Đế quốc Quý Sương
Đế quốc Quý Sương
|
|||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
30–375 | |||||||||||||||
Lãnh thổ của Quý Sương (nét liền) và phạm vi chi phối cực đại của đế quốc Quý Sương dưới thời Kanishka Đại đế (đường chấm), theo câu viết Rabatak.[1] | |||||||||||||||
Vị thế | Đế quốc Du mục | ||||||||||||||
Thủ đô | Bagram (Kapiśi) Peshawar (Puruṣapura) Taxila (Takṣaśilā) Mathura (Mathurā) | ||||||||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Hy Lạp[2] (chính thức đến năm 127) Bactria[3] (chính thức kể từ năm 127) Các ngôn ngữ không chính thức: Gandhari, Sogdia, Khwarezm, Tocharia, Phương ngữ Saka, Prakrit Ngôn ngữ tôn giáo: Sanskrit | ||||||||||||||
Tôn giáo chính | Phật giáo Ấn giáo[4] Saman giáo Bái hoả giáo Minh giáo cùng nhiều tôn giáo Ấn-Bactria khác | ||||||||||||||
Chính trị | |||||||||||||||
Chính phủ | Quân chủ | ||||||||||||||
Hoàng đế | |||||||||||||||
• 30–80 | Kujula Kadphises | ||||||||||||||
• 350–375 | Kipunada | ||||||||||||||
Lịch sử | |||||||||||||||
Thời kỳ | Cổ đại | ||||||||||||||
• Kujula Kadphises thống nhất các bộ lạc người Nguyệt Chi | 30 | ||||||||||||||
375 | |||||||||||||||
Địa lý | |||||||||||||||
Diện tích | |||||||||||||||
• | 3.800.000 km2 (1.467.188 mi2) | ||||||||||||||
Kinh tế | |||||||||||||||
Đơn vị tiền tệ | Đrama Quý Sương | ||||||||||||||
| |||||||||||||||
Hiện nay là một phần của | Afghanistan Trung Quốc Kyrgyzstan India Nepal Pakistan Tajikistan Uzbekistan Turkmenistan |
Đế quốc Quý Sương, tức Đế quốc Kushan (vào khoảng thế kỷ thứ 1–3[6]), là một cường quốc cổ đại tại Trung Á. Vào thời đỉnh cao (105-250), đế chế này trải dài từ Tajikistan tới Biển Caspi và từ Afghanistan xuống đến lưu vực sông Hằng. Đế chế này được thành lập từ bộ lạc Quý Sương của dân Nguyệt Chi 月氏) đến từ Tân Cương (Trung Quốc) ngày nay, một dân tộc có thể có liên hệ với người Tochari. Do nằm tại trục giao thông huyết mạch của Trung Á, họ có quan hệ ngoại giao với Đế chế La Mã, Ba Tư Sassanid và nhà Hán Trung Quốc, và trong vài thế kỷ họ là trung tâm trao đổi giữa Đông Phương và Tây Phương.
Trong thế kỷ 1 và đầu thế kỉ 2 SCN, người Quý Sương bành trướng nhanh chóng trên phần phía bắc của khu vực Nam Á ít nhất là xa tới tận Saketa và Sarnath gần Varanasi (Benares), nơi mà các chữ khắc đã được tìm thấy với niên đại tới những năm đầu của thời đại của vị vua Quý Sương nổi tiếng nhất, Kanishka, mà dường như bắt đầu khoảng năm 127 SCN.[7][8][9]
Các vị vua Quý Sương là một nhánh của liên minh Nguyệt Chi. Trước đó họ là một dân tộc du mục cư trú tại các thảo nguyên phía tây bắc của Trung Quốc, họ di chuyển về phía tây nam và định cư ở Bactria cổ đại. Họ cũng đã có quan hệ ngoại giao với Đế chế La Mã, nhà Sassanid của Ba Tư và nhà Hán ở Trung Quốc. Đế chế này suy yếu từ thế kỷ thứ 3 và sụp đổ bởi đế chế Sassanid và Đế chế Gupta.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Tên Quý Sương từ tiếng Hoa 貴霜 để chỉ một trong năm bộ lạc người Nguyệt Chi, một liên minh lỏng lẻo của những dân tộc Ấn-Âu dùng các ngôn ngữ Tochari. Họ là người Ấn-Âu sống ở phía cực đông, trên những đồng cỏ khô cằn của lưu vực sông Tháp Lý Mộc ở Tân Cương ngày nay, đến khi dân Hung Nô đuổi họ về phía tây vào khoảng từ năm 176 TCN đến năm 160 TCN. Trong lịch sử Trung Quốc, năm bộ lạc Nguyệt Chi được gọi là Hưu Mật (休密), Quý Sương (貴霜), Song Mỹ (雙靡), Hật Đốn (肸頓), và Đô Mật (都密).
Dân Quý Sương tới Vương quốc Hy Lạp-Bactria, thuộc địa hạt Đại Hạ (miền bắc Afghanistan và Uzbekistan) vào khoảng năm 135 TCN, và chiếm đất và đẩy những triều đại Hy Lạp ở đấy tái định cư tại lưu vực sông Ấn Độ (ở nước Pakistan ngày nay) thuộc miền tây của Vương quốc Ấn-Hy Lạp.
