Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giá Rai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 334: Dòng 334:


[[Tập tin:Giá Rai chào mùa xuân 2020.jpg|nhỏ|giữa|250px|Xuân Canh Tý 2020 ở thị xã Giá Rai]]
[[Tập tin:Giá Rai chào mùa xuân 2020.jpg|nhỏ|giữa|250px|Xuân Canh Tý 2020 ở thị xã Giá Rai]]

[[Tập tin:Giá Rai vào xuân 2020 về đêm.jpg|nhỏ|giữa|250px|Khu hành chính thị xã Giá Rai vào xuân về đêm]]


== Chú thích ==
== Chú thích ==

Phiên bản lúc 07:56, ngày 26 tháng 5 năm 2020

Giá Rai
Thị xã
Thị xã Giá Rai
Thánh đường Tắc Sậy ở thị xã Giá Rai
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhBạc Liêu
Trụ sở UBNDQuốc lộ 1A, khóm 1, phường 1
Phân chia hành chính3 phường, 7 xã
Thành lập11/5/2015[1]
Loại đô thịLoại IV
Năm công nhận2013[2]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDĐỗ Minh Thắng
Chủ tịch HĐNDNguyễn Chí Thiện
Chủ tịch UBMTTQPhạm Hoàng Anh
Chánh án TANDNguyễn Thị Ngoan
Viện trưởng VKSNDPhan Trường Giang
Địa lý
Tọa độ: 9°16′18″B 105°30′39″Đ / 9,27167°B 105,51083°Đ / 9.27167; 105.51083
Giá Rai trên bản đồ Việt Nam
Giá Rai
Giá Rai
Vị trí thị xã Giá Rai trên bản đồ Việt Nam
Diện tích354,49 km²
Dân số (2018)
Tổng cộng142.790 người
Thành thị56.400 người (40%)
Nông thôn86.390 người (60%)
Mật độ403 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chínhVN-55
Mã bưu chính96xxxx
Mã điện thoại291
Biển số xe94-D1
WebsiteThị xã Giá Rai

Giá Rai là một thị xã ở nằm ở phía tây tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

Địa lý

Vị trí địa lý

Thị xã Giá Rai nằm ở phía tây tỉnh Bạc Liêu, có vị trí địa lý:

Thị xã Giá Rai cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 32 km về phía tây, có chiều dài tuyến Quốc lộ 1A đi qua hơn 30 km.

Địa hình

Với địa hình tự nhiên khá ôn hoà và bằng phẳng, thị xã Giá Rai có nhiều sông ngòi, đặc biệt là Kênh Xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp có đoạn chảy qua địa bàn, có hai vùng nước ngọt và mặn.

Thị xã Giá Rai nằm trên bán đảo Cà Mau ngập mặn quanh năm. Đất Giá Rai là vùng đất trẻ, địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,6 - 0,8 m so với mực nước biển. Khu vực ven quốc lộ 1A cao hơn các vùng khác. Địa hình chia làm 4 nhóm:

- Địa hình cao chiếm 39%.

- Địa hình trung bình 27,5%.

- Địa hình thấp 26,5%.

- Địa hình thấp trung bình 7%.

Hành chính

Thị xã Giá Rai có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 phường: 1, Hộ Phòng, Láng Tròn và 7 xã: Phong Tân, Phong Thạnh, Phong Thạnh A, Phong Thạnh Đông, Phong Thạnh Tây, Tân Phong, Tân Thạnh với 17 khóm và 54 ấp.

Danh sách các đơn vị hành chính cấp xã

Ðơn vị hành chính cấp xã Phường
1
Phường
Hộ Phòng
Phường
Láng Tròn

Phong Tân

Phong Thạnh

Phong Thạnh A

Phong Thạnh Đông

Phong Thạnh Tây

Tân Phong

Tân Thạnh
Diện tích (km²) 11,80 11,94 33,20 53,81 46,07 34,71 20,45 53,04 62,84 27,54
Dân số (người) 19.413 21.135 17.855 12.583 10.061 9.271 7.178 8.199 20.725 20.459
Mật độ dân số (người/km²) 1.650 1.770 553 234 218 267 351 155 330 743
Số đơn vị hành chính 5 khóm 5 khóm 7 khóm 10 ấp 7 ấp 7 ấp 7 ấp 7 ấp 10 ấp 5 ấp
Năm thành lập 2015 2015 2015 1991 1978 2003 1991 1978 1991 1983

Lịch sử

Thời Pháp thuộc

Vào thời nhà Nguyễn độc lập, vùng đất Giá Rai và Đông Hải ngày nay thuộc một phần đất đai các tổng Long Thủy và Quảng Long, huyện Long Xuyên, phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên.

