Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cửu vĩ hồ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.5
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 49: Dòng 49:


Theo truyền thuyết Nhật Bản, Cửu vĩ hồ ly có một viên ngọc gọi là ''Hoshi no tama'' (ほしのたま?, quả cầu ngôi sao). Truyền thuyết miêu tả nó phát sáng với ngọn lửa hồ ly. Một số câu chuyện cho rằng nó thực sự là viên ngọc trai hoặc đá quý ma thuật. Khi trong hình dạng thực, cửu vĩ hồ giữ viên ngọc trong miệng hoặc trên chiếc đuôi của nó. Viên ngọc ấy chứa sức mạnh huyền bí và linh hồn của cửu vĩ hồ, nếu không có viên ngọc cửu vĩ hồ sẽ chết. Nếu một người nào đó có được viên ngọc ấy thì có thể trao đổi và được giúp đỡ bởi cửu vĩ hồ<ref name=":0" />.
Theo truyền thuyết Nhật Bản, Cửu vĩ hồ ly có một viên ngọc gọi là ''Hoshi no tama'' (ほしのたま?, quả cầu ngôi sao). Truyền thuyết miêu tả nó phát sáng với ngọn lửa hồ ly. Một số câu chuyện cho rằng nó thực sự là viên ngọc trai hoặc đá quý ma thuật. Khi trong hình dạng thực, cửu vĩ hồ giữ viên ngọc trong miệng hoặc trên chiếc đuôi của nó. Viên ngọc ấy chứa sức mạnh huyền bí và linh hồn của cửu vĩ hồ, nếu không có viên ngọc cửu vĩ hồ sẽ chết. Nếu một người nào đó có được viên ngọc ấy thì có thể trao đổi và được giúp đỡ bởi cửu vĩ hồ<ref name=":0" />.

== Tác phẩm văn học ==
Đồ Sơn Cảnh (cáo chín đuôi) là một trong 3 nhân vật nam chính trong tiểu thuyết Trường Tương Tư của tác giả [[Đồng Hoa (nhà văn)|Đồng Hoa]].

'''Đồ Sơn Cảnh''' (chữ Hán: 涂山璟 - trong đó Đồ Sơn là họ kép; còn “Cảnh” nghĩa là “ánh ngọc”). Đây là một nhân vật giả tưởng xuất hiện trong tác phẩm [[Trường Tương Tư|“Trường Tương Tư”]] của nhà văn ngôn tình nổi tiếng Trung Quốc [[Đồng Hoa (nhà văn)|Đồng Hoa]].

Trong [[Trường Tương Tư]], Đồ Sơn Cảnh chỉ là nhân vật phụ nhưng có tình yêu và nên duyên cũng nữ chính Tiểu Yêu - đây là một tình yêu chữa lành tâm hồn lẫn nhau và đã được cả 2 nhân vật cùng xác nhận.

Tên thường gọi: Cảnh, Đồ Sơn Cảnh; Cáo.

Thân phận khác: Diệp Thập Thất.

=== 1. Thân thế ===
- Quê quán: THANH KHÂU

Tộc Đồ Sơn là 1 trong 4 gia tộc lớn nhất Đại Hoang (Đồ Sơn - [[Xích Thủy|Xích Thuỷ]] - [[Tây Lăng]] - Quỷ Phương). Tộc Đồ Sơn cho vay nặng lãi, buôn bán vũ khí, cho thuê cửa hàng cửa hiệu, kinh doanh từ ngọc ngà châu báu trang sức đến váy áo phụ nữ đến cung tên, đến hàng chuyển phát nhanh, tiếp đến vật tư y tế. Ngọc dạ minh châu cỡ nghìn viên, băng pha lê siêu quý giá chỉ để rảnh làm chuông gió,… Gia sản giàu sánh ngang với một nước.

Con trai dòng chính, bố mẹ đều xuất thân gia đình môn đăng hậu đối. Mẹ là con gái tộc trưởng họ Thẩm - bố là tộc Đồ Sơn, cậu ruột là tộc trưởng họ Thẩm đương nhiệm, ông ngoại cũng là tộc trưởng họ Thẩm. Bà ngoại người Xích Thủy, là chị họ tộc trưởng Xích Thủy.

Cha mất sớm, gia đình còn có bà nội và mẹ cùng nuôi dạy Cảnh và một người anh trai cùng cha khác mẹ là Đồ Sơn Hầu. Hầu là con của tỳ nữ, sinh trước Cảnh 8 ngày nên làm anh, sau được công bố bên ngoài là anh em song sinh cùng Cảnh. Hai anh em từ nhỏ yêu thương nhau, lớn lên vì thân thế khác biệt, Hầu tìm mọi cách hại Cảnh.

=== 2. Mối quan hệ cá nhân ===
Mối tình đầu/ Vợ duy nhất cả về mặt tình cảm/thể xác: '''Tây Lăng Cửu Dao''' (còn được biết đến là '''Tiểu Yêu''' hay '''Văn Tiểu Lục''').

Vợ trên danh nghĩa (không có quan hệ tình cảm/ xác thịt): Phòng Phong Ý Ánh.

Con trên danh nghĩa (con của anh trai - không có quan hệ cha con ruột): Đồ Sơn Chấn

Thị nữ/ người hầu/ ám vệ chính: Lan Hương - Hồ Á - Hồ Trân - U - Tĩnh Dạ.

Thức thần: Cáo nhỏ

Thú cưỡi: Li Li (Hạc trắng)

Bạn thân nhất là Xích Thuỷ Phong Long (tộc gia thế nhất trong Đại Hoang)..

Bạn thân tiếp là Ly Nhung Sưởng, tộc Ly Nhung - chủ sòng bài bạc.

Hinh Duyệt tộc Thần Nông (anh em song sinh với Xích Thủy Phong Long)..

Có mối quan hệ liên hôn từ trước với Phòng Phong Ý Ánh của tộc Phòng Phong (chưa gặp gỡ trước đó).

=== 3. Hình tượng nhân vật: ===
Nhân vật Đồ Sơn Cảnh được tác giả Đồng Hoa xây dựng trong tác phẩm [[Trường Tương Tư]] là một nhân vật chữa lành tới bạn đọc - một hình ảnh về một người quân tử người cũng như ý nghĩa cái tên “'''''Mạch thượng nhân như ngọc, công tử thế vô song”'''''; ngoài ra còn là bản tình ca mà tác giả muốn gửi tới những cô gái về một người đàn ông để gửi gắm cả đời. Hình tượng “công tử Cảnh” luôn xuất hiện trong truyện với bộ đồ sắc xanh, thoắt ẩn thoắt hiện, nhẹ nhàng mềm mại như dòng suối chảy trong lòng người đọc, dáng hình như trúc, khí cốt như mai.  

