Danh sách phái bộ ngoại giao của Đài Loan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  Quốc gia có cơ cấu đại diện phi chính thức
  Quốc gia có đại sứ quán
  Lãnh thổ thống trị thực tế của Trung Hoa Dân Quốc

Do thất bại trong Nội chiến Quốc-Cộng năm 1949, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc di dời từ thủ đô Nam Kinh đến Đài Bắc, Đài Loan. Ngày 25 tháng 10 năm 1971, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết số 2758 để nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành đại biểu hợp pháp cho Trung Quốc, đại biểu của Trung Hoa Dân Quốc do vậy rút lui. Thêm vào đó, năm 1979 Hoa Kỳ lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đại lục, không còn thừa nhận Trung Hoa Dân Quốc. Từ đó, Trung Hoa Dân Quốc dần để mất thừa nhận chính thức của đại bộ phận quốc gia trên thế giới, hiện chỉ còn 22 quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức cấp đại sứ.

Nhằm duy trì giao lưu chính trị, kinh tế với các quốc gia không có quan hệ ngoại giao, Trung Hoa Dân Quốc thiết lập các cơ cấu đại diện ngoại giao phi chính thức, thủ trưởng cơ cấu này do Bộ Ngoại giao phái đi, cơ cấu phụ trách các vấn đề vốn là nghiệp vụ của đại sứ quán hoặc lãnh sự quán, như phát hộ chiếu, thị thực, viện trợ dân sự, giao lưu mậu dịch, văn hóa và kinh tế. Đại bộ phận cơ cấu thường trú tại ngoại quốc được gọi là "Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc", chỉ một số quốc gia khá hữu hảo mới cho phép sử dụng quốc danh Trung Hoa Dân Quốc hoặc danh xưng Đài Loan. Hiện tại, 62 quốc gia có cơ cấu đại điện ngoại giao phi chính thức, tổng cộng có 83 quốc gia có đại sứ quán hoặc văn phòng đại diện tại Đài Bắc.

Từ ngày 1 tháng 9 năm 2012 trở đi, danh xưng chức vụ của nhân viên ngoại giao thường trú tại ngoại quốc được thống nhất là theo quan hàm chính thức, người đứng đầu cơ cấu thường trú tại ngoại quốc đều gọi là đại sứ, giải quyết vấn đề danh xưng chức vụ của nhân viên tại đại sứ quán, tổng lãnh sự quán, văn phòng đại diện, văn phòng bị phức tạp, dễ nhầm lẫn.[1]

Do Hồng Kông, Ma Cao là các khu hành chính đặc biệt của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và theo hiến pháp thuộc lãnh thổ Trung Hoa Dân Quốc, do đó cơ quan chủ quản văn phòng đại diện tại hai nơi này là Ủy ban Đại lục của Hành chính viện, thay vì Bộ Ngoại giao.

Châu Á[sửa | sửa mã nguồn]

Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Nhật Bản
Quốc gia và Lãnh thổ Thành phố thường trú Cơ cấu ngoại giao Quốc gia/tổ chức kiêm nhiệm
 Bahrain Manama Phái đoàn đại diện
 Brunei Bandar Seri Begawan Văn phòng
 Hồng Kông Hồng Kông Văn phòng
 Ấn Độ New Delhi Văn phòng đại diện
(Trung tâm)
 Bangladesh
   Nepal
 Bhutan
 Sri Lanka
 Maldives
Chennai Văn phòng
 Indonesia Jakarta Văn phòng đại diện
Surabaya Văn phòng
 Israel Tel Aviv Văn phòng đại diện  Palestine
 Nhật Bản Tokyo Văn phòng đại diện
Fukuoka Văn phòng
Naha Văn phòng
Osaka Văn phòng
Sapporo Văn phòng
Yokohama Văn phòng
 Jordan Amman Văn phòng đại diện
 Kuwait Thành phố Kuwait Văn phòng đại diện
 Ma Cao Ma Cao Văn phòng
 Malaysia Kuala Lumpur Văn phòng đại diện
 Mông Cổ Ulaanbaatar Văn phòng đại diện
 Oman Muscat, Oman Văn phòng đại diện
 Philippines Manila Văn phòng
 Hàn Quốc Seoul Phái bộ đại diện
Busan Văn phòng
 Singapore Singapore Văn phòng đại diện  Pakistan
 Thái Lan Bangkok Văn phòng
 Ả Rập Xê Út Riyadh Văn phòng đại diện
Jeddah Văn phòng
 UAE Dubai Văn phòng
Việt Nam Hà Nội Văn phòng đại diện  Lào
Thành phố Hồ Chí Minh Văn phòng  Campuchia
 Nga Moskva Văn phòng đại diện Cộng đồng các Quốc gia Độc lập
 Thổ Nhĩ Kỳ Ankara Phái đoàn đại diện
 Myanmar Yangon Văn phòng đại diện

