sau và buổi công bố kết quả được dời sang thứ năm 26 tháng 2.
2Cuối ngày thi Wild Card, ban giám khảo tuyên bố Anoop Desai là thí sinh đặc biệt (thứ 13) được bước vào vòng chung kết.
3 Ngày 10 tháng 3, Simon tuyên bố tuần thi đầu tiên sẽ có hai thí sinh bị loại. Ngày 11 tháng 3, đêm công bố kết quả diễn ra với hai lượt loại thí sinh: Lượt đầu gồm Megan và Jasmine rơi vào nhóm không an toàn; Lượt hai gồm Anoop và Jorge. Kết quả, Jasmine Murray và Jorge Nuñez bị loại.
4Thứ ba 24 tháng 3, tại Nhà Trắng diễn ra phiên họp khẩn. Vì thế đêm trình diễn dời vào ngày thứ tư và đêm công bố kết quả chuyển sang thứ sáu 26.
5Tại đêm công bố kết quả bình chọn của tuần 6, hội đồng giám khảo nhất trí sử dụng quyền cứu trợ để tạo cho Matt Giraud thêm cơ hội thể hiện. Và do đó đêm công bố kết quả tuần sau (22/04) phải có hai thí sinh bị loại.

Tranh luận[sửa | sửa mã nguồn]

  • Joanna Pacitti, một thí sinh được chọn vào vòng bán kết, đã gây tranh cãi lớn vì trước đây cô từng ký hợp đồng với hãng A&M và Geffen Records. Tiếp đó, cô được phát hiện có "mối quan hệ cá nhân" với 19 Management. Kết quả cô bị truất quyền dự thi vòng kế, người thay thế là Felicia Barton.[20]
  • Trong tốp 11, số điện thoại bình chọn của thí sinh Alexis Grace, IDOLS-07, không do chương trình American Idol sở hữu, thay vào đó là công ty Intimate Encounters. Công ty này đã dùng làm số điện thoại cho đường dây mại dâm. Dù người dẫn chương trình Ryan Seacrest đã lớn tiếng thông báo về việc thay đổi số điện thoại sang IDOLS-36, nhưng nhiều người cho rằng việc lộn xộn số điện thoại có thể làm cho Alexis bị loại khỏi cuộc chơi.[21]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nhạc sĩ Kara DioGuardi gia nhập hội đồng 'American Idol'
  2. ^ Báo Tuổi trẻ - Kara DioGuardi - giám khảo mới của American Idol[liên kết hỏng]
  3. ^ OK! Magazine - Trang bìa với Tin nóng - Ít thì Nhiều trong Mùa thi Kế của American Idol
  4. ^ Cảm xúc của Idol sẽ chiếu sáng Abdul
  5. ^ “Lythgoe Bỏ rơi 'American Idol'. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2008.
  6. ^ a b “Associated Press”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2008.
  7. ^ American Idol Shelves "Give Back" Show for 2009 Season
  8. ^ Fox releases 'American Idol' schedule, confirms format changes
  9. ^ MTV How WIll The Wild-Card Round Work On 'American Idol'
  10. ^ American Idol News - Ai sẽ là Ngôi sao Ca hát kế tiếp?
  11. ^ Theo phát ngôn từ San Francisco; sân vận động được chọn tổ chức vòng thử giọng nằm ở thành phố Daly, dù chỉ một phần đất của nó nằm ở San Francisco.
  12. ^ Theo phát ngôn của Phoenix; sân vận động nằm chính xác ở Glendale.
  13. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2009.
  14. ^ “judgesplit”. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2009.
  15. ^ “Confessions of an Idol addict”. Truy cập 10 tháng 8 năm 2016.
  16. ^ Borzillo-Vrenna, Carrie (ngày 11 tháng 3 năm 2009). American Idol: What You Didn't See”. E!. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2009.
  17. ^ Vary, Adam B. (ngày 18 tháng 3 năm 2009). American Idol: On the scene at the Tốp 11 performance night—special appearance by Carrie Underwood!”. Entertainment Weekly. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2009.[liên kết hỏng]
  18. ^ Pastorek, Whitney (ngày 26 tháng 3 năm 2009). American Idol: On the scene for Tốp 10 performance night”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2009.
  19. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2009.
  20. ^ Joanna Pacitti bị truất quyền "American Idol"
  21. ^ “Số điện thoại 'Idol' nhấn chìm Alexis Grace?”. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2009.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền nhiệm:
Mùa 7 (2008)
American Idol
Mùa 8 (2009)
Kế nhiệm:
Mùa 9 (2010)