====== - Giỏi cầm kỳ thi hoạ, là lang quân trong mơ của nhiều cô gái Đại Hoang: ======
Do xuất thân gia đình trâm anh thế phiệt, có kinh tế cũng như học hành bài bản, Cảnh được xây dựng hình ảnh công tử thế gia, một tiếng đàn, chữ viết, giỏi thư pháp, cầm kỳ thi họa đều thuộc hàng thượng thừa. Trong đó tiếng đàn được chính Hinh Duyệt khen ngợi, tài năng chơi cờ ẩn ý qua ván cờ thiên hạ khi chơi cùng cả Hoàng đế và Chuyên Húc (2 người đàn ông làm Hoàng đế rất giỏi chính trị).

====== - Đầu óc rất nhanh nhạy trong kinh doanh: ======
Do xuất thân từ tộc Đồ Sơn, Cảnh được đi học kinh doanh từ sớm và rất giỏi trong kinh doanh. Ngoài ra sau này Cảnh cũng làm tộc trưởng Đồ Sơn, trong lễ nhậm chức tộc trưởng, biểu tượng Cáo chín đuôi đã xuất hiện mang báo hiệu sự thịnh vượng cho gia tộc.

====== - Tôn trọng phụ nữ: ======
Cảnh dù không có tình cảm với Phòng Phong Ý Ánh nhưng luôn có sự tôn trọng nhất định với Ý Ánh, không để Ý Ánh mất mặt trước mặt mọi người cũng như tìm cách bù lại đủ cho cả Ý Ánh và tộc Phòng Phong khi muốn đề nghị hủy hôn ước; ngoài ra Cảnh tôn trọng Tiểu Yêu (người mình yêu) cả về mặt cảm xúc lẫn thân thể, tuyệt đối tôn trọng đối phương.

====== - Có trách nhiệm với gia đình - dòng tộc/ không bao giờ phản bội tình thân ruột thịt: ======
Mặc dù bị chính người anh cùng cha khác mẹ là Hầu 5 lần 7 lượt hại nhưng Cảnh vẫn không bao giờ tìm cách trả thù lại anh trai mình. Với Cảnh, tình cảm anh em 400 năm thân thiết gắn bó cũng như đó chính là tình thân ruột thịt không thể phản bội lại. Ngoài ra dù trong lòng không muốn, nhưng trước sứ mệnh của bản thân, trách nhiệm gia tộc cùng với đó là cả đại gia tộc biết bao con người, lời của bà nội - Cảnh vẫn chấp nhận làm tộc trưởng Đồ Sơn, điều này đã khiến tuyến tình cảm của Cảnh và Tiểu Yêu rơi vào khó khăn.

====== - Một con người tinh tế - chu đáo: ======
Cảnh luôn đối xử chan hòa, quan tâm tới mọi người - điều này được thể hiện qua các chi tiết như khi ở trấn Thanh Thủy giúp đỡ mọi người việc nhà cửa; Cảnh chăm lo cho cả Chuỗi Hạt, Lão Mộc,... sau khi rời khỏi trấn Thanh Thủy một cách âm thầm, thậm chí còn thay cả phần Tiểu Yêu, chính thế chàng cũng biết “họ ra đi rất thanh thản”; Khi Tuấn Đế bị bệnh, gặp Chuyên Húc và Tiểu Yêu cùng Cảnh, ông kể chuyện thấm mệt, chỉ có Cảnh dâng lên một chén trà, mời ngài dùng để Tuấn Đế tỉnh táo hơn,...

====== - Mạnh mẽ và giàu lòng vị tha, bao dung: ======
Mặc dù bị rất nhiều tổn thương từ quá khứ đến hiện tại và sau này (từ người thân ruột thịt đến việc cả Chuyên Húc làm hại), Cảnh vẫn lựa chọn cách tha thứ cho tất cả những người làm thương mình, đó cũng là cách để bản thân mình sống thanh thản nhẹ nhàng không chìm sâu trong hận thù, là một cách bảo vệ tâm hồn mình, cho tâm hồn và con người mình lành lặn và trọn vẹn. Đây là đỉnh cao nhất của sự mạnh mẽ: tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho chính bản thân mình.

====== - Thông minh và có tài năng: ======
Đầu óc thông minh của Cảnh không chỉ ở trong chuyện kinh doanh mà còn được ẩn ý trong ván cờ giang sơn. Hoàng đế cảm thán về khả năng chơi cờ của Cảnh, nếu Cảnh chí đặt ở giang sơn ắt đã làm nên chuyện, nhưng cũng may chí của Cảnh không đặt ở nơi này. Cảnh chính là người dâng kế sách "bỏ Hiên Viên đến Thần Nông" cho Chuyên Húc (thông qua Phong Long) - đây chính là một bước đi quan trọng giúp Chuyên Húc thống nhất Trung Nguyên.

=== 4. Sự phát triển tuyến tình cảm Đồ Sơn Cảnh - Tiểu Yêu ===
Như lời giới thiệu, tuyến tình cảm của Cảnh - Tiểu Yêu là một mối quan hệ tình cảm có nền tảng vững chắc từ trấn Thanh Thủy.

Tiểu Yêu (lúc đó là Văn Tiểu Lục) cùng Cảnh (lúc đó là Diệp Thập Thất) đã nảy sinh tình cảm từ những ngày còn ở trấn Thanh Thủy, trong đó chủ yếu là từ phía Cảnh chủ động. Tiểu Yêu đã cứu một chàng trai bị tra tấn một thời gian dài nghiệm trọng là Cảnh, đặt cho chàng một cái tên là Diệp Thập Thất. Sau những năm tháng vất vả bôn ba cùng một trái tim nhiều tổn thương, Tiểu Yêu sợ nhất là bị bỏ rơi, cô đã thử thách Cảnh rất nhiều lần và thấy Cảnh luôn chọn lựa đồng hành cùng với mình, từ đó Tiểu Yêu đồng ý lời hẹn ước 15 với Cảnh: "15 năm đừng để ai bước vào trái tim nàng... 15 năm ta sẽ trả lại Diệp Thập Thất cho nàng." Lời hẹn ước đó đã mở ra một con đường cho tuyến tình cảm của Cảnh - Tiểu Yêu.

