Thảo luận Thành viên:TT 1234/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Phjtieudoc trong đề tài BCB

Hoan nghênh[sửa mã nguồn]

Xin chào TT 1234/Lưu 1, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Xin bạn dành một ít thời gian xem qua các hướng dẫn sau đây trước khi viết bài:

Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả, xin đừng chép nguyên văn bài bên ngoài khi viết bài mới cũng như không truyền hình ảnh thiếu nguồn gốc và bản quyền lên Wikipedia. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:TT 1234/Lưu 1. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn. Trungda (thảo luận) 09:18, ngày 18 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nguồn tài liệu[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn đã tạo loạt bài vua chư hầu nhà Chu. Chắc bạn là IP tác giả loạt bài những ngày trước mới đăng nhập. Lưu ý bạn là cuốn Niên biểu lịch sử Trung Quốc của Phương Thi Danh (NXB thế giới 2001) không đề cập đến khá nhiều vị vua chư hầu, vì vậy đừng ghi vào bài. Với những vị vua được Phương Thi Danh đề cập, bạn hãy ghi rõ số trang.--Trungda (thảo luận) 09:18, ngày 18 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã đóng góp bài cho Wiki.  TemplateExpert  Thảo luận 12:23, ngày 22 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chú thích[sửa mã nguồn]

Chào bạn, tại đây chúng ta lấy nguồn từ tài liệu nào thì nên chú thích là lấy từ nguồn đó. Nếu bạn dịch từ các phiên bản khác thì hãy sao chép chúng sang luôn phiên bản tiếng Việt.--Cnbhkine (thảo luận) 11:22, ngày 23 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Alphama đã gửi đến cho bạn 1 ly bia miễn phí để chúc mừng. Người dùng này khuyến cáo bạn không nên uống bia quá nhiều để còn có sức làm việc cho Wiki.


Xem bản mẫu Wikipedia:Làm ly bia nào hoặc dùng {{thế:Làm ly bia nào}} để gửi ly bia miễn phí đến ai đó bạn biết.

Đổi hướng[sửa mã nguồn]

Wikipedia có chức năng đổi hướng tên bài, nó là hình tam giác ở bên trái ô tìm kiếm. --Cnbhkine (thảo luận) 15:38, ngày 31 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xuân Thu/Chiến Quốc[sửa mã nguồn]

Bài viết trên Wikipedia nói rằng Xuân Thu kéo dài từ 722 TCN đến 481 TCN (zh ghi là 476 TCN) và Chiến Quốc là từ 475 TCN trở đi, hình như bạn đã sắp xếp không đúng với các mốc này ở một số bạn mẫu.--CNBH (thảo luận) 04:15, ngày 6 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

  • Ở đây mình lấy thời điểm Tam gia phân Tấn (404 TCN) làm giai đoạn mở đầu thời Chiến Quốc. Nếu bạn cho rằng như vậy không phù hợp thì mình sẽ sửa lại
Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, TT 1234. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận Bản mẫu:Vua nước Tống.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

Bạn mới có loạt sửa đổi các bản mẫu vua chư hầu nhà Chu theo cách phân kỳ, nhưng tôi thấy cách làm này không hợp lý.

  1. Cách chia theo thời kỳ như Tây Chu, Xuân Thu và Chiến Quốc rất khó rạch ròi, vì năm phân cách Tây Chu với Xuân Thu là 770 TCN chỉ là năm chuyển giao 2 đời vua nhà Chu (U vương và Bình vương), còn các chư hầu thì gần như không có sự chuyển giao giữa các đời vua vào năm này, họ làm vua vắt qua 2 thời kỳ. Với thời Xuân Thu và Chiến Quốc, việc phân chia thời kỳ còn có những cách tính khác nhau (chênh nhau tới 70 năm), chia ra dễ gây tranh cãi.
  2. Sự phân chia của bạn, trong một số trường hợp, lại không tuân theo thời kỳ hay thời gian, mà lại căn cứ theo tình hình chính trị:
    1. như Khương Tề thì phân ra kỳ cuối là sự chuyên chế của họ Điền, như vậy không thống nhất với các bản mẫu khác chỉ chia theo thời kỳ. Ngoài ra, sự nổi lên của họ Điền là 1 quá trình rất nhiều đời, có người tính từ đời Khương Tề này, có người tính từ đời Khương Tề kia, do đó việc chia này càng không nên.
    2. Với nước Tấn cũng tương tự, sự suy yếu của vua Tấn và nổi lên dần của 3 nhà cũng là 1 quá trình rất dài, không chỉ có 3 đời cuối như bạn chia trong bản mẫu
    3. Với nước Vệ, việc phân chia lại theo danh hiệu của vua Vệ: từ bá, hầu, công, quân. Nhưng trên thực tế, tước hiệu các vua vẫn có sẽ đan xen, không một mạch, mà bạn có thể nhận thấy bạn đã để Vệ Cung bá ở dòng "Vệ hầu"! (một số vua bị vua sau "giáng" khi đặt thụy hiệu do một lý do nào đó, bị "lạc loài" trong bảng thống kê)
    4. Với nước Tần, lại chia theo tình hình phát triển: từ phụ dung nhà Chu, tiến lên chư hầu chính thức lại không được chỉ ra, mà phân làm 2 thời theo danh hiệu "bá" và "vương". Tôi biết, bạn đặt hàng loạt các "Tần công" vào hàng "Tần bá" không sai (vì các vua này chỉ được con cháu chép tôn lên chứ đương thời không có tước "công"), nhưng với các bạn đọc phổ thông nhìn sẽ không hiểu và lại gây thắc mắc, tranh cãi.

Tóm lại, lịch sử diễn biến theo một quá trình lâu dài và nhiều sự phân chia chỉ có tính tương đối, ngoài ra những sự phân chia, định danh còn gây tranh cãi, do đó không nên phân chia. Vì vậy tôi phục hồi lại phiên bản cũ của các bản mẫu này.--Trungda (thảo luận) 03:06, ngày 8 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ngôi sao Bài viết mới
Xin trân trọng tặng bạn một ngôi sao nho nhỏ để bày tỏ sự cảm ơn những đóng góp của bạn đối với Wikipedia Tiếng Việt trong chủ đề lịch sử Trung Quốc. Chúc bạn vui vẻ, khỏe mạnh và tiếp tục đóng góp thêm cho Wikipedia tiếng Việt ngày một lớn mạnh.
Ngôi sao này được Cnbhkine tặng cho Thanh Toan 1234 vào lúc 13h:17, ngày 8 tháng 1 năm 2013 (UTC+7).

Chi thứ nước Tấn[sửa mã nguồn]

Khúc Ốc Hoàn ThúcKhúc Ốc Trang Bá không phải là vua Tấn, đương thời họ chỉ là lực lượng ly khai trong tông thất và không có danh chính. Tư Mã Thiên không xếp họ vào làm vua Tấn. Thời Tây Chu mệnh lệnh của thiên tử vẫn rất có hiệu lực, sau này Cơ Xứng diệt họ trưởng đoạt vị vẫn phải lấy của cải đút lót cho Chu Ly Vương để đổi lấy sự công nhận của nhà Chu mới có thể chính thức trở thành vua Tấn. Xin nói thêm rằng đến thời Đông Chu dù thiên tử đã yếu đi nhiều nhưng vẫn mang tính biểu trưng cao, nên Tam Tấn vẫn phải thỉnh thị Chu Uy Liệt Vương và được cái gật đầu mới chính thức trở thành chư hầu vua Hàn, vua Triệu, vua Ngụy. Cái mà Hoàn Thúc Thành Sư và Trang Bá Thiện còn thiếu chính là sự công nhận của nhà Chu nên họ không có được danh hiệu như ngành trưởng đa bị họ lấn lướt.--Trungda (thảo luận) 08:57, ngày 10 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chu Tuyên Vương[sửa mã nguồn]

Trong bài này bạn có viết Nước Từ thời Tây Chu là cường quốc đông di, thường chống đối thiên tử. Chu Tuyên Vương sai khanh sĩ nam trọng và thái sư Hoàng Phụ đem quân đánh Tùy. Tùy hầu phải thần phục. Sao câu đầu thì là nước Từ mà câu sau lại là nước Tùy vậy. --Cnbhkine (thảo luận) 08:26, ngày 14 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Triệu Thuẫn[sửa mã nguồn]

Bên zh ghi rằng con của Triệu Thuẫn là Triệu Sóc và Triệu Quát là con của Triệu Thôi, có gì nhầm lẫn ở đây chăng. --Cnbhkine (thảo luận) 14:01, ngày 17 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Vì hiện nay trong bản mẫu Xuân Thu có quá nhiều nước, mình tô đậm các nước có mục thế gia riêng trong Sử ký. --Cnbhkine (thảo luận) 13:53, ngày 20 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời
Ngôi Sao Đặc Biệt
Mình xin thay mặt cộng đồng xin phong tặng cho bạn vì những đóng góp bổ ích của bạn cho wikipedia tiếng Việt trong suốt thời gian qua. Xin chúc bạn hạnh phúc, mạnh khỏe và tiếp tục đóng góp thêm cho wiki mình ngày một lớn mạnh. Thân! TemplateExpert  Thảo luận 14:28, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thanks! Thanh Toan 1234 (thảo luận) 14:31, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chữ" "犨" (chōu) có thể phiên thành "thù" hoặc "sưu", nghĩa đen là "tiếng trâu/bò thở" hoặc "đột xuất". --Cnbhkine (thảo luận) 21:48, ngày 16 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bản mẫu:Lục khanh nước Tấn[sửa mã nguồn]

Mời bạn xem Thảo luận Bản mẫu:Lục khanh nước Tấn, tôi thấy nên hình thành bản mẫu mới hơn là bổ sung vào bản cũ.--Trungda (thảo luận) 09:36, ngày 20 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mời bạn tham gia cuộc biểu quyết quan trọng giải quyết các vấn đề gây tranh cãi ở Wikipedia chúng ta Wikipedia:Thảo luận#Biểu quyết.Trongphu (thảo luận) 00:04, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Còn mấy cái biểu quyết nữa, mời bạn tham gia nốt luôn Wikipedia:Thảo luận#Tranh luận và biểu quyết liên quan đến BQXB. Cảm ơn!Trongphu (thảo luận) 08:55, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Nếu bạn chỉ ghi ở phần ý kiến mà không bỏ phiếu thì coi như lời nói của bạn không có giá trị thẩm định kết quả, mời bạn bỏ phiếu nếu muốn.Trongphu (thảo luận) 11:21, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Bạn vào đây nhé [1]. --Cnbhkine (thảo luận) 14:12, ngày 3 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Dùng tài liệu[sửa mã nguồn]