Ngày 15 tháng 6 năm 1867, sau khi chiếm xong tỉnh Hà Tiên, thực dân Pháp dần xóa bỏ hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra, trong đó có hạt Thanh tra Kiên Giang. Ngày 16 tháng 8 năm 1867, hạt Thanh tra Rạch Giá được thành lập do đổi tên từ hạt Thanh tra Kiên Giang trước đó. Hai tổng Long Thủy và Quảng Long lúc này thuộc hạt Thanh tra Rạch Giá. Về sau, lại lập thêm tổng Quảng Xuyên. Năm 1876, hạt Thanh tra Rạch Giá đổi thành hạt tham biện Rạch Giá. Năm 1882, thực dân Pháp thiết lập hạt tham biện Bạc Liêu trên cơ sở tách 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên và Long Thủy của hạt tham biện Rạch Giá hợp với 2 tổng Thạnh Hòa và Thạnh Hưng tách từ hạt tham biện Sóc Trăng chuyển sang.

Năm 1896, hai tổng Long Thủy và Quảng Long cùng thuộc hạt tham biện Bạc Liêu có các làng trực thuộc như sau:

  • Tổng Long Thủy gồm 5 làng: Thới Bình, Tân Lợi, Tân Lộc, Phong Thạnh, Long Điền;
  • Tổng Quảng Long gồm 6 làng: An Xuyên, An Trạch, Tân Trạch, Hòa Thạnh, Tân Thạnh, Định Thành.

Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương điều thống nhất gọi là "tỉnh", trong đó có tỉnh Bạc Liêu. Lúc bấy giờ tỉnh Bạc Liêu chỉ có 2 quận: Vĩnh LợiCà Mau. Quận Cà Mau khi đó gồm 3 tổng là Quảng Long, Quảng Xuyên và Long Thủy vốn trước năm 1882 cùng thuộc địa bàn hạt Rạch Giá.

Ngày 5 tháng 10 năm 1917, thực dân Pháp thành lập quận Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu. Quận Giá Rai gồm tổng Quảng Long với các làng: An Trạch, Định Thành, Hoà Thạnh và Tân Thạnh. Ngày 24 tháng 9 năm 1938, quận Giá Rai được sáp nhập thêm tổng Long Thủy từ quận Cà Mau với các làng: Phong Thạnh, Phong Thạnh Tây, Long Điền, Vĩnh Mỹ. Ngày 5 tháng 4 năm 1944, quận lập thêm tổng An Định gồm 2 làng An Trạch và Định Thành tách ra từ tổng Quản Long. Quận lỵ Giá Rai đặt tại làng Phong Thạnh thuộc tổng Long Thủy.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Lúc này, Giá Rai vẫn là huyện thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Giai đoạn 1956-1976

Việt Nam Cộng hòa

Ngày 9 tháng 3 năm 1956, theo Sắc lệnh 32-NV, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sáp nhập 4 xã trước đó thuộc quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu là Định Thành, Hoà Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây vào địa bàn tỉnh Cà Mau mới được thành lập.

Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Sóc Trăng được hợp nhất thành tỉnh mới là tỉnh Ba Xuyên vào ngày 22 tháng 10 năm 1956. Lúc này, quận Giá Rai thuộc tỉnh Ba Xuyên. Quận Giá Rai chỉ còn một tổng là Long Thủy với 4 xã: Phong Thạnh, Long Điền, An Trạch, Vĩnh Mỹ. Quận lỵ đặt tại xã Phong Thạnh.

Ngày 24 tháng 12 năm 1961, xã Vĩnh Hưng và xã Vĩnh Phú, nguyên thuộc quận Phước Long (lúc này được bàn giao cho tỉnh Chương Thiện mới được thành lập) được sáp nhập vào quận Giá Rai thuộc tỉnh Ba Xuyên.

Ngày 18 tháng 4 năm 1963, xã Vĩnh Phú thuộc quận Giá Rai, tỉnh Ba Xuyên được sáp nhập trở lại vào quận Phước Long, tỉnh Chương Thiện.