Thế sự khó lường, rất nhiều chông gai trở ngại phía trước cho cả hai. Cảnh và Tiểu Yêu được tác giả xây dựng với những rắc rối, những mắt xích trong mối quan hệ đều dễ gặp trong cuộc sống hằng ngày của các cặp đôi: hi vọng, đổ vỡ, hiểu lầm, xa cách, gương vỡ lại lành, hờn trách, ghen tuông, nhớ nhung,... để rồi cuối cùng hai người có một cái kết hoàn hảo: người có tình sẽ đến với nhau.

====== - Tình cảm chữa lành từ hai phía: ======
Ai cũng nói Tiểu Yêu đã cứu Cảnh, nhưng chính Tiểu Yêu đã nói Cảnh chính là người "cứu mình". Tiểu Yêu cứu Cảnh về mặt thể xác, xoa dịu tâm hồn của Cảnh, khuyến khích Cảnh chơi đàn lại, dùng tình yêu để sưởi ấm con tim của Cảnh, khiến chàng không còn nghe thấy những lời phỉ báng, sỉ nhục trong quá khứ nữa. Cảnh lại dùng chính sự vị tha của mình, dùng tình cảm kiên trì bên bỉ đó để cứu rỗi lại trái tim chai sạn của Tiểu Yêu, hướng dẫn cô đối xử chan hòa với thế giới, chấp nhận cho đi trước để nhận được sự tin tưởng, nhận được tình cảm chân thành từ Tiểu Yêu. Cả hai người đều là người chữa lành cho nhau, tình cảm nam nữ hòa quyện cùng sự thấu hiểu trong tâm hồn trở thành một thứ tình cảm quấn quýt gắn bó không xa rời.

====== - Tình yêu thấu hiểu và xoa dịu vết thương trong lòng đối phương: ======
Trong lòng Tiểu Yêu, việc bản thân bị mẹ bỏ rơi từ nhỏ và xuất thân là đứa con hoang của Xi Viu chính là nỗi đau lớn nhất trong lòng cô. Cảnh không làm gì đao to búa lớn, Cảnh không phải và chưa bao giờ là người thể hiện bên ngoài nên mọi người sẽ thấy chàng nhạt nhòa, nhưng Cảnh chính là người đủ tình yêu lớn, đủ sự thấu hiểu từ đáy lòng những tâm tư tình cảm của Tiểu Yêu, đó không phải là việc cứ nói “dù nàng là ai đi nữa ta vẫn bên cạnh”, mà Cảnh đã cho cô một câu trả lời qua việc xin Tuấn Đế cho cô một câu trả lời về thân thế của Tiểu Yêu. Dù cô là ai, cô vẫn là người chàng yêu nhất. Tiểu Yêu đến với Cảnh là sự rung động của tình yêu nam nữ, của việc Cảnh không bao giờ bỏ rơi mình, nhưng… để thực sự hai người đến với nhau trọn vẹn, nó còn là việc trong lòng Tiểu Yêu đón nhận sự tình cảm gia đình hoàn chỉnh, cô không còn gợn sóng, không còn vướng mắc.

====== - Tình yêu trân trọng đối phương: ======
Khi Cảnh bị đổ oan là có quan hệ với Ý Ánh, một thời gian sau, Cảnh và Tiểu Yêu khi nói chuyện với nhau. Cảnh đã nói bản thân mình rất tôn trọng Tiểu Yêu, không bao giờ làm thế dù có ham muốn như nào đi nữa, bởi vì "nếu là nàng chủ động, có nghĩa là nàng tin tưởng ở ta, ta lại càng không thể đánh mất lòng tin nơi nàng. Ta luôn muốn dành cho nàng những gì tốt nhất, hoàn mỹ nhất. Tiểu Yêu, hôm đó ta đến thăm Ý Ánh vì nghe tin cô ấy tự vẫn. Nơi đấy là phòng ngủ, giường ngủ của một người phụ nữ khác. Ta luôn khát khao được đường hoàng sống bên nàng thì sao ta có thể tùy tiện làm việc đó với nàng TRÊN GIƯỜNG MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ KHÁC? Hành vi ấy sẽ là sự sỉ nhục và tổn thương cho nàng! Dù thần trí của ta có u mê đến đâu, ta vẫn tin, ta sẽ không làm việc đó trái ngược với khát vọng mãnh liệt trong tim mình.” Sau đó chính Tiểu Yêu cũng tin Cảnh, cô hiểu rằng “Cảnh yêu nàng, tình yêu càng sâu đậm, chàng càng trân trọng, tôn trọng người mình yêu. Nàng tin rằng, chàng tuyệt đối không thể làm việc đó với nàng trên giường của một người phụ nữ khác.”

====== - Tình yêu tôn trọng sự nghiệp đối phương: ======
Sau khi giải tỏa hiểu lầm, Cảnh và Tiểu Yêu đã có thể kết hôn luôn sau hơn 70 năm khó khăn, nhưng Tiểu Yêu muốn bản thân sau khi hoàn thành xong sự nghiệp nghiên cứu thu thập về thuốc, chính sửa sách sẽ kết hôn. Cảnh tôn trọng và đồng ý. Việc này đã khiến Cảnh và Tiểu Yêu trải qua thêm hơn 40 năm. Tư tưởng đàn ông tôn trọng sự nghiệp phụ nữ đã được tác giả Đồng Hoa cài cắm rất khéo léo.

====== - Cảnh đặt những mong muốn - tâm tư của Tiểu Yêu lên đầu: ======
Đây cũng chính là một trong những yêu cầu cao nhất của Tiểu Yêu trong tình cảm, cô muốn một người không bao giờ bỏ rơi mình, một người coi cô lên đầu. Cảnh luôn là người ủng hộ cô, yêu cô, dùng tình yêu của mình để tha thứ cho lỗi lầm của Chuyên Húc để không đẩy Tiểu Yêu vào cảnh khó xử. Cảnh tôn trọng các cảm xúc của Tiểu Yêu: tình thân, tình bạn,... Kết thúc truyện, Cảnh và Tiểu Yêu đã cùng nhau quy ẩn giang hồ, Cảnh trở về làm Diệp Thập Thất của Tiểu Yêu. Người có tình cùng nắm tay nhau phiêu bạt bốn phương. Đồ Sơn Cảnh cũng là nhân vật được tác giả Đồng Hoa ưu ái dành 2 bài thơ riêng nói về phẩm cách con người trong Trường Tương Tư Bài thơ Tiểu Yêu hát bày tỏ tình cảm với Đồ Sơn Cảnh: ''"Chàng là gió thoảng mặt hồ,'' ''Thiếp là sen nở bên bờ, gió lay''

''Gặp nhau tuy chỉ thoáng mây''

''Nhưng lòng thương mến kiếp này đã trao''

''Chàng là mây trắng trên cao''

''Thiếp là trăng tỏ nép vào mây kia''

''Yêu nhau thề chẳng xa lìa''

''Sắt son gắn bó, sẻ chia ngọt bùi''

''Chàng là cây lớn ngất trời''

''Dây leo là thiếp, trọn đời quấn quanh''

''Sánh đôi như lá với cành''

''Tựa nương như thể môi răng cận kề''

''Nhân gian vui lắm, buồn ghê''

''Đời người tan hợp, chốn về nơi đâu?''