Bạn mới bổ sung lớn cho 2 bài viết Bình Nguyên quânThương Ưởng. Tôi thấy có nhiều đoạn được copy nguyên từ Sử ký. Việc copy không những không phù hợp quy định, mà chỉ xét về nội dung cũng không nên, vì nhân vật chính không phải là những nhà hùng biện hay thuyết khách, trừ những đoạn họ bày tỏ kế sách lớn có thể trích dẫn còn những chỗ hội thoại khác không cần thiết; ngoài ra lời của người khác bày mưu cho họ thì càng không nên trích dẫn vào quá dài mà chỉ nên tóm tắt lại. Bạn hãy xem thêm thảo luận tại 2 bài viết này để có điều chỉnh phù hợp.--Trungda (thảo luận) 04:14, ngày 17 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nếu có thể, bạn có thể giúp phát triển bài Bách Lý Hề không ? Câu chuyện đổi 5 bộ da dê có thể đưa vào mục Bạn có biết đấy. Cảm ơn trước.--109.91.103.45 (thảo luận) 07:08, ngày 17 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mị Bát Tử[sửa mã nguồn]

Có lẽ chính người này mới là người đi "tiên phong" cho mẹ Tần vương Chính. Nhưng xem ra bà này còn sắc lạnh vô tình hơn Triệu Cơ nhiều. Không trách xưa kia người ta gọi Tần là nước "lang sói", chẳng những đàn ông mà đàn bà cũng hung dữ, như Lạn Tương Như đúc kết về truyền thống lừa gạt của nước này, trước thì Mạnh Minh lừa Tấn, sau thì Thương Ưởng lừa Ngụy, Trương Nghi lừa Sở. Ấy vậy mà Phùng Mộng Long vốn hay khai thác hình tượng phụ nữ thời Đông Chu (Văn Khương, Tuyên Khương, Ai Khương, Hạ Cơ...) lại không nói tới việc Tuyên thái hậu và vua Nghĩa Cừ trong Đông Chu liệt quốc!--Trungda (thảo luận) 03:44, ngày 23 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thụy hiệu vua Nguyễn[sửa mã nguồn]

Những tài liệu trong tay tôi không cho thấy những thụy hiệu "Xuất Đế" như vậy. Các sách phần nhiều gọi các vua Nguyễn bằng niên hiệu. Sách "Quốc triều chính biên toát yếu" gọi Hàm Nghi là "Hàm Nghi Đế". Dường như cách gọi Tiền, Trung và Hậu Xuất Đế xuất phát từ một số người có kiến thức lịch sử nhưng không viết chinh thống đặt ra, giống các trường hợp một số vua chư hầu nhà Chu được gọi là Phế công, Phế vương nhưng trên thực tế không có sách nào xác nhận những thụy hiệu này vì thực chất họ không có thụy hiệu, chỉ vì thấy họ bị mất ngôi thì gọi Phế vương (những vị này rất đa dạng: người bị phế, người bị giết, người mất nước...), tương tự với trường hợp bạn nêu, thấy họ phải ra nước ngoài thì gọi Xuất Đế. Bạn hãy nêu ý kiến thảo luận tại bài viết đó, nếu qua vài hôm không có dẫn nguồn gốc thì có thể trả những ông vua đó về theo cách gọi quen thuộc bằng niên hiệu.--Trungda (thảo luận) 17:58, ngày 26 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nhân tiện trao đổi với bạn hãy sớm bổ sung nội dung cho bài Hùng Trắc. Bài đã được tạo hơn 1 ngày nhưng hiện tại bài chỉ có biển, không có nội dung và có thể bị xóa.--Trungda (thảo luận) 18:29, ngày 26 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim phần thế phả các vua nhà Nguyễn có ghi Hàm Nghi là Xuất đế, con Thành Thái và Duy Tân thì chép là Phế đế. Nói 1 đằng, làm 1 lẻo (thảo luận) 11:59, ngày 22 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Ngụy-Trung Sơn[sửa mã nguồn]

Bạn có định viết về cuộc chiến phục quốc của Trung Sơn không? Nếu có thì bạn hãy tạo trang định hướng về Chiến tranh Ngụy-Trung Sơn và chỉ ra các bài con.--Trungda (thảo luận) 08:51, ngày 29 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tương tự với Trận Hà Tây. Nếu có 2 trận riêng biệt thì bạn nên tách làm 2 bài độc lập, dùng thời gian để phân biệt, còn Trận Hà Tây nên là trang định hướng.--Trungda (thảo luận) 08:58, ngày 29 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Yên Huệ vương[sửa mã nguồn]

Tôi thấy Sử ký, Yên Thiệu công thế gia ghi ông này mất chứ ko bị giết, còn người kế vị Vũ Thành vương cũng ko được Sử ký xác định là con Huệ vương. Nhờ bạn chú thích mấy thông tin trong bài đó.--Trungda (thảo luận) 09:30, ngày 6 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, TT 1234. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận bản mẫu:Nhân vật thời Hán Sở.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

--Trungda (thảo luận) 04:04, ngày 17 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

Một ngôi sao dành cho bạn![sửa mã nguồn]

Ngôi sao Biên tập viên
tặng bạn ngôi sao  TemplateExpert  Thảo luận 03:16, ngày 12 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời
  • Thank you very much.

Đào Hoàng[sửa mã nguồn]

Bạn có thể nhân tư liệu bài này để viết về Trận Giao châu được không? Đây là một trong các cuộc chiến thời Tam Quốc giữa Tấn và Ngô, tuy rằng vùng chiến sự không quan trọng đối với cục diện nam-bắc đương thời và cuối cùng không ảnh hưởng tới chung cuộc (Tấn mất Giao Châu nhưng vẫn diệt Ngô dễ dàng chỉ sau 1 chiến dịch). Mảng chiến sự "xa trung tâm" này rất ít được đề cập, có một lý do vì Tam Quốc diễn nghĩa cũng bỏ qua, nhưng viết để người đọc thấy rằng:

  • Chiến sự Tam Quốc rộng suốt từ bắc xuống nam, trận này là hệ quả từ việc Ngụy diệt Thục để tiếp cận địa bàn này
  • trong 17 năm từ khi Thục bị diệt tới trước khi Tấn diệt Ngô (263-280), chiến tranh không hề im ắng;
  • Chiến thắng này dường như là một "liều thuốc bổ" khiến Tôn Hạo có thêm niềm tin tấn công lên phương bắc.--Trungda (thảo luận) 03:34, ngày 6 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
À, đọc kỹ tôi mới thấy địa bàn Uất Lâm. Thực ra chiến sự chỉ bắt đầu từ 268 qua 269 tới 271, còn giai đoạn 263 - 265 là Tấn "thừa nước đục thả câu" cử người đến, do mấy viên tướng ở Giao châu tự xin theo chứ 2 bên Tấn Ngô không có đụng độ quân sự. Vậy thì nên gọi bài này là Chiến dịch Giao-Quảng (chắc sẽ không trùng với bài nào), với hoàn cảnh là Thục mất, Lã Hưng nổi dậy và các thay đổi tới năm 265.--Trungda (thảo luận) 07:33, ngày 6 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

cảm ơn[sửa mã nguồn]

vâng, cảm ơn bạn đã lưu tâm, mời bạn tiếp tục chú ý đến bài viết nhỏ của tôi để góp ý bổ sung cho nó hoàn thiện hơn, vì những bài viết này chủ yếu tôi liệt kê những nhân vật cùng thụy miếu hiệu nên có gì sai sóy bạn sủă hộ luôn cho đúng nhé Nói 1 đằng, làm 1 lẻo (thảo luận) 11:52, ngày 22 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Theo dõi Đặc biệt:Trang mới

Chào bạn, nếu bạn có thời gian rảnh, xin vui lòng ghé mục Đặc biệt:Trang mới thường xuyên để tuần tra nội dung các bài mới viết. Cách xử lý nội dung bài có thể là đặt nhãn xóa nhanh, chất lượng kém, wiki hóa, độ nổi bật, thiếu chú thích trong bài, thiếu thể loại, cần biên tập và một số nhãn liên quan sao cho phù hợp với từng bài. Thêm nữa, xin vui lòng liên kết ngôn ngữ trong bài tới các ngôn ngữ khác, xếp thể loại, bản mẫu nếu cần thiết. Cuối cùng xin đánh dấu dòng chữ đã tuần tra dưới đáy trang mỗi bài để hoàn tất và hãy khéo léo với người mới.

Đây là thông điệp nhắc việc. Bạn nhận thông điệp này là vì bạn có quyền hạn với tư cách là tuần tra viên. Cảm ơn bạn!  TemplateExpert  Talk - Help 03:31, ngày 21 tháng 11 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thảo luận[sửa mã nguồn]

Mời bạn vào thảo luận ở bài Tùy Dạng Đế trước khi đổi tên bài. Ngoài ra bạn nên tránh việc đổi tên theo kiểu copy/paste vừa rồi vì việc đó sẽ làm mất lịch sử của bài, một điều nên tránh ở trên wikipedia. Gia Nạp nhân trả lời 14:37, ngày 22 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Conbo là tôi. Tài khoản này dùng để viết bài/sửa lặt vặt. Tôi đã nhận được tin nhắn. Gia Nạp nhân trả lời 14:45, ngày 22 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Hồi âm[sửa mã nguồn]

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, TT 1234. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận:Tùy Dạng Đế.
Tin nhắn được ghi vào 20:27, ngày 22 tháng 2 năm 2014 (UTC). Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

Cnbhkine (thảo luận) 20:27, ngày 22 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thêm liên kết ngôn ngữ với tiếng Trung thì dùng cú pháp tắt là zh (wiki tiếng trung) với tên tiếng trung (ví dụ: 劉閎) như trong bài Lưu Hoành (Tề Hoài vương), mình đã thêm cho bạn.  TemplateExpert  Talk - Help 08:29, ngày 24 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Về chữ "vua" tôi nhất trí với bạn. Thực ra chúng ta có thể thấy, nếu các chư hầu nhà Chu không "quậy" để tự khẳng định vai trò của mình với thời cuộc khi đó, yên phận làm bề tôi thì có thể họ cũng không bao giờ có cơ hội trở nên "khác" với chư hầu đời sau, dù cương thổ của họ có thể nhỏ hơn. Nhưng về nghĩa "tự sát" thì tôi không nhất trí, vì người bị ép tự sát là tự sát không tự nguyện. Rất nhiều vua chúa và nhân vật chính trị bị xử theo cách này (bị bắt lựa chọn rượu độc, khăn lụa và thanh kiếm). Vì thế khi đã không phải vua, lại ko phải tự sát, lại ko có thể loại "người bị giết" (quá nhiều) thì nên bớt 1 thể loại.--Trungda (thảo luận) 08:13, ngày 26 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nếu hiện bạn không muốn gọi họ là vua nữa, vậy tôi sẽ đổi Thể loại:Vua chư hầu nhà Hán sang Thể loại:Chư hầu vương nhà Hán, chắc bạn không phản đối.--Cnbhkine (thảo luận) 10:23, ngày 27 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tùy Dạng Đế[sửa mã nguồn]

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, TT 1234. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận:Tùy Dạng Đế.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

Gia Nạp nhân trả lời 16:39, ngày 27 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chiêu Tín[sửa mã nguồn]

