Hác Tư Văn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tỉnh Mộc Hãn Hác Tư Văn
Hác Tư Văn - tranh Utagawa Kuniyoshi
Tên
Giản thể 郝思文
Phồn thể 郝思文
Bính âm Hǎo Sīwén
Địa Hùng Tinh
Tên hiệu Tỉnh Mộc Hãn
Vị trí 41, Địa Hùng Tinh
Xuất thân Tướng triều đình
Chức vụ Mã quân tiểu bưu tướng
Xuất hiện Hồi 62

Hác Tư Văn [1], tên hiệu Tỉnh Mộc Hãn, là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Thủy hử. Ông là một trong 72 Địa Sát Tinh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Mẹ của Hác Tư Văn nằm mộng thấy ngôi sao Tỉnh Mộc Hãn đầu thai xuống phàm trần. Không lâu sau bà mang thai và sinh ra Hác Tư Văn. Ông mang tên hiệu Tỉnh Mộc Hãn vì được cho là ngôi sao này đầu thai. Hác Tư Văn tinh thông võ nghệ, làm tướng của triều đình và anh em kết nghĩa với Quan Thắng.

Gia nhập Lương Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

Khi quân Lương Sơn Bạc tấn công phủ Đại Danh (nay là Hàm Đan) để giải cứu cho Lư Tuấn Nghĩa, quan trấn thủ tại đó là Lương Trung Thư, con rể của thái sư Sái Kinh, cấp báo với triều đình. Tuyên Tán, một viên tướng, tiến cử Quan Thắng với Sái Kinh. Quan Thắng được bổ nhiệm làm chánh tướng còn Tuyên Tán và Hác Tư Văn làm phó, họ còn kết nghĩa với Quan Thắng, làm phó tướng chỉ huy quân triều đình đánh dẹp Lương Sơn Bạc.

Ban đầu quân của Quan Thắng chiếm được chút ưu thế. Sau Quan Thắng bị Hô Diên Chước đến lập mưu trá hàng, lừa đi cướp trại. Quan Thắng mắc mưu nên bị bắt, hai phó tướng cũng bị bắt theo, cả ba người lên Lương Sơn Bạc đều cảm động cái nghĩa khí của đầu lĩnh Tống Công Minh nên đồng ý quy hàng.

Sau đó, Hác Tư Văn cùng Quan Thắng và Tuyên Tán giao chiến với quân của Đan Đình KhuêNgụy Định Quốc đến dẹp Lương Sơn Bạc. Hác Tư Văn bị Đan Đình Khuê bắt được, trên đường bị giải về kinh may được Lý Quỳ, Tiêu ĐĩnhBào Húc ở Khô Thụ sơn cứu.

Sau khi chiêu an và tử trận[sửa | sửa mã nguồn]

Khi định ngôi thứ ở Lương Sơn Bạc, Hác Tư Văn trở thành một đầu lĩnh mã quân, ông và Tuyên Tán thường làm phó tướng cho Quan Thắng. Sau khi nhận chiêu an, ông cùng các đầu lĩnh tham gia các chiến dịch đánh dẹp quân Liêu và các lực lượng khác chống đối triều đình nhà Tống. Trong chiến dịch đánh Phương Lạp, khi đánh tới Hàng Châu, Hác Tư Văn cùng Từ Ninh được phân đi do thám, gặp phải phục binh. Từ Ninh bị trúng tên độc còn Hác Tư Văn bị bắt vào trong thành. Hác Tư Văn kiên cường bất khuất không chịu đầu hàng, bị Phương Thiên Định sai người chém đầu, băm xác.

Trong Đãng Khấu Chí[sửa | sửa mã nguồn]

Tại hồi 61, Hô Diên Chước, Hàn Thao, Bành Kỷ, Tuyên Tán, Hách Tư Văn trấn thủ Gia Tường. Khi quân triều đình tiến đánh, Hô Bành Hàn 3 người đem binh rời thành chặn đánh. Tuyên Hách được lệnh trấn thủ Gia Tường, ngờ đâu tiền quân thất bại, Hàn Thao, Bành Kỷ chết trận. Quân triều đình dùng cờ đỏ tấn công Gia Tường, 2 tướng nghĩ là Hô Diên Chước phá vây về thành nên mở cửa đón vào. Quân triều đình thừa cơ tràn vào đánh giết. Tuyên Tán giao chiến bị Cáp Lan Sinh bắt sống. Hách Tư Văn phá vây bất thành, bị Sa Chí Nhân đâm trung hốc vai, rồi bị Miễn Dĩ Tín bắt sống.[2]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Họ Hác, thường bị phiên âm sai thành Hách, một họ của người Hán gốc Nữ Chân, như trong bản dịch của Ngô Đức Thọ. Bản dịch của Trần Tuấn Khải là Hắc
  2. ^ Đãng Khấu chí, tập 4 NXB Đà Nẵng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thi Nại Am (1973). Thủy hử . Nhà sách Khai Trí.
  • Thi Nại Am và La Quán Trung (1999). Hậu thủy hử . Nhà xuất bản Văn học.