Thời kì đầu
[sửa | sửa mã nguồn]Một số dấu vết về sự hiện diện của người Quý Sương vẫn còn lại trong khu vực của Bactria và Sogdiana. Các công trình khảo cổ học được biết đến ở Takht-I-Sangin, Surkh Kotal (một ngôi chùa hoành tráng), và trong cung điện của Khalchayan. Một loạt các tác phẩm điêu khắc và những trụ gạch khác nhau đã được biết đến, đại diện là những cung thủ cưỡi ngựa,[10] và đáng kể là một người đàn ông với hộp sọ nhân tạo bị biến dạng, chẳng hạn như hoàng tử Quý Sương của Khalchayan [11] (một thực tế cũng chứng thực về nguồn gốc du mục Trung Á). Người Trung Quốc đầu tiên gọi những người này là Nguyệt Chi và nói rằng họ thành lập đế quốc Quý Sương, mặc dù mối quan hệ giữa người Nguyệt Chi và Quý Sương vẫn còn chưa rõ ràng. Trên đống đổ nát của thành phố cổ đại Hy Lạp cổ đại như Ai-Khanoum, Người Quý Sương được biết đến vì đã xây dựng pháo đài bảo vệ. Vị vua trong thư tịch đầu tiên, và là một trong những người đầu tiên tuyên bố mình là một vị vua Quý Sương, tên là Heraios. Ông tự gọi chính mình là một "bạo chúa" trên đồng tiền của mình. Ông có thể là được một đồng minh của người Hy Lạp, và ông đã chia sẻ cùng một phong cách của tiền đúc. Heraios có thể là cha của quốc vương Quý Sương đầu tiên, Kujula Kadphises.
Tài liệu Hậu Hán Thư của Trung Quốc ghi lại về sự hình thành của đế chế Quý Sương dựa trên một bản tấu của tướng Ban Dũng (con Ban Siêu) dâng lên Hán An Đế vào năm 125:
- "Hơn một trăm năm sau [sau khi người Đại Nguyệt Chi chiếm Bactria], hấp hậu (nguyên văn chép 翕候, có lẽ là phiên âm từ thủ lĩnh theo ngôn ngữ địa phương) của Quý Sương (Badakhshan) là Khâu Tựu Tức (丘就卻, Kujula Kadphises) đã tấn công và tiêu diệt bốn hấp hậu khác, tự lập làm vương, quốc hiệu là Quý Sương (Kushan) vương. [Y] xâm chiếm An Tức (Indo-Parthia) và chiếm khu vực Cao Phụ (高附 - tức Kabul). [Y] diệt Bộc Đạt (濮达, Paktiya), Kế Tân (罽賓, Kapisha và Gandhara), mở rộng vương quốc. Khâu Tựu Tức ngoài 80 tuổi thì chết, con trai Diêm Cao Trân (閻高珍, có thể là Vema Tahktu hoặc em trai ông ta, Sadaṣkaṇa) kế nghiệp xưng vương. [Y] tiếp tục chinh phục Thiên Trúc (天竺 - Tây bắc Ấn Độ) và đặt một tướng cai quản ở đó. Người Nguyệt Chi từ đó trở nên giàu mạnh, các nước lân cận đều gọi là Quý Sương vương. Ở Hán vẫn theo tên cũ, gọi là Đại Nguyệt Chi". (Hậu Hán Thư,[12]).
Ảnh hưởng văn hóa đa dạng
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Quý Sương (贵霜) đã trở nên hùng mạnh hơn các bộ lạc Nguyệt Chi khác, và thống nhất họ thành một liên minh chặt chẽ dưới quyền yabgu Kujula Kadphises. Tên Quý Sương đã được chấp nhận ở phương Tây và sửa đổi thành Kushan để chỉ liên minh này, mặc dù người Trung Quốc tiếp tục gọi họ là Nguyệt Chi.
Dần dần giành giật quyền kiểm soát của khu vực từ các bộ tộc Scythia, người Quý Sương bành trướng về phía nam tiến vào các khu vực theo truyền thống được biết đến là Gandhara và thiết lập hai kinh đô song song ở Kabul ngày nay và Peshawar mà sau đó được gọi là Kapisa và Pushklavati.
Người Quý Sương chấp nhận các yếu tố của văn hóa Hy Lạp cổ đại của Bactria. Họ đã chấp nhận bảng chữ cái Hy Lạp cho phù hợp với ngôn ngữ riêng của họ (với sự phát triển thêm các chữ Þ "sh", như trong "Kushan") và sớm bắt đầu đúc tiền đúc theo kiểu Hy Lạp. Trên đồng tiền của họ họ sử dụng truyền thuyết ngôn ngữ Hy Lạp kết hợp với truyền thuyết Pali (trong chữ viết Kharoshthi), cho đến những năm đầu của triều đại Kanishka.