Với những gì tôi đọc trong Sử ký (gần như toàn bộ) thì chưa thấy nói đến nhân vật này. Có thể vì đây chỉ là vợ của vua chư hầu mà hành động không ảnh hưởng bên ngoài cung cấm nên không được nói đến nhiều.--Trungda (thảo luận) 10:02, ngày 4 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Mong bạn khi ghi ngày tháng thì đề cả ngày ÂL để tiện tra cứu lại, tránh nhầm lẫn vì nhiều tài liệu # chỉ viết ngày theo ÂL song không ghi rõ.--Cnbhkine (thảo luận) 17:55, ngày 29 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn vào đây nhé [2]. --Cnbhkine (thảo luận) 07:03, ngày 30 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Đường Huyền Tông mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

ALittleQuenhi (thảo luận) 10:55, ngày 14 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Khi đổi lịch mong bạn ghi cả ngày theo Can Chi theo nguồn để thuận tiện trong việc tra cứu, hoặc để soát lại ngày tháng, ai cũng có lúc nhầm lẫn mà. Khi ghi tháng, phiền bạn ghi là theo âm lịch, ví dụ như tháng 11 dương lịch thì các sông vẫn chưa đóng băng để đi qua được, nhưng nếu là tháng 11 âm lịch thì có thể.--Cnbhkine (thảo luận) 22:34, ngày 25 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Đường Đại Tông mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

ALittleQuenhi (thảo luận) 02:24, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Đường Thuận Tông mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

ALittleQuenhi (thảo luận) 09:38, ngày 7 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Academia Sinica[sửa mã nguồn]

Tôi không hiểu bạn thêm liên kết đến bài viết về tổ chức này trên trang wiki tiếng Anh để chú thích cho việc chuyển đổi Trung / Tây lịch trong một số bài bạn vừa tạo là có ý nghĩa gì? Gia Nạp nhân trả lời 15:11, ngày 21 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trương Tuấn[sửa mã nguồn]

Về logic, tôi cũng nghĩ như bạn. Tôi sẽ tra cứu trong các tài liệu đang có trong tay và sẽ trả lời bạn sớm.--Trungda (thảo luận) 04:31, ngày 5 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi đã tra lại tài liệu. Điều đáng buồn là người hại Nhạc Phi chính là bạn chiến đấu của ông, người chưa có bài.--Trungda (thảo luận) 17:52, ngày 6 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời
Có chút thắc mắc về tên bài mà bạn đã di chuyển, mong bạn vào đây Thảo luận:Minh Đức Mã hoàng hậu, giải thích cho mọi người cùng hiểu. Cám ơn. --37.24.144.52 (thảo luận) 07:45, ngày 12 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn đặt tên bài là Trương Tuấn (sinh 1086) - ghép tên + năm sinh - theo quan điểm của tôi thì không làm rõ vai trò của nhân vật. Tôi đã thấy Wikipedia tiếng Anh có bài Brandão (footballer, born 1980) - ghép tên + vai trò + năm sinh - như vậy là khá hay! Góp chút ý kiến vậy thôi!--Diepphi (thảo luận) 13:21, ngày 17 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi không hề phản đối việc ghép năm sinh, nhưng còn phải phân biệt với Trương Tuấn các triều đại khác nữa. Tôi đề nghị đổi tên cả hai bài Trương Tuấn, ghép Nhà Tống + năm sinh, bạn nghĩ sao?--Diepphi (thảo luận) 08:45, ngày 18 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

nhà Thanh, nhà Hán[sửa mã nguồn]

nhưng vì sao đối với hoàng đế thì được sử dụng miếu hiệu, thụy hiệu còn hoàng hậu thì không được,

hơn nữa về chuyện của Lệnh hoàng quý phi chưa từng làm hoàng hậu lẫn hoàng thái hậu thì lý giải thế nào.

Còn Trần Kiều nhà Hán bị phế bỏ mà được đặt tên trang thụy hiệu không hề có.

chả lẽ nhà Thanh tôn quý hơn nhà Hán


Fredonhannguyen1 (thảo luận) 01:46, ngày 13 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời


Sự thật

Thật ra các bài viết về các hoàng hậu nhà Hán rất lộn xộn, phức tạp tên trang chính , người thì dùng thụy hiệu, người thì dùng Húy kỵ. làm người đọc rất nhức đầu, sao không thống nhất bằng 1 cách đặt tên.


Nhưng bạn cũng thông cảm dùm, vì mẹ tôi là giáo viên dạy sử, lại hiểu nhiều về các phong tục tập quán Trung Quốc nên bà cũng phản đối chuyện này...


Hơn nữa, 1 chuyện đáng lưu ý rằng Hiếu Trang Văn Hoàng hậu, bà nội của Khang Hi cũng chưa từng làm hoàng hậu nhưng danh tiếng đã vang dội lịch sử, luôn được lịch sử, truyền thông, phim ảnh tung hô là Hiếu Trang hoàng hậu nên rất dễ gây ra hiểu lầm.

Nếu sửa tên trang này còn gây tranh cãi lớn nữa.


Hơn nữa ngày nay, mọi người (đa phần là trẻ tuổi) bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phim ảnh. Điển hình như Hi Quý Phi sau hiện tượng về Chân Hoàn truyện, nhiều người hâm mộ đã chỉnh sửa trang này tới chóng mặt mà không cần biết đúng sai.

Tôi đã phải chỉnh lại cho đúng với sự thật rất vất vả. Bạn thấy đó rõ ràng rất nhiều người quan tâm đến sự thật lịch sử chứ đâu riêng gì tôi


Fredonhannguyen1 (thảo luận) 13:22, ngày 13 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời


Uhm cũng được


Nhưng sau này nếu có chỉnh sửa gì về nhà Thanh nhớ giữ đúng tên trang bằng thụy hiệu để tránh các tranh cãi rắc rối về số đông người đọc sau này.


Còn về nhà Hán như tôi nói phía trên cũng nên xem lại dùm.


Dẫu sao cũng cảm ơn bạn vì đã có nhiều đóng góp về mảng lịch sử


Fredonhannguyen1 (thảo luận) 09:19, ngày 14 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời


Gửi TT 1234


Rất cảm ơn bạn vì đã bổ sung hoàn thiện dùm mình bài Trịnh Thái hậu (nhà Đường).


Mình cũng mong muốn bạn hoàn thiện dùm bài Lưu hoàng hậu (nhà Đường), có những đoạn .......... đó là tiếng Trung Quốc, mình không tài nào dịch nổi chữ Hán cũng như danh từ riêng (tên người, tên địa danh)

Bài đó khá ngắn, dễ dịch, mong bạn hoàn thành dùm.


Mình chỉ dịch được tiếng Anh còn tiếng Trung Quốc thì đành chịu.

Fredonhannguyen1 (thảo luận) 11:06, ngày 26 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn có biết[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Tống Độ Tông mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

ALittleQuenhi (thảo luận) 06:02, ngày 28 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Sử Tống Kim Liêu Nguyên[sửa mã nguồn]

Tôi muốn trao đổi với bạn 3 điểm:

  1. Về các bài viết: việc copy nguyên xi nội dung bài này ra để làm bài khác không được hoan nghênh. Chí ít bạn nên có mở đầu và kết thúc, chia ra và thêm vào nguyên nhân, hoàn cảnh, diễn biến, hậu quả... thì chắc chắn là không còn giống đoạn copy ra từ Tống Ninh Tông nữa. Tôi tưởng bạn viết bài sử wiki mấy năm bạn đã rõ điều này rồi. Trường hợp có ý tưởng mà chưa kịp trình bày theo dàn bài của một trận đánh hay cuộc chiến, thì bạn treo biển "Đang viết" - nhưng cũng đừng lạm dụng nó và để nó quá lâu.
  2. Về cách gọi các vua: wiki có cái khác so với sử sách chính ở sự trung lập. Đã lên wiki rồi thì không có ai là chính thống và ai là ngụy triều cả. Các vua cần được gọi bình đẳng như nhau: bên Tống là Tống Hiếu Tông thì bên Kim là Kim Chương Tông, bên Liêu là Liêu Thánh Tông... Đành rằng bạn căn cứ theo sử sách, nhưng bạn cũng biết rằng các bộ sử đều được soạn trên quan điểm một triều đại nào đó, coi các thực thể chính trị cùng tồn tại là không chính thống, nên sẽ gọi họ bằng cách thiếu tôn trọng hoặc không được "cung kính" như nhà Tống; mà wiki thì không có sự phân biệt như vậy. Nếu bạn viết sử VN giai đoạn nội chiến mà căn cứ i xì theo sử nhà Lê, nhà Nguyễn thì những Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc bị gọi bằng "ngụy Huệ", "ngụy Nhạc" hết, những Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông bị gọi là "tiếm ngôi", "tiếm hiệu" cả - mà wiki thì không hành văn cách đó.
  3. Nói thêm với bạn về cách viết các bài sử: Bạn có ưu thế về tiếp cận sách cổ sử TQ nên đã soạn được nhiều bài viết các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, trên tinh thần trung lập của wikipedia, và theo cả cách hành văn của wiki, nên tránh đưa nguyên bản dịch sách sử vào bài.
    1. Nói vua Kim "tồ" thay vì "qua đời" hay "mất" cho thấy bạn lấy nguyên cách viết của sử gia theo quan điểm tôn nhà Tống ghét nhà Kim. Vả lại, trên wiki tránh dùng những chữ của sử gia dùng như băng, hoăng, tồ, tốt... vì cách gọi này khó hiểu cho bạn đọc phổ thông. Chúng ta thống nhất chỉ dùng "qua đời", mất, hoặc chết, vì các ông vua trên wiki dù xấu hay tốt đều bình đẳng với nhau như vậy.
    2. Hãy soạn lại câu chữ theo văn phong hiện đại. Nhiều câu đọc trong bài có thể thấy rất rõ là văn phong cổ: gọi tên nhân vật không phải là vua bằng tên húy trơn; nhiều câu thiếu chủ ngữ vì nguyên bản trong sử cũ, "liệt truyện" về nhân vật đó mặc nhiên coi những câu không chủ ngữ thì chủ ngữ chính là nhân vật chính của liệt truyện; còn những câu không chủ ngữ liên quan đến "phong chức" và "ban chiếu" thì cũng ngầm hiểu luôn chủ ngữ là "vua". Nhưng với bạn đọc phổ thông thì không dễ hiểu như những người hay đọc sử cũ, nên cần hành văn trong sáng và đầy đủ.--Trungda (thảo luận) 17:27, ngày 3 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời
Xin lỗi, nhưng tôi thấy bạn vẫn khá nặng tư tưởng "chính thống" trong viết sử. Trên wiki cần gạt bỏ hết những quan điểm "tôn thờ" hay "hạ thấp", "yêu" hay "ghét" như vậy. Bản thân tôi trong lòng cũng ghét không ít nhân vật lịch sử nhưng đành hạ bút gọi bằng "ông" trong wiki, như những "ông" khác mà mình kính trọng. Wiki là vậy, nói về bên A và bên B đối kháng nhau đều phải bằng cùng một văn phong, cách gọi, tình cảm bị gạt sang một bên - dễ nhưng khó, khó nhưng dễ. Bên Tống gọi sao thì bên Kim gọi vậy. Cũng có thể gọi bằng tên húy, nhưng nên viết đủ họ tên vẫn đảm bảo tôn trọng, tránh dùng cách gọi độc một chữ tên không như cách viết của các "liệt truyện" trong sử cũ.
Về các bản mẫu triều đại: giữa Vương Mãng khác nhiều so với Trương Bang Xương và Lưu Dự. Vương Mãng là triều đại nhà Tân thay thế Hán, cai trị toàn bộ Trung Hoa đương thời trong 15 năm; trong khi Trương Bang Xương được dựng lên không lâu phải "nhường" lại cho họ Triệu tái sinh nhà Tống; còn Lưu Dự được Kim dựng lên và tồn tại cùng Tống và Kim, lãnh thổ nhỏ hẹp như một chư hầu (chứ không có được cái "duy nhất cai trị" như nhà Tân). Nếu bạn cảm thấy không ổn, thì có thể tách nhà Tân ra khỏi bản mẫu nhà Hán, thành lập một bản mẫu riêng về nhà Tân; còn với Xương và Dự là 2 vua bù nhìn, Xương thì quốc hiệu Sở, Dự thì quốc hiệu Tề, đều không phải Tống, không lý gì đưa vào bản mẫu vua nhà Tống (giả sử nhà Kim chơi bài chính trị lập Xương với quốc hiệu Tống để lòng người trung nguyên hết nhớ họ Triệu thì mới thật đáng sợ... và như thế có thể để Xương "ké" vào bản mẫu nhà Tống). Những ông vua "rơi rụng" này phải chấp nhận lay lắt không thuộc về bản mẫu nào, như các lực lượng nổi dậy có xưng hiệu nhưng vài năm lại bị dẹp, không ra triều đại, không thành quốc thống.--Trungda (thảo luận) 02:55, ngày 5 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tên những nhân vật Tam Quốc được gọi theo cách gọi phổ biến. Những cái tên Lưu Bị, Tôn Quyền hay Tào Phi, dù họ đã lên ngôi, đã quá phổ biến trong tiềm thức nhiều người, hơn là Hán Chiêu Liệt Đế, Ngô Đại Đế và Ngụy Văn Đế. Như tôi đã trao đổi, nếu không dùng thụy hiệu có thể gọi cả họ tên để đảm bảo tôn trọng họ. Trong cùng văn cảnh, nếu gọi bên A ra sao thì bên B tương tự để coi 2 bên bình đẳng.
Những vị vua bị gọi theo kiểu Yên vương Khoái, Yên vương Hỉ... chỉ bất đắc dĩ khi không có thụy/miếu hiệu. Còn khi cả "2 bên đối tác" như Tống-Kim có miếu hiệu thì nên gọi họ cùng bằng miếu hiệu hoặc cùng bằng tên, giả sử bên này Triệu Cấu thì bên kia Hoàn Nhan Cảnh, bên này Tống Cao Tông thì bên kia Kim Chương Tông; không nên bên này Tống Hiếu Tông bên kia Kim chủ Cảnh. Bám riết vào sử cũ không khác gì đứng về một bên - điều này trái với thái độ trung lập của wiki.
Về các bản mẫu, tôi thấy không nhất thiết cứ phải "kết nạp" 2 ông vua rơi rụng Xương và Dự vì 2 ông này không thuộc về triều đại nào và cũng chẳng truyền nối được cho ai. Nếu nhìn rộng ra các thời kỳ khác, gần như thời nào cũng có những ông vua rơi rụng kiểu đó: những lực lượng nổi dậy cũng xưng hiệu, được vài năm thậm chí vài tháng rất nhiều; mà nếu đưa họ vào có khi những ông thủ lĩnh nổi dậy có quy mô lớn hơn nhưng không xưng hiệu mà chỉ xưng tướng quân lại "tị nạnh" với mấy ông kia... Ngoài ra, tên gọi các bản mẫu sẽ bị méo mó, rườm rà vì những "kẻ không đâu bám vào". Bạn xem, không riêng nhà Tống, hãy thử hình dung bản mẫu nhà Hán hoặc Tam Quốc bị Viên Thuật (xưng đế) chen vào và đòi đổi tên thành Bản mẫu:vua Hán và Trọng Gia; còn chưa kể tới những lực lượng tép muỗi như Khuyết Tuyên ở Từ châu cũng xưng đế (bị Đào Khiêm giết phắt) thì có đưa vào không? Lục tìm trong sử các triều đại đều có những lực lượng "tép" xưng hiệu không thể kể xiết, tôi không rõ tên các bản mẫu còn bị kéo dài lê thê tới đâu?
Vì thế thiết tưởng những ông vua "lạc loài" này nên để ra ngoài bản mẫu các triều đại. Nếu bạn thấy áy náy muốn dung nạp họ không để họ bơ vơ thì có thể lập ra các bản mẫu:Vua không chính thống thời A, vua không chính thống thời B....--Trungda (thảo luận) 03:35, ngày 6 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi không phản đối. Tuy cũng là "người nhà" nhưng thời gian của vị này ngắn ngủi và vai trò cũng mờ nhạt.--Trungda (thảo luận) 02:50, ngày 7 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Mời tham gia biểu quyết[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết ở Wikipedia:Biểu quyết/Biểu quyết về việc đưa thông điệp kêu gọi tham gia lên trang chính. Xin cảm ơn! --ngọcminh.oss (thảo luận) 13:40, ngày 18 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Hoàn chỉnh từng bài[sửa mã nguồn]

Bạn và một IP cùng tạo hàng loạt bài với cùng một nội dung: "đang viết". Theo tôi, Bạn nên hoàn chỉnh từng bài thì hay hơn.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 04:04, ngày 31 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bản mẫu Thông tin chiến tranh[sửa mã nguồn]

Một số bản mẫu đòi hỏi cú pháp khá chặt chẽ. Trong bản mẫu bạn sử dụng thiếu một cặp dấu ngoặc vuông đóng ]] nên gây ra hỏng. Mình đã sửa lại giúp bạn. Arc Warden (thảo luận) 13:01, ngày 2 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Arc Warden đã chỉnh lý sớm. TT1234 không nên lệ thuộc quá nhiều vào văn phong của sử cổ. Các bộ sử luôn theo quan điểm của một bên nào đó trong cuộc chiến, mà wiki thì không theo bên nào.--Trungda (thảo luận) 15:41, ngày 2 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Thảm sát Hà Âm mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

ALittleQuenhi (thảo luận) 11:47, ngày 10 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Chu Thao mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Trần Quế Nhi (thảo luận) 10:08, ngày 29 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Hàn Thác Trụ mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Trần Quế Nhi (thảo luận) 03:48, ngày 10 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tiết độ sứ[sửa mã nguồn]

Theo phép chép các vua, thì ai có danh hiệu thì người đó được chép, như Lưu Hiệp vẫn được ghi là Hán Hiến Đế dù cả đời không tự ý ban hành một tờ chiếu nào. Vậy thì ai được phong Tiết độ sứ người đó có tên. Người có thực quyền nhưng "không đủ mạnh dạn" tranh đoạt thì đành đứng khuất, như Sái Trọng nước Trịnh, Tam Hoàn nước Lỗ.

Đối với vấn đề sử liệu bị khiếm khuyết, nên chọn cách có đến đâu ghi đến đó. Tôi xem những trường hợp hoàng hậu hoặc vua chư hầu, vẫn xảy ra trường hợp tương tự: sau khi hoàng hậu A mất, ngôi hậu bỏ trống, một thời gian sau vua mới lập hậu khác là bà B, thì bà B vẫn được xem là "kế tục" của bà A; tương tự một số vua chư hầu nhỏ bị bắt giam ở nước lớn đến chết, thì những năm ông ta bị cầm tù không có ai, nhưng sau khi ông ta chết rồi, người con lên ngôi vẫn được xem là "kế vị vua cha". Nếu có thể xác định chắc chắn trong thời gian "khuyết Tiết độ sứ" không có ai, thì chép người được bổ nhiệm sau, nếu không thể xác định khoảng trống đó có ai hay không, thì nên ghi "không rõ".

Bóc gỡ loạt bài phiên trấn sẽ làm rõ nguyên nhân sâu xa từ trứng nước về sự sụp đổ của nhà Đường.--Trungda (thảo luận) 08:41, ngày 11 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Người con tự kế tục vẫn có thể tính được, cảnh "1 đất 2 vua" vẫn xảy ra, như Điền ĐôĐiền Phất, Điền HoànhHàn Tín.--Trungda (thảo luận) 03:56, ngày 14 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
Nếu ông B "đứng sau hậu trường", hoặc chỉ đóng vai trò nhiếp chính không xưng danh hiệu, thì chỉ có thể tính ông C; nếu ông B lại xưng hiệu làm người kế tục A và lại đuổi được C thì nên ghi cả 2; Trường hợp phức tạp hơn là B và C xé đất mỗi ông một phần thì cũng ghi cả 2.
Sau loạt bài nhân vật phiên trấn, bạn nên dùng chính nguồn tư liệu này nhào nặn quay sang một chiều tọa độ khác cũng về chủ đề này, là các địa danh về các "quân" (kiểu như Tĩnh Hải quân), để xuyên suốt quá trình thăng trầm của từng vùng lãnh thổ chẳng khác gì các nước chư hầu nhà Chu trước đây.--Trungda (thảo luận) 20:13, ngày 16 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Sử thời Tống[sửa mã nguồn]

Bài viết wikipedia không phải là chỗ lưu dữ liệu, những nội dung không phù hợp sẽ bị loại bỏ. Nếu chưa biết chứa vào đâu, bạn nên lưu vào trang Thành viên:TT 1234/Nháp hoặc lưu ra một file winword trên máy tính của bạn. Muốn xem lại "tư liệu" cũ, bạn có thể bấm vào chỗ so sánh phiên bản mà tôi sửa với phiên bản của bạn [3] để có thể copy lại tư liệu.

Tuy nhiên, vẫn lưu ý bạn về cách hành văn:

  1. Đừng dùng những chữ "hoăng, tồ, tốt" (chết/mất) vì rất ít người hiểu nghĩa những từ này
  2. Hãy cố gắng tổng hợp, khái quát sự kiện, đừng bê nguyên những bản dịch Tư trị thông giám vào bài. Chính vì vậy tôi mới khuyên bạn nên lưu vào các file word trên máy tính, đọc rồi tóm tắt lại (có sự việc liên quan đến nhau cách nhau cả 10 năm, có thể chỉ dùng 1-2 câu, không cần dùng cả đoạn).
  3. Cố gắng nhặt những sự kiện chỉ liên quan đến nhân vật chính (Huy Tông). Với cái chết của các quan dưới quyền, nếu vị đó có ảnh hưởng đến triều chính hoặc có tác động tới chính sách của Huy Tông thì hãy nêu, mà nếu có nêu chỉ cần nói "chết" là đủ, không cần thông tin về thọ và thụy hiệu (những cái đó viết trong bài về vị quan đó). Tương tự với những người trong hậu cung, trừ những biến động có ảnh hưởng tới chính trường đương thời, bằng không thì dồn hết chuyện hậu cung vào 1 mục, thậm chí ghép vào mục "gia đình" nêu vắn tắt, còn chi tiết việc tranh ngôi hậu phi của họ, hãy để dành trong bài viết về từng bà hậu phi mới đúng chỗ.