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254-NV quy định kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1964, tái lập tỉnh Bạc Liêu. Quận Giá Rai trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến năm 1975. Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận. Năm 1970, quận Giá Rai có 5 xã: Phong Thạnh, Long Điền, An Trạch, Vĩnh Mỹ, Vĩnh Hưng.

Chính quyền cách mạng

Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây giải thể tỉnh Bạc Liêu, đồng thời đưa huyện Giá Rai giao về tỉnh Sóc Trăng quản lý. Năm 1962, huyện Giá Rai được chính quyền Cách mạng sáp nhập vào tỉnh Cà Mau. Tháng 11 năm 1973, khi Liên Tỉnh uỷ miền Tây tái lập tỉnh Bạc Liêu thì huyện Giá Rai trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu như trước cho đến năm 1976.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Huyện lỵ là thị trấn Giá Rai, được thành lập do tách một phần nhỏ đất đai từ các xã Phong Thạnh và Long Điền.

Từ năm 1976 đến nay

Tháng 2 năm 1976, Giá Rai là huyện của tỉnh Minh Hải.

Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Chính phủ ban hành Quyết định 181-CP[3]. Theo đó, sáp nhập 3 xã: Định Thành, Hòa Thành, Tân Thành và thị trấn Tắc Vân của huyện Châu Thành vừa giải thể vào huyện Giá Rai. Tuy nhiên, đến ngày 29 tháng 12 năm 1978, các xã, thị trấn này lại tách ra để thành lập huyện Cà Mau.

Huyện Giá Rai còn lại 10 xã: An Trạch, Long Điền, Long Điền Đông A, Long Điền Đông B, Long Điền Đông C, Long Điền Đông K, Long Điền Tây, Phong Thạnh, Phong Thạnh Đông, Phong Thạnh Tây.

Ngày 4 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 142-CP về việc điều chỉnh địa giới xã, thị trấn thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải[4]. Theo đó:

  • Chia xã Phong Thạnh thành bốn xã lấy tên là xã Thạnh Hòa, xã Thạnh Phú, xã Thạnh Bình và xã Phong Thạnh.
  • Chia xã Phong Thạnh Đông thành năm xã lấy tên là xã Phong Nam, xã Phong Tân, xã Phong Phú, xã Phong Quý và xã Phong Thạnh Đông.
  • Chia xã Phong Thạnh Tây cùng với ấp Khúc Tréo và ấp Nhân dân của xã An Trạch cắt sang, thành bốn xã lấy tên là xã Tân Hòa, xã Tân Hiệp, xã Tân Phong và xã Phong Thạnh Tây.
  • Chia xã Long Điền thành ba xã lấy tên là xã Long Điền Tân, xã Long Điền Tiến và xã Long Điền.
  • Chia xã Long Điền Tây thành ba xã lấy tên là xã Điền Hải, xã Long Hải và xã Long Điền Tây.
  • Chia xã An Trạch (trừ ấp Khúc Tréo và ấp Nhân dân cắt sang xã Phong Thạnh Tây) thành năm xã lấy tên là xã An Hòa, xã An Bình, xã An Hạnh, An Phúc và xã An Trạch.
  • Tách ấp Chòi Mòi và ấp Cái Keo của xã Định Thành, huyện Cà Mau, lập thành một xã mới lấy tên là xã An Định, thuộc huyện Giá Rai.
  • Thành lập thị trấn huyện lỵ của huyện Giá Rai lấy tên là thị trấn Giá Rai.
  • Thành lập thị trấn Hộ Phòng thuộc huyện Giá Rai.
  • Thành lập thị trấn Gành Hào ở phía bắc giáp xã Long Điền Tây và xã Long Hải, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp kinh sáng Gành Hào – Hộ Phòng, phía nam giáp xã Tân Thuận (huyện Ngọc Hiển).

Ngày 30 tháng 8 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 94-HĐBT[5]. Theo đó, sáp nhập các xã Định Hòa, Định Thành và Tân Thạnh của huyện Cà Mau vừa giải thể vào huyện Giá Rai.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 33B-HĐBT về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn của huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải[6]. Theo đó:

  • Sáp nhập xã An Hòa và xã An Hạnh thành một xã lấy tên là xã An Hòa.
  • Sáp nhập xã An Phúc và xã An Định thành một xã lấy tên là xã An Phúc.
  • Sáp nhập xã An Bình và xã An Trạch thành một xã lấy tên là xã An Trạch.
  • Giải thể xã Long Điền Tân để sáp nhập vào xã Long Điền và xã Long Điền Tiến:
  • Giải thể xã Thạnh Hòa để sáp nhập vào xã Phong Thạnh và xã Thạnh Phú; đổi tên xã Thạnh Phú thành xã Thành Hòa.
  • Sáp nhập xã Long Điền Đông K và xã Long Điền Đông C thành một xã lấy tên là xã Long Điền Đông C.

