Wikipedia:Biểu quyết/Đối tượng thành viên đóng biểu quyết cộng đồng
Chào các thành viên của Wikipedia tiếng Việt. Dạo gần đây, như đã thấy, có rất nhiều biểu quyết cộng đồng mới diễn ra. Những biểu quyết này mang lại đổi thay đáng kể cho dự án, thúc đẩy sự phát triển của Wikipedia tiếng Việt. Trước tình thế đòi hỏi và sự gấp rút của thời cuộc, thiết nghĩ cần tăng số lượng thành viên tham gia vào vai trò kết luận biểu quyết, đặc biệt là những thành viên có kinh nghiệm. Tuy nhiên, mong muốn này dường như bị cản trở bởi quy định hiện hành chỉ cho phép bảo quản viên (BQV) và hành chính viên (HCV) đóng và chốt kết quả biểu quyết. Trong khi nhiều biểu quyết có dấu hiệu bị bỏ quên vì người có nhiệm vụ đóng biểu quyết bận rộn vì nhiều lý do hoặc có thái độ trây ỳ, vân vân,... (xem ý kiến nêu ra tại cuộc thảo luận trước đó). Sau khi tham vấn nhiều ý kiến khác nhau, tôi đề xuất mở rộng phạm vi đóng biểu quyết, chốt kết quả biểu quyết tại nhóm biểu quyết cộng đồng (BQCĐ)[1]. Các đề xuất và ý kiến bao gồm:
- Mở rộng ra cho nhóm điều phối viên:
Về các phương án trên, phương án hạ quyền xuống cho ĐPV có vẻ tương đối ổn, vì đây dù sao cũng là những người cầm cờ do cộng đồng đồng thuận bầu lên; họ có cả kinh nghiệm và trách nhiệm, giảm tải bớt cho BQV cũng là hợp lý...
— NhacNy2412
- Mở rộng ra cho các thành viên có quyền tự đánh dấu tuần tra (autopatrolled):
Tôi thì thấy sao cũng được, nhưng nếu cộng đồng muốn thông qua dự luật này thì tôi thấy nên chọn đề xuất 2, cho nhóm autopatrolled đóng, tránh được việc thành viên mới nghịch ngợm như Đế từng lo ngại, mà như vậy thì các thành viên kỳ cựu cũng có thể giúp một tay nữa, ví dụ như Ctmt, Apple, Cheers!, anh Tân, Phjtieudoc, Caruri,…
— Băng Tỏa
- Mở rộng ra cho mọi thành viên:
Nếu biểu quyết đã có kết quả rõ ràng thì ai đóng cũng vậy, và các thành viên khác đều có trách nhiệm kiểm tra chéo xem biểu quyết được đóng có hợp lệ và đúng với kết quả không. Tôi cho rằng không chỉ thành viên tự xác nhận mà bất cứ ai cũng có thể đóng các biểu quyết này, kể cả người dùng vô danh. Vốn dĩ Wikipedia nên tránh "biểu quyết" nhiều nhất có thể mà nên thảo luận tìm đồng thuận, nên càng không có lý do gì để đặt nặng tính hình thức của việc kết luận biểu quyết.
— Trần Nguyễn Minh Huy
Và các ý kiến đóng góp đáng coi trọng khác, xin cảm ơn tất cả mọi người.
Có một số lo ngại xoay quanh việc mở rộng quyền đóng biểu quyết ra khỏi nhóm BQV. Một trong số đó là vấn nạn rối chính trị đóng biểu quyết do quý BQV ThiênĐế98 đặt câu hỏi. Tuy nhiên, vấn nạn này tỏ ra phi thực tế và có khả năng xảy ra thấp. Bên cạnh đó, một vấn nạn khác là phá hoại, cố tình đóng sai biểu quyết cũng cần phải cân nhắc. Tuy nhiên, việc này hầu như có thể được đảm bảo giải quyết ổn thỏa thông qua cơ chế trao đổi, hợp tác của dự án, đi kèm với đó là thông báo, nhắc nhở, chấn chỉnh, chế tài cho các trường hợp sai phạm. Do đó, tôi cho rằng việc mở rộng ra khỏi phạm vi ban đầu (BQV) là một việc nên làm. Đây cũng là một bước tiến lớn, góp phần thúc đẩy tự do học thuật, thúc đẩy tính "mở" tại Wikipedia tiếng Việt.
Nội dung biểu quyết chia làm hai phần:
- Phần 1: Đối tượng được đóng biểu quyết cộng đồng: ai sẽ là nhóm thành viên được phép đóng biểu quyết cộng đồng?
- Phần 2: Bàn về tính trung lập của việc đóng biểu quyết (ý kiến do BQV Violet đề xuất): người tham gia biểu quyết có được phép đóng biểu quyết cộng đồng hay không?
Phạm vi điều chỉnh: Tất cả các biểu quyết trong phạm vi biểu quyết cộng đồng.
Cảm ơn các thành viên đã quan tâm. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:08, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)
Hướng dẫn biểu quyết
[sửa | sửa mã nguồn]Tiêu chuẩn bỏ phiếu
[sửa | sửa mã nguồn]Tất cả thành viên tham gia bỏ phiếu cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Là thành viên đã đăng nhập, có trên 300 sửa đổi, đã mở tài khoản 90 ngày và 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu. Trường hợp không cần quan tâm đến số sửa đổi trong 30 ngày trước biểu quyết là thành viên có trên 3000 sửa đổi và đã mở tài khoản 90 ngày. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn có thể ý kiến.
- Các thành viên tham gia phải để lại chữ ký đằng sau lời bình luận của mình, chỉ cần gõ 4 dấu ngã:
~~~~
.
Cách thức tham gia
[sửa | sửa mã nguồn]Tại Phần 1 thành viên chọn một trong các phương án và dùng mã {{OK}} hoặc {{Ủng hộ}} để bỏ phiếu vào phương án đó.
Tại Phần 2 thành viên dùng mã {{OK}} hoặc {{Ủng hộ}}) để bỏ phiếu vào mục Đồng ý hoặc dùng mã {{OK?}} hoặc {{Phản đối}} để bỏ phiếu vào mục Phản đối.
Thời gian bỏ phiếu là 30 ngày tính từ thời điểm mở biểu quyết.
Bỏ phiếu
[sửa | sửa mã nguồn]Phần 1: Đối tượng thành viên được đóng biểu quyết cộng đồng
[sửa | sửa mã nguồn]Nhóm thành viên nào được phép đóng biểu quyết cộng đồng?