Người Quý Sương được cho chủ yếu là theo Hỏa Giáo.Tuy nhiên, từ triều đại Vima Takto, nhiều người Quý Sương bắt đầu chấp nhận các khía cạnh của văn hóa Phật giáo. Giống như Ai Cập, họ tiếp thụ các tàn dư của văn hóa Hy Lạp của các vương quốc Hy Lạp, ít nhất một phần bị Hy Lạp hóa. Đại đế Quý Sương Vima Kadphises có thể đã chấp nhận đạo Saivism, như phỏng đoán từ tiền xu đúc trong thời gian này.
Sự cai trị của người Quý Sương liên kết thương mại biển Ấn Độ Dương với thương mại của Con đường tơ lụa thông qua văn minh sông Ấn. Tại thời điểm đỉnh cao của triều đại, Người Quý Sương cai trị cai trị một vùng lãnh thổ lỏng lẻo mở rộng tới biển Aral ngày nay từ Uzbekistan, Afghanistan, và Pakistan tới miền bắc Ấn Độ.
Sự thống nhất lỏng lẻo và nền hòa bình tương đối của một vùng rộng lớn như vậy khuyến khích thương mại đường dài, mang lụa Trung Quốc tới La Mã, và tạo ra chuỗi các trung tâm đô thị phát triển.
Bành trướng lãnh thổ
[sửa | sửa mã nguồn]Bằng chứng khảo cổ trực tiếp về sự thống trị của người Quý Sương suốt một thời gian dài về cơ bản có sẵn trong một khu vực trải dài từ Surkh Kotal, Begram, kinh đô mùa hè của người Quý Sương, Peshawar kinh đô dưới thời Kanishka I, Taxila và Mathura, kinh đô mùa đông của người Quý Sương.[13]
Các khu vực khác có thể nằm dưới sự cai trị của họ bao gồm Khwarezm [13] Kausambi (các cuộc khai quật của trường Đại học Allahabad),[13] Sanchi và Sarnath (chữ khắc với tên và ngày tháng của các vị vua Quý Sương),[13] Malwa và Maharashtra,[14] Orissa.[13]
Văn bia Rabatak mới được phát hiện xác nhận ghi chép của Hậu Hán Thư, Weilüe, và những chữ khắc có niên đại vào đầu thời đại Kanishka (có thể khởi đầu năm 127 CN), rằng lãnh thổ Quý Sương đã mở rộng sang khu trung tâm của miền bắc Ấn Độ vào đầu thế kỷ thứ 2.Các dòng 4-7 của văn bia [15] mô tả những thành phố trực thuộc dưới sự cai trị của Kanishka, trong đó có sáu tên được nhận biết: Ujjain, Kundina, Saketa, Kausambi, Pataliputra, và Champa[16][17][18] Về phía bắc, trong thế kỷ thứ 2 CN, người Quý Sương dưới thời Kanishka đã tiến hành những cướp phá khác nhau vào các lưu vực Tarim, dường như là đất đai ban đầu của tổ tiên của họ, người Nguyệt Chi,nơi họ đã có một số sự tiếp xúc với Trung Quốc. Cả hai phát hiện khảo cổ học và bằng chứng văn học cho thấy sự cai trị của người Quý Sương, tại Kashgar, Yarkand và Khotan.[13]
Những vị vua Quý Sương chủ yếu
[sửa | sửa mã nguồn]Kujula Kadphises (khoảng năm 30 – 80 CN)
[sửa | sửa mã nguồn]Như đã nêu ở trên, Hậu Hán thư nhắc qua lời tấu của Ban Dũng vào năm 125[19]"
".. hấp hậu của Quý Sương là Khâu Tựu Tức đã tấn công và tiêu diệt bốn hấp hậu khác, tự lập làm vương, quốc hiệu là Quý Sương vương. [Y] xâm chiếm An Tức và chiếm khu vực Cao Phụ. [Y] diệt Bộc Đạt, Kế Tân, mở rộng vương quốc.
Những cuộc chinh phục có thể diễn ra vào khoảng giữa năm 45 và 60, và đặt cơ sở cho Đế quốc Quý Sương mà đã nhanh chóng được mở rộng bởi các con cháu của ông.
Kujula đã ban hành rộng rãi một loạt tiền xu và là cha của ít nhất người hai con trai, Sadaṣkaṇa (người được biết đến chỉ từ hai câu khắc, đặc biệt là văn bia Rabatak, và dường như không bao giờ cai trị), và dường như là Vima Takto.
Kujula Kadphises là ông cố nội của Kanishka.
Vima Taktu hay Sadashkana (khoảng năm 80 – 95)
[sửa | sửa mã nguồn]Vima Takto (tiếng Trung Quốc cổ: 阎膏珍 Diêm Cao Trân) không được đề cập trong văn bia Rabatak. Ông là tiên vương của Vima Kadphises, và Kanishka I. Ông đã mở rộng đế quốc Quý Sương về phía tây bắc của khu vực Nam Á. Hậu Hán Thư ghi lại:
"Khâu Tựu Tức ngoài 80 tuổi thì chết, con trai Diêm Cao Trân kế nghiệp xưng vương. [Y] tiếp tục chinh phục Thiên Trúc và đặt một tướng cai quản ở đó.".