''Nguyện cùng chàng mãi bên nhau''

''Không rời xa, mãi bên nhau, không rời…''

Bài thơ [[Chuyên Húc]] nghĩ khi nhìn thấy Cảnh ở cuối truyện:

''"Có chàng văn nhã anh hào''

''Như vàng như thiếc luyện trau tinh thần.''

''Như khuê như bích ôn nhuần.''

''Xem người hoà nhã, thêm phần khoan thai.”''

Trích trong [[Kinh Thi]] - Vệ Phong, bài Kỳ Úc 3.

=== 5. Phim chuyển thể [[Trường Tương Tư]] ===
Nhân vật Đồ Sơn Cảnh được diễn viên trẻ Đặng Vi (sinh năm 1995) người Nội Mông, Trung Quốc thủ vai. Bộ phim Trường Tương Tư lên sóng phần 1 vào ngày 24/7/2023 với 39 tập (phần 2 dự kiến 21 tập) đã thu về lượng khán giả theo dõi rất đông trên khắp châu Á.

Vai diễn Đồ Sơn Cảnh được đánh giá là một vai diễn thành công của Đặng Vi so với các vai trước đây của anh, đưa anh tới gần hơn với khán giả.



== Tham khảo ==
== Tham khảo ==

Phiên bản lúc 08:43, ngày 31 tháng 8 năm 2023

Cửu vĩ thiên hồ được vẽ trong Sơn Hải Kinh bản thời nhà Thanh.

Cửu vĩ thiên hồ, cửu vĩ hồ (chữ Hán: 九尾狐), thông thường gọi Cáo chín đuôi hay Hồ ly chín đuôi, là một trong những hình dạng tiêu biểu nhất của loài hồ ly tinh, một trong những loại yêu tinh phổ biến và nổi tiếng nhất trong văn hóa các nước Đông Á.

Hình tượng cửu vĩ thiên hồ trở nên rất phổ biến từ xa xưa trong thần thoại Trung Quốc, được cho là có từ tận thời Tiên Tần, khoảng đời nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Đặc biệt, qua tác phẩm Phong thần diễn nghĩa, nhân vật Đát Kỷ được cho là do cửu vĩ hồ hóa thân thành, cùng với sự nổi tiếng nhanh chóng của Đát Kỷ càng khiến hình tượng của Cửu vĩ hồ bất tử trong nghệ thuật.

Cùng với sự phổ biến rộng rãi trong nghệ thuật và yếu tố dân gian, các truyền thuyết về Cửu vĩ hồ cũng được thêu dệt và lưu truyền sang Việt Nam, Triều TiênNhật Bản.

Phiên bản Trung Quốc

Cửu vĩ hồ được miêu tả trong Nam Sơn Kinh (南山經), Hải Ngoại Đông Kinh (海外東經) và Đại Hoang Đông Kinh (大荒東經) trong Sơn Hải Kinh (山海經); nó được miêu tả là có giọng nói của một trẻ thơ. Con người có thể ăn thịt nó, và ai ăn được nó sẽ được bảo vệ khỏi ác quỷ.[1]

Trong các thư tịch sau này như Chu thư hay các bộ sưu tập truyện kể như Thái Bình quảng ký (太平廣記), cửu vĩ hồ[2] được mô tả là một thú vật may mắn. Cửu vĩ hồ được xem là do thượng đế cử xuống trần gian, được nhìn nhận là một dấu hiệu của thịnh vượng, hòa bình và vận may. Vào thời nhà Hán, nó là vật bảo vệ dòng máu hoàng tộc. Tuy nhiên, nó cũng có thể tượng trưng cho một điềm báo về khởi nghĩa khi Hoàng đế không có tài đức.

Hình tượng nổi tiếng nhất của Cửu vĩ hồ có lẽ là lần xuất hiện trong tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa vào thời nhà Minh, theo đó nó là một yêu tinh, do Nữ Oa kiểm soát và được ra lệnh mê hoặc Trụ Vương của nhà Thương. Cửu vĩ hồ đã chiếm hữu thân thể Đát Kỷ và buộc nàng phải làm theo lệnh. Cuối cùng, Đát Kỷ bị Khương Tử Nha giết chết còn cửu vĩ hồ đã bị Nữ Oa trừng phạt do nó đã làm những việc tàn ác và đã không tuân theo mệnh lệnh ban đầu là mê hoặc Trụ vương song không làm hại những người khác.

Trong các câu chuyện sau này, một con cửu vĩ hồ lại bị đổ lỗi là đã chiếm hữu thân thể Bao Tự giống như nó đã làm với Đát Kỷ và dẫn đến sự sụp đổ của triều Tây Chu, khiến Chu thiên tử phải dời đô về phía Đông và mở ra thời kỳ Đông Chu.

Phiên bản của Việt Nam

Trong sách Lĩnh Nam chích quái, hồ ly chín đuôi cũng được nhắc đến với hình ảnh là con vật hay gây hại cho dân lành, sau đó bị Lạc Long Quân giết chết để trừ hại cho dân. Hồ Tây chính là lăng mộ chôn xác cáo chín đuôi. Câu chuyện kể rằng:

Thời đầu Lê sơ, Lê Thái Tổ Lê Lợi cũng từng có truyện thuyết liên quan đến hồ ly tinh. Ấy là khi còn lẩn trốn quân Minh ở Lam Sơn, ông bị truy đuổi gắt gao, bỗng lúc đó ông thấy một cô gái mặc váy trắng chết trôi trên sông, ông chôn cất cô gái tử tế và lẩn trốn tiếp. Đến khi suýt bị quân Minh tìm ra, có một con cáo trắng chạy từ đâu ra làm quân Minh đổi hướng. Lê Thái Tổ cho rằng đó là cô gái đã cứu mình, về sau ông phong cô gái làm thần hộ quốc và cho làm một bức tượng hình một cô gái có nửa thân là cáo chín đuôi, đấy gọi là Hồ ly phu nhân (狐狸夫人).