Châu Đại Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia và Lãnh thổ Thành phố thường trú Cơ cấu ngoại giao Quốc gia/tổ chức kiêm nhiệm
 Úc Canberra Văn phòng đại diện
Brisbane Văn phòng
Melbourne Văn phòng
Sydney Văn phòng
 Fiji Suva Phái đoàn đại diện  Vanuatu Tonga Samoa
 Quần đảo Marshall Majuro Đại sứ quán
 New Zealand Wellington Văn phòng đại diện
Auckland Văn phòng
 Palau Melekeok Đại sứ quán
 Papua New Guinea Port Moresby Phái đoàn đại diện
 Tuvalu Funafuti Đại sứ quán

Châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Đại sứ quán Trung Hoa Dân Quốc tại Vatican
Văn phòng Đại diện Đài Bắc tại Hà Lan
Quốc gia và Lãnh thổ Thành phố thường trú Cơ cấu ngoại giao Quốc gia/tổ chức kiêm nhiệm
 Áo Viên Văn phòng đại diện
 Bỉ Bruxelles Văn phòng đại diện  Liên minh châu Âu
 Luxembourg
 Cộng hòa Séc Praha Văn phòng đại diện
 Đan Mạch Copenhagen Văn phòng đại diện  Iceland
 Phần Lan Helsinki Văn phòng đại diện
 Pháp Paris Văn phòng đại diện
Aix-en-Provence Văn phòng
 Đức Berlin Văn phòng đại diện
München Văn phòng
Hamburg Văn phòng
Frankfurt am Main Văn phòng
 Hy Lạp Athens Văn phòng đại diện  Bulgaria
 Síp
 Bắc Macedonia
  Thành Vatican Thành Vatican Đại sứ quán
 Hungary Budapest Văn phòng đại diện
 Ireland Dublin Văn phòng đại diện
 Ý Roma Văn phòng đại diện
 Latvia Riga Phái đoàn đại diện  Estonia
 Litva Vilnius Văn phòng đại diện
 Hà Lan La Haye Văn phòng đại diện
 Ba Lan Warszawa Văn phòng
 Bồ Đào Nha Lisboa Văn phòng đại diện
(Trung tâm văn hóa)
 Slovakia Bratislava Văn phòng đại diện
Tây Ban Nha Madrid Văn phòng
 Thụy Điển Stockholm Phái đoàn đại diện
 Thụy Sĩ Bern Phái đoàn đại diện Khu vực Đức ngữ, Ý ngữ
Genève Văn phòng Khu vực Pháp ngữ
 Anh Luân Đôn Văn phòng đại diện
(Bộ Ngoại giao, Kinh tế,
Ủy ban Giám sát Tài chính chung cơ quan)
Edinburgh Văn phòng

Châu Phi[sửa | sửa mã nguồn]

Đại sứ quán Trung Hoa Dân Quốc tại Eswatini
Quốc gia và Lãnh thổ Thành phố thường trú Cơ cấu ngoại giao
 Nigeria Abuja Phái đoàn đại diện
 Somaliland Hargeisa Văn phòng đại diện
 Nam Phi Pretoria Văn phòng đại diện
Cape Town Văn phòng
 Eswatini Mbabane Đại sứ quán

Châu Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Washington D.C.
Quốc gia và Lãnh thổ Thành phố thường trú Cơ cấu ngoại giao
 Argentina Buenos Aires Văn phòng
 Belize Belmopan Đại sứ quán
 Brasil Brasilia Văn phòng đại diện
São Paulo Văn phòng
 Canada Ottawa Văn phòng đại diện
Toronto Văn phòng
Vancouver Văn phòng
 Chile Santiago de Chile Văn phòng đại diện
 Colombia Bogotá Văn phòng đại diện
 Ecuador Quito Văn phòng Thương vụ
 Guatemala Guatemala Đại sứ quán
 Haiti Port-au-Prince Đại sứ quán
 México Mexico Văn phòng đại diện
 Paraguay Asunción Đại sứ quán
Ciudad del Este Tổng lãnh sự quán
 Peru Lima Văn phòng đại diện
 Saint Kitts và Nevis Basseterre Đại sứ quán
 Saint Lucia Castries Đại sứ quán
 Hoa Kỳ Washington, D.C. Văn phòng đại diện
Los Angeles Văn phòng
Atlanta Văn phòng
Boston Văn phòng
Chicago Văn phòng
Houston Văn phòng
Denver Văn phòng
Miami Văn phòng
New York Văn phòng
(Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế,
Ủy ban Giám sát Tài chính chung cơ quan)
San Francisco Văn phòng
Seattle Văn phòng
Honolulu Văn phòng
Guam Văn phòng
 Saint Vincent và Grenadines Kingstown Đại sứ quán

**Riêng El Salvador đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan sau khi ký kết ngoại giao với Trung Quốc.

Tổ chức quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]