— Hậu Hán thư[19]
Vima Kadphises (khoảng năm 95 – 127)
[sửa | sửa mã nguồn]Vima Kadphises (tiếng Quý Sương: Οοημο Καδφισης) là một hoàng đế Quý Sương vào khoảng năm 90-100 CN, ông là con trai của Sadashkana và cháu trai của Kujula Kadphises, và cha của Kanishka I, theo ghi chép từ văn bia Rabatak.
Vima Kadphises đã mở rộng thêm lãnh thổ Quý Sương bằng những cuộc chinh phục của mình ở Afghanistan và tây bắc Pakistan. Ông cũng đã ban hành rộng rãi một loạt tiền xu và chữ khắc. Ông là người đầu tiên phát hành tiền đúc bằng vàng ở Ấn Độ, ngoài tiền đồng hiện có và tiền đúc bằng bạc
Kanishka I (khoảng năm 127-140)
[sửa | sửa mã nguồn]Khoảng năm 127, vị vua thứ năm của Vương triều Quý Sương là Kanishka I (tức Ca Nị Sắc Vương) lên ngôi báu và trị nước phồn thịnh trong suốt 13 năm. Khi lên ngôi, Kanishka cai trị một vùng lãnh thổ lớn (hầu như tất cả miền bắc Ấn Độ), phía nam Ujjain và Kundina và phía đông vượt qua Pataliputra, theo văn bia Rabatak:
Lãnh thổ của ông được quản lý từ hai kinh đô: Purushapura (nay là Peshawar ở miền bắc Pakistan) và Mathura, ở miền bắc Ấn Độ. Ông cũng được ghi nhận (cùng với Raja Thoa) đã xây dựng pháo đài lớn, pháo đài Bathinda cổ(Qila Mubarak), tại thành phố Bathinda ngày nay, thuộc vùng Punjab của Ấn Độ.
Người Quý Sương cũng có một kinh đô mùa hè ở Bagram (sau đó được gọi là Kapisa), nơi mà "kho báu Begram ", bao gồm các tác phẩm nghệ thuật từ Hy Lạp tới Trung Quốc, đã được tìm thấy. Theo văn bia Rabatak, Kanishka là con trai của Vima Kadphises, cháu trai của Sadashkana, chắt nội của Kujula Kadphises. Thời đại Kanishka nói chung được ngày nay chấp nhận là bắt đầu vào năm 127 dựa trên cơ sở nghiên cứu đột phá của Harry Falk[7][20] Thời đại Kanishka của sử dụng như là một lịch đối chiếu bởi người Quý Sương khoảng một thế kỷ, cho đến giai đoạn suy vong của vương quốc Quý Sương.
Vāsishka (khoảng năm 140 –160)
[sửa | sửa mã nguồn]Vāsishka là một hoàng đế Quý Sương mà dường như đã trị vì 20 năm sau thời Kanishka. Sự cai vì của ông được ghi nhận là phía nam đến tận Sanchi (gần Vidisa), nơi một số chữ khắc tên của ông đã được tìm thấy, ngày tháng là năm 22 (văn bia Sanchi của "Vaksushana" - tức là Vasishka Kushana) và năm 28 (văn bia Sanchi của Vasaska - tức là Vasishka) của thời đại Kanishka.
Huvishka (khoảng năm 160 –190)
[sửa | sửa mã nguồn]Huvishka (Tiếng Quý Sương Οοη ϸ κι, "Ooishki") là một hoàng đế Quý Sương khoảng 20 năm sau khi Kanishka qua đời (giả định trên các bằng chứng tốt nhất có sẵn trong năm 140 CN) cho đến khi Vasudeva I lên kế vị khoảng ba mươi năm sau đó. Thời kì trị vì của ông là một khoảng giai đoạn xây dựng và củng cố cho Đế quốc. Đặc biệt, ông dành thời gian và công sức vào giai đoạn đầu triều đại của ông cho các nỗ lực của kiểm soát thành phố Mathura tốt hơn.
Vasudeva I (khoảng năm 190 – 230)
[sửa | sửa mã nguồn]Vasudeva I (tiếng Quý Sương: Βαζοδηο "Bazodeo", chữ Hán: 波调, "Ba Điệu") là vị đại đế Quý Sương cuối cùng. Các chữ khắc tên ông có niên đại từ năm 64 đến năm 98 của thời đại Kanishka, đưa ra giả thuyết là triều đại của ông kéo dài từ ít nhất năm 191 đến 225 CN. Ông là hoàng đế Quý Sương vĩ đại cuối cùng, và sự cai trị của ông kết thúc trùng hợp với cuộc xâm lược của nhà Sassanid xa tới tận Tây Bắc Ấn Độ, và thành lập triều đại Ấn-Sassanid hoặc Kushanshahs từ khoảng năm 240 CN.