Cuối thế kỷ 18, nhà thơ Phạm Đình Hổ có thuật lại trong Vũ trung tùy bút của ông về bức tượng: "Những buổi chầu trong điện không bị ngăn cấm người ngoài vào xem. Ta khi nhỏ thường hay vào sân rồng, thấy bên võ ban có đặt pho tượng Hộ quốc phu nhân. Tượng ấy đầu người thân hồ ly, dáng rất đẹp, hình dung một thiếu nữ búi tóc, cài trâm."

Phiên bản Triều Tiên

Trong tiếng Triều Tiên, Cửu vĩ hồ được gọi là Gumiho (구미호), được mô tả là loài cáo có thể hoá thân dưới lốt con người, thường là những mĩ nhân xinh đẹp. Chúng sống cách biệt với con người trong những khu rừng rậm rạp, những nơi âm thịnh dương suy.

Gumiho có thể sống hàng trăm, hàng nghìn năm, khi cần thiết chúng sẽ ăn gan người để tồn tại. Trong các bộ phim Hàn Quốc, Gumiho là đề tài rất thu hút người xem. Những con cáo chín đuôi ở trong phim không hại con người, hoặc chỉ làm hại đến con người khi chúng bị loài người đe doạ.

Phiên bản Nhật Bản

Yêu tinh- Hoa Dương phu nhân chạy trốn, được mô tả trong Sangoku Yōko-den (三国妖狐伝, Tam Quốc yêu hồ truyện) của Hokusai

Tại Nhật Bản, cửu vĩ hồ được gọi là Kyūbi no Kitsune. Vào thời kỳ Muromachi, Otogizōshi đã viết và sưu tập các câu chuyện về Tamamo-no-Mae (Ngọc Tảo Tiền), và nó cũng được Toriyama Sekien đề cập đến trong Konjaku Hyakki Shūi (今昔百鬼拾遺, Kim tích bách quý thập di). Tamamo-no-Mae là một kỹ nữ của Thiên hoàng Konoe.

Cô được cho là một tuyệt thế mỹ nữ và đồng thời cũng cực kỳ thông minh. Cô đã khiến cho Thiên hoàng trở nên rất ốm yếu, sau khi Abe no Yasuchika đến để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng sức khỏe kém của Thiên hoàng, cô đã bị người này đuổi đi. Abe no Yasuchika đã khám phá ra bản chất thực sự của Tamamo-no-mae. Một vài năm sau đó, trong khu vực Nasu, người ta đã trông thấy cửu vĩ hồ ăn thịt các phụ nữ và lữ khách. Thiên hoàng Konoe do đó đã sai Kazusa-no-suke và Miura-no-suke cùng 8 vạn quân đi giết cửu vĩ hồ. Cuối cùng, cửu vĩ hồ đã bị giết chết trên các đồng bằng của Nasu và nó hóa thân thành một tảng đá gọi là "sesshoseki" (Sát Sinh thạch). Tảng đá liên lục thoát ra khí độc, giết chết tất cả mọi sinh vật mà nó tiếp xúc. Tảng đá được xem là đã bị phá hủy trong thời kỳ Nam-Bắc triều, và các mảnh đá của nó đã bay đến các phần khác nhau tại Nhật Bản.

Trong câu chuyện mà Hokusai thuật lại trong Tam Quốc yêu hồ truyện được hình thành vào thời kỳ Edo, cửu vĩ hồ chiếm hữu thân thể Đát Kỷ song sau đó đã không bị giết chết, thay vào đó nó chạy trốn đến Ma Kiệt Đà ở Thiên Trúc (Ấn Độ cổ đại). Ở đó, cửu vĩ hồ trở thành thiếp của một vương tử, khiến ông hạ lệnh cho chém đầu 1000 nam giới. Sau đó, nó lại bị đánh bại, và phải chạy trốn khỏi nước này. Khoảng năm 780 TCN, chính con cửu vĩ hồ này đã chiếm đoạt thân thể Bao Tự và lại bị lực lượng quân sự của con người đánh đuổi. Cửu vĩ hồ đã không hoạt động một khoảng thời gian.

Đến năm 753, cửu vĩ hồ biến thành một thiếu nữ 16 tuổi tên là Wakamo, nó đã lừa phỉnh Kibi Makibi, Abe no Nakamaro, và Giám Chân; và đã lên con tàu đoàn sứ thần Nhật Bản đến triều Đường khi con tàu chuẩn bị quay trở về Nhật Bản. Năm 1113, Sakabe Yukitsuna (坂部行綱), một samurai không có gia đình, đã gặp một bé gái bị bỏ rơi là Mizukume (藻女, Tảo nữ) mà thực ra là cửu vĩ hồ biến thành, và đã nuôi đứa bé này trong 17 năm. Vào năm 18 tuổi, cô gái đổi tên thành Tamamo-no-Mae.

Theo truyền thuyết Nhật Bản, Cửu vĩ hồ ly có một viên ngọc gọi là Hoshi no tama (ほしのたま?, quả cầu ngôi sao). Truyền thuyết miêu tả nó phát sáng với ngọn lửa hồ ly. Một số câu chuyện cho rằng nó thực sự là viên ngọc trai hoặc đá quý ma thuật. Khi trong hình dạng thực, cửu vĩ hồ giữ viên ngọc trong miệng hoặc trên chiếc đuôi của nó. Viên ngọc ấy chứa sức mạnh huyền bí và linh hồn của cửu vĩ hồ, nếu không có viên ngọc cửu vĩ hồ sẽ chết. Nếu một người nào đó có được viên ngọc ấy thì có thể trao đổi và được giúp đỡ bởi cửu vĩ hồ[2].

Tác phẩm văn học

Đồ Sơn Cảnh (cáo chín đuôi) là một trong 3 nhân vật nam chính trong tiểu thuyết Trường Tương Tư của tác giả Đồng Hoa.

Đồ Sơn Cảnh (chữ Hán: 涂山璟 - trong đó Đồ Sơn là họ kép; còn “Cảnh” nghĩa là “ánh ngọc”). Đây là một nhân vật giả tưởng xuất hiện trong tác phẩm “Trường Tương Tư” của nhà văn ngôn tình nổi tiếng Trung Quốc Đồng Hoa.