Sử liệu nhiều, dịch đã mất công, nhưng để đưa vào bài cần công đoạn "nhào nặn" nữa.--Trungda (thảo luận) 01:52, ngày 13 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Dịch sử liệu[sửa mã nguồn]

Mình đang mở rộng và hoàn thành bài Kim Thái Tổ, nhờ bạn dịch giúp đoạn bình luận của sử quan nhà Nguyên về nhân vật này trong bộ Kim sử: 元朝官修正史《金史》脱脱等的評價是:“太祖英谟睿略,豁达大度,知人善任,人乐为用。世祖阴有取辽之志,是以兄弟相授,传及康宗,遂及太祖。临终以太祖属穆宗,其素志盖如是也。初定东京,即除去辽法,减省租税,用本国制度。辽主播越,宋纳岁币,以幽、蓟、武、朔等州与宋,而置南京于平州。宋人终不能守燕、代,卒之辽主见获,宋主被执。虽功成于天会间,而规摹运为宾自此始。金有天下百十有九年,太祖数年之间算无遗策,兵无留行,底定大业,传之子孙。嗚呼,雄哉!”, thank nhiều!--Yakushosama (thảo luận) 01:20, ngày 24 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bắc Liêu[sửa mã nguồn]

Tôi cũng nghĩ nên để các vua trong triều đại ngắn ngủi này vào 1 bản mẫu riêng, dù sao nó cũng được coi như một triều đại độc lập, như Nhiễm Ngụy chỉ có 3 năm và 1 đời vua.--Trungda (thảo luận) 10:38, ngày 29 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Lương Hồng Ngọc mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Trần Quế Nhi (thảo luận) 10:05, ngày 30 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Miếu hiệu[sửa mã nguồn]

Những danh hiệu "ABC Tổ", "ABC Tông" là miếu hiệu của các vua do đời sau đặt sau khi các vị vua mất. Khi lên ngôi, họ chỉ (có thể) thay đổi tên gọi và niên hiệu, không có ông nào "xưng là Thế Tông". Bạn hãy lưu ý điều này mỗi khi nói đến những vua mới lên ngôi.--Trungda (thảo luận) 10:04, ngày 1 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Kim Tống[sửa mã nguồn]

Tôi đã chỉnh lại bản mẫu, vì bạn cho dấu đóng }} hơi sớm nên ngăn cuối hộp bị rơi ra ngoài. Theo tôi, nếu có thể phân biệt, dù là tương đối, nên tách "văn thần" và "võ tướng" của 2 bên thành 2 dòng, kiểu như bản mẫu:Nhân vật Tam Quốc.

Như tôi biết thì không có cách tự động tạo được bản mẫu trong các bài liên quan mà chỉ có thể copy tên bản mẫu vào từng bài.--Trungda (thảo luận) 15:08, ngày 15 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Kim Thế Tông[sửa mã nguồn]

Theo tôi được biết, Từ Mộng Sân - Tam triều bắc minh hội biên dẫn từ Trương Lệ - Chánh Long sự tích rằng: Bầu (裒) là con trai của Lộ vương Tông Phụ, con trai thứ 3 của Thái Tổ, em họ của Lượng. Bầu tự Ngạn Cử, sanh giờ Dần ngày 1 tháng 3 năm Ất tị, tiểu tự Hốt Lạt Mã, sau khi tức vị đổi là Ung. Lý Tâm Truyện - Hệ niên yếu lục cũng dẫn câu này, nhưng thay chữ Bầu bằng chữ Bao (襃). Như vậy tên gốc của Kim Thế Tông có thể là Bầu hay Bao (chữ Bao đã được Tục tư trị thông giám sử dụng). Theo quan điểm chủ quan của tôi, chánh sử từ đời Tống về sau có nhiều khiếm khuyết, đôi khi phải dựa vào dã sử; chúng ta gặp phải dị điểm thì phải thăm dò đến tận gốc, cẩn thận như bạn là rất hay!

Ngoài ra, tên Nữ Chân của Kim Thế Tông theo Kim sử là Ô Lộc. Theo tôi được biết, Hốt Lạt Mã ở câu văn trên và Ô Lỗ, Ô Lộc là những cách phiên âm khác nhau. Ban đầu Kim Thế Tông được gọi là Ô Lỗ, đồng âm với tên của Kim Đức đế. Đến thời Kim Chương Tông, luật kỵ húy của nhà Kim hoàn thiện, kiêng cả tên Nữ Chân, nên những người chép sử mới chỉnh lại là Ô Lộc. Bạn nên tìm hiểu thêm vấn đề này!

Lưu ý rằng Từ Mộng Sân, Trương Lệ, Lý Tâm Truyện đều thân Tống bài Kim, vẫn nên tôn trọng chánh sử hơn 1 bậc!--Diepphi (thảo luận) 04:17, ngày 16 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bản mẫu:Nhân vật chiến tranh Kim-Tống[sửa mã nguồn]

Bản mẫu có cả những sự kiện, theo tôi nên sửa tên là Chiến tranh Kim-Tống cho phù hợp. Thêm nữa, tôi đã thấy Trungda đề nghị chia các nhân vật theo ban văn - võ; tôi cho rằng trong chiến tranh thì không phân biệt văn/võ làm gì, huống hồ nhà Tống thường dùng văn quan làm chủ soái, nhưng nhà Tống có 2 phái hòa - chiến, chia ra là hơn!--Diepphi (thảo luận) 04:17, ngày 16 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Phân chia như vậy rất hay, nhưng rất vất vả, có thể nói làm được 1/2 bài viết Chiến tranh Kim Tống (thêm nguyên nhân - kết quả là xong), chứ đừng nói chỉ là Bản mẫu. Tôi ủng hộ, nhưng khuyên là không nên!--Diepphi (thảo luận) 15:45, ngày 16 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tên người Nữ Chân[sửa mã nguồn]

Theo tôi thì người Nữ Chân chỉ có tên (danh) mà không có họ (tính), sau khi Hán hóa mới đặt tên Hán cần có đủ họ - tên, thì lấy tên bộ tộc làm họ. Trước nay tôi vẫn không hài lòng việc gọi Kim Thái Tổ là Hoàn Nhan A Cốt Đả, tôi cho rằng chỉ gọi là A Cốt Đả hoặc Hoàn Nhan Mân mới là logic. Tương tự là Ngột Truật và Hoàn Nhan Tông Bật, Niêm Một Hát và Hoàn Nhan Tông Hàn, Tà Dã và Hoàn Nhan Cảo, Tát Li Hát và Hoàn Nhan Cảo,...--Diepphi (thảo luận) 16:49, ngày 23 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi cũng đồng ý với bạn và Diepphi, vì thế tôi đã đặt tên Ngột Truật chứ không gọi Hoàn Nhan Tông Bật.--Trungda (thảo luận) 07:54, ngày 24 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Một ngôi sao dành cho bạn![sửa mã nguồn]

Ngôi sao Biên tập viên
Tặng bạn vì những đóng góp có giá trị trong lĩnh vực sử Trung Hoa Tomorono (thảo luận) 18:21, ngày 1 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời


Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Giả Tự Đạo mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Hoàn Nhan Tông Cán[sửa mã nguồn]

Tôi không hiểu tại sao bài này lại có tựa đề là Cán Bản?

Thay từ Hán Việt[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn, tôi sẽ dừng đổi các từ này. TuanminhBot (thảo luận) 10:07, ngày 21 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia có ý kiến.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 01:54, ngày 31 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chủ đề bài viết[sửa mã nguồn]

Điều tôi muốn nhấn mạnh trong các bài viết, bất kể thể loại nào, là tập trung vào nhân vật chính. Bài viết về cá nhân Tống Quang Tông thì tập trung các thông tin về Quang Tông. Đối với Lý hậu, nếu sử nêu nhiều thông tin thì bạn đưa vào bài viết về Lý hậu, còn trong bài Quang Tông chỉ cần đưa thông tin chính, nhất là thông tin nào ảnh hưởng tới những quyết định chính trị, quân sự của ông, hoặc ảnh hưởng tới việc lựa chọn người kế vị của ông. Những thông tin khác, nhất là đối đáp, mà lại không phải là đối đáp với nhân vật chính, là không cần thiết, rườm rà và lạc đề.

Việc đổi niên hiệu xưa là quan trọng, nhưng nay thì không. Các bài viết wiki, bạn hãy xem các bài về các vị hoàng đế, đều không có những câu nêu sự kiện đặt hoặc đổi niên hiệu. Chỉ trừ khi, việc đổi niên hiệu liên quan tới một sự kiện nào đó (vừa thắng trận, vừa chiếm đất, cầu may sau thất bại..., kiểu như Lưu Cung đổi tên xoành xoạch) thì hãy đưa vào bài.

Việc những người nhận ngôi khiêm tốn chối từ vài lượt thì quá nhiều, như một thứ hình thức (khá giả tạo) bề ngoài. Nếu việc truyền ngôi là nội thiện thì đưa vào không cần thiết; chỉ trừ những trường hợp cướp ngôi của nhà khác mà vẫn diễn trò chối từ vài lượt (kiểu như Tào Phi) thì hãy nên nói đến.

Tóm lại, sử liệu nhiều, bạn có thể tận dụng để viết nhiều bài, vì thế nên dùng cho hợp lý, đúng chỗ. Nếu quá sa vào một nhân vật khác trong bài, người đọc sẽ không hiểu đang đọc bài viết về ai.--Trungda (thảo luận) 09:05, ngày 1 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vua Tống[sửa mã nguồn]

Tôi sẽ sớm tra thêm vài sách cho chắc (nhưng tin rằng miếu hiệu đó không có) rồi sẽ chỉnh lại. Cảm ơn bạn đã thông báo.--Trungda (thảo luận) 09:49, ngày 3 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

BCB[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Mạnh hoàng hậu mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Trần Quế Nhi (thảo luận) 05:15, ngày 8 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Tống Khâm Tông mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Lưu Nga (Bắc Tống) mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Trần Quế Nhi (thảo luận) 02:42, ngày 15 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ngô Hi[sửa mã nguồn]

Không khó. Bạn cứ viết ra một từ Ngô Hi (ở bất cứ chỗ có thể viết nháp nào) được mã hóa để có liên kết đỏ như vậy rồi click vào để copy nội dung tạo bài từ đấy.--Trungda (thảo luận) 10:59, ngày 21 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Sử nhà Lê[sửa mã nguồn]

Tôi không phủ nhận Trịnh Tùng là anh hùng cái thế. Nhưng việc ông thao túng và hành xử rắn với nhà Lê là rõ ràng, mà ngay từ khi lên nắm quyền, lúc mới ngoài 20 tuổi với việc giết Lê Anh Tông đã nói lên điều đó. Cả quá trình cầm quyền của ông là thời loạn, việc ông mạnh tay cũng hoàn toàn hợp lý và hợp với tính cách của ông. Vì thế, từ trẻ đã dám giết vua ông thì lúc lên tuổi làm ông, tha gì mà không dám giết vua cháu? Tôi không rõ vì lý do gì mà bạn muốn giảm tội cho Trịnh Tùng trong vụ giết vua lần 2? Nói Lê Kính Tông thẹn mà tự vẫn chẳng khác gì sử thần nhà Lê, có người đặt ra thuyết Trần Cảo tự sát chứ không phải bị Lê Lợi giết.

