Chola
Đế quốc Chola
|
|||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||
300 TCN–1279 | |||||||
Quốc kỳ | |||||||
Tổng quan | |||||||
Thủ đô | Thời kỳ đầu Chola: Poompuhar, Urayur, Trung cổ Chola: Pazhaiyaarai, Thanjavur Gangaikonda Cholapuram | ||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Tamil | ||||||
Tôn giáo chính | Ấn Độ giáo | ||||||
Chính trị | |||||||
Chính phủ | Quân chủ | ||||||
Quốc vương | |||||||
• 848–871 | Vijayalaya Chola | ||||||
• 1246–1279 | Rajendra Chola III | ||||||
Lịch sử | |||||||
Thời kỳ | Trung cổ | ||||||
• Thành lập | 300 TCN | ||||||
• Sự nổi lên của Chola Trung cổ | 848 | ||||||
• Giải thể | 1279 | ||||||
| |||||||
Hiện nay là một phần của | Ấn Độ Sri Lanka Bangladesh Malaysia Indonesia Singapore Maldives |
Vương triều Chola (tiếng Tamil: சோழர் [ˈt͡ʃoːɻə]) là một triều đại của người Tamil và là một trong số các triều đại cai trị lâu dài nhất tại Nam Ấn Độ. Các tài liệu tham khảo sớm nhất về triều đại Tamil này được viết từ thế kỷ thứ 3 TCN dưới sự cho phép của A Dục Vương của đế quốc Maurya, triều đại tiếp tục tồn tại cho đến thế kỷ 13.
Trung tâm của vương triều Chola là vùng thung lũng màu mỡ của sông Kaveri, song vương triều này đã cai trị một khu vực lớn hơn rất nhiều vào thời đỉnh cao-cuối thế kỷ thứ 9 cho đến đầu thế kỷ 13.[1] Toàn bộ vùng đất ở phía nam của sông Tungabhadra đã được thống nhất và quản lý bởi một nhà nước trong một thời kỳ hơn hai thế kỷ.[2] Dưới thời trị vì của Rajaraja Chola I và con trai là Rajendra Chola I, vương triều đã trở thành một thế lực quân sự, kinh tế và văn hóa tại Nam Á và Đông Nam Á.[3][4]
Vào thời kỳ 1010–1200, lãnh thổ Chola trải dài từ quần đảo Maldives ở phía nam cho đến bờ sông Godavari tại Andhra Pradesh.[5] Rajaraja Chola đã chinh phục bán đảo Nam Ấn Độ, sáp nhập nhiều phần tại Sri Lanka ngày nay và chinh phục các hòn đảo của Maldives.[4] Rajendra Chola đã cử một đội viễn chinh đến Bắc Ấn Độ và giành được chiến thắng, đội quân đã đến sông Hằng và đánh bại người cai trị Pala là Mahipala. Ông cũng xâm lược thành công các vương quốc ở quần đảo Mã Lai.[6][7] Vương triều Chola đã đi đến chỗ suy sụp vào đầu thế kỷ 13 với sự nổi lên của vương triều Pandya, và vương triều mới này cuối cùng đã khiến Chola sụp đổ.[8][9][10]
Vương triều Chola đã để lại một di sản lâu dài. Sự bảo trợ của họ với văn hóa Tamil và lòng nhiệt thành của họ trong việc xây cất các ngôi đền đã tạo điều kiện cho sự ra đời của một số tác phẩm văn học và kiến trúc Tamil vĩ đại.[4] Các quốc vương Chola mong muốn những ngôi chùa trong đế quốc của mình không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là các trung tâm của hoạt động kinh tế.[11][12] Họ đã đi tiên phong trong việc hình thành một chính phủ tập trung quyền lực và lập ra một bộ máy quan lại để phục tùng.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ K.A. Nilakanta Sastri, A History of South India, tr 5
- ^ K.A. Nilakanta Sastri, A History of South India, tr 157
- ^ Kulke and Rothermund, tr 115
- ^ a b c Keay, tr 215
- ^ Majumdar, p 407
- ^ The kadaram campaign is first mentioned in Rajendra's inscriptions dating from his 14th year. The name of the Srivijaya king was Sangrama Vijayatungavarman. K.A. Nilakanta Sastri, The CōĻas, tr 211–220
- ^ Meyer, tr 73
- ^ K.A. Nilakanta Sastri, A History of South India, tr 192
- ^ K.A. Nilakanta Sastri, A History of South India, tr 195
- ^ K.A. Nilakanta Sastri, A History of South India, tr 196
- ^ Vasudevan, pp 20–22
- ^ Keay, pp 217–218
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Chopra, P.N (2003). History of South India; Ancient, Medieval and Modern. Ravindran, T.K; Subrahmanian, N. New Delhi: S. Chand & Company Ltd. ISBN 81-219-0153-7.
- Das, Sisir Kumar (1995). History of Indian Literature (1911–1956): Struggle for Freedom – Triumph and Tragedy. New Delhi: Sahitya Akademi. ISBN 81-7201-798-7.
- Gupta, A.N (1976). Sarojini Naidu's Select Poems, with an Introduction, Notes, and Bibliography. Gupta, Satish. Prakash Book Depot.
- Harle, J.C (1994). The art and architecture of the Indian Subcontinent. New Haven, Conn: Yale University Press. ISBN 0-300-06217-6.
- Hermann, Kulke (2001) [2000]. A History of India. Rothermund D. Routledge. ISBN 0-415-32920-5.
- Keay, John (2000). India: A History. New Delhi: Harper Collins Publishers. ISBN 0-00-255717-7.
- Majumdar, R.C (1987). Ancient India. India: Motilal Banarsidass Publications. ISBN 81-208-0436-8.
- Meyer, Milton Walter (1997). Asia: a concise history. Lanham, Md: Rowman & Littlefield Publishers. ISBN 0-8476-8063-0.
- Mitter, Partha (2001). Indian art. Oxford [Oxfordshire]: Oxford University Press. ISBN 0-19-284221-8.
- Nagasamy, R (1970). Gangaikondacholapuram. State Department of Archaeology, Government of Tamil Nadu.
- Nagasamy, R (1981). Tamil Coins – A study. Institute of Epigraphy, Tamilnadu State Dept. of Archaeology.
- K.A. Nilakanta Sastri, K.A (1984) [1935]. The CōĻas. Madras: University of Madras.
- K.A. Nilakanta Sastri, K.A (2002) [1955]. A History of South India. New Delhi: OUP.
- Scharfe, Hartmut (2002). Education in Ancient India. Boston: Brill Academic Publishers. ISBN 90-04-12556-6.
- Smith, Vincent H (2006). The Edicts of Asoka. Kessinger Publishing. ISBN 1-4286-4431-8.
- “South Indian Inscriptions”. Archaeological Survey of India. What Is India Publishers (P) Ltd. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2008.
- Stein, Burton (1998). A history of India. Cambridge, Massachusetts: Blackwell Publishers. ISBN 0-631-20546-2.
- Thapar, Romila (1995). Recent Perspectives of Early Indian History. Columbia, Mo: South Asia Books. ISBN 81-7154-556-4.
- Tripathi, Rama Sankar (1967). History of Ancient India. India: Motilal Banarsidass Publications. ISBN 81-208-0018-4.
- Vasudevan, Geeta (2003). Royal Temple of Rajaraja: An Instrument of Imperial Cola Power. New Delhi: Abhinav Publications. ISBN 81-7017-383-3.
- Various (1987). Encyclopaedia of Indian literature, vol. 1. Sahitya Akademi. ISBN 81-260-1803-8.
- Various (1988). Encyclopaedia of Indian literature, vol. 2. Sahitya Akademi. ISBN 81-260-1194-7.
- Wolpert, Stanley A (1999). India. Berkeley: University of California Press. ISBN 0-520-22172-9.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Từ điển từ Wiktionary | |
Tập tin phương tiện từ Commons | |
Tin tức từ Wikinews | |
Danh ngôn từ Wikiquote | |
Văn kiện từ Wikisource | |
Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks | |
Tài nguyên học tập từ Wikiversity |