Nhóm ngôn ngữ Khasi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngữ chi Khasi
Phân bố
địa lý
Ấn Độ, Bangladesh
Phân loại ngôn ngữ họcNam Á
  • Khasi–Palaung
    • Ngữ chi Khasi
Ngôn ngữ nguyên thủy:Khasi nguyên thủy
Glottolog:khas1268[1]
{{{mapalt}}}
  Khasic

Ngữ chi Khasi là một nhóm ngôn ngữ Nam Á nói ở bang Meghalaya miền đông bắc Ấn Độ và vùng lân cận thuộc Bangladesh.

Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Sidwell (2018: 27–31) phân loại các ngôn ngữ Khasi như sau.

Khasi nguyên thủy

Bhoi là tên cho một số phương ngữ tiếng Pnar và Khasi.

Mối quan hệ ngoại tại[sửa | sửa mã nguồn]

Paul Sidwell (2011) đề xuất rằng ngữ chi Khasi có quan hệ chặt chẽ với ngữ chi Palaung, hợp nên nhánh Khasi–Palaung.

Sidwell (2018: 32) liệt kê tám từ mà hai ngữ hệ cùng chia sẻ.

Từ Khasi nguyên thủy
(Sidwell 2018)
Palaung nguyên thủy
(Sidwell 2015)[2]
máu *snaːm *snaːm
móng, vuốt *trʧʰiːm *rənsiːm
tóc, lông *sɲuʔ *ɲuk
chồng, đàn ông trmɛ (Amwi) *-meʔ
mưa *slap;
slɛ (Amwi)
*clɛʔ
bơi *ɟŋiː *ŋɔj
hai *ʔaːr *ləʔaːr
nước *ʔum *ʔoːm

Từ vựng mới phát sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Sidwell (2018: 23) liệt kê những từ vựng mới phát sinh chỉ có trong ngữ chi Khasi, không có trong các nhóm Nam Á khác.

Từ Khasi nguyên thủy Lyngngam Maram Khasi Pnar Mnar War
cơm *ʤaː ʥa ʤa ja /ʤaː/ ʤa ci ʧi
trăng *bnəːj bni bne bnai /bnaːi/ bnaj pni pnʊ
hát *rwəːj rəŋwi rwej rwái /rwaːi/ rwaj rvʊ
bốn *saːw saw saw sáw /saːw/ so sɔu ria
sông *waʔ waɁ wah /waːʔ/ waɁ waɁ waɁ
tất cả, hết thảy *barɔɁ prok barɔʔ baroh /barɔːʔ/ warɔʔ bərɒʔ
lợn, heo *sniaŋ sɲaŋ sniaŋ sniang /sniaŋ/ sniaŋ cʰɲaŋ rniŋ
cát *ʧʔiap ʥʔep ʧiʔɛp shyiap /ʃʔiap/ ʧʔiap ʃʔip ʃʔiap
uống *di:ʔ/c dec dɔc dih /diːʔ/ diʔ deʔ deʔ
sao *kʰloːr kʰlor kʰlɔr khlúr /kʰloːr/ kʰlor khlʊə
lưỡi *tʰnləːc təloc tʰl̩let thyllied /tʰɨlleːc/ tʰl̩leɟ kʰlut kʰlit
băng, rét *tʰaʔ tʰaʔ tʰaʔ thah /tʰaːʔ/ tʰaʔ tʰaʔ tʰaʔ

Phục dựng[sửa | sửa mã nguồn]

Cả ngôn ngữ Khasi nguyên thủy và Pnar-Khasi-Lyngngam nguyên thủy đều do Paul Sidwell (2018) phục dựng. Ngôn ngữ Khasi nguyên thủy có lẽ được nói vào khoảng 2.000-2.500 năm trước, tiếng War tách khỏi phần còn lại khoảng 1.500 năm trước (Sidwell 2018: 20).

Về hình thái học, ngôn ngữ Khasi nguyên thủy có tiền tố gây khiến *pN- và trung tố động từ hoá *-r- (Sidwell 2018: 66-67).

Bảng đại từ phục dựng dưới đây là của Sidwell (2018: 51-67).

Đại từ
Đực Cái Số nhiều
Ngôi thứ 1 *ŋa;
*ʔɔ
*ŋa;
*ʔɔ
*ʔi
Ngôi thứ 2 *me *pʰa *pʰi
Ngôi thứ 3
(thân quen)
*ʔu *ka *ki
Ngôi thứ 3
(xa lạ)
*ʔi *ʔi *ʔi
Đại từ chỉ định
  • *ni 'này (gần)'
  • *tu 'kia (vừa)'
  • *taj 'đó (xa, thấy được)'
  • *te 'kìa (gần đối phương, người được đối thoại)'
  • *tɛ 'đó (không thấy được)'
Từ phủ định
  • *ʔǝm 'không, chẳng'
  • *ham 'đừng'
  • *ta 'không, chẳng'
Phụ tố hình thái học
  • *pN- 'tiền tố gây khiến'
  • *-r- 'trung tố động từ hoá'
Số đếm
Số Khasi nguyên thủy Pnar-
Khasi-Lyngngam nguyên thủy
một *wiː~*miː
một *ʧiː
hai *ʔaːr
ba *laːj
bốn *saːw
năm *san
sáu *tʰruː
bảy *ʰnɲəw
tám *pʰraː
chín *kʰndaːj
mười *pʰəw

Biến âm[sửa | sửa mã nguồn]

Sidwell (2018) liệt kê những sự biến âm sau.

  • Tiền Khasi *b- > *p-, *ɓ- > *b-
    • Nam Á nguyên thủy *b- > Khasi nguyên thủy *p-
    • Nam Á nguyên thủy *ɓ- > Khasi nguyên thủy *b-
  • Tiền Khasi *d- > *t-, * ɗ- > *d-
    • Nam Á nguyên thủy *d- > Khasi nguyên thủy *t-
    • Nam Á nguyên thủy *ɗ- > Khasi nguyên thủy *d-
  • Tiền Khasi *-l > *-n/*-Ø
  • Tiền Khasi *-h > *-s > *-t
  • Tiền Khasi *-ʔ > *-Ø >, *-k > *-ʔ
  • Tiền Khasi *g- > *k-

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Khasian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Sidwell, Paul. 2015. The Palaungic Languages: Classification, Reconstruction and Comparative Lexicon Lưu trữ 2019-10-23 tại Wayback Machine. München: Lincom Europa.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]