Kết quả: Mọi thành viên được phép đóng biểu quyết, phương án nhận được số phiếu cao nhất 11 phiếu. A l p h a m a Talk 10:03, ngày 23 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Bảo quản viên/hành chính viên (như cũ)
[sửa | sửa mã nguồn]Bảo quản viên/hành chính viên + Điều phối viên
[sửa | sửa mã nguồn]Bảo quản viên/hành chính viên + Điều phối viên/Thành viên có trên 3000 sửa đổi + được cấp autopatrolled
[sửa | sửa mã nguồn]- Đồng ý Vì lo ngại của ThiênĐế98 phía dưới, tôi nghĩ là chỉ cho nhóm này đóng biểu quyết. Tôi giả định thành viên trên 3000 sửa đổi có đủ thời gian tham gia Wikipedia và am hiểu Wikipedia nhưng đây chỉ là tương đối. A l p h a m a Talk 15:01, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Còn chút lấn cấn bác Alphama ơi, đó là có các thành viên "mới" spam tạo trang chào mừng thành viên và hí hoáy sửa trang trí trang cá nhân, số sửa đổi trở nên dạng "khủng" rất nhanh chóng. Do đó, BQ kiểm định viên đã yêu cầu tính sửa đổi mà không tính không gian thành viên và thảo luận thành viên. ✠ Tân-Vương 16:26, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đúng vậy, tất cả quy định đều chỉ là tương đối ngay cả cái autopatrolled cũng có cái như bạn nói. A l p h a m a Talk 05:47, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Nếu một rối được phân quyền "thành viên tự đánh dấu tuần tra" thì đây là lỗi của người phân quyền hoặc do quy định không chắc chắn chứ nếu mọi thứ đều chặt chẽ thì sẽ không lọt được thành viên kém chất lượng nào, vậy nên rà lại danh sách thành viên có quyền "thành viên tự đánh dấu tuần tra" là được. Ngoài ra lấy số lượng sửa đổi hoặc đánh giá cảm tính để xác định độ tin cậy của một thành viên theo tôi là không nên, nếu người ta có đủ độ tin cậy thì người ta đã được cấp quyền "tự đánh dấu tuần tra" từ lâu rồi. NXL (thảo luận) 08:32, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Thật ra cái autopatrolled bị cấp lung tung trước kia, giờ chỉ còn cách rà lại xem thì được. Ngay cả thành viên được cấp autopatrolled cũng không phải ai cũng hiểu cách thức tham gia và đóng biểu quyết. Tôi đã thêm autopatrolled vào. A l p h a m a Talk 08:56, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Nếu một rối được phân quyền "thành viên tự đánh dấu tuần tra" thì đây là lỗi của người phân quyền hoặc do quy định không chắc chắn chứ nếu mọi thứ đều chặt chẽ thì sẽ không lọt được thành viên kém chất lượng nào, vậy nên rà lại danh sách thành viên có quyền "thành viên tự đánh dấu tuần tra" là được. Ngoài ra lấy số lượng sửa đổi hoặc đánh giá cảm tính để xác định độ tin cậy của một thành viên theo tôi là không nên, nếu người ta có đủ độ tin cậy thì người ta đã được cấp quyền "tự đánh dấu tuần tra" từ lâu rồi. NXL (thảo luận) 08:32, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đúng vậy, tất cả quy định đều chỉ là tương đối ngay cả cái autopatrolled cũng có cái như bạn nói. A l p h a m a Talk 05:47, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Còn chút lấn cấn bác Alphama ơi, đó là có các thành viên "mới" spam tạo trang chào mừng thành viên và hí hoáy sửa trang trí trang cá nhân, số sửa đổi trở nên dạng "khủng" rất nhanh chóng. Do đó, BQ kiểm định viên đã yêu cầu tính sửa đổi mà không tính không gian thành viên và thảo luận thành viên. ✠ Tân-Vương 16:26, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Nhóm thành viên này là một nguồn đáng tin cậy để đóng biểu quyết. ChemistryExpert – trao ☺ 04:10, ngày 26 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Đóng bq tưởng chừng là một việc đơn giản nhưng tôi nghĩ không phải mọi thành viên đều làm được, vì người đó sẽ phải nắm được các quy định về biểu quyết và kiểm phiếu, nên tôi chọn phương án này. Tiểu Phương セロラ 02:13, ngày 4 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý NNTAI319 (thảo luận) 03:25, ngày 4 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Nhóm thành viên này là hoàn hảo và tuyệt đối nguồn đáng tin cậy. Boyconga278 (thảo luận) 06:08, ngày 4 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Bảo quản viên/hành chính viên + Điều phối viên/Thành viên tự đánh dấu tuần tra
[sửa | sửa mã nguồn]- Đồng ý Tôi muốn mọi người bình đẳng như nhau trong việc đóng một biểu quyết "cộng đồng", tuy nhiên vẫn muốn người đóng biểu quyết phải có độ tin cậy và hiểu biết nhất định. Lượng đông đảo thành viên tự đánh dấu tuần tra sẽ giảm tải khối lượng công việc cho các BQV/HCV NXL (thảo luận) 10:43, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý P.T.Đ (thảo luận) 11:18, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Nên mở đến nhóm tự đánh dấu tuần tra (cần tổng rà soát tư cách, do đã có 1 BQV cấp quyền này rất rộng rãi đến các thành viên thiếu uy tín, tôi nhớ không nhầm thì đã có 1 tài khoản rối có quyền tự đánh dấu tuần tra!!), nhưng các thành viên đóng BQ cần cực kỳ cẩn trọng, do Quy chế hiện nay có nhiều khoản "ẩn" và quy định chi tiết, rất khó tra cứu và khó hiểu hết toàn phần nếu không chú ý. ✠ Tân-Vương 07:33, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Tôi nhất trí rằng nhóm thành viên được đánh dấu tuần tra nên được trao nhiệm vụ này, phòng khi các quản trị viên quá bận tay xử lý nhiều việc khác. Jimmy Blues ♪ 10:58, ngày 2 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý với các lý do sau. — Băng Tỏa 14:55, ngày 2 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Hạn chế được trường hợp tạo tài khoản rác nhằm phá rối biểu quyết, thử nghiệm hệ thống. Cấm tài khoản này thì tạo một lô tài khoản khác để phá tiếp. Rốt cuộc phải cấm bao nhiêu cho đủ?
- Hạn chế được trường hợp thành viên mới nhiệt tình nhưng thiếu hiểu biết, khả năng họ đóng sai rất cao. Nếu không cho đóng nữa thì họ sẽ nản lòng, không muốn tham gia vào các công tác cộng đồng. Sau khi hoạt động một thời gian, quen với cách làm việc của Wikipedia rồi, đủ khả năng để đóng biểu quyết rồi mà chẳng lẽ vẫn không cho phép họ đóng biểu quyết?
