Kushiyaki
Cá nước ngọt Ayu nướng với muối | |
Loại | Thịt xiên que |
---|---|
Xuất xứ | Nhật Bản |
Thành phần chính | Thịt bò, hải sản cùng các loại rau theo mùa |
Món ăn tương tự | Sate, Shish Kebab |
Kushiyaki (串焼き Kushiyaki) là một món ăn phổ biến bao gồm các món ăn chứa và không chứa thịt gia cầm, chúng được xiên lên và nướng. Hiện nay, nhiều nhà hàng đã gộp tất cả những món ăn này thành 2 nhóm: kushimono (串物 kushimono) và yakimono (焼き物).
Yakitori và Kushiyaki
[sửa | sửa mã nguồn]Trong ngôn ngữ Nhật Bản, hai thuật ngữ yakitori và kushiyaki đều có thể thay thế cho nhau dùng chỉ các món thịt xiên nói chung; tuy nhiên, khi đề cập đến một món ăn cụ thể, từ yakitori sẽ không được sử dụng trừ khi nguyên liệu chính của nó là thịt gà. Từ ngữ trên cũng được sử dụng trong trường hợp món ăn có thịt chân giò, chẳng hạn như thịt chân giò lợn nướng xiên được nấu với nước sốt giống như yakitori; đó là lý do tại sao ở một số vùng như Muroran, thịt chân giò xiên nướng cũng được gọi là "yakitori", thay vì tên gọi gốc là yakiton (やきとん yakiton) .[1]
Mặc dù kabayaki cũng là món ăn xiên que và nướng trên than, song nó hiếm khi được gọi là kushiyaki vì món ăn này không được phục vụ trên xiên.
Ngoài ra, tại các nhà hàng cao cấp, món cá xiên nướng nguyên con với muối và được phục vụ sau khi rút xiên bao gồm cá tráp biển ( tai ) và cá nước ngọt ( ayu ) cũng không được gọi là kushiyaki, mà gọi là shioyaki (nghĩa đen là "nướng với muối"). Tại các quầy bán đồ ăn hoặc yatai, ayu được bán theo xiên.
Nguyên liệu chính
[sửa | sửa mã nguồn]Để món ăn có thể chín đều, nguyên liệu chế biến sẽ được cắt thành những hình dạng nhỏ, gần như đồng nhất. Xiên hoặc kushi được làm bằng tre hoặc cây bách Nhật Bản, và hình dạng cũng như chiều dài khác nhau để sử dụng cho từng loại thực phẩm: ví dụ như xiên có hình dạng phẳng hơn sẽ được sử dụng cho thịt băm.[2][3]
Các loại thịt
[sửa | sửa mã nguồn]- Thịt bò ( gyūniku ), thịt lợn ( butaniku ) sụn ( nankotsu ) và thịt ngựa ( baniku ).
Hải sản
[sửa | sửa mã nguồn]- cá nước ngọt (ayu), cá thu ngựa Đại Tây Dương được băm nhỏ và tẩm gia vị (aji), cá mòi (iwashi), tôm lớn và tôm thường (ebi), sò điệp Nhật Bản (hotate), mực ống và mực nang (ika).
Rau
[sửa | sửa mã nguồn]- Hành tây (tamanegi), cà tím (nasu),[4] cà chua bi, khoai tây, bí ngô (kabocha), hành lá (negi), hạt bạch quả (ginnan), ớt chuông xanh (pīman), tỏi (ninniku), tiêu Nhật ( shishitō ).
Nguyên liệu bài trí
[sửa | sửa mã nguồn]Gia vị
[sửa | sửa mã nguồn]Gia vị Kushiyaki chủ yếu được chia thành hai loại: mặn và mặn ngọt. Loại mặn thường sử dụng muối thường làm gia vị chính. Đối với loại mặn-ngọt, một loại nước sốt đặc biệt bao gồm rượu mirin, rượu sake, nước tương và đường được sử dụng. Các loại gia vị phổ biến khác bao gồm bột ớt cayenne, shichimi, tiêu Nhật, tiêu đen, karashi và wasabi, tùy theo khẩu vị của mỗi người.
Bài trí
[sửa | sửa mã nguồn]Những món ăn kèm để bài trí thức ăn cũng sẽ được tính trong biên lai nhà hàng:
- pīman no nikuzume (ピーマンの肉詰め), ớt chuông nhồi thịt chân giò băm nhỏ.
- tomato no bēkon maki (トマトのベーコン巻き), thịt lợn xông khói bọc cà chua bi.
- fukuro (袋),đậu phụ mỏng chiên (aburaage) bọc nattō
- gyūtan (牛タン) lưỡi bò thái lát mỏng.
- butabara (豚ばら)
- atsuage dōfu (厚揚げ豆腐) đậu phụ thái dày chiên ngập dầu
- enoki maki (エノキ巻き), thịt chân giò cắt lát bọc nấm enoki
- asuparabēkon (アスパラベーコン), thịt lợn xông khói bọc măng tây.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Shioyaki.
-
Asuparamaki (măng tây bọc thịt lợn thái lát mỏng)
-
Tsubugai
-
Tōfu dengaku phục vụ theo phong cách teishoku
-
Hạt Bạch quả xiên.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- ẩm thực Nhật Bản
- Danh sách các món gà
- Robatayaki
- Các món xiên que tương tự:
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “おっと! むろらん—室蘭やきとり” [Muroran yakitori—Oh! Muroran]. Muroran Tourist Association. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017.
- ^ “Hiragushi flat bamboo skewer”. Fujita Dougu Co.Ltd. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017.
- ^ “types of takegushi bamboo skewer”. Izumo Takezai Kōgyōsho. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017.
- ^ a b Kushiyaki grilled with coat of sweet miso such as eggplant, tōfu or konnyaku is called dengaku.
- ^ In the mountainous area of Aichi, Gifu, Nagano, Shizuoka, Toyama and Yamanashi Prefectures, steamed and mashed rice basted on flat skewers and grilled with coat of sweet miso is called gohei mochi (ja:五平餅). When cooked rice is mashed and basted around kushi to form cylinders in Akita Prefecture, it is called "tampo" which is cut and cooked in kiritanpo.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Suzuki, R. (2005). Cocina Japonesa. Secretos de la cocina. Origo Chile. tr. Pt-79. ISBN 978-956-8077-28-0.
- Rowthorn, C. (2007). Japan. Country Guides. Lonely Planet. tr. 95. ISBN 978-1-74104-667-0.
- Ishige, Naomichi (2014). “9.8 Noodles and Regional Tastes”. History Of Japanese Food. Taylor & Francis. tr. 247–8. ISBN 978-1-136-60255-9.
Also Edo-style versions of some other dishes such as grilled eel (kabayaki) began to edge out the local recipes in Kansai
- Ono, Tadashi; Harris, Salat (2011). The Japanese Grill: From Classic Yakitori to Steak, Seafood, and Vegetables. Ten Speed Press. ISBN 9781580087377.
- Itoh, Makiko (ngày 21 tháng 8 năm 2015). “How yakitori went from taboo to salaryman snack”. the Japan Times. Tokyo. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
- “Yakitori (Roast meat on skewers)”. Gurunavi. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.