Trong Trường Tương Tư, Đồ Sơn Cảnh chỉ là nhân vật phụ nhưng có tình yêu và nên duyên cũng nữ chính Tiểu Yêu - đây là một tình yêu chữa lành tâm hồn lẫn nhau và đã được cả 2 nhân vật cùng xác nhận.

Tên thường gọi: Cảnh, Đồ Sơn Cảnh; Cáo.

Thân phận khác: Diệp Thập Thất.

1. Thân thế

- Quê quán: THANH KHÂU

Tộc Đồ Sơn là 1 trong 4 gia tộc lớn nhất Đại Hoang (Đồ Sơn - Xích Thuỷ - Tây Lăng - Quỷ Phương). Tộc Đồ Sơn cho vay nặng lãi, buôn bán vũ khí, cho thuê cửa hàng cửa hiệu, kinh doanh từ ngọc ngà châu báu trang sức đến váy áo phụ nữ đến cung tên, đến hàng chuyển phát nhanh, tiếp đến vật tư y tế. Ngọc dạ minh châu cỡ nghìn viên, băng pha lê siêu quý giá chỉ để rảnh làm chuông gió,… Gia sản giàu sánh ngang với một nước.

Con trai dòng chính, bố mẹ đều xuất thân gia đình môn đăng hậu đối. Mẹ là con gái tộc trưởng họ Thẩm - bố là tộc Đồ Sơn, cậu ruột là tộc trưởng họ Thẩm đương nhiệm, ông ngoại cũng là tộc trưởng họ Thẩm. Bà ngoại người Xích Thủy, là chị họ tộc trưởng Xích Thủy.

Cha mất sớm, gia đình còn có bà nội và mẹ cùng nuôi dạy Cảnh và một người anh trai cùng cha khác mẹ là Đồ Sơn Hầu. Hầu là con của tỳ nữ, sinh trước Cảnh 8 ngày nên làm anh, sau được công bố bên ngoài là anh em song sinh cùng Cảnh. Hai anh em từ nhỏ yêu thương nhau, lớn lên vì thân thế khác biệt, Hầu tìm mọi cách hại Cảnh.

2. Mối quan hệ cá nhân

Mối tình đầu/ Vợ duy nhất cả về mặt tình cảm/thể xác: Tây Lăng Cửu Dao (còn được biết đến là Tiểu Yêu hay Văn Tiểu Lục).

Vợ trên danh nghĩa (không có quan hệ tình cảm/ xác thịt): Phòng Phong Ý Ánh.

Con trên danh nghĩa (con của anh trai - không có quan hệ cha con ruột): Đồ Sơn Chấn

Thị nữ/ người hầu/ ám vệ chính: Lan Hương - Hồ Á - Hồ Trân - U - Tĩnh Dạ.

Thức thần: Cáo nhỏ

Thú cưỡi: Li Li (Hạc trắng)

Bạn thân nhất là Xích Thuỷ Phong Long (tộc gia thế nhất trong Đại Hoang)..

Bạn thân tiếp là Ly Nhung Sưởng, tộc Ly Nhung - chủ sòng bài bạc.

Hinh Duyệt tộc Thần Nông (anh em song sinh với Xích Thủy Phong Long)..

Có mối quan hệ liên hôn từ trước với Phòng Phong Ý Ánh của tộc Phòng Phong (chưa gặp gỡ trước đó).

3. Hình tượng nhân vật:

Nhân vật Đồ Sơn Cảnh được tác giả Đồng Hoa xây dựng trong tác phẩm Trường Tương Tư là một nhân vật chữa lành tới bạn đọc - một hình ảnh về một người quân tử người cũng như ý nghĩa cái tên “Mạch thượng nhân như ngọc, công tử thế vô song”; ngoài ra còn là bản tình ca mà tác giả muốn gửi tới những cô gái về một người đàn ông để gửi gắm cả đời. Hình tượng “công tử Cảnh” luôn xuất hiện trong truyện với bộ đồ sắc xanh, thoắt ẩn thoắt hiện, nhẹ nhàng mềm mại như dòng suối chảy trong lòng người đọc, dáng hình như trúc, khí cốt như mai.  

- Giỏi cầm kỳ thi hoạ, là lang quân trong mơ của nhiều cô gái Đại Hoang:

Do xuất thân gia đình trâm anh thế phiệt, có kinh tế cũng như học hành bài bản, Cảnh được xây dựng hình ảnh công tử thế gia, một tiếng đàn, chữ viết, giỏi thư pháp, cầm kỳ thi họa đều thuộc hàng thượng thừa. Trong đó tiếng đàn được chính Hinh Duyệt khen ngợi, tài năng chơi cờ ẩn ý qua ván cờ thiên hạ khi chơi cùng cả Hoàng đế và Chuyên Húc (2 người đàn ông làm Hoàng đế rất giỏi chính trị).

- Đầu óc rất nhanh nhạy trong kinh doanh:

Do xuất thân từ tộc Đồ Sơn, Cảnh được đi học kinh doanh từ sớm và rất giỏi trong kinh doanh. Ngoài ra sau này Cảnh cũng làm tộc trưởng Đồ Sơn, trong lễ nhậm chức tộc trưởng, biểu tượng Cáo chín đuôi đã xuất hiện mang báo hiệu sự thịnh vượng cho gia tộc.

- Tôn trọng phụ nữ:

Cảnh dù không có tình cảm với Phòng Phong Ý Ánh nhưng luôn có sự tôn trọng nhất định với Ý Ánh, không để Ý Ánh mất mặt trước mặt mọi người cũng như tìm cách bù lại đủ cho cả Ý Ánh và tộc Phòng Phong khi muốn đề nghị hủy hôn ước; ngoài ra Cảnh tôn trọng Tiểu Yêu (người mình yêu) cả về mặt cảm xúc lẫn thân thể, tuyệt đối tôn trọng đối phương.