Có đọc 2 phiên bản Toàn thư, mới thấy ngòi bút "thẳng" và "cong" nó khác nhau một trời một vực thế nào. Bạn muốn ghi phiên bản 2 vào bài, có thể bổ sung bên cạnh bản gốc, nhưng cần ghi rõ là bản Tục biên soạn lại thời Trịnh trị. Dù gì thì án Lê Kính Tông đã rõ, dẫu che đi cũng không làm đẹp hình ảnh Trịnh Tùng hơn, mà nói thẳng không làm xấu ông hơn.

Về Lê Quý Đôn, đóng góp của ông quanh các trước tác rất lớn. Tuy nhiên, là con người, ai cũng có chỗ sáng chỗ tối. Ví như Trần Bình nhà Hán tằng tịu với chị dâu và cũng chuyên ăn đút lót, Lý Quảng giết người trả thù riêng... Tuy có những khuyết điểm nhưng đó là nhỏ so với những gì ông đóng góp, nên người ta vẫn để phố gắn biển tên ông...--Trungda (thảo luận) 07:35, ngày 30 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Không lẽ tôi lại lùi hết sửa đổi của bạn với các bài viết chúa Trịnh, nhưng quả thực là đến tuần này bạn vẫn bắt mọi người phải đọc toàn bộ những dòng sử biên niên trong thời các chúa cai trị, ko chọn lọc, loại bỏ những gì không liên quan đến nhân vật. Viết sử thế thì quá dễ bạn ạ. Chia ra được từng lĩnh vực trong đời cai trị (văn, võ), tổng quát lại; nhặt từng sự kiện, bỏ từng cụm từ không liên quan mới khó.--Trungda (thảo luận) 14:45, ngày 5 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

BCB[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Trịnh Giang mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Trần Quế Nhi (thảo luận) 14:00, ngày 11 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên[sửa mã nguồn]

Mời bạn cho ý kiến tại biểu quyết này. Cảm ơn bạn.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 13:35, ngày 21 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Phạm Đình Trọng[sửa mã nguồn]

Tôi chưa từng nghe chuyện Trịnh Doanh giết Trọng theo cách đó (chẳng hóa ra Trọng là hiện thân của ... Trạng Quỳnh?). Sao lại giết Trọng trong khi còn phải dẹp Lê Duy MậtHoàng Công Chất? Chỉ khi Trọng lập được công lớn như quận Việp mới đáng ngại...--Trungda (thảo luận) 18:48, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thông tin dạng này tôi coi là tin ngoài luồng, không có nguồn chính thống nào xác nhận.--Trungda (thảo luận) 11:29, ngày 1 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tống cung 18 triều[sửa mã nguồn]

Sao? Tôi rất ngạc nhiên là bạn đang cố mang tiểu thuyết ra để tranh luận. Nếu bạn là người mới tham gia thì tôi có thể hiểu được, nhưng vì bạn đã viết sử khá lâu nên tôi lấy làm khó hiểu vì lý lẽ này của bạn. Bạn cố đổi tên bài viết mà khi đổi tên bạn không ghi lý do. Có phải bạn cũng thấy dùng tiểu thuyết là không ổn?

Tóm lại, thông điệp của tôi là: tiểu thuyết không thể dùng làm nguồn wiki. Nếu bạn cố theo đuổi cách đổi tên này, bạn sẽ bị cấm.--Trungda (thảo luận) 11:21, ngày 1 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tư trị thông giám[sửa mã nguồn]

Nhờ bạn chú thích rõ hơn về số quyển Tư trị thông giám đã nghi ngờ về thân thế Lưu Bị. Tôi không nhớ có cuốn sách nào đã ghi là Lưu Bị "nhận bừa là dòng dõi nhà Hán".--Trungda (thảo luận) 03:14, ngày 21 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vụ thảm sát ở Bình Phước[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết Vụ thảm sát ở Bình Phước. Mong bạn cho ý kiến. Cảm ơn bạn rất nhiều. K1eprongbuon812(thảo luận) 06:11, ngày 3 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời

Sửa đổi như bài Tống Cao Tông[sửa mã nguồn]

Đây là lần cuối cùng, tôi nhắc bạn đừng lặp lại sửa đổi kiểu như thế này trong bài Tống Cao Tông [4]:

  1. Thiếu trung lập, dùng từ thuần Hán: Gọi vua Kim bằng Kim chủ Thịnh, chết thì dùng "tồ" (từ hạ thấp trong sử cũ nhưng rất khó hiểu với bạn đọc phổ thông)
  2. Đưa nhiều thông tin lạc đề, sa vào nhiều tình tiết cuộc chiến mà nhân vật chính không tham gia
  3. Copy nguyên xi những đoạn hội thoại lặt vặt giữa vua tôi
  4. Dùng cả tiểu thuyết Tống Cung 18 triều làm nguồn.

Vì vậy tôi lùi lại sửa đổi này của bạn. Bạn đã được góp ý rất nhiều lần đối với những nhược điểm trên khi biên soạn, nhưng đến bây giờ tôi có thể khẳng định là bạn cố tình không tiếp nhận góp ý. Những sửa đổi như vậy thuộc dạng sửa đổi gây hại.--Trungda (thảo luận) 05:25, ngày 10 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết chọn bảo quản viên mới. Thời hạn của biểu quyết này là ngày 13-11-2015. Cảm ơn bạn rất nhiều. TuanminhBot (thảo luận) 05:24, ngày 20 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chân thành mời BQ chất lượng bài dịch GA[sửa mã nguồn]

Mời qua Wikipedia:Biểu quyết/Chất lượng bài dịch GA từ phiên bản Anh. Quan điểm và ý kiến của bạn là đều rất cần thiết để tìm ra sự đồng thuận thật sự ở Wikipedia. Hy vọng bạn sẽ tham gia! Nguyentrongphu (thảo luận) 21:35, ngày 31 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Dự án phát sinh thể loại bán tự động[sửa mã nguồn]

Mời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời bạn cho nhận xét. Cám mơn ㅡ ManlyBoys 03:00, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Charlotte Augusta xứ Wales mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 00:45, ngày 28 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Maria Theresia của Áo mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 06:03, ngày 2 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mời tham gia biểu quyết[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt

Alphama (thảo luận · đóng góp)

BCB[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Leopold II của Đế quốc La Mã Thần thánh mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 04:45, ngày 9 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Mary I của Scotland mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 09:18, ngày 17 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Charles I của Anh mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 06:26, ngày 26 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Felipe V của Tây Ban Nha mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 00:48, ngày 2 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết George IV của Liên hiệp Anh mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 05:59, ngày 6 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Victoria của Anh mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 09:54, ngày 20 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Edward VII của Anh mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 06:12, ngày 27 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mời tham gia ý kiến[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loạiWikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 04:47, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời


Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Edward II của Anh mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 01:37, ngày 21 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

BCB[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Caroline xứ Ansbach mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 05:10, ngày 25 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời


Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Cách mạng Đức (1848–1849) mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 11:32, ngày 8 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

BCB[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Tiền Hoằng Tông mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Mintu Martin (thảo luận) 12:13, ngày 9 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời


Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Liêu Thái Tông mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Mintu Martin (thảo luận) 08:11, ngày 14 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời


Xin chào TT 1234, chúc bạn những ngày Tết vui vẻ và một năm mới tốt lành.

Thông điệp này thúc đẩy tình cảm trong cộng đồng và hy vọng nó sẽ giúp bạn thấy ấm áp hơn đôi chút. Hãy lan tỏa tình yêu trên Wiki bằng cách gửi lời Chúc mừng năm mới đến một thành viên khác, một người bạn tốt, hoặc chỉ là một thành viên bất kỳ nào đó mà thôi, dù cho đó có thể là người mà bạn đã từng có bất đồng trong quá khứ.
Wikipedia là dành cho tất cả mọi người! Chúc mừng năm mới và cảm ơn bạn đã dành nhiều công sức viết bài, duy trì và hoàn thiện Wikipedia. Từ: Langtucodoc (thảo luận)

Lan tỏa thông điệp này bằng cách chèn {{thế:Chúc tết 2}} vào trang thảo luận của thành viên khác với một thông điệp thân thiện.


Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Edward VIII‎ mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 15:27, ngày 30 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chào bạn[sửa mã nguồn]

Mình đã đề cử bài viết Edward II của Anh do bạn đã dịch là BVCL nhưng bài vẫn còn lỗi dịch thuật chưa đạt nên nhờ bạn củng cố, sửa lại đôi chút để bài được trở thành BVCL. Rất cám ơn bạn! --Trongnhan (Thảo luận) 04:44, ngày 3 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:

Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.

Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.

AlphamaBot4 (thảo luận) 13:43, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

BCB[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Nguyên Tái mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

P.T.Đ (thảo luận) 12:08, ngày 1 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

BCB[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Frederick, Thân vương xứ Wales mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Potterhead (thảo luận) 04:36, ngày 29 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Robert II của Scotland mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

P.T.Đ (thảo luận) 17:14, ngày 16 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lý Thuần An[sửa mã nguồn]

Cái tên này rất xa lạ. Tôi đã xem bản tiếng Anh bài về nhân vật này và thấy có mấy điều:

  1. Nguồn chú thích đầu tiên mà bài này sử dụng là nghiencuulichsu.com là wordpress - nguồn tự tạo và không đủ tin cậy
  2. Các sử liệu ủng hộ giả thiết về tiểu sử Lý Thuần An như bài nêu, thực chất trong nghiencuulichsu.com cũng đã bàn rất nhiều, có những chỗ không chính xác:
    1. Nguồn Mộng Khê bút đàm đã bị các sử gia Việt Nam chỉ ra nhiều điểm không đáng tin, vì độ sai lệch về sử liệu của nó quá nhiều so với thực tế (sách Vương triều Lý của Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, NXB Hà Nội 2010)
    2. Chính tác giả Thẩm Quát thừa nhận nhiều điều mình ghi trong sách được "lưu truyền dân gian"
    3. Tác giả Đặng Thanh Bình trong bài viết đó đã muốn "thanh minh", lấy lại uy tín cho Mộng Khê bút đàm, nhưng không đạt:
      1. Chính tác giả bộc lộ sơ hở và "không chắc" về kiến thức lịch sử: ông ta ghi nước Mân (Thập quốc) mất năm 971, nhưng thực tế nước này mất 945! Đất Mân là Phúc Kiến, được Đặng Thanh Bình chú là Chiết Giang!
      2. Tác giả "phân trần" rằng sự sai lệch sự kiện giữa sử Việt và Mộng Khê bút đàm là chỉ có 1 năm và chuyện đó là bình thường (trường hợp của Minh thực lục với sử ta thì quả là có 1 năm như vậy). Nhưng khi xem lại luận cứ của các sử gia Việt Nam (Vương triều Lý) và tra cứu lại niên biểu các triều vua Trung Quốc, thì tôi thấy nhóm Nguyễn Quang Ngọc nói đúng và Đặng Thanh Bình nói sai. Độ lệch giữa Mộng Khê bút đàm và sử Việt là quá nhiều và quá sai, không phải 1 năm, như việc "Lê Uy (Hoàn) giết [Đinh] Liễn" được ghi năm 1004, tức là xa sự kiện tới 25 năm (không rõ Đặng Thanh Bình không biết năm Cảnh Đức thứ 1 là 1004 mà cố lờ đi?). Hoặc Lý Công Uẩn lên ngôi sau khi "Lê Uy (Hoàn) chết", đáng lý còn (ít nhất) 1 người nữa ở giữa 2 vua này mà chúng ta đều biết.

