Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
Đường cao tốc
Pháp Vân – Cầu Giẽ |
|
---|---|
![]() Bảng kí hiệu đường cao tốc Bắc Nam phía Đông, trong đó đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ là một phần của đường cao tốc này. | |
![]() | |
Thông tin tuyến đường | |
Một phần của | ![]() ![]() |
Tồn tại | 1 tháng 1 năm 2002 (21 năm, 9 tháng và 2 ngày) (tiền cao tốc) 30 tháng 12 năm 2018 (4 năm, 9 tháng và 3 ngày) (cao tốc) |
Các điểm giao cắt chính | |
Đầu Bắc | ![]() ![]() ![]() ![]() |
Đầu Nam | ![]() ![]() ![]() |
Vị trí đi qua | |
Tỉnh/ Thành phố | Hà Nội |
Quận/Huyện | Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên |
Hệ thống đường | |
Hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam | |
Danh sách: Quốc lộ - Cao tốc | |
Cao tốc
|
Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Đây là tuyến đường quan trọng của Hà Nội nói riêng và của miền Bắc nói chung.
Tuyến đường này có chiều dài là 32,3 km. Điểm đầu thuộc nút giao Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, giao cắt với quốc lộ 1 và đường vành đai 3 Hà Nội; điểm cuối là nút giao Đại Xuyên (liên kết với quốc lộ 1 và đường tỉnh 428) thuộc địa phận huyện Phú Xuyên, Hà Nội; kết nối với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình. Đường gồm 6 làn xe chạy (mỗi chiều 3 làn) và 2 làn xe khẩn cấp (mỗi bên một làn). Giữa hai chiều là dải phân cách trồng cây.
Toàn tuyến có 4 nút giao để ra vào, đó là:
- Nút giao Pháp Vân (liên kết với quốc lộ 1 và đường vành đai 3 Hà Nội)
- Nút giao Thường Tín (liên kết với đường tỉnh 427)
- Nút giao Vạn Điểm
- Nút giao Đại Xuyên (liên kết với quốc lộ 1 và đường tỉnh 428)
Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ được coi là cửa ngõ phía Nam quan trọng để đi ra/vào Hà Nội nên tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là vào dịp lễ hoặc Tết.
Thiết kế và xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]
Công việc xây dựng đường Pháp Vân – Cầu Giẽ được khởi công vào ngày 4 tháng 9 năm 1998 và hoàn thành giai đoạn 1 vào ngày 1 tháng 1 năm 2002. Đây là đường cao tốc đầu tiên thuộc đường cao tốc Bắc – Nam phía đông và tại Việt Nam được đưa vào khai thác, mặc dù trong giai đoạn đầu chỉ khai thác giai đoạn tiền cao tốc (vì xe máy và xe thô sơ được đi vào, cho đến khi tuyến đường được nâng cấp thành cao tốc vào năm 2012).[1]
Theo thiết kế ban đầu cho đường cao tốc, làn trái dành cho xe con, tốc độ tối đa 100 km/h và tối thiểu 80 km/h. Làn phải dành cho xe chạy tốc độ 60 – 80 km/h. Song, do có nhiều đoạn sụt lún, mặt đường bị nứt, gãy khúc, không bảo đảm độ êm thuận, một số nút giao trên tuyến còn thiếu hợp lý, nên ở một số đoạn, biển quy định tốc độ đã được gỡ bỏ. Đường Pháp Vân – Cầu Giẽ không được hội đồng nghiệm thu công nhận là đường cao tốc. Từng có ý kiến cho rằng vì có trường điện từ lớn ở đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, nên đường này mới trở thành đoạn có nhiều tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 1.
Năm 2013, đề xuất nâng cấp đường Pháp Vân – Cầu Giẽ lên thành đường cao tốc được chấp thuận. Trước đó, đường chỉ được coi là một tuyến tránh của Quốc lộ 1, và xe máy được phép đi vào (hiện tuyến đường đã cấm xe máy và xe thô sơ đi vào).[1] Đường được nâng cấp theo hình thức PPP (hợp đồng BOT) do liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng Minh Phát (Minh Phát), Cienco 1 và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành (Phương Thành Tranconsin); liên danh này đã thành lập Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ để quản lý và thực hiện dự án.[2][3] Dự án này được thực hiện theo hai giai đoạn: giai đoạn một thi công cải tạo đường cũ bốn làn xe, thi công dự kiến từ quý IV/2013 đến quý IV/2014 và giai đoạn hai thi công mở rộng với sáu làn xe và xây dựng đường song hành hai bên.[4] Tổng mức đầu tư cho cả 2 giai đoạn là 6.731 tỷ đồng.[5]
Hiện nay, quá trình cải tạo giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đều đã hoàn tất.
Chi tiết tuyến đường[sửa | sửa mã nguồn]
Làn xe[sửa | sửa mã nguồn]
- 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp
Chiều dài[sửa | sửa mã nguồn]
- Toàn tuyến: 32,3 km
Tốc độ giới hạn[sửa | sửa mã nguồn]
- Tối đa: 100 km/h, Tối thiểu: 60 km/h
Cầu, Hầm[sửa | sửa mã nguồn]
Lộ trình chi tiết[sửa | sửa mã nguồn]
- IC : Nút giao, JC : Điểm lên xuống, SA : Khu vực dịch vụ (Trạm dừng nghỉ), TG : Trạm thu phí, TN : Hầm đường bộ, BR : Cầu
- Đơn vị đo khoảng cách là km.
Ký hiệu | Tên | Khoảng cách từ đầu tuyến |
Kết nối | Ghi chú | Vị trí | |
---|---|---|---|---|---|---|
Kết nối với ![]() ![]() | ||||||
IC.1 | Pháp Vân | 182.0 | ![]() ![]() |
Đầu tuyến đường cao tốc | Hà Nội | Hoàng Mai |
- | Tứ Hiệp | 184.7 | Đường Tam Trinh – Văn Điển | Đang thi công | Thanh Trì | |
TG | Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ | 188.1 | ||||
- | CT.38 | ![]() |
Đang thi công | Thường Tín | ||
IC.2 | Hồng Vân | 192.7 | Đường tỉnh 427 | |||
IC.3 | Vạn Điểm | 203.7 | Đường tỉnh 429 | |||
IC.4 | Đại Xuyên | 211.7 | ![]() Đường tỉnh 428 |
Phú Xuyên | ||
Kết nối trực tiếp với ![]() | ||||||
1.000 mi = 1.609 km; 1.000 km = 0.621 mi
|
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a b Trí, Dân. “Bắt đầu cấm xe máy lưu thông cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
- ^ admin (31 tháng 3 năm 2019). “BOT Pháp vân cầu Giẽ”. Phương Thành Tranconsin. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2023.
- ^ VCCorp.vn. “Chủ đầu tư cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ lời hơn 1.500 tỷ đồng trong 4 năm chính thức thu phí”. cafef. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2023.
- ^ Phan Hiển. “Nâng cấp đường Pháp Vân-Cầu Giẽ lên 6 làn xe”. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2013.
- ^ baochinhphu.vn (6 tháng 10 năm 2015). “Phí cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ từ 10.000-180.000 đồng”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2023.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- "Nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ: Lựa chọn phương án tối ưu." Lưu trữ 2011-03-07 tại Wayback Machine (Hànộimới)
- "Vì sao đường Pháp Vân - Cầu Giẽ không nghiệm thu được?" (Dân Trí, 22 tháng 4 năm 2006)