Các vị thần của người Quý Sương
[sửa | sửa mã nguồn]Hệ thần trong tôn giáo của người Quý Sương là cực kỳ đa dạng, như tiết lộ từ các đồng tiền của họ và con dấu của họ, mà trên đó có hơn 30 vị thần khác nhau xuất hiện, của người Hy Lạp, Iran, và một mức độ thấp hơn từ Ấn Độ. Các vị thần Hy Lạp, với những cái tên Hy Lạp xuất hiện trên các đồng xu vào giai đoạn đầu. Trong thời gian trị vì của Kanishka, ngôn ngữ của các tiền đúc thay đổi thành tiếng Bactria (mặc dù nó vẫn còn những chữ khắc Hy Lạp cho tất cả các vị vua). Sau thời Huvishka, chỉ có hai vị thần xuất hiện trên các đồng tiền: Ardoxsho và Oesho.
Đại diện cho sự xuất hiện của các thần từ thần thoại Hy Lạp và thuyết hỗn mang Hy Lạp cổ đại là:
- Ηλιος (Helios), Ηφαηστος (Hephaistos), Σαληνη (Selene), Ανημος (Anemos). Hơn nữa, các đồng tiền của Huvishka cũng miêu tả hai bán-thần: erakilo Heracles, và sarapo Sarapis.
Các vị Phật, thần Ấn Độ xuất hiện trên tiền đúc bao gồm:
- Βοδδο (boddo, Phật Thích-ca Mâu-ni)
- Μετραγο Βοδδο (metrago boddo, Bồ tát Di-lặc)
- Mαασηνo (maaseno, Mahasena)
- Σκανδo koμαρo (skando komaro, Skanda Kumara)
- þακαμανο Βοδδο (shakamano boddho, Phật Thích-ca Mâu-ni)
Các vị thần Iran xuất hiện trên tiền xu bao gồm:
- Αρδοχþο (ardoxsho, Ashi Vanghuhi)
- Aþαειχþo (ashaeixsho, Asha Vahishta)
- Αθþο (athsho, Atar)
- Φαρρο (pharro, Khwarenah)
- Λροοασπο (lrooaspa, Drvaspa)
- Μαναοβαγο, (manaobago, Vohu Manah)
- Μαο (mao, Mah)
- Μιθρο, Μιιρο, Μιορο, Μιυρο (mithro and variants, Mithra)
- Μοζδοοανο (mozdooano, Mazda *vana "Mazda thần chiến thắng?")
- Νανα, Ναναια, Ναναϸαο (variations of pan-Asiatic nana, Sogdian nny, in a Zoroastrian context Aredvi Sura Anahita)
- Οαδο (oado Vata)
- Oαxþo (oaxsho, "Oxus")
- Ooρoμoζδο (ooromozdo, Ahura Mazda)
- Οραλαγνο (orlagno, Verethragna)
- Τιερο (tiero, Tir)
Người Quý Sương và Đạo Phật
[sửa | sửa mã nguồn]Giao lưu văn hóa cũng phát triển mạnh mẽ, khích thích sự phát triển của Hy Lạp-Phật giáo, một sự hợp nhất của các yếu tố Hy Lạp với các yếu tố văn hóa Phật giáo, mà đã mở rộng vào vùng trung và phía bắc châu Á.
Vua Kanishka đã nổi tiếng trong truyền thuyết Phật giáo vì ông đã triệu tập một Hội đồng Phật giáo lớn ở Kashmir.
Nghệ thuật Quý Sương
[sửa | sửa mã nguồn]Nghệ thuật và văn hóa Gandhara, ở giai đoạn bước ngoặt người Quý Sương nắm quyền bá chủ, là sự biểu hiện tốt nhất được biết đến của ảnh hưởng Quý Sương với người phương Tây. Một số miêu tả trực tiếp của người Quý Sương được biết đến từ Gandhara, nơi họ được thể diện với một đai lưng, áo dài và quần dài và đóng vai các tín đồ của Đức Phật, cũng như Bồ Tát và Phật Di Lặc tương lai.
Trong hình tượng, tuy nhiên,họ không có liên quan với những bức tượng "Phật Đứng" rất Hy Lạp (xem hình ảnh), do đó có thể tương ứng với một giai đoạn lịch sử trước đó. Phong cách của những trụ gạch kết hợp tín đồ Quý Sương đã được Ấn Độ hóa mạnh mẽ, khác xa những miêu tả theo kiểu Hy Lạp cổ đại trước đó của Đức Phật:
Tiếp xúc với La Mã
[sửa | sửa mã nguồn]Một vài nguồn La Mã cổ đại đã mô tả chuyến thăm của sứ thần từ các vua Bactria và Ấn Độ trong thế kỷ thứ 2, có thể đề cập đến người Quý Sương.
Historia Augusta, khi nói về Hoàng đế Hadrian (117-138), có ghi:
- "Reges Bactrianorum legatos ad eum, amicitiae petendae causa, supplices miserunt"
- "Các vị vua của người Bactria đã gửi những sứ thần nhún nhường tới chỗ ngài, thỉnh cầu tình hữu nghị với ngài."