- Có trách nhiệm với gia đình - dòng tộc/ không bao giờ phản bội tình thân ruột thịt:

Mặc dù bị chính người anh cùng cha khác mẹ là Hầu 5 lần 7 lượt hại nhưng Cảnh vẫn không bao giờ tìm cách trả thù lại anh trai mình. Với Cảnh, tình cảm anh em 400 năm thân thiết gắn bó cũng như đó chính là tình thân ruột thịt không thể phản bội lại. Ngoài ra dù trong lòng không muốn, nhưng trước sứ mệnh của bản thân, trách nhiệm gia tộc cùng với đó là cả đại gia tộc biết bao con người, lời của bà nội - Cảnh vẫn chấp nhận làm tộc trưởng Đồ Sơn, điều này đã khiến tuyến tình cảm của Cảnh và Tiểu Yêu rơi vào khó khăn.

- Một con người tinh tế - chu đáo:

Cảnh luôn đối xử chan hòa, quan tâm tới mọi người - điều này được thể hiện qua các chi tiết như khi ở trấn Thanh Thủy giúp đỡ mọi người việc nhà cửa; Cảnh chăm lo cho cả Chuỗi Hạt, Lão Mộc,... sau khi rời khỏi trấn Thanh Thủy một cách âm thầm, thậm chí còn thay cả phần Tiểu Yêu, chính thế chàng cũng biết “họ ra đi rất thanh thản”; Khi Tuấn Đế bị bệnh, gặp Chuyên Húc và Tiểu Yêu cùng Cảnh, ông kể chuyện thấm mệt, chỉ có Cảnh dâng lên một chén trà, mời ngài dùng để Tuấn Đế tỉnh táo hơn,...

- Mạnh mẽ và giàu lòng vị tha, bao dung:

Mặc dù bị rất nhiều tổn thương từ quá khứ đến hiện tại và sau này (từ người thân ruột thịt đến việc cả Chuyên Húc làm hại), Cảnh vẫn lựa chọn cách tha thứ cho tất cả những người làm thương mình, đó cũng là cách để bản thân mình sống thanh thản nhẹ nhàng không chìm sâu trong hận thù, là một cách bảo vệ tâm hồn mình, cho tâm hồn và con người mình lành lặn và trọn vẹn. Đây là đỉnh cao nhất của sự mạnh mẽ: tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho chính bản thân mình.

- Thông minh và có tài năng:

Đầu óc thông minh của Cảnh không chỉ ở trong chuyện kinh doanh mà còn được ẩn ý trong ván cờ giang sơn. Hoàng đế cảm thán về khả năng chơi cờ của Cảnh, nếu Cảnh chí đặt ở giang sơn ắt đã làm nên chuyện, nhưng cũng may chí của Cảnh không đặt ở nơi này. Cảnh chính là người dâng kế sách "bỏ Hiên Viên đến Thần Nông" cho Chuyên Húc (thông qua Phong Long) - đây chính là một bước đi quan trọng giúp Chuyên Húc thống nhất Trung Nguyên.

4. Sự phát triển tuyến tình cảm Đồ Sơn Cảnh - Tiểu Yêu

Như lời giới thiệu, tuyến tình cảm của Cảnh - Tiểu Yêu là một mối quan hệ tình cảm có nền tảng vững chắc từ trấn Thanh Thủy.

Tiểu Yêu (lúc đó là Văn Tiểu Lục) cùng Cảnh (lúc đó là Diệp Thập Thất) đã nảy sinh tình cảm từ những ngày còn ở trấn Thanh Thủy, trong đó chủ yếu là từ phía Cảnh chủ động. Tiểu Yêu đã cứu một chàng trai bị tra tấn một thời gian dài nghiệm trọng là Cảnh, đặt cho chàng một cái tên là Diệp Thập Thất. Sau những năm tháng vất vả bôn ba cùng một trái tim nhiều tổn thương, Tiểu Yêu sợ nhất là bị bỏ rơi, cô đã thử thách Cảnh rất nhiều lần và thấy Cảnh luôn chọn lựa đồng hành cùng với mình, từ đó Tiểu Yêu đồng ý lời hẹn ước 15 với Cảnh: "15 năm đừng để ai bước vào trái tim nàng... 15 năm ta sẽ trả lại Diệp Thập Thất cho nàng." Lời hẹn ước đó đã mở ra một con đường cho tuyến tình cảm của Cảnh - Tiểu Yêu.

Thế sự khó lường, rất nhiều chông gai trở ngại phía trước cho cả hai. Cảnh và Tiểu Yêu được tác giả xây dựng với những rắc rối, những mắt xích trong mối quan hệ đều dễ gặp trong cuộc sống hằng ngày của các cặp đôi: hi vọng, đổ vỡ, hiểu lầm, xa cách, gương vỡ lại lành, hờn trách, ghen tuông, nhớ nhung,... để rồi cuối cùng hai người có một cái kết hoàn hảo: người có tình sẽ đến với nhau.

- Tình cảm chữa lành từ hai phía:

Ai cũng nói Tiểu Yêu đã cứu Cảnh, nhưng chính Tiểu Yêu đã nói Cảnh chính là người "cứu mình". Tiểu Yêu cứu Cảnh về mặt thể xác, xoa dịu tâm hồn của Cảnh, khuyến khích Cảnh chơi đàn lại, dùng tình yêu để sưởi ấm con tim của Cảnh, khiến chàng không còn nghe thấy những lời phỉ báng, sỉ nhục trong quá khứ nữa. Cảnh lại dùng chính sự vị tha của mình, dùng tình cảm kiên trì bên bỉ đó để cứu rỗi lại trái tim chai sạn của Tiểu Yêu, hướng dẫn cô đối xử chan hòa với thế giới, chấp nhận cho đi trước để nhận được sự tin tưởng, nhận được tình cảm chân thành từ Tiểu Yêu. Cả hai người đều là người chữa lành cho nhau, tình cảm nam nữ hòa quyện cùng sự thấu hiểu trong tâm hồn trở thành một thứ tình cảm quấn quýt gắn bó không xa rời.

- Tình yêu thấu hiểu và xoa dịu vết thương trong lòng đối phương:

Trong lòng Tiểu Yêu, việc bản thân bị mẹ bỏ rơi từ nhỏ và xuất thân là đứa con hoang của Xi Viu chính là nỗi đau lớn nhất trong lòng cô. Cảnh không làm gì đao to búa lớn, Cảnh không phải và chưa bao giờ là người thể hiện bên ngoài nên mọi người sẽ thấy chàng nhạt nhòa, nhưng Cảnh chính là người đủ tình yêu lớn, đủ sự thấu hiểu từ đáy lòng những tâm tư tình cảm của Tiểu Yêu, đó không phải là việc cứ nói “dù nàng là ai đi nữa ta vẫn bên cạnh”, mà Cảnh đã cho cô một câu trả lời qua việc xin Tuấn Đế cho cô một câu trả lời về thân thế của Tiểu Yêu. Dù cô là ai, cô vẫn là người chàng yêu nhất. Tiểu Yêu đến với Cảnh là sự rung động của tình yêu nam nữ, của việc Cảnh không bao giờ bỏ rơi mình, nhưng… để thực sự hai người đến với nhau trọn vẹn, nó còn là việc trong lòng Tiểu Yêu đón nhận sự tình cảm gia đình hoàn chỉnh, cô không còn gợn sóng, không còn vướng mắc.