- Hạn chế được trường hợp mai mốt ai đó cố tình tạo tài khoản nhằm đóng sai BQ để cộng đồng rối ren, đòi nâng lên mức autopatrolled. Lúc đó lại mở biểu quyết, bầu bán làm mất thời gian của cộng đồng. Nếu đã quyết thay đổi quy định thì nên làm cho chu toàn, nghĩ đến lợi ích lâu dài của dự án.
- Mục đích của biểu quyết này là nhằm tăng nhân lực đóng BQ cộng đồng, như chính người mở BQ đã ghi trên kia "đặc biệt là những thành viên có kinh nghiệm", số lượng autopatrolled hiện đang là 286, đủ để đóng các biểu quyết rồi.
- Khả năng autopatrolled đóng sai biểu quyết thấp hơn hẳn so với mức "mọi thành viên". Biểu quyết ít hoặc không bị đóng sai thì đỡ phải cảnh cáo, khóa tài khoản, hạn chế được đấu tố, drama. Mỗi lần như vậy đều mất công sức mất thời gian của các bên, dự án thì không được lợi.
Đồng ý Chấp nhận nhóm thành viên này để bổ sung thêm đi.Boyconga278 (thảo luận) 06:13, ngày 4 tháng 3 năm 2021 (UTC)- Chỉ được bỏ 1 phiếu thôi bạn nhé. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:48, ngày 4 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Mọi thành viên
[sửa | sửa mã nguồn]- Đồng ý Để giữ đúng nguyên tắc tất cả thành viên đều bình đẳng, nên để mọi thành viên đã đăng ký đều có thể đóng biểu quyết. BQV chỉ nên là những trọng tài "huýt còi" khi có gì đó sai phạm. Nếu thành viên nào đóng sai thì sẽ bị BQV nhắc nhở, cấm .v.v... Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 09:57, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Không có vấn đề đáng ngại. Đóng sai thì cảnh báo, ai cố tình thì cấm. Easy mode. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:48, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Cùng quan điểm với Khủng Long — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 02:05, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Đây là bách khoa toàn thư mở, nghĩa là ai cũng có thể sửa đổi và đóng góp nội dung. Tại sao lại phải giới hạn thành viên có quyền đóng biểu quyết ở đây chứ? Chúng ta cứ để bất kỳ ai cũng có thể đóng biểu quyết, miễn là hợp lệ. Còn không theo quy chế thì cảnh báo hoặc cấm những thành viên vi phạm là được, để những thành viên kỳ cựu (không phải chỉ BQV/HCV) như Nguyenhai314 hay ĐPV Nguyentrongphu có thể nhanh chóng "chốt" những BQ quan trọng như thế này. #MASTERENDLESS (Talk) 04:47, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Ai đóng cũng được, nếu một lần kết luận sai thì sau không cho người đó đóng nữa. Caruri (thảo luận) 13:31, ngày 26 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý--Nacdanh (thảo luận) 17:41, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Mình đồng ý với việc mọi thành viên đều có thể đóng biểu quyết cộng đồng, như thế sẽ công bằng hơn, thế nhưng vẫn phải có sự giám sát của những người có quyền hạn cao hơn trong cộng đồng này cùng với luật và qui định để tránh bị phá hoại. Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:13, ngày 5 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Dựa theo tôn chỉ bình đẳng của Wikipedia. Ai mà phá thì người có quyền hạn sẽ tùy cơ ứng biến ℰᶑཡɑɾᶑ ʍɑᶑ ی℘ɩعɭɓعɾƥᶑemon 04:44, ngày 9 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Như thế này là hợp lý nhất, vừa an toàn, vừa công bằng cho tất cả các thành thành viên trong giới hạn cho phép 阮孟安 12:08, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Ai đóng cũng được. 𝕲𝖗𝖎𝖒 𝕾𝖈𝖞𝖙𝖍𝖊 10:32, ngày 15 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Tất cả đều bình đẳng miễn là có sự giám sát cẩn thận từ bên trên là được. Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 10:10, ngày 20 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Ý kiến
[sửa | sửa mã nguồn]- Ý kiến Quy định này ngay từ đầu đã có vấn đề khi được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG IV - (2) vào tháng 11 năm 2019 với 4 phiếu thuận. 4 phiếu thuận này là đủ để thông qua một quy định cho Wikipedia tiếng Việt? — Băng Tỏa 14:33, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Băng Tỏa Chứ vậy chị nói xem bao nhiêu mới đủ? Wiki mấy năm gần đây drama nhiều quá nên các thành viên cũng bớt quan tăm biểu quyết hơn mấy năm trước (em bây giờ cũng thấy vậy), có được 4 phiếu em cho là "khá tốt" rồi đấy.--Thiện Hậu – Pokémon Trainer (thảo luận) 15:02, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- 4 thì ít quá. Bét cũng phải 7 phiếu. P.T.Đ (thảo luận) 15:55, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Cuộc BQ công khai, chạy thư mời rộng khắp (tôi nhớ là đã chạy tay 2 lần, còn chạy mời thảo luận trong 7-14 ngày (hình như mở thảo luận đóng góp ý đến 14 ngày, nhưng ngoài Kayani, rất ít ý kiến khác), do đó đếm phiếu không còn là lý do quan ngại, Wikipedia không phải mô hình dân chủ "đếm phiếu", chỉ dựa vào nó để thông qua cho rõ nét. "Mọi người không bỏ phiếu không hẳn là đồng ý" --> đúng! Nhưng những người không ý kiến không có quyền cản những việc đã đồng thuận xong giữa những người có ý kiến thực thi việc đồng thuận (như bàn tiền tự nguyện họp phụ huynh ở VN. Khi đề xuất và hỏi ý kiến về khoản "tự nguyện", họ im re, lặng tiếng, nhưng ra khỏi phòng họp, tiếng xì xào không sao đếm xuể) . Chính vì sự bàng quan, thờ ơ của mọi thành viên, nên việc thông qua quy chế còn lỗi. Phần đầu quy chế cho thấy gì? Đã có 14 thành viên tham gia biểu quyết, nhưng họ không tham gia các phần sau, việc này thì đành chịu. Phương cách giải quyết, gồm "gia hạn biểu quyết" để "gom đủ số phiếu" (đã được đồng thuận bỏ đi) và sau gia hạn, bỏ số phiếu tối thiểu (cũng đã bỏ). Các biểu quyết nếu rơi vào trường hợp như vậy hiện nay, đành dẹp bỏ, dù đã thảo luận dài dòng, mở BQ tốn thời gian nhiều người, e là lãng phí vô ích. Biểu quyết "cụm" mà "dẹp bỏ theo phần" như vậy thì làm sao thực hiện? Hay chỉ thông qua Quy chế có mỗi "cái đầu" do không có nội dung, e là kỳ lạ khôn tả, do đó tôi đã thông qua Quy chế, xét không có quy định chi tiết về số phiếu biểu quyết và các đề mục ít phiếu đều đồng thuận 100%, thời gian thảo luận + biểu quyết đến 45 ngày. Xin nhắc lại, việc gia hạn biểu quyết hiện nay đã bỏ, mà gia hạn chính là mục đích "kéo dài thời gian, thu đủ số phiếu (có thể phiếu chống)", cái mục đích tốt này hiện nay đã bị dẹp bỏ, e sẽ có trường hợp kỳ lạ: thông qua phần vỏ, bỏ phần ruột (như BQ chống rối 2020, các nội dung quan trọng nhất của đề mục 2 không thể thông qua, dự thảo quy định trở thành quy định, một quy định "cùn"). Chút lý giải gửi đến bạn Băng Tỏa về tình hình và hoàn cảnh lý do lúc đó tại sao thông qua Quy chế với số phiếu thấp đến như vậy. P.S: Quy định cập nhật Quy chế điều 20, gồm các loại BQ và cách đóng BQ (đã bổ sung BQ dạng BQ theo cụm như BQ bạn đang thắc mắc, lại bị dẹp bỏ vì sự bàng quan, vô cảm của các thành viên, xem ra việc chỉnh lý còn dài và còn rất khó khăn, do các thành viên không hứng thú). ✠ Tân-Vương 16:22, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- 4 thì ít quá. Bét cũng phải 7 phiếu. P.T.Đ (thảo luận) 15:55, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Băng Tỏa Chứ vậy chị nói xem bao nhiêu mới đủ? Wiki mấy năm gần đây drama nhiều quá nên các thành viên cũng bớt quan tăm biểu quyết hơn mấy năm trước (em bây giờ cũng thấy vậy), có được 4 phiếu em cho là "khá tốt" rồi đấy.--Thiện Hậu – Pokémon Trainer (thảo luận) 15:02, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
Phần 2: Người đã bỏ phiếu có được phép đóng biểu quyết cộng đồng hay không?