Cũng trong năm 138, theo Aurelius Victor (Epitome, XV, 4), và Appian (Praef., 7), Antoninus Pius, người kế vị Hadrian, cũng đã tiếp đón một số người Ấn Độ, những sứ thần người Bactria Hyrcania.
"Những thứ đồ quý từ nước Đại Tần [Đế chế La Mã] có thể được tìm thấy ở đó [ở Tianzhu hoặc Tây Bắc Ấn Độ, cũng như các loại khăn bông tốt, thảm len tốt, tất cả các loại nước hoa, bánh kẹo đường, hạt tiêu, gừng, và muối đen. "-Hậu Hán Thư[21][22]
Tiếp xúc với Trung Hoa
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thế kỷ 1 và 2, Vương triều Quý Sương đã mở rộng các chiến dịch quân sự về phía bắc và chiếm đóng các phần của lòng chảo Tarim, vùng đất ban đầu của họ, đặt nó vào trung tâm của thương mại Trung Á đang sinh lợi với Đế chế La Mã. Họ có liên quan đến việc liên kết quân sự với người Trung Quốc để chống lại sự xâm nhập của các bộ lạc du cư, cụ thể là khi họ liên kết với tướng Trung Quốc là Ban Siêu để chống lại người Sogdian năm 84, khi những người này cố gắng ủng hộ cuộc nổi dậy của vua Kashgar.[23] Khoảng năm 85, họ cũng hỗ trợ người Trung Quốc trong cuộc tấn công Thổ Phồn, ở miền đông lòng chảo Tarim.
Để đòi hỏi sự ghi nhận việc ủng hộ của mình với người Trung Quốc, người Quý Sương đã đòi hỏi (nhưng bị từ chối) các công chúa người Hán, ngay sau khi họ gửi các tặng phẩm cho triều đình Trung Quốc.[23][24] Để trả thù, họ đã tấn công Ban Siêu năm 86 bằng một lực lượng tới 70.000 quân, nhưng, bị mệt mỏi do cuộc hành quân, cuối cùng họ đã bị lực lượng Trung Quốc ít người hơn đánh bại.[23][24] Người Quý Sương phải rút lui và cống nộp cho hoàng đế Trung Hoa trong thời gian trị vì của Hán Hòa Đế (89-106).
Sau này, khoảng năm 116, người Quý Sương dưới thời Kanishka thành lập một vương quốc đóng đô ở Kashgar, cũng nắm quyền kiểm soát của Khotan và Yarkand, mà là những chư hầu của Trung Quốc trong lưu vực Tarim, Tân Cương hiện nay. Họ đã giới thiệu văn tự Brahmi, ngôn ngữ Prakrit của người Ấn Độ cho việc cai trị, và mở rộng ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp-Phật giáo mà đã phát triển thành nghệ thuật Serindia. Nhà sư Quý Sương Lokaksema là người đầu tiên được biết đến là đã dịch kinh Phật Đại thừa sang tiếng Hán, khoảng năm 170.
Suy yếu
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi Vasudeva I qua đời năm 225, đế quốc Quý Sương chia thành nửa phía tây và phía đông. Người Tây Quý Sương (Afghanistan) đã nhanh chóng bị khuất phục bởi đế quốc Sassanid của Ba Tư và mất Bactria và các vùng lãnh thổ khác. Năm 248, họ bị đánh bại một lần nữa bởi người Ba Tư, những người đã lật đổ triều đại phía Tây và thay thế họ bằng các chư hầu Ba Tư được gọi là người Kushansha (Ấn-Sassanid).
Vương quốc Đông Quý Sương có căn cứ tại Punjab. Khoảng năm 270, vùng lãnh thổ của họ trên vùng đồng bằng Gangetic đã giành độc lập dưới triều đại địa phương như người Yaudheyas. Sau đó, vào giữa thế kỷ thứ 4, họ đã bị chinh phục bởi Đế chế Gupta dưới thời Samudragupta.
Năm 360 một chư hầu Quý Sương tên là Kidara đã lật đổ triều đại Quý Sương cũ và thành lập Vương quốc Kidarite. Phong cách Quý Sương của tiền xu Kidarite cho biết họ coi bản thân mình là người Quý Sương. Kidarite dường như đã khá thịnh vượng, mặc dù trên một quy mô nhỏ hơn so với những người Quý Sương tiền nhiệm của họ.
Những tàn tích của đế chế Quý Sương cuối cùng đã bị xóa sổ trong thế kỷ thứ 5 bởi cuộc xâm lược của người Hun trắng, và sau đó là sự mở rộng của đạo Hồi.
Các vị vua
[sửa | sửa mã nguồn]- Heraios (khoảng năm 1 – 30), vị vua Quý Sương đầu tiên
- Kujula Kadphises (khoảng năm 30 – khoảng năm 80)
- Vima Takto, (khoảng năm 80 – khoảng năm 95) biệt hiệu là Soter Megas hoặc "Vị cứu tinh Vĩ Đại."