Ngày 13 tháng 4 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định 183/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải[7]. Theo đó:

  • Sáp nhập các xã Long Điền Đông A, Long Điền Đông B, Long Điền Đông C thành xã Long Điền Đông.
  • Sáp nhập xã Long Điền Tiến vào xã Long Điền.
  • Sáp nhập các xã Long Điền Hải, Điền Hải vào xã Long Điền Tây.
  • Sáp nhập xã An Hòa vào xã An Trạch.
  • Sáp nhập xã Định Hòa vào xã Định Thành.
  • Sáp nhập các xã Tân Hiệp, Thạnh Bình vào xã Tân Phong.
  • Sáp nhập xã Thạnh Hòa vào xã Phong Thạnh.
  • Sáp nhập xã Phong Nam vào xã Phong Tân.
  • Sáp nhập các xã Phong Phú, Phong Quý vào xã Phong Thạnh Đông.
  • Sáp nhập xã Tân Hòa vào xã Phong Thạnh Tây.

Huyện Giá Rai có 3 thị trấn: Gành Hào, Giá Rai, Hộ Phòng và 12 xã: An Phúc, An Trạch, Định Thành, Long Điền, Long Điền Đông, Long Điền Tây, Phong Tân, Phong Thạnh, Phong Thạnh Đông, Phong Thạnh Tây, Tân Phong, Tân Thạnh.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bạc Liêu được tái lập, huyện Giá Rai trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu.[8]

Ngày 25 tháng 08 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Hồng Dân, Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu [9]. Theo đó, thành lập xã Phong Thạnh Đông A thuộc huyện Giá Rai trên cơ sở 2.691,54 ha diện tích tự nhiên và 15.207 nhân khẩu của xã Phong Thạnh Đông; thành lập xã Long Điền Đông A thuộc huyện Giá Rai trên cơ sở 5.947,93 ha diện tích tự nhiên và 15.342 nhân khẩu của xã Long Điền Đông.

Đến năm 2000, huyện Giá Rai có 3 thị trấn: Gành Hào, Giá Rai, Hộ Phòng và 14 xã: An Phúc, An Trạch, Định Thành, Long Điền, Long Điền Đông, Long Điền Đông A, Long Điền Tây, Phong Tân, Phong Thạnh, Phong Thạnh Đông, Phong Thạnh Đông A, Phong Thạnh Tây, Tân Phong, Tân Thạnh.

Ngày 24 tháng 12 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 98/2001/NĐ-CP, chia huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu thành hai huyện Đông Hải và Giá Rai[10]. Huyện Giá Rai sau khi điều chỉnh địa giới hành chính còn lại 33.760,06 ha diện tích tự nhiên và 118.899 nhân khẩu, gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Phong Thạnh, Phong Thạnh Đông, Phong Thạnh Đông A, Phong Thạnh Tây, Tân Thạnh, Tân Phong, Phong Tân, thị trấn Hộ Phòng và thị trấn Giá Rai.

Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường thuộc huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu[11]; theo đó, thành lập xã Phong Thạnh A thuộc huyện Giá Rai trên cơ sở 3.800 ha diện tích tự nhiên và 9.271 nhân khẩu của xã Phong Thạnh.

Từ đó, huyện Giá Rai có 2 thị trấn: Giá Rai (huyện lị), Hộ Phòng và 8 xã: Phong Tân, Phong Thạnh, Phong Thạnh A, Phong Thạnh Đông, Phong Thạnh Đông A, Phong Thạnh Tây, Tân Phong, Tân Thạnh.

Ngày 31 tháng 7 năm 2013, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định công nhận đô thị Hộ Phòng - Giá Rai là đô thị loại IV[2].

Ngày 11 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 930/NQ-UBTVQH13[1]. Theo đó:

  • Thành lập thị xã Giá Rai trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Giá Rai
  • Thành lập phường 1 trên cơ sở toàn bộ 1.186,60 ha diện tích tự nhiên và 16.906 người của thị trấn Giá Rai
  • Thành lập phường Hộ Phòng trên cơ sở toàn bộ 1.195,22 ha diện tích tự nhiên và 19.475 người của thị trấn Hộ Phòng
  • Thành lập phường Láng Tròn trên cơ sở toàn bộ 3.320,08 ha diện tích tự nhiên và 17.855 người của xã Phong Thạnh Đông A.

