Người đồng tính nam




Người đồng tính nam là những người đàn ông có bị hấp dẫn về mặt tình cảm và tình dục đối với những người đàn ông khác.[1] Thuật ngữ tiếng Anh ban đầu (gay) được sử dụng có nghĩa là "vô tư", "vui vẻ" hoặc "tươi sáng và sặc sỡ".
Nguồn gốc tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]
Trong tiếng Việt, người đồng tính nam còn được gọi là pê đê (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp pédérastie), nhưng chỉ được sử dụng giữa những người cùng trong cộng đồng, hoặc những người đã có quan hệ thân thiết. Có một điều cần lưu ý: gay có quan hệ tình cảm với nhau như hai người con trai/đàn ông chứ không hề nhìn nhận bản thân là nữ và chính vì vậy gay hầu hết không có nhu cầu mặc đồ nữ, cư xử như con gái hay phẫu thuật chuyển giới. Vì nhu cầu mặc đồ và cư xử như con gái thì gọi là tomgirl (thuật ngữ chỉ cậu bé hay bé trai có những đặc tính hoặc hành vi được coi là điển hình của một cô bé, bao gồm quần áo của nữ giới); trong anime Nhật Bản, tomgirl được gọi là trap. Tomgirl không phải từ để chỉ/gọi bản dạng giới (gender identity) và cũng không phải xu hướng tính dục (sexual orientation) như Homosexual, Bisexual và Heterosexual mà chỉ - thuộc về thể hiện giới (gender expression). Một người là Tomgirl khi người đó là con trai và có những đặc điểm: thích mặc đồ nữ, thích chơi các trò của con gái, thích chơi/dễ kết thân với con gái hơn là con trai.
Trong tiếng Anh, từ gay (IPA: ɡeɪ) thoạt đầu được sử dụng để chỉ cảm giác "không bận tâm", "vui vẻ", hoặc "nổi bật và phô trương" cho đến giữa thế kỷ 20. Ngay từ năm 1637, đôi khi nghĩa rộng của nó lại là "không có đạo đức".[2] Về sau từ này lại được sử dụng để chỉ đồng tính luyến ái nói chung, hoặc đồng tính luyến ái nam, cụ thể là từ đầu thế kỷ 20. Tuy vậy cách dùng với ý nghĩa này có thể đã có trước thế kỷ 19.[2] Cuối thế kỷ 20, từ gay được nhiều người dùng để mô tả những người có giới tính nam bị hấp dẫn bởi người cùng giới.[3][4] Cùng lúc đó, ở nhiều nơi lại dùng từ này với ý nghĩa khinh bỉ.[5][6]
Ở Việt Nam, người đồng tính nam đã có từ rất lâu nhưng lại chưa có nhiều các nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Một thống kê cho thấy riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng có khoảng 5.000 người đồng tính nam.[7]
Nhận thức về tính dục của cộng đồng người Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Ở Việt Nam, đồng tính luyến ái được định nghĩa theo rất nhiều kiểu cách khác nhau. Bởi vì cộng đồng người Việt chưa có đủ kiến thức về LGBT, rõ rệt nhất là sự nhầm lẫn giữa "transgender" (chuyển giới) và "gay" (đồng tính luyến ái). Trong tư tưởng của đa số người dân Việt những từ như "gay, pê-đê, bóng, tomgirl, chuyển giới" đều hiểu theo một nghĩa là đồng tính luyến ái. Và hiện nay, vẫn có những người chưa thể phân biệt rõ những khái niệm như "giới tính sinh học", "bản dạng giới" và "xu hướng tính dục".
Trans Guy - (hay Transman, FTM, F2M, female-to-male) là người sinh ra trong cơ thể nữ, nhưng luôn nhìn nhận bản thân là nam. Ở Việt Nam gọi là người chuyển giới nam, và trans guy cũng có thể là gay nếu như anh ấy có hấp dẫn với đàn ông.
Đồng tính trong được thể hiện trong nghệ thuật và giải trí[sửa | sửa mã nguồn]
![]() | Bài hay đoạn này cần người am hiểu về chủ đề đồng tính luyến ái trợ giúp biên tập để cải thiện bài viết. Bạn có thể giúp chỉnh sửa bài hoặc nhờ một ai đó. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. |
![]() | Văn phong hay cách dùng từ trong bài này hoặc đoạn này không phù hợp với văn phong bách khoa. |
Bài thơ "Tình trai" nổi tiếng và hàng loạt bài thơ khác của Xuân Diệu, như "Ngủ chung", cũng nói về điều này. Mối tình đồng tính giữa Xuân Diệu và Huy Cận từng là điều cấm kị ở Việt Nam nhưng đã được nhà văn Tô Hoài bộc lộ qua cuốn hồi ký "Cát bụi chân ai" (1993) của mình.
Bộ phim Hot Boy nổi loạn - câu chuyện về thằng cười, cô gái điếm và con vịt của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng đã gây tiếng vang đối với cộng đồng phim quốc tế.
Trên thế giới, cũng có rất nhiều bộ phim ăn khách với cốt truyện đồng tính như các bộ phim "Brokeback Mountain" và "Call Me by Your Name".
Các chủ đề về đồng tính nam cũng có xuất hiện trong các bộ phim hoạt hình Nhật Bản (Anime) và thể loại này được gọi là Yaoi. Thể loại này được rất nhiều người yêu thích, nam giới cũng là độc giả của yaoi (gọi là bara). Và nhiều tiểu thuyết văn học hiện đại và truyện tranh ở Trung Quốc nói về những đề tài tình yêu đồng tính nam được gọi riêng là đam mĩ. Đây là đề tài rất phổ biến trong những sản phẩm giải trí. Đề tài đồng tính này cũng có trong Game và âm nhạc.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Đồng tính luyến ái nam”.
- ^ a ă “Gay”. Online Etymology dictionary. 2001–2013.
- ^ GLAAD: AP, New York Times & Washington Post Style
- ^ APA Style Guide: Avoiding Heterosexual Bias in Language
- ^ “BBC ruling on use of the word gay”.
- ^ “Anti-gay abuse seen to pervade U.S. schools”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2021. Đã bỏ qua tham số không rõ
|dead-url=
(gợi ý|url-status=
) (trợ giúp) - ^ “Tp HCM: Có khoảng 5.000 người đồng tính luyến ái nam”.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Định nghĩa trên Wiktionary của gay tại Wiktionary
Trích dẫn liên quan tới Người đồng tính nam tại Wikiquote
Phương tiện liên quan tới Gay men tại Wikimedia Commons
- Descriptors for Sexual Minorities