Tóm lại, các tài liệu nói về nhân vật Lý Thuần An yếu và không đủ tin cậy.--Trungda (thảo luận) 14:20, ngày 12 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

BCB[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Lý Phụ Quốc mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 21:05, ngày 1 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Tống Nhân Tông mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:19, ngày 9 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Án đĩnh kích mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:31, ngày 23 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời


Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Án hồng hoàn mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:31, ngày 23 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Albert xứ Saxe-Coburg và Gotha[sửa mã nguồn]

Chào bạn, TT 1234. Loạt bài bạn mới tạo về các nhân vật hoàng tộc châu Âu khá tốt, với văn phong khá ấn tượng. Tại bài Albrecht xứ Sachsen-Coburg và Gotha, bạn gọi ông này là Hoàng phu để đối dịch cho từ Prince Consort. Đây là một lối dịch chuẩn.
Phu quân của Nữ hoàng Elizabeth II nước Anh, Ông hoàng Philip hiện được chúng ta gọi tước vị là Hoàng tế. Tôi cũng cho rằng cách dịch này khá chuẩn.
Tôi nảy ra một ý tưởng về sự nhất quán trong các lối dịch về tước hiệu này, bạn cảm thấy sao ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:33, ngày 23 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chào bạn TT 1234, sau khi đọc qua thảo luận của bạn, tôi có tìm đọc một số tài liệu Hán văn có liên quan tới chức vụ này như Vương phu trên Baidu, Vương phu trên Wikipedia Trung văn, tiếc là có vẻ như không nơi nào gọi phu quân của nữ hoàng là Hoàng tế cả.
Wikipedia Trung văn gọi danh hiệu này bằng nhiều cách như Vương phu 王夫, Hoàng phu 皇夫, Vương phối 王配, Vương tế 王婿. Tôi cũng có tham khảo qua bài Quốc tế, thì được biết từ này dùng để chỉ con rể của vị quân chủ. Tôi cũng thử tra từ Hoàng tế 皇婿, thì được đổi hướng đến bài Quốc tế trên.
Tra riêng chữ tế 婿, tại [5][6] đều cho 2 nghĩa: (1) rể; và (2) chồng.
Các từ ghép có chữ tế như "nữ tế" 女婿 nghĩa là "con rể" (nữ là con gái), "muội tế" 妹婿 nghĩa là "em rể", "cô tế" 姑婿 nghĩa là "dượng" (chồng của cô), "điệt nữ tế" 姪女婿 nghĩa là chồng của cháu gái (điệt nữ là cháu gái).
Nếu theo logic của các từ ghép mà tôi tìm được, thì chồng của nữ hoàng nên gọi là "nữ hoàng tế" ? Chúng ta có từ "hoàng nữ" để chỉ con gái của vua, vậy thì rể vua nên được gọi là "hoàng nữ tế" ?
Vậy thì "hoàng tế" thật sự là cách gọi tắt của "nữ hoàng tế" hay "hoàng nữ tế" ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:49, ngày 24 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chào bạn, sau khi có tìm hiểu sơ qua từ các phiên bản Wikipedia khác, tôi không dám chắc là đúng (vì Wikipedia không tự nó là một nguồn), xin phản hồi bạn một số ý sau:

  • "có trường hợp phu quân nữ hoàng được phong làm vua": điều này không đúng.
    Nguyên văn trên Wikipedia Anh ngữ tại bài en:Prince consort: "A prince consort is the husband of a queen regnant who is not himself a king in his own right. In recognition of his status, a prince consort may be given a formal title, such as Prince, Prince Consort or King Consort, with Prince being the most common." tức là "Prince consort (Hoàng phu) là phu quân của một vị đương kim nữ hoàng, tuy ông không thể tự thân đảm nhiệm ngôi vua. Hoàng phu có thể được sắc phong để có được tước hiệu chính thức, như Thân Vương (Prince), hay Vương Phối (Prince Consort) hoặc Hoàng Phu (King Consort), trong đó, tước hiệu Thân vương là phổ biến nhất."
    Theo bài zh:王夫 trên Wikipedia Hoa văn "王夫或皇夫(英語:Prince consort),亦作王配或王婿,是指女性君主的丈夫,一般指本身並非國王、皇帝或統治親王(Sovereign Prince) 而與女性君主結婚者。" tạm dịch "Vương phu hay hoàng phu (tiếng Anh: Prince consort), cũng được gọi là vương phối hay vương tế, là phu quân của một vị quân chủ nữ lưu. Bản thân vương phu không là quốc vương, hoàng đế hay thân vương thống trị (Sovereign Prince) mà (có được danh hiệu này do) kết hôn với nữ quân chủ."
    Hai phiên bản này đều khẳng định Hoàng phu không phải là Quốc vương, Hoàng đế hay Thân vương thống trị (Sovereign Prince, không xưng vương hay đế, có lẻ là do yếu tố chư hầu của lịch sử). Trong khi đó, trong tiếng Việt, từ vua chỉ có thể mang một nghĩa duy nhất, đó là người đứng đầu một nước quân chủ. Theo tôi, King Consort chẳng qua chỉ là một lối đối với Queen Consort mang nghĩa hoàng hậu. Trong khi king mang nghĩa quốc vương, queen có thể mang hai nghĩa, một là hoàng hậu (queen consort), hai là nữ hoàng (queen regnant). Danh vị King Consort thực chất là một cách để nâng vị thế của phu quân mình lên, vốn dĩ phẩm tước của Prince thấp hơn King, nhưng như đã nói, king consort không thể là một vị quân chủ, nên không gọi là vua được.
  • "Gọi là Hoàng hậu cũng đúng" nên có thể dịch là "Nam hoàng hậu"
    Tôi đã từng nghe qua chữ Hậu 后 vốn chỉ về vua, sau mới mang nghĩa là vợ của vua, nhưng điều đó không có nghĩa là "Hoàng hâu" 皇后 vốn chỉ chính thất của nhà vua thì cũng chỉ phu quân của nữ hoàng. Nó cũng tương tự như "gái" cũng là "nữ" nhưng "bạn gái" thì khác "bạn nữ" vậy.
  • "Philip tuy là chồng của nữ hoàng nhưng chưa từng được phong làm Prince Consort, chỉ có tước Quận công"
    Đúng như bạn nói, Thân vương Philip chưa từng được phong tước "Prince Consort" nhưng không có nghĩa ông không phải là "prince consort". Tại bài en:Prince consort điều này được đề cập như sau "Prince Consort (capitalized) is a formal title" nghĩa là "Hoàng Phu (viết hoa) là tước hiệu" bên cạnh định nghĩa đã có "A prince consort is the husband of a queen regnant" tức "hoàng phu là phu quân của nữ hoàng". Ở đây, ta có thể tùy ý bắt chước văn văn phong Anh ngữ mà viết hoa để thành tước hiệu.
    Trước đây, tôi nghe đâu đó về cách dịch các tước quý tộc châu Âu qua Việt ngữ thành "Công - Hầu - Bá - Tử - Nam", theo thứ tự từ cao tới thấp. Ông hoàng Philip hiện tước hiệu được dịch thành Công tước. Tại bản tiếng Trung, tước hiệu của ông này là Công tước 公爵, và có vẻ bản tiếng Nhật cũng gọi ông này là Công tước. Từ "Quận công" tôi cũng đã nghe qua, tuy nhiên, vẫn không rõ nó có đồng nghĩa với "Công tước" hay không. Không biết thể giải thích dùm tôi không ?
  • Về từ "Hoàng thân", tôi nghĩ từ này có thể dùng thoải mái để chỉ những người trong thân tộc nhà vua. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:50, ngày 25 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn đã chỉ giáo, đúng là tôi có đọc qua "Grand Duke", "Duke" và "Đại công tước", "Quốc công", "Quân công" nhưng không đủ am hiểu để so sánh các khái niệm này.
Ở trên tôi có tạm dịch một số khái niệm như Prince thành Thân vương, Prince Consort thành Vương phốiKing Consort thành Hoàng phu, cũng xin nói thêm đây chỉ là một cách dịch gợi ý chứ cũng chưa tham khảo qua các tài liệu tiếng Việt chuyên về các nên quân chủ Tây phương. Tuy vậy, tôi cũng đã cân nhắc về các cách dịch này:
  • Prince thường được dịch ẩu thành "Hoàng tử". Từ này trước hết là để chỉ các thành viên nam của hoàng gia, bất kể vai vế. Hoàng gia Anh, phu quân của đương kim nữ hoàng cũng có tước Prince, trưởng nam của bà cũng gọi Prince, cháu trai William cũng gọi là Prince, rồi con trai của William cũng mang tước Prince. Trong nhiều tình huống khác nhau như vậy, dịch Prince thành Hoàng thân hoặc Thân vương là ổn thỏa, chỉ cần có thân là được, không lo về vai vế.
  • Prince ConsortKing Consort: Như đã bàn ở trên, để chỉ phu quân của nữ hoàng, ta có thể gắn thêm yếu tố "phu", "tế", hoặc "phối", tôi từ "tế" vì sợ hiểu lầm, còn lại "phu" và "phối" có thể sử dụng tùy ý. So sánh về cấp bậc thì có vẻ như King Consort cao hơn Prince Consort nên tôi mới chuyển King thành Hoàng (tắt của "Hoàng đế") còn Prince thì thành Vương vì "Hoàng đế" vẫn cao hơn "Vương"; mặc dù đối dịch với "Hoàng đế" qua tiếng Anh phải là "Emperor" mới hợp lý.
Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 21:59, ngày 26 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Cũng lại Hoàng phu[sửa mã nguồn]

Để tránh nhập nhằng không đáng có, không biết bạn có nghĩ là chúng ta cũng nên thay đổi cách gọi cho ông Philip, Vương tế Anh không nhỉ ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:11, ngày 29 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

BCB[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Albrecht xứ Sachsen-Coburg và Gotha mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Potterhead (thảo luận) 16:11, ngày 28 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời


Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Victoria, Vương nữ Vương thất mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...
  • ...…khi là Vương phi nước Phổ, Victoria cố giới thiệu mô hình vườn hoa của Anh với đất nước Phổ, dẫn tới "Chiến tranh vườn Anh-Phổ" trong nội bộ triều đình?