Sau khi thành lập, thị xã Giá Rai có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 3 phường: 1, Hộ Phòng, Láng Tròn và 7 xã: Tân Phong, Tân Thạnh, Phong Thạnh Đông, Phong Tân, Phong Thạnh, Phong Thạnh A, Phong Thạnh Tây.

Dân số

Thị xã Giá Rai có diện tích tự nhiên là 354,49 km², dân số năm 2016 là 142.017 người, trong đó: dân tộc Kinh 132.958 người chiếm 93,62%; dân tộc Hoa 2.518 người chiếm 1,77%; dân tộc Khmer 6.672 người chiếm 4,70%; dân tộc khác 50 người chiếm 0,04%. Dân số năm 2018 là 142.790 người, mật độ dân số của thị xã là 403 người/km². Trong đó, dân số sống ở thành thị là 56.400 người chiếm tỉ lệ 39,50% và dân số sống ở nông thôn là 86.390 người chiếm tỉ lệ 60,50%.

Dân số thị xã Giá Rai qua các giai đoạn năm 2010 - 2018
Năm
Thành thị
Nông thôn
Tổng
2010
36.077
101.480
137.557
2014
38.012
103.153
141.165
2015
56.036
85.619
141.655
2016
56.178
85.839
142.017
2017
56.341
86.044
142.385
2018
56.400
86.390
142.790
Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Bạc Liêu

Kinh tế - xã hội

Kinh tế

Kinh tế thị xã Giá Rai phát triển dựa và du lịch, nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Năm 2019, cơ cấu kinh tế thị xã đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết. Cụ thể, công nghiệp - xây dựng đạt 48,1%. Thương mại - dịch vụ đạt 31,6% và nông nghiệp - thủy sản đạt 20,3%. Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người năm 2019 đạt 65 triệu đồng, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết.

Về sản xuất nông nghiệp, sản lượng lương thực đạt 167.013 tấn, tăng 12.223 tấn so với cùng kỳ. Đặc biệt, đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới, năm 2019 có 4 xã đạt 19/19 tiêu chí, đạt 200% chỉ tiêu Nghị quyết.

Trong năm 2019, thị xã đã thành lập mới 56 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn lên 372 doanh nghiệp với nhiều ngành nghề kinh doanh đa dạng.

Giá Rai đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phát triển các mô hình sản xuất lúa, thủy sản chất lượng cao, bền vững.

Thị xã Giá Rai còn đẩy mạnh xúc tiến, mời gọi các doanh nghiệp, thành phần kinh tế đầu tư tham gia một số dự án vào khu công nghiệp Láng Trâm. Đối với khu vực phía bắc, sẽ tập trung đầu tư phát triển những ngành nghề mới như: may mặc, đóng tàu thuyền, chế biến nông sản, đóng đồ hộp. Khu vực phía Nam sẽ kêu gọi đầu tư phát triển mở rộng nhà máy chế biến xuất khầu thủy sản. Bên cạnh đó, thị xã cũng từng bước mở rộng không gian đô thị, đấu nối vào các tuyến đường tỉnh làm chủ đầu tư trên địa bàn, tạo điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển giữa các tỉnh lân cận, tạo bước đột phá làm thay đổi diện mạo đô thị.

Giáo dục

Hệ thống cơ sở giáo dục được nâng cấp và phát triển, có 31/45 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 68,9%. Nhiều trường học được xây dựng hiện đại và đạt chuẩn quốc gia. Giáo dục thị xã Giá Rai tự hào nhiều năm liền là lá cờ đầu của tỉnh, nên hoàn toàn có đủ cơ sở và nền tảng để xây dựng, phát triển theo hướng chất lượng cao. Thị xã đã và đang quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp theo hướng xóa dần các điểm lẻ, ghép những trường có quy mô nhỏ, xây dựng hệ thống các trường phù hợp với định hướng phát triển đô thị. Ưu tiên nguồn lực để đầu tư mô hình trường học chất lượng cao nhằm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực hội tụ đủ các yếu tố lý thuyết và kỹ năng thực tiễn. Hiện tại Giá Rai đã xây dựng 2 trường bán trú chất lượng cao (Trường tiểu học Hộ Phòng A và Trường THCS Giá Rai B). Các trường theo hướng này ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học, thu hút giáo viên giỏi trong và ngoài thị xã giảng dạy các lớp chất lượng cao. Tăng cường những hoạt động trải nghiệm, giúp học sinh bổ sung kiến thức thực tiễn và những kỹ năng hữu ích, kết hợp hài hòa giáo dục văn hóa, rèn luyện thể chất và định hướng nghề nghiệp, góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