- Tình yêu trân trọng đối phương:

Khi Cảnh bị đổ oan là có quan hệ với Ý Ánh, một thời gian sau, Cảnh và Tiểu Yêu khi nói chuyện với nhau. Cảnh đã nói bản thân mình rất tôn trọng Tiểu Yêu, không bao giờ làm thế dù có ham muốn như nào đi nữa, bởi vì "nếu là nàng chủ động, có nghĩa là nàng tin tưởng ở ta, ta lại càng không thể đánh mất lòng tin nơi nàng. Ta luôn muốn dành cho nàng những gì tốt nhất, hoàn mỹ nhất. Tiểu Yêu, hôm đó ta đến thăm Ý Ánh vì nghe tin cô ấy tự vẫn. Nơi đấy là phòng ngủ, giường ngủ của một người phụ nữ khác. Ta luôn khát khao được đường hoàng sống bên nàng thì sao ta có thể tùy tiện làm việc đó với nàng TRÊN GIƯỜNG MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ KHÁC? Hành vi ấy sẽ là sự sỉ nhục và tổn thương cho nàng! Dù thần trí của ta có u mê đến đâu, ta vẫn tin, ta sẽ không làm việc đó trái ngược với khát vọng mãnh liệt trong tim mình.” Sau đó chính Tiểu Yêu cũng tin Cảnh, cô hiểu rằng “Cảnh yêu nàng, tình yêu càng sâu đậm, chàng càng trân trọng, tôn trọng người mình yêu. Nàng tin rằng, chàng tuyệt đối không thể làm việc đó với nàng trên giường của một người phụ nữ khác.”

- Tình yêu tôn trọng sự nghiệp đối phương:

Sau khi giải tỏa hiểu lầm, Cảnh và Tiểu Yêu đã có thể kết hôn luôn sau hơn 70 năm khó khăn, nhưng Tiểu Yêu muốn bản thân sau khi hoàn thành xong sự nghiệp nghiên cứu thu thập về thuốc, chính sửa sách sẽ kết hôn. Cảnh tôn trọng và đồng ý. Việc này đã khiến Cảnh và Tiểu Yêu trải qua thêm hơn 40 năm. Tư tưởng đàn ông tôn trọng sự nghiệp phụ nữ đã được tác giả Đồng Hoa cài cắm rất khéo léo.

- Cảnh đặt những mong muốn - tâm tư của Tiểu Yêu lên đầu:

Đây cũng chính là một trong những yêu cầu cao nhất của Tiểu Yêu trong tình cảm, cô muốn một người không bao giờ bỏ rơi mình, một người coi cô lên đầu. Cảnh luôn là người ủng hộ cô, yêu cô, dùng tình yêu của mình để tha thứ cho lỗi lầm của Chuyên Húc để không đẩy Tiểu Yêu vào cảnh khó xử. Cảnh tôn trọng các cảm xúc của Tiểu Yêu: tình thân, tình bạn,... Kết thúc truyện, Cảnh và Tiểu Yêu đã cùng nhau quy ẩn giang hồ, Cảnh trở về làm Diệp Thập Thất của Tiểu Yêu. Người có tình cùng nắm tay nhau phiêu bạt bốn phương. Đồ Sơn Cảnh cũng là nhân vật được tác giả Đồng Hoa ưu ái dành 2 bài thơ riêng nói về phẩm cách con người trong Trường Tương Tư Bài thơ Tiểu Yêu hát bày tỏ tình cảm với Đồ Sơn Cảnh: "Chàng là gió thoảng mặt hồ, Thiếp là sen nở bên bờ, gió lay

Gặp nhau tuy chỉ thoáng mây

Nhưng lòng thương mến kiếp này đã trao

Chàng là mây trắng trên cao

Thiếp là trăng tỏ nép vào mây kia

Yêu nhau thề chẳng xa lìa

Sắt son gắn bó, sẻ chia ngọt bùi

Chàng là cây lớn ngất trời

Dây leo là thiếp, trọn đời quấn quanh

Sánh đôi như lá với cành

Tựa nương như thể môi răng cận kề

Nhân gian vui lắm, buồn ghê

Đời người tan hợp, chốn về nơi đâu?

Nguyện cùng chàng mãi bên nhau

Không rời xa, mãi bên nhau, không rời…

Bài thơ Chuyên Húc nghĩ khi nhìn thấy Cảnh ở cuối truyện:

"Có chàng văn nhã anh hào

Như vàng như thiếc luyện trau tinh thần.

Như khuê như bích ôn nhuần.

Xem người hoà nhã, thêm phần khoan thai.”

Trích trong Kinh Thi - Vệ Phong, bài Kỳ Úc 3.

5. Phim chuyển thể Trường Tương Tư

Nhân vật Đồ Sơn Cảnh được diễn viên trẻ Đặng Vi (sinh năm 1995) người Nội Mông, Trung Quốc thủ vai. Bộ phim Trường Tương Tư lên sóng phần 1 vào ngày 24/7/2023 với 39 tập (phần 2 dự kiến 21 tập) đã thu về lượng khán giả theo dõi rất đông trên khắp châu Á.

Vai diễn Đồ Sơn Cảnh được đánh giá là một vai diễn thành công của Đặng Vi so với các vai trước đây của anh, đưa anh tới gần hơn với khán giả.


Tham khảo

  1. ^ 『山海經』南山經, 又東三百里,曰青丘之山,其陽多玉,其陰多青䨼。有獸焉,其狀如狐而九尾,其音如嬰兒,能食人;食者不蠱。wikisource
  2. ^ a b “HỒ LY LÀ GÌ VÀ HỒ LY CÓ THẬT HAY KHÔNG ?”. Hồ Tiên Phong Thủy.
  3. ^ a b Bí ẩn 'cáo chín đuôi' ở hồ Tây Báo Đất Việt 17/12/2011

Sv88bet.vip Lưu trữ 2021-07-09 tại Wayback Machine