[sửa | sửa mã nguồn]Kết quả: Đồng ý, người đã bỏ phiếu được phép đóng biểu quyết cộng đồng. KQ: 17 phiếu thuận/1 phiếu chống. A l p h a m a Talk 10:05, ngày 23 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Thành viên có được phép đóng những biểu quyết mà họ đã bỏ phiếu hay không?
Đồng ý
[sửa | sửa mã nguồn]- Đồng ý Trước giờ vẫn vậy. P.T.Đ (thảo luận) 11:19, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Giống P.T.Đ ℰᶑཡɑɾᶑ ʍɑᶑ ی℘ɩعɭɓعɾƥᶑemon 05:28, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Theo tiền lệ, những BQ khó, nhiều phiếu có thể nhờ 2-3 thành viên cùng giúp thẩm định. ✠ Tân-Vương 07:33, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Vấn đề muôn thuở: không có đủ người. --minhhuy (thảo luận) 16:27, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Không đủ nhân lực. Cách hoạt động của Wikipedia Vi suốt gần 20 năm qua. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:47, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Cứ đủ thời gian và hợp quy chế thì ai cũng đều có quyền đóng BQ — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 02:06, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Nên trao quyền đóng BQ nhanh dành cho tất cả những thành viên hiểu biết các quy định và hướng dẫn trên ViWiki. Các BQV/HCV giờ còn chưa đủ nhân lực để tham gia kiểm phiếu và đóng BQ, trong khi nhiều BQ cộng đồng vẫn còn chưa được thông qua khi đã hết thời hạn, do đó nên mở rộng ra những thành viên khác nữa. #MASTERENDLESS (Talk) 04:47, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Người đã bỏ phiếu thường biết rõ về biểu quyết. ChemistryExpert – trao ☺ 04:13, ngày 26 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Đóng bq chỉ là kết luận dựa trên hiện trạng sẵn có, có gì đâu mà phải sợ thiên vị hay không. Caruri (thảo luận) 13:32, ngày 26 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý--Nacdanh (thảo luận) 17:23, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Không có gì không ổn. Tiểu Phương セロラ 02:14, ngày 4 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Vẫn như vậy không có gì thay đổi Mathalala (thảo luận) 03:12, ngày 4 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Vậy là mọi thành viên phải bỏ phiếu về biểu quyết đều hợp lệ. Boyconga278 (thảo luận) 06:25, ngày 4 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Người nào được "chốt hạ" trong các đối tượng được đóng biểu quyết thì có thể đóng, DÙ NGƯỜI ĐÓ CÓ THAM GIA BỎ PHIẾU HAY KHÔNG. Thậm chí 1 người vừa mở vừa đóng biểu quyết, không có vấn đề gì ở đây. Miễn là, cuộc biểu quyết đảm bảo: đúng người (tiêu chuẩn), đúng giờ (thời hạn đầu - cuối) và trong tình trạng đã được dọn sạch những phiếu sai. Khi những dòng chữ đậm được đảm bảo, việc đóng đã được đảm bảo là trung lập rồi (trừ trường hợp đặc biệt như cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Tuanminh01 vừa rồi, có thêm kiểm định phiếu của kiểm định viên). Vì thế, 1 cuộc biểu quyết với tình trạng đến hạn, đúng phiếu, đúng tỷ lệ quy định thì ai đóng cũng là khách quan. Chỉ trừ khi, bất kỳ thành viên nào phát hiện 1 vài lá phiếu sai mà người đóng bỏ sót, thì sẽ nêu ý kiến để hồi lại, điều chỉnh kết quả, cũng không có gì là không trung lập.Trungda (thảo luận) 09:21, ngày 5 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Nhất trí với các ý kiến từ những lá phiếu trên. Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:14, ngày 5 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý người đóng BQ chỉ dựa trên kết quả thực tế thì không có vấn đề phát sinh. Sai phạm thì xử đẹp. 阮孟安 12:09, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý Chỉ cần nắm vững quy định và hướng dẫn là đủ quyền đóng BQ rồi. Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 10:10, ngày 20 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Phản đối
[sửa | sửa mã nguồn]- Phản đối Theo tinh thần trung lập, những thành viên tham gia biểu quyết thì không nên đóng và kết luận biểu quyết, thậm chí cả người mở biểu quyết cũng không nên có quyền đóng biểu quyết của chính mình. Nếu để thành viên vừa mở, vừa tham gia biểu quyết đóng biểu quyết thì không khác gì "vừa đá bóng vừa thổi còi, tự làm tự ăn", ngay cả với tất cả quản trị viên tham gia biểu quyết cũng vậy. Những ai không tham gia cuộc biểu quyết thì đóng biểu quyết mới trung lập và không có ai dị nghị về việc này. Đây mới là tinh thần tôi từng thấy ở các dự án Wikipedia lớn, Wikipedia tiếng Việt cũng nên vậy đi. Hơn nữa, cũng tránh trường hợp các con rối tham gia biểu quyết rồi tự đóng biểu quyết và khoe thành tích của mình. A l p h a m a Talk 16:15, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Xin hỏi "tham gia" theo ý bác Alphama cụ thể là ra sao (ý kiến, bỏ phiếu,...)? ✠ Tân-Vương 16:23, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Tôi đang phân vân giữa 2 cách: một là là bất kỳ ai tham gia cuộc biểu quyết (chỉ cần thảo luận là tham gia), hai là chỉ bỏ phiếu. Tôi không có ý kiến nếu ai đó sử dụng 1 trong 2 cách này. A l p h a m a Talk 16:26, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Nếu chỉ vì tham gia thảo luận, đặt câu hỏi, nêu ý kiến, bày tỏ quan ngại mà mất quyền đóng BQ thì tôi thấy như vậy là chúng ta tự làm khó mình, đặc biệt là trong những giai đoạn dự án neo người. Tôi ủng hộ cách 2: nếu đã bỏ phiếu rồi thì không được đóng BQ, còn những ai chỉ ý kiến thôi (không bỏ phiếu) thì vẫn được quyền đóng BQ. — Băng Tỏa 16:37, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Ở trên có 1 câu ghi rất rõ "Thành viên có được phép đóng những biểu quyết mà họ có tham gia bỏ phiếu hay không?". Tại