Y tế

Y tế phát triển theo hướng hiện đại, bệnh viện được xây dựng kiên cố và phủ rộng các nơi trên địa bàn thị xã, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực theo hướng phát triển y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao, nghiên cứu ứng dụng y học tân tiến, nâng dần trình độ sử dụng máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại của đội ngũ y, bác sĩ. Từng bước xây dựng và triển khai dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao nhằm mang tới cho người dân dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt với chi phí hợp lý.

Giao thông

Kênh Bạc Liêu - Cà Mau, đoạn chảy qua thị xã Giá Rai
quản lộ phụng hiệp
Quản lộ Phụng Hiệp đi Cà Mau đoạn qua thị xã Giá Rai

Giao thông của Giá Rai chủ yếu dựa vào Quốc lộ 1Achiều dài hơn 30 km, Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp chạy qua 4 xã, tỉnh lộ Xóm Lung - Phước Long, đường Chủ Chí, đường Tân Thạnh, đường Tân Phong, đường Giá Rai - Phó Sinh, sông Gành Hào, Kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Đang gấp rút làm đường liên xã Ấp 8 Tân Thạnh - Láng Trâm để chuẩn bị nâng cấp xã Tân Thạnh lên Phường 3 thuộc thị xã Giá Rai.

Du lịch

Nhà thờ Tắc Sậy
ở Thị xã Giá Rai

Định hướng quy hoạch các điểm du lịch để kêu gọi đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch thị xã với những sản phẩm du lịch như du lịch tâm linh: nhà thờ Tắc Sậy, chùa Thiên Trúc; du lịch di tích lịch sử - văn hóa:di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng, đình thần Phong Thạnh, thất Giồng Bốm; du lịch sinh thái: vườn chim Phong Thạnh, nhằm từng bước khai thác tốt lĩnh vực du lịch trên địa bàn thị xã, đóng góp vào tốc độ phát triển kinh tế hàng năm.

Thành phố kết nghĩa

Việt Nam Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Thành phố Tam Điệp

Hình ảnh

Nhà thờ Tắc Sậy
Phường 1, thị xã Giá Rai
Khu hành chính thị xã Giá Rai
Trụ sở HĐND - UBND thị xã Giá Rai
Thị xã Giá Rai về đêm
Đồng Nọc Nạng
Xuân Canh Tý 2020 ở thị xã Giá Rai
Khu hành chính thị xã Giá Rai vào xuân về đêm

Chú thích

  1. ^ a b Nghị quyết 930/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về việc thành lập thị xã Giá Rai và 03 phường thuộc thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
  2. ^ a b “Quyết định 717/QĐ-BXD năm 2013 về việc công nhận đô thị Hộ Phòng - Giá Rai, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV do Bộ Xây dựng ban hành”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  3. ^ Quyết định 181-CP năm 1977 về việc giải thể huyện Châu Thành thuộc tỉnh Minh Hải và việc sáp nhập các xã trước đây thuộc huyện Châu Thành vào một số huyện khác thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Chính phủ ban hành
  4. ^ Quyết định 142-CP điều chỉnh địa giới xã, thị trấn thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải
  5. ^ Quyết định 94-HĐBT năm 1983 phân vạch địa giới thị xã Cà Mau và các huyện Cà Mau, Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
  6. ^ Quyết định 33B-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
  7. ^ Quyết định 183/QĐ-TCCP điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải
  8. ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành
  9. ^ Nghị định 82/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Hồng Dân, Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, Theo Nghị định Chính phủ Việt Nam.
  10. ^ Nghị định 98/2001/NĐ-CP về việc chia huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu thành hai huyện Đông Hải và Giá Rai, Theo Nghị định Chính phủ Việt Nam.
  11. ^ Nghị định 166/2003/NĐ-CP thành lập xã, phường thuộc huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Theo Nghị định Chính phủ Việt Nam.

Tham khảo