- Vima Kadphises (khoảng năm 95 – khoảng năm 127) vị hoàng đế Quý Sương vĩ đại đầu tiên
- Kanishka Đại Đế (127 – khoảng 140)
- Vāsishka (khoảng năm 140 – khoảng năm 160)
- Huvishka (khoảng năm 160 – khoảng năm 190)
- Vasudeva I (khoảng năm 190 – tối thiểu là tới năm 230), Vị hoàng đế Quý Sương vĩ đại cuối cùng
- Kanishka II (khoảng năm 230 – 240)
- Vashishka (khoảng năm 240 – 250)
- Kanishka III (khoảng năm 250 – 275)
- Vasudeva II (khoảng năm 275 – 310)
- Vasudeva III được cho là con của Vasudeva II, không chắc chắn.[25]
- Vasudeva IV được cho là con của Vasudeva III, cai trị ở Kandahar, không chắc chắn.[25]
- Vasudeva V, hoặc "Vasudeva của Kabul" được cho là con của Vasudeva IV, cai trị ở Kabul, không chắc chắn.[25]
- Chhu (khoảng năm 310? – 325?)[25]
- Shaka I (khoảng năm 325 – 345)[25]
- Kipunada (khoảng năm 345 – 375)[25]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ "The Rabatak inscription claims that in the year 1 Kanishka I's authority was proclaimed in India, in all the satrapies and in different cities like Koonadeano (Kundina), Ozeno (Ujjain), Kozambo (Kausambi), Zagedo (Saketa), Palabotro (Pataliputra) and Ziri-Tambo (Janjgir-Champa). These cities lay to the east and south of Mathura, up to which locality Wima had already carried his victorious arm. Therefore they must have been captured or subdued by Kanishka I himself." "Ancient Indian Inscriptions", S. R. Goyal, p. 93. See also the analysis of Sims-Williams and J.Cribb, who had a central role in the decipherment: "A new Bactrian inscription of Kanishka the Great", in "Silk Road Art and Archaeology" No4, 1995–1996. Also Mukherjee B.N. "The Great Kushanan Testament", Indian Museum Bulletin.
- ^ The Kushans at first retained the Greek language for administrative purposes, but soon began to use Bactrian. The Bactrian Rabatak inscription (discovered in 1993 and deciphered in 2000) records that the Kushan king Kanishka (c. 127 AD), discarded Greek (Ionian) as the language of administration and adopted Bactrian ("Arya language"), from Falk (2001): "The yuga of Sphujiddhvaja and the era of the Kuṣâṇas." Harry Falk. Silk Road Art and Archaeology VII, p. 133.
- ^ The Bactrian Rabatak inscription (discovered in 1993 and deciphered in 2000) records that the Kushan king Kanishka the Great (c. 127 AD), discarded Greek (Ionian) as the language of administration and adopted Bactrian ("Arya language"), from Falk (2001): "The yuga of Sphujiddhvaja and the era of the Kuṣâṇas." Harry Falk. Silk Road Art and Archaeology VII, p. 133.
- ^ André Wink, Al-Hind, the Making of the Indo-Islamic World: The Slavic Kings and the Islamic conquest, 11th-13th centuries, (Oxford University Press, 1997), 57.
- ^ “Afghanistan: Central Asian and Sassanian Rule, ca. 150 B.C.-700 A.D.”. United States: Library of Congress Country Studies. 1997. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2012.
- ^ The Dynasty Arts of the Kushans, University of California Press, 1967, p. 5
- ^ a b Falk (2001), pp. 121–136.
- ^ Falk, Harry (2004), pp. 167–176.
- ^ Hill (2009), pp. 29, 33, 368–371.
- ^ Lebedynsky, p. 62.
- ^ Lebedynsky, p. 15.
- ^ 后百余岁,贵霜翕候丘就却攻灭四翕候,自立为王,国号贵霜王。侵安息,取高附地。又灭濮达、罽宾,悉有其国。丘就却年八十余死,子阎膏珍代为王。复灭天竺,置将一人监领之。月氏自此之后,最为富盛,诸国称之皆曰贵霜王。汉本其故号,言大月氏云。Hán thư, 96 [1]
- ^ a b c d e f Rosenfield, p. 41.
- ^ For "Malwa and Maharashtra, for which it is speculated that the Kushans had an alliance with the Western Kshatrapas", see: Rosenfield, p. 41.
- ^ For a translation of the full text of the Rabatak inscription see: Mukherjee, B.N., "The Great Kushana Testament", Indian Museum Bulletin, Calcutta, 1995. This translation is quoted in: Goyal (2005), p.88.
- ^ For quotation: "The Rabatak inscription claims that in the year 1 Kanishka I's authority was proclaimed in India, in all the satrapies and in different cities like Koonadeano (Kundina), Ozeno (Ujjain), Kozambo (Kausambi), Zagedo (Saketa), Palabotro (Pataliputra) and Ziri-Tambo (Janjgir-Champa). These cities lay to the east and south of Mathura, up to which locality Wima had already carried his victorious arm. Therefore they must have been captured or subdued by Kanishka I himself."see: Goyal, p. 93.
- ^ See also the analysis of Sims-Williams and J. Cribb, specialists of the field, who had a central role in the decipherment: "A new Bactrian inscription of Kanishka the Great", in Silk Road Art and Archaeology No. 4, 1995–1996. pp.75–142.