en:Wikipedia:Non-admin closure có ghi rõ: Để tránh nghi ngờ, biên tập viên không bao giờ nên đóng bất kỳ thảo luận nào mà họ đã tham gia bỏ phiếu ("For the avoidance of doubt, editors should never close any discussion where they have !voted"). ~ Violet (talk) ~ 17:00, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Ra là vậy, thanks Violet. Tôi Đã sửa câu chữ lại cho rõ nghĩa là "đã bỏ phiếu", chứ từ "tham gia" quá chung chung. — Băng Tỏa 18:10, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Ở trên có 1 câu ghi rất rõ "Thành viên có được phép đóng những biểu quyết mà họ có tham gia bỏ phiếu hay không?". Tại en:Wikipedia:Non-admin closure có ghi rõ: Để tránh nghi ngờ, biên tập viên không bao giờ nên đóng bất kỳ thảo luận nào mà họ đã tham gia bỏ phiếu ("For the avoidance of doubt, editors should never close any discussion where they have !voted"). ~ Violet (talk) ~ 17:00, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Nếu chỉ vì tham gia thảo luận, đặt câu hỏi, nêu ý kiến, bày tỏ quan ngại mà mất quyền đóng BQ thì tôi thấy như vậy là chúng ta tự làm khó mình, đặc biệt là trong những giai đoạn dự án neo người. Tôi ủng hộ cách 2: nếu đã bỏ phiếu rồi thì không được đóng BQ, còn những ai chỉ ý kiến thôi (không bỏ phiếu) thì vẫn được quyền đóng BQ. — Băng Tỏa 16:37, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Tôi đang phân vân giữa 2 cách: một là là bất kỳ ai tham gia cuộc biểu quyết (chỉ cần thảo luận là tham gia), hai là chỉ bỏ phiếu. Tôi không có ý kiến nếu ai đó sử dụng 1 trong 2 cách này. A l p h a m a Talk 16:26, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Xin hỏi "tham gia" theo ý bác Alphama cụ thể là ra sao (ý kiến, bỏ phiếu,...)? ✠ Tân-Vương 16:23, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
Ý kiến
[sửa | sửa mã nguồn]- Ý kiến Nếu mà bác Alphama phản đối thì có vấn đề nhỏ xíu, nhiều khi thành viên tham gia bỏ phiếu nhiều quá nên lại phải hì hục chạy đi nhờ ai đó đóng biểu quyết giùm chăng, cũng không to tát gì đâu. :))) Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 16:45, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đúng là có vấn đề như vậy, nhưng đó là cách dự án lớn hoạt động, có thể tôi quá chủ quan khi cho rằng Wikipedia tiếng Việt là dự án lớn, chắc cũng chỉ là cỡ dự án nhỏ thôi. Thật ra, bình thường thì không có chuyện gì, nhưng nếu biểu quyết nào đó căng thẳng (kiểu 50/50 và tranh cãi nhiều) thì phải như vậy mới trung lập. Tôi chỉ đưa 1 góc nhìn để các bạn thấy. A l p h a m a Talk 23:22, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến @Trần Nguyễn Minh Huy, Baoothersks, Mathalala, và Trungda: Phiền các quý thành viên, quý BQV bỏ phiếu tại Phần 2 cân nhắc dành thời gian xem qua Phần 1 và cho ý kiến tại đề mục này nhằm thống nhất các phương án đề xuất. Xin cảm ơn. Nguyenhai314 (thảo luận) 03:33, ngày 9 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Ý kiến khác
[sửa | sửa mã nguồn]- Ý kiến Nên định nghĩa biểu quyết cộng đồng là loại biểu quyết nào theo Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt để các thành viên có thể hiểu rõ hơn. A l p h a m a Talk 02:59, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến Cho tôi hỏi 1 câu hỏi: Đối với 2 loại biểu quyết sau đây
- BQ1, Biểu quyết về các vấn đề đã thảo luận thấu đáo nhưng không đạt đồng thuận
- BQ2, Biểu quyết về các quy định chính thức, sửa đổi quy định, quy chế chính thức
- thì hiệu lực của biểu quyết bắt đầu từ khi hết thời hạn biểu quyết hay từ khi đóng biểu quyết? Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 05:41, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Tôi hỏi mà không ai trả lời sao? Sở dĩ tôi hỏi để CÒN đưa ra quyết định của mình. Nếu hiệu lực biểu quyết bắt đầu khi vừa hết thời hạn biểu quyết thì đóng sớm hay đóng muộn là như nhau, có thể cân nhắc. Còn nếu hiệu lực biểu quyết bắt đầu khi đóng biểu quyết thì phải đóng càng sớm càng tốt. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 16:32, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Hiệu lực bắt đầu khi BQ được đóng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:52, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến Hiện tại em đang thắc mắc về "Biểu quyết cộng đồng". Không biết Nguyenhai314 có thể giải thích được cụ thể đó là những biểu quyết gì không? Nếu Đức Anh bên trên nói rằng đối tượng thành viên đóng biểu quyết cộng đồng là BQ1 và BQ2 là "BQ CỘNG ĐỒNG" thì em cho là chỉ có BQ1 là phù hợp với định nghĩa này, BQ2 là về quy định không nên để cho người tự xác nhận đóng vì quy định quan trọng hơn do được dùng rất nhiều, nên để ĐPV và BQV đóng sẽ hợp lý hơn.Thiện Hậu – Pokémon Trainer (thảo luận) 13:45, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Định nghĩa "biểu quyết cộng đồng" là tất cả những biểu quyết, thảo luận có tính cộng đồng (trừ BQ nhân sự, khu vực xóa bài và phong/giáng sao). Trong phạm vi này là BQ1 và BQ2. Quý ĐPV không cần phải lo lắng chuyện đóng đúng hay đóng sai. Đúng là các dạng biểu quyết này nên để ĐPV và BQV đóng thì hơn, nhưng cái quy chế biểu quyết bắt buộc phải trao đặc quyền đóng biểu quyết cho nhóm BQV. Xem en:Wikipedia:Non-admin closure. Bên en nhân lực đông, BQV nhiều gấp mấy chục lần BQV ta mà họ không có kiểu đặc quyền như bên ta. Chưa kể bên ta còn có chuyện trây ỳ, bận rộn, viện cớ không đóng biểu quyết. Nghịch lý ở chỗ một dự án ít người thì nên mở ra cho nhiều nhóm thành viên khác nhau cùng giải quyết chứ ai đời lại đóng vào? Đóng sai thì sửa, đóng bậy thì nhắc nhở, cố tình thì cấm, có gì phải phức tạp. Đã giữ đặc quyền mà còn đóng bậy thì bảo làm thế nào?
- Alphama (bảo quản viên): đóng bậy biểu quyết Viết hoa chữ nhà khi gọi tên triều đại (xem [1]).
- NhacNy2412 (điều phối viên): xem Thảo_luận_Thành_viên:NhacNy2412#Kiểm_đếm_phiếu_khi_đóng_biểu_quyết, Thảo_luận_Thành_viên:NhacNy2412#Đóng_biểu_quyết_trước_hạn.
Viện dẫn ra đây để thấy, bất kỳ ai cũng có thể sai sót khi đóng biểu quyết, ở bất kỳ dạng nào. Quan trọng là cách xử lý với người đóng sai chứ không nên thủ sẵn trong đầu định kiến rằng một nhóm thành viên nào đó là những người chuyên đóng sai. Hai chuyện này vốn khác biệt. Nguyenhai314 (thảo luận) 14:02, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Hải, tôi không có cố ý đóng bậy, tôi chỉ có ý là sử dụng đồng thuận trong trường hợp nếu bạn đã bỏ phiếu vào mục Tự do sử dụng một trong hai cách viết thì Giải quyết mâu thuẫn sẽ như thế nào. Đây chỉ là cách phòng hờ cho tương lai. Nhưng nếu bạn muốn diễn giải theo cách hiểu khác thì tôi đã sẵn sàng OK với bạn còn gì? A l p h a m a Talk 14:11, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đúng là kết luận sai chút ít (như bàn bạc) thì không có gì đáng ngại lắm. Tuy nhiên, lúc đó đề mục không đủ 10 phiếu vẫn kết luận được thì nghĩa là đóng bậy. Tôi cũng không có dùng câu nào có chữ cố ý. Tôi chỉ là đang viện dẫn một trường hợp tiêu biểu cho việc sai sót, không có ý xúc phạm gì quý BQV cả, mong quý BQV không hiểu nhầm. – Nguyenhai314 (thảo luận) 14:22, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Có lẽ bạn đã cho rằng "tinh thần đồng thuận" thấp hơn "biểu quyết", có lẽ chúng ta khác nhau góc nhìn. Ok, tùy bạn. A l p h a m a Talk 14:25, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Nhân tiện mời bạn đọc lại Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia:
- Có lẽ bạn đã cho rằng "tinh thần đồng thuận" thấp hơn "biểu quyết", có lẽ chúng ta khác nhau góc nhìn. Ok, tùy bạn. A l p h a m a Talk 14:25, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Đúng là kết luận sai chút ít (như bàn bạc) thì không có gì đáng ngại lắm. Tuy nhiên, lúc đó đề mục không đủ 10 phiếu vẫn kết luận được thì nghĩa là đóng bậy. Tôi cũng không có dùng câu nào có chữ cố ý. Tôi chỉ là đang viện dẫn một trường hợp tiêu biểu cho việc sai sót, không có ý xúc phạm gì quý BQV cả, mong quý BQV không hiểu nhầm. – Nguyenhai314 (thảo luận) 14:22, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
“ | Wikipedia cũng không phải là nơi thử nghiệm mô hình dân chủ. Phương thức chủ yếu và được khuyến khích là tìm kiếm sự đồng thuận thông qua thảo luận và giải quyết những mâu thuẫn, chứ không phải là biểu quyết. Do vậy, việc lấy các ý kiến của đa số không thể coi là nguyên tắc hoạt động của Wikipedia. Tuy nhiên, các biểu quyết theo mô hình dân chủ trực tiếp (với đa số phiếu thắng thiểu số) trong Wikipedia vẫn thường xuyên được sử dụng, kết quả của những biểu quyết này thường chỉ là một trong những giải pháp để đưa ra quyết định cuối cùng. Những thảo luận bên trong từng biểu quyết là cực kỳ quan trọng để thu nhận được sự đồng thuận. Ví dụ, một hoạt động rất quan trọng trong Wikipedia là đánh giá xem bài viết nào không thuộc Wikipedia thông qua mục Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Trang này cần phải được hiểu là những thảo luận xung quanh việc giữ hay xoá còn quan trọng hơn nhiều so với số phiếu cao nhất. | ” |
A l p h a m a Talk 14:26, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Hahahaha tôi đang bàn đến việc quý BQV đóng biểu quyết sai quy định, liên quan gì đến tinh thần đồng thuận? Mà cái biểu quyết đó là "Biểu quyết" chứ có phải thảo luận tìm đồng thuận đâu mà trích dẫn cái này vào làm gì. Ngay chính câu trên cũng có trích dẫn: Tuy nhiên, các biểu quyết theo mô hình dân chủ trực tiếp (với đa số phiếu thắng thiểu số) trong Wikipedia vẫn thường xuyên được sử dụng, kết quả của những biểu quyết này thường chỉ là một trong những giải pháp để đưa ra quyết định cuối cùng. Trích dẫn thêm Wikipedia:Biểu quyết/Điều lệ:
Tổng số phiếu trong tất cả các loại biểu quyết nên có tối thiểu 10 phiếu.
- Nếu đây chỉ là "thảo luận tìm đồng thuận", không quan tâm đến lá phiếu thì tại sao có một số phiếu bị gạch vì không đủ điều kiện? ^_^ – Nguyenhai314 (thảo luận) 14:33, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Tôi đã ghi rất rõ trong kết luận đó là dựa theo tinh thần đồng thuận. Tôi nghĩ là chúng ta khác nhau góc nhìn, vì vậy có thảo luận với bạn cũng vô nghĩa. A l p h a m a Talk 14:37, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Lưu ý bạn dùng từ "Hahahaha" có thể "hành vi tạo ra một bầu không khí thiếu tôn trọng nhau" đấy. Tôi nghĩ là vẫn quay lại biểu quyết này thì hơn. A l p h a m a Talk 14:38, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Quý BQV không cần để ý làm gì, tôi chỉ thấy cuộc thảo luận của chúng ta căng thẳng quá nên cười để giải tỏa căng thẳng, chứ nào có "không tôn trọng" gì quý BQV? Nói về tôi trọng thì quý BQV là một trong những người mà tôi tôn trọng nhất ở dự án này. ^_^ – Nguyenhai314 (thảo luận) 14:44, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Tôi chỉ nhắc bạn như vậy (đây coi như là lần nhắc nhở đấy), hi vọng bạn không lặp lại điều này với các thành viên khác và thảo luận nghiêm túc trên tinh thần cầu thị. Nào hãy quay lại biểu quyết này đi trước đi khá xa các vấn đề ngoài lề. A l p h a m a Talk 14:45, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Quý BQV không cần để ý làm gì, tôi chỉ thấy cuộc thảo luận của chúng ta căng thẳng quá nên cười để giải tỏa căng thẳng, chứ nào có "không tôn trọng" gì quý BQV? Nói về tôi trọng thì quý BQV là một trong những người mà tôi tôn trọng nhất ở dự án này. ^_^ – Nguyenhai314 (thảo luận) 14:44, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Lưu ý bạn dùng từ "Hahahaha" có thể "hành vi tạo ra một bầu không khí thiếu tôn trọng nhau" đấy. Tôi nghĩ là vẫn quay lại biểu quyết này thì hơn. A l p h a m a Talk 14:38, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Tôi đã ghi rất rõ trong kết luận đó là dựa theo tinh thần đồng thuận. Tôi nghĩ là chúng ta khác nhau góc nhìn, vì vậy có thảo luận với bạn cũng vô nghĩa. A l p h a m a Talk 14:37, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Hai bắc nên từ từ, ở trên Wiki này đừng căng quá, vì đây cũng mà một môi trường giao tiếp mà. Đôi khi đùa vui xíu cũng được nhưng "vui thôi, đừng vui quá" (Trích câu trong Video về đa cấp của VTV24).Thiện Hậu – Pokémon Trainer (thảo luận) 14:59, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Tôi đang rất nghiêm túc và cầu thị đấy thôi. Có chỗ nào không nghiêm túc đâu nhỉ? Tôi không thấy "hahahahaha" có điều gì đặc biệt. Chắc là quý BQV nhạy cảm quá. Thôi khác nhau góc nhìn nên đồng ý là không nên thảo luận thêm. – Nguyenhai314 (thảo luận) 14:51, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Em nghĩ rằng việc giải quyết vấn đề theo tinh thần đồng thuận giống Wikipedia tiếng Anh như Alphama nối hay kiểu biểu quyết như Nguyenhai314 nói điều được cả. Nhưng mà chúng ta xưa nay dùng biểu quyết thì nên để vậy. Bản thân em cũng không hiểu tại sao ở đây lại thích biểu quyết (trong khi có thể được giải quyết qua thảo luận hay hướng dẫn hoặc quy định, chỉ nên lấy biểu quyết làm phương sách cuối cùng. Lý do bên tiếng Anh nói "đồng thuận" mà không ra giới hạn là vì muốn để môi trường Wiki mở và dân chủ nhất có thể, tránh kiểu phe phái và vận động biểu quyết tạo thế không công bằng và dân chủ cho các thành viên, vì thể mặc dù có những thảo luận rất sôi nổi và không thể đóng sớm khi "lòng dân" chưa đồng thuận.Thiện Hậu – Pokémon Trainer (thảo luận) 14:56, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Rất đơn giản: tại vì dự án này thiếu người. Càng đông người am hiểu về một khía cạnh thì giá trị trong thảo luận càng lớn, nhưng do quanh đi quẩn lại chỉ có vài người thì để giải quyết vấn đề cho nhanh, đành phải chọn phương án đa số thắng thiểu số. Cách thay đổi nên đến từ việc nhỏ nhặt nhất: dẹp bỏ kiểu trình bày số phiếu 123 khi không cần thiết đi, hãy biến nó thành hình tròn hoa thị. --minhhuy (thảo luận) 15:03, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Tôi chỉ nói với các bạn thế này, nếu cứ dùng biểu quyết cho là OK đi thì bao giờ mới giải quyết hết đống vấn đề ở Wikipedia, như BQXB hì hục có vài trăm bài mà không tài nào biểu quyết xong hết. Vì vậy, ý tôi là cái gì đồng thuận với nhau nhanh và dễ thì cứ làm để thông qua (tên bài, vấn đề nội dung bài,...), còn cái gì mà mâu thuẫn không thể giải quyết thì mới biểu quyết. Các bạn cứ để cái biểu quyết "ăn sâu" vào dự án quá cũng không hẳn là điều tốt, làm nhiều người đến sau dự án này hiểu sai ở việc là dùng biểu quyết để phân định thắng thua. A l p h a m a Talk 15:11, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Điều này thì ai cũng biết. Nhưng cái "quy chế biểu quyết" còn nằm chềnh ềnh ra đấy, buộc thay đổi quy định phải thông qua biểu quyết thì bất đắc dĩ nhiều người phải làm thế, chứ thiết nghĩ cũng chẳng ai muốn tốn thời gian mở biểu quyết, phát thư mời, đếm phiếu này nọ, rất phí thời gian, công sức vô ích. Còn chuyện biểu quyết với thảo luận thì cái nào cũng có mặt lợi mặt hại riêng. Ví như nếu chuyển từ biểu quyết sang thảo luận đồng thuận thông thường thì có mà chống rối không xuể, rồi IP vào cho ý kiến, cần phải làm rõ hơn, không phải muốn là được. – Nguyenhai314 (thảo luận) 15:17, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Tôi thấy mở biểu quyết là sáng suốt rồi. Anh em chẳng mở thảo luận quy chế, mở biểu quyết quanh năm suốt tháng rồi còn gì, mà đã chuyên nghiệp rồi rồi thì không mất thời gian lắm. Phương án này là tối ưu và nhanh chóng nhất rồi. Vĩnh Lạc Đế Nội các 15:20, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Em nghĩ nếu chuyển sang thảo luận đồng thuận em cho là cần phải có một số hạn chế nhất định. Hơn nữa phải đảm bảo không có rối để tránh phá hoại trước việc Wiki đang bị các "thế lực xấu phản động, thù địch chống phá Wiki ngày càng có hệ thống, tổ chức chặt chẽ, thủ đoạn rất tinh vi, chống phá toàn diện trên nhiều phạm vi, lĩnh vực, không chỉ đơn thuần là vấn đề về bài viết mà còn bao hàm cả các vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Thiện Hậu – Pokémon Trainer (thảo luận) 15:29, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Điều này thì ai cũng biết. Nhưng cái "quy chế biểu quyết" còn nằm chềnh ềnh ra đấy, buộc thay đổi quy định phải thông qua biểu quyết thì bất đắc dĩ nhiều người phải làm thế, chứ thiết nghĩ cũng chẳng ai muốn tốn thời gian mở biểu quyết, phát thư mời, đếm phiếu này nọ, rất phí thời gian, công sức vô ích. Còn chuyện biểu quyết với thảo luận thì cái nào cũng có mặt lợi mặt hại riêng. Ví như nếu chuyển từ biểu quyết sang thảo luận đồng thuận thông thường thì có mà chống rối không xuể, rồi IP vào cho ý kiến, cần phải làm rõ hơn, không phải muốn là được. – Nguyenhai314 (thảo luận) 15:17, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Tôi chỉ nói với các bạn thế này, nếu cứ dùng biểu quyết cho là OK đi thì bao giờ mới giải quyết hết đống vấn đề ở Wikipedia, như BQXB hì hục có vài trăm bài mà không tài nào biểu quyết xong hết. Vì vậy, ý tôi là cái gì đồng thuận với nhau nhanh và dễ thì cứ làm để thông qua (tên bài, vấn đề nội dung bài,...), còn cái gì mà mâu thuẫn không thể giải quyết thì mới biểu quyết. Các bạn cứ để cái biểu quyết "ăn sâu" vào dự án quá cũng không hẳn là điều tốt, làm nhiều người đến sau dự án này hiểu sai ở việc là dùng biểu quyết để phân định thắng thua. A l p h a m a Talk 15:11, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Rất đơn giản: tại vì dự án này thiếu người. Càng đông người am hiểu về một khía cạnh thì giá trị trong thảo luận càng lớn, nhưng do quanh đi quẩn lại chỉ có vài người thì để giải quyết vấn đề cho nhanh, đành phải chọn phương án đa số thắng thiểu số. Cách thay đổi nên đến từ việc nhỏ nhặt nhất: dẹp bỏ kiểu trình bày số phiếu 123 khi không cần thiết đi, hãy biến nó thành hình tròn hoa thị. --minhhuy (thảo luận) 15:03, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến Đọc phần thảo luận hồi trước và một lá phiếu trong biểu quyết này thấy nhắc tới "bình đẳng", vậy nên tôi xin trình bày chút ý kiến cá nhân. Bản thân cái việc đóng biểu quyết không phải là một cái "đặc quyền", nên việc một nhóm thành viên có khả năng đóng biểu quyết, nhóm còn lại thì không, nó không tác động gì tới cái mà các bạn cho là "bình bằng, dân chủ" cả. Đơn thuần là có một nhóm thành viên phải làm nhiều việc, có trách nhiệm nhiều hơn những người còn lại mà thôi. Về cơ bản, chúng ta vẫn là thành viên như nhau. Người mở biểu quyết cũng nên có trách nhiệm theo dõi sát và báo bảo quản viên để họ làm việc kịp thời. Vậy nên, nếu là vì mục đích đảm bảo tính "bình đẳng" thì tôi nghĩ là không cần thiết, giữ nguyên hiện trạng đi. Tuy nhiên, nếu là để giảm bớt gánh nặng cho BQV, hoặc giúp các biểu quyết đóng đúng thời hạn hơn thì tôi ủng hộ. Vĩnh Lạc Đế Nội các 17:26, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Tôi đồng ý với bạn 1 số quan điểm. Vậy tôi kể bạn câu chuyện tóm tắt để này, ngày trước dự án viwiki vắng người cho nên cứ theo tinh thần có người đóng là tốt rồi, sau đó xuất hiện các rối thao túng biểu quyết mới nâng lên mức để BQV/HCV đóng, rồi lại đến thời nay khi thành viên đông hơn, đòi "dân chủ ở dự án không phải là nơi thử nghiệm về dân chủ" thì lại có xu hướng muốn quyền đóng biểu quyết dành cho mọi người. Có thể thấy, mọi quy định đều không cố định mà chỉ thay đổi theo từng thời, lúc thế này lúc thế kia. Việc đóng biểu quyết hay không không quan trọng, quan trọng là cộng đồng có đồng ý với cách đóng biểu quyết và kết quả biểu quyết không đã, cái đấy mới quan trọng. Hơn nữa ai mở thì người đó nên có trách nhiệm tối thiểu với biểu quyết mình mở ra hoặc là cộng đồng bảo ban nhau mà đóng cho đúng, vậy thôi. A l p h a m a Talk 05:58, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)
Nên thiết lập một trình tự động đóng biểu quyết
[sửa | sửa mã nguồn]Việc đóng biểu quyết hoàn toàn là một việc có tính chất cơ học. Nó bao gồm một số thao tác:
- Đo đếm thời gian xem đã đến thời điểm đóng biểu quyết theo quy định hay chưa (có thể chính xác đến từng giờ, từng phút).
- Đưa ra công bố dừng biểu quyết.
- Đếm số phiếu thuận;
- Đếm số phiếu chống;
- Đếm số ý kiến khác;
- Đưa ra kết quả so sánh số phiếu thuận và chống;
- Đưa ra kết luận về vấn đề cần biểu quyết.
Các thao tác này được lặp đi lạp lại trong tất cả các cuộc biểu quyết của cộng đồng Wkipedia. Vì vậy, tôi đề nghị các hành chính viên, bảo quản viên phát huy năng lực công nghệ AI của các bạn để biên soạn một trình tự động đóng biểu quyết. Trình AI này sẽ thay thế cho công việc của các HCV, BQV.v.v... thực hiện việc đóng biểu quyết và đưa ra kết quả cuối cùng. Kính mong cộng đồng Wikipedia tiếng Việt và Wikipedia các ngôn ngữ khác xem xét. --Двина-C75MT 08:53, ngày 9 tháng 3 năm 2021 (UTC)--
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Là các biểu quyết, thảo luận thuộc phạm vi cộng đồng, có tính cộng đồng, thuộc nội dung điều chỉnh của quy chế biểu quyết. Bao gồm:
- BQ1. Biểu quyết về các vấn đề đã thảo luận thấu đáo nhưng không đạt đồng thuận
- BQ2. Biểu quyết về các quy định chính thức, sửa đổi quy định, quy chế chính thức.