Trận chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023
Sân vận động AustraliaSydney, nơi tổ chức trận chung kết.
Sự kiệnGiải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023
Ngày20 tháng 8 năm 2023 (2023-08-20)
Địa điểmSân vận động Australia, Sydney
Trọng tàiTori Penso (Hoa Kỳ)
Thời tiếtĐêm trong lành
14,3 °C (57,7 °F)
Độ ẩm 69%[1]
2019
2027

Trận chung kết của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 là trận đấu cuối cùng của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023, kì thứ 9 của giải đấu do FIFA tổ chức dành cho các đội tuyển bóng đá nữ quốc gia. Trận đấu được tổ chức trên sân vận động Australia tại thành phố Sydney vào ngày 20 tháng 8 năm 2023, với màn tranh tài giữa đội tuyển Tây Ban Nhađội tuyển Anh.[2] Đây là lần đầu tiên hai đội tuyển góp mặt trong một trận chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới. Trận đấu diễn ra trước sự chứng kiến của 75.784 khán giả, với người cầm còi là trọng tài Tori Penso mang quốc tịch Hoa Kỳ.

Tây Ban Nha đã đánh bại Anh với tỉ số 1–0 nhờ bàn thắng duy nhất được ghi bởi Olga Carmona ở phút 29, qua đó có lần đầu tiên trong lịch sử giành chức vô địch World Cup nữ. Tây Ban Nha cũng trở thành quốc gia thứ hai vô địch cả World Cup nam và nữ, sau Đức, và là đội tuyển thuộc UEFA đầu tiên vô địch giải đấu kể từ sau chiến thắng của Đức trước Brazil trong trận chung kết năm 2007.

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Sân vận động Australia, được gọi là Sân vận động Accor vì lý do tài trợ, đã được chọn làm địa điểm cuối cùng vào ngày 31 tháng 3 năm 2021. Sân vận động được xây dựng để tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2000, khai trương vào tháng 3 năm 1999, hiện có sức chứa là 83.500 chỗ ngồi. Địa điểm này đã tổ chức trận tranh huy chương vàng môn bóng đá nam Thế vận hội, cũng như các trận đấu tại AFC Asian Cup 2015, bao gồm cả trận chung kết.[3] Nơi đây cũng tổ chức nhiều môn thể thao khác, bao gồm bóng bầu dục với giải National Rugby League, bóng bầu dục liên hiệp, bóng bầu dục Úc, bóng bầu dục Mỹ, cricket, đua xe. Ngoài ra, sân còn tổ chức rất nhiều buổi hòa nhạc.[4]

Đường đến trận chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

 Tây Ban Nha Vòng  Anh
Đối thủ Kết quả Vòng bảng Đối thủ Kết quả
 Costa Rica 3–0 Lượt trận 1  Haiti 1–0
 Zambia 5–0 Lượt trận 2  Đan Mạch 1–0
 Nhật Bản 0–4 Trận 3  Trung Quốc 6–1
Nhì bảng C
VT Đội ST Đ
1  Nhật Bản 3 9
2  Tây Ban Nha 3 6
3  Zambia 3 3
4  Costa Rica 3 0
Nguồn: FIFA
Vị trí chung cuộc Nhất bảng D
VT Đội ST Đ
1  Anh 3 9
2  Đan Mạch 3 6
3  Trung Quốc 3 3
4  Haiti 3 0
Nguồn: FIFA
Đối thủ Kết quả Vòng đấu loại trực tiếp Đối thủ Kết quả
 Thụy Sĩ 5–1 Vòng 16 đội  Nigeria 0–0 (s.h.p.) (4–2 p)
 Hà Lan 2–1 (s.h.p.) Tứ kết  Colombia 2–1
 Thụy Điển 2–1 Bán kết  Úc 3–1

Trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Chi tiết[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Ban Nha 1–0 Anh
Chi tiết
Khán giả: 75.784
Trọng tài: Tori Penso (Hoa Kỳ)
Tây Ban Nha
Anh
GK 23 Cata Coll
RB 2 Ona Batlle
CB 4 Irene Paredes
CB 14 Laia Codina Thay ra sau 73 phút 73'
LB 19 Olga Carmona (c)
DM 3 Teresa Abelleira
CM 6 Aitana Bonmatí
CM 10 Jennifer Hermoso
RF 17 Alba Redondo Thay ra sau 60 phút 60'
CF 18 Salma Paralluelo Thẻ vàng 78'
LF 8 Mariona Caldentey Thay ra sau 90 phút 90'
Thay người:
DF 12 Oihane Hernández Vào sân sau 60 phút 60'
DF 5 Ivana Andrés Vào sân sau 73 phút 73'
FW 11 Alexia Putellas Vào sân sau 90 phút 90'
Huấn luyện viên:
Jorge Vilda
GK 1 Mary Earps
CB 16 Jess Carter
CB 6 Millie Bright (c)
CB 5 Alex Greenwood
RWB 2 Lucy Bronze
LWB 9 Rachel Daly Thay ra sau 46 phút 46'
CM 8 Georgia Stanway
CM 4 Keira Walsh
CM 10 Ella Toone Thay ra sau 87 phút 87'
CF 23 Alessia Russo Thay ra sau 46 phút 46'
CF 11 Lauren Hemp Thẻ vàng 55'
Thay người:
FW 7 Lauren James Vào sân sau 46 phút 46'
FW 18 Chloe Kelly Vào sân sau 46 phút 46'
FW 19 Bethany England Vào sân sau 87 phút 87'
Huấn luyện viên:
Hà Lan Sarina Wiegman

Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu:
Olga Carmona (Tây Ban Nha)


Luật của trận đấu[5]

  • 90 phút
  • 30 phút của hiệp phụ nếu cần thiết
  • Loạt sút luân lưu nếu vẫn có tỷ số hòa
  • Có tối đa 12 cầu thủ dự bị
  • Được phép thay tối đa 5 cầu thủ dự bị, và được phép thay thêm 1 cầu thủ dự bị thứ sáu trong hiệp phụ[note 1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Observations for Sydney Olympic Park”. bom.gov.au. Bureau of Meteorology. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2023.
  2. ^ “Match schedule: FIFA Women's World Cup Australia & New Zealand 2023” (PDF). FIFA. ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ “FIFA Women's World Cup 2023 Host Cities and Stadiums announced”. FIFA. ngày 31 tháng 3 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
  4. ^ “Stadium Australia”. FIFA. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ “Regulations: FIFA Women's World Cup Australia & New Zealand 2023” (PDF). FIFA. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2022.

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mỗi đội chỉ có ba cơ hội thay người, cùng với cơ hội thứ tư trong hiệp phụ, điều này không bao gồm quyền thay người trong thời gian nghỉ giữa hiệp, trước khi bắt đầu hiệp phụ và giữa hiệp phụ.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]