- ^ Sims-Williams, Nicholas. “Bactrian Documents from Ancient Afghanistan”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2007.
- ^ a b Hill 2009, tr 29
- ^ Falk (2004), pp. 167–176.
- ^ 土出象、犀、玳瑁、金、银、铜、铁、铅、锡,西与大秦通,有大秦珍物。又有细布、好毾氍、诸香、石蜜、胡椒、姜、黑盐.
- ^ Hill (2009), tr. 31.
- ^ a b c de Crespigny, Rafe. (2007). A Biographical Dictionary of Later Han to the Three Kingdoms (23-220 AD). Leiden: Koninklijke Brill. page 5-6. ISBN 90-04-15605-4.
- ^ a b Torday, Laszlo. (1997). Mounted Archers: The Beginnings of Central Asian History. Durham: The Durham Academic Press. page 393. ISBN 1-900838-03-6.
- ^ a b c d e f The Glorious History of Kushana Empire, Adesh Katariya, 2012, p.69
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Falk, Harry. 2001. "The yuga of Sphujiddhvaja and the era of the Kuşâņas." Silk Road Art and Archaeology VII, trang 121–136.
- Foucher, M. A. 1901. "Notes sur la geographie ancienne du Gandhâra (commentaire à un chaptaire de Hiuen-Tsang)." BEFEO Số 4, tháng 10 năm 1901, trang 322–369.
- Hargreaves, H. (1910–11): "Excavations at Shāh-jī-kī Dhērī"; Archaeological Survey of India, 1910–11, trang 25–32.
- Harmatta, János, chủ bút, 1994. History of civilizations of Central Asia, Volume II. The development of sedentary and nomadic civilizations: 700 B.C. to A.D. 250. Paris, UNESCO Publishing.
- Hill, John E. 2004. The Western Regions according to the Hou Hanshu. Bản dịch chú thích phác thảo bằng tiếng Anh. [2]
- Hill, John E. 2004. The Peoples of the West from the Weilue 魏略 by Yu Huan 魚豢: A Third Century Chinese Account Composed between 239 and 265 CE. Bản dịch chú thích phác thảo bằng tiếng Anh. [3] Lưu trữ 2005-03-15 tại Wayback Machine
- Konow, Sten, chủ bút, 1929. Kharoshthī Inscriptions with Exception of those of Asoka. Corpus Inscriptionum Indicarum, Tập 2, Đoạn 1. In lại: Indological Book House, Varanasi, 1969.
- Litvinsky, B. A., chủ bút, 1996. History of civilizations of Central Asia, Volume III. The crossroads of civilizations: A.D. 250 to 750. Paris, UNESCO Publishing.
- Liu, Xinru 2001. "Migration and Settlement of the Yuezhi-Kushan: Interaction and Interdependence of Nomadic and Sedentary Societies." Journal of World History, Tập 12, Số 2, mùa thu năm 2001. University of Hawaii Press, trang 261–292. [4].
- Sarianidi, Victor. 1985. The Golden Hoard of Bactria: From the Tillya-tepe Excavations in Northern Afghanistan. Harry N. Abrams, New York.
- Spooner, D. B. 1908–9. "Excavations at Shāh-jī-kī Dhērī."; Archaeological Survey of India, 1908–9, trang 38–59.
- Watson, Burton, dịch, 1961. Records of the Grand Historian of China: Dịch từ Sử Ký của Tư Mã Thiên. Chương 123: Truyện Đại Uyên, trang 265. Columbia University Press. ISBN 0-231-08167-7
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đế quốc Quý Sương. |
- Afghanistan thời trước Hồi giáo
- Vương quốc Hy Lạp-Bactria
- Vương quốc Ấn-Hy Lạp
- Người Ấn-Tái Tây
- Vương quốc An Tức
- Hy Lạp-Phật giáo
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Anh:
- Vương quốc Quý Sương – lịch sử từ Bảo Tàng Nghệ thuật Thành phố tại New York
- Những văn kiện mới xác định rõ niên đại Quý Sương
- Tiền Ấn Độ cổ
- Tóm tắt về lịch sử Quý Sương Lưu trữ 2004-09-25 tại Wayback Machine
- Bài viết có văn bản tiếng Bactrian
- Đế quốc Quý Sương
- Thị tộc thống trị Ấn Độ
- Đế quốc Ấn Độ cổ
- Dân du cư Âu-Á
- Cựu quốc gia châu Á
- Lịch sử Iran
- Lịch sử Afghanistan
- Lịch sử Trung Á
- Phật giáo Ấn Độ
- Ấn Độ cổ đại
- Lịch sử Phật giáo
- Lịch sử Pakistan
- Bộ lạc du mục Á-Âu
- Lịch sử cổ đại Afghanistan
- Lịch sử cổ đại Pakistan
- Triều đại Ấn Độ
- Các vương quốc và đế quốc Ấn Độ
- Cựu đế quốc châu Á
- Dân tộc Iran lịch sử
- Lịch sử Tajikistan
- Danh sách vua
- Đế quốc du mục