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Potterhead (thảo luận) 09:10, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời


Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Pedro I của Brasil mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Chúc mừng bạn! Huế mộng mơ TALK_2018 15:33, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời


Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Mười ngày Dương Châu mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Huế mộng mơ TALK_2018 08:53, ngày 15 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời


Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Việc thay đổi người kế vị dưới thời vua Thiệu Trị mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Thánh Thiện TALK_MT 14:50, ngày 16 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Việc thay đổi người kế vị dưới thời vua Thiệu Trị mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Thánh Thiện TALK_MT 02:09, ngày 20 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018[sửa mã nguồn]

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:

  1. Wikipedia:Thảo luận/Thành lập User Group
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Hugopako

Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

BCB[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Nguyễn Phúc Thuần mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Thánh Thiện TALK_MT 03:02, ngày 12 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời

Thái Bình Công chúa[sửa mã nguồn]

Chào bạn, lâu rồi mới có dịp chào hỏi bạn. Mới đây tôi thấy bạn đổi hướng bài "Thái Bình Công chúa" thành "Công chúa Thái Bình". Đúng thật là chúng ta có thể lập luận rằng "Công chúa XXX" là một cấu trúc thuần Việt còn "XXX Công chúa" thì không.
Nhưng khoan đã, tôi cho rằng kết luận như thế là hơi vội. Chẳng phải chúng ta quen gọi "Chủ tịch Hồ Chí Minh" nhưng cũng vẫn nói là "Hồ Chủ tịch" chứ chẳng ai gọi là "Chủ tịch Hồ" cả.
Ngữ pháp tiếng Việt quen với cách đặt tính ngữ (adjective phrase) đằng sau danh ngữ (noun phrase) nhưng không có nghĩa là cấu trúc đảo lại [tính ngữ] + [danh ngữ] là không thể chấp nhận được. Các ví dụ thường thấy trong tiếng Việt hiện đại là "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", "Việt Nam Cộng hòa", "Anh Quốc", "Hàn Quốc", "xã hội chủ nghĩa", "hạ viện", "thượng viện", vân vân.
Ngôn ngữ lúc nào cũng sống động và rất thường có ngoại lệ. Tôi cho rằng ta nên tôn trọng ngoại lệ đó và không nên ép nó vào một khuôn khổ lạ lùng nếu chưa thật cần thiết.
Mong nhận được phản hồi từ bạn. Thân. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:09, ngày 25 tháng 6 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tôi không thường lấy kết quả tìm kiếm của Google để chứng minh độ phổ biến vì đôi khi nó khá phiến diện. Tuy vậy con số 119 ngàn cho "Thái Bình công chúa" [7] so với 17 ngàn 200 của "Công chúa Thái Bình" [8] là một chênh lệch lớn đáng để suy ngẫm.
Thường thì tôi thích diễn giải hơn. Có thể một số ý kiến cho rằng "Thái Bình công chúa" nghe nó Tàu quá. Gốc thì Tàu đấy, nhưng cấu trúc này từ lâu đã được chấp nhận trong tiếng Việt. Cấu trúc dạng [tính ngữ] + [danh ngữ] vẫn tồn tại trong tiếng Việt, nhưng chỉ giới hạn ở cấp độ cụm từ Hán-Việt, và không bao giờ phá vỡ ngữ pháp căn bản của tiếng Việt.
Xã hội chủ nghĩa là một cụm từ Hán-Việt, nó tồn tại ổn định như vậy, chúng ta nói "quốc gia xã hội chủ nghĩa" chứ không nói "xã hội chủ nghĩa quốc gia". Chúng ta nói "Thượng viện Hoa Kỳ" chứ không nói "Hoa Kỳ Thượng viện". Chúng ta nói "lực lượng vũ trang" chứ không nói "vũ trang lực lượng".
Mối e ngại tiếng Việt thiếu trong sáng có vẻ đi hơi xa, bởi cấu trúc Hán-Việt chỉ giới hạn ở những cụm từ cố định. Trong trường hợp ngược lại, khi đặt 2 từ/cụm từ Hán-Việt kế nhau, nhưng không cố định, thì chắc chắn nó phải tuân theo quy tắc thường thấy là [danh ngữ] + [tính ngữ]. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:57, ngày 25 tháng 6 năm 2018 (UTC)Trả lời
Chắc bạn vẫn đang còn phân vân và cân nhắc nên giữ tên nào. Trong thời gian này, thử đảo một vòng các ví dụ mà nếu chúng ta lấy cách gọi "Công chúa Thái Bình" làm tiêu chí mà quy đổi hàng loạt bài tương tự thì sẽ ra sao nhé.
Các ví dụ về danh xưng này đều có chung cấu trúc: Tước hiệu + Tên riêng, mà hơn thế nữa, tính ổn định của của danh xưng này đã được các thư tịch trong lịch sử chứng minh. "Hoàng đế Minh của Nhà Đường" chẳng qua cũng tương tự như cách chúng ta gọi Edward III của Anh, tuy nhiên, không sách vở tiếng Việt nào lại viết như thế bởi người ta muốn bảo toàn tính trọn vẹn và ổn định của ngôn từ. Thân. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:54, ngày 28 tháng 6 năm 2018 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn đã chịu lắng nghe và chia sẻ ý kiến của tôi.
Ở đây, tôi xin bàn thêm một tí. Tôi tán thành quan điểm của bạn, rằng "Ngữ pháp của tiếng Việt không có quy luật nghiêm ngặt, nên vấn đề gọi theo cấu trúc nào thì quan trọng hơn là người đọc thuận miệng mà thôi." khi nhắc đến việc nên dùng kiểu "tính ngữ" + "danh ngữ" hay "danh ngữ" + "tính ngữ".
Còn về ý "theo tôi biết thì người Bắc chuộng từ thuần Việt còn người Nam chuộng "pha tí Hán" hơn" tôi còn chút do dự.
Quan điểm của tôi thì hễ sử dụng tiếng Việt thì dù là người Bắc, hay Nam, tại Việt Nam hay tại hải ngoại, là người Việt chánh tông hay thậm chí là người ngoại quốc thì cũng đều muốn câu văn của mình được trau chuốt, ý tứ được khúc chiết.
Tôi cho rằng một ngôn ngữ đủ trưởng thành khi nó vừa đảm bảo được khả năng truyền tải thông điệp, ngôn từ của nó còn mang tính biểu cảm. Ngôn ngữ càng có khả năng biểu cảm tốt thì độ phát triển càng cao. Cùng để chỉ người sinh ra mình, tiếng Việt có nhiều từ: "cha", "ba", "bố", "phụ thân", "tía", "ông thân" hay "thầy". Tuy đồng nghĩa, nhưng mỗi từ trên đều mang một sắc thái khác nhau. Tiếng Việt là ngôn ngữ phát triển cao vì nó có khả năng diễn tả sắc thái khác nhau cho cùng một ý niệm.
Sự khác nhau về sắc thái này đôi lúc yêu cầu người viết phải dùng từ cho thích hợp ngữ cảnh, không thể tùy ý hoán đổi từ ngữ.
Ai mà chẳng muốn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình được trong sáng, tuy nhiên, tôi cho rằng người ta nên làm sao cho "câu văn được trau chuốt, ý tứ được khúc chiết" và cố gắng duy trì tính biểu cảm của tiếng Việt. Cưỡng bức loại bỏ một lớp từ nào đó hoặc rập khuôn theo một kiểu văn phong nào đó chỉ làm cho tiếng Việt thêm lụn bại mà thôi. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 20:02, ngày 28 tháng 6 năm 2018 (UTC)Trả lời

Nhân đây tôi cũng muốn bàn với bạn về loạt bài các vị quân vương châu Âu. Cấu trúc tên bài hiện nay là [tên vua] + [của] + [tên nước], thí dụ, Edward III của Anh. Tôi thấy cách gọi này khá bất thường, vì nó sao chụp và dịch thô hoàn toàn cấu trúc en:Edward III of England. Trước nay, giới quý tộc Âu châu thường được dịch qua tiếng Việt dưới dạng [tước hiệu] + [tên người] + [xứ/thành/vùng] + [địa danh]. Nên chăng ta cũng nên đặt lại như vậy: "Edward III của Anh" thành "Quốc vương Edward III nước Anh", hoặc cũng có thể đảo lại thành "Edward III, Quốc vương Anh". Không biết ý bạn thế nào ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:19, ngày 30 tháng 6 năm 2018 (UTC)Trả lời

Về khoản vua châu Âu (King) gọi là Quốc vương có chính xác không, tôi có thể tự tin nói rằng nó chính xác. Chẳng phải chúng ta gọi đất nước có Quốc vương (King) trị vì là Vương quốc (Kingdom) hay sao ? Cao cấp hơn tước VươngĐế (Emperor), mà lãnh thổ ông ta cai trị gọi là Đế quốc (Empire).
Còn từ Vua, tôi cho rằng nó bằng nghĩa với Quân chủ hay Monarch thì đúng hơn. Theo cách hiểu này, thì vua là người đứng đầu một nhà nước có nguyên thủ quốc gia tại vị suốt đời.
Edward của Anh tôi vẫn nghĩ nó không thích hợp trong văn phong tiếng Việt, và nó hoàn toàn là cách dịch thô từ Anh ngữ sang Việt ngữ. "Edward of England" là cấu trúc tiếng Anh, cũng như "President Obama of the US", "Professor Einstein of the University of Oxford", "City of New York", "Venus of Milo", "the Socialist Republic of Vietnam". Trong các ví dụ tôi vừa nêu, các dịch giả tiền bối đều lược bớt từ "of", mà không chêm vào từ "của" như trường hợp của "Vua của Anh". Xin lấy các tước hiệu của các nhân vật hoàng gia Anh và cách dịch hiện thời để đối chiếu:
Vậy thì King of Englandbị dịch thành "Vua của Anh" chứ không phải "Vua Anh" hoặc "Vua nước Anh" thì đúng là hơi lạc lõng. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 04:52, ngày 6 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

BCB[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Đường Minh Hoàng mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...
  • ...…Đường Minh Hoàng đế đã buộc hơn 4 vạn phụ nữ vào cung để hầu hạ cho ông, nhiều người trong số họ đến năm 60 tuổi vẫn không được phép ra ngoài?

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Chúc mừng bạn! Darling (Thảo luận) 08:00, ngày 30 tháng 6 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Khởi nghĩa Ninh vương mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Chúc mừng bạn! Darling (Thảo luận) 06:53, ngày 7 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên. Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Khởi nghĩa[sửa mã nguồn]

Tôi thấy bạn đã khởi tạo các Khởi nghĩa An Hóa vương và Khởi nghĩa Ninh vương. Tôi cho rằng những cái tên này là không phù hợp. Từ điển Wiktionary định nghĩa "khởi nghĩa là Hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp hay dân tộc bị áp bức đứng lên cầm võ khí đánh đổ kẻ thù để lập ra một chế độ xã hội mới, tiến bộ hơn." Tôi cho rằng không phải lúc nào khái niệm này cũng đúng, nhưng trường hợp của An Hóa vương và Ninh vương thì rõ ràng dùng chữ Loạn thích hợp hơn. Đề nghị bạn xem xét lại.--Diepphi (thảo luận) 17:52, ngày 1 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

BCB[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Mục Khương mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Chúc mừng bạn! Darling (Thảo luận) 08:06, ngày 19 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Tùy Văn Đế mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Chúc mừng bạn! Darling (Thảo luận) 12:50, ngày 4 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời