Alexander Rybak

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Alexander Rybak
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhAlexander Igorevich Rybak
Sinh13 tháng 5, 1986 (37 tuổi)
Minsk, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Belorussia, Liên Xô
Nguyên quánOslo, Na Uy
Thể loại
Nghề nghiệp
  • Ca sĩ
  • nhạc sĩ sáng tác ca khúc
  • diễn viên
Nhạc cụ
Năm hoạt động2004–nay
Hãng đĩaTự phát hành
Hợp tác với
Websitewww.alexanderrybak.com

Alexander Igoryevich Rybak (Tiếng Nga: Алекса́ндр И́горевич Рыба́к, tiếng Belarus: Аляксандр І́гаравіч Рыбак), sinh ngày 13 tháng 5 năm 1986 ở Minsk, Belarus) là một nhạc công violon, ca sĩ, nhà soạn nhạc và diễn viên người Na Uy gốc Belarus. Rybak đại diện cho Na Uy trong cuộc thi Eurovision Song Contest 2009 tại Moskva, Nga. Rybak chiến thắng trong cuộc thi này với 387 điểm, số điểm cao nhất trong lịch sử Eurovision tính đến nay với "Fairytale", một bài hát do chính anh sáng tác và đặt lời. "Fairytale" là một trong những ca khúc trong album đầu tay của Rybak Fairytales. Rybak đại diện cho Na Uy trong Eurovision Song Contest 2009 tại Moskva, Liên bang Nga. Ca khúc "Fairytale" đạt đến vị trí 1# tại Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Hy Lạp, Đan Mạch, Bỉ, Latvia, IcelandBelarus. Ca khúc cũng leo lên vị trí 10# tại UK Singles Chart, thứ 2# tại Irish Singles Chart. Album đầu tay Fairytales đạt đến vị trí 1 ở Na UyNga.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Rybak sinh ngày 13 tháng 5, 1986 ở Minsk, Belarus. Năm 4 tuổi, anh và gia đình chuyển đến sinh sống ở Na Uy.[1] Rybak được rửa tội và theo đạo Chính Thống giáo.[2] Năm tuổi, anh bắt đầu học chơi dương cầmvĩ cầm.[1] Mẹ anh là Natalia Valentinovna Rybak, một nghệ sĩ dương cầm cổ điển .Cha anh là Igor Alexandrovich Rybak, một nghệ sĩ vĩ cầm cổ điển nổi tiếng. Cả hai đều là người Belarus.[3] Rybak đã có thể tự mua cho mình một căn hộ và hiện đang sống ở khu Aker Brygge (Oslo, Na Uy). Anh nói lưu loát tiếng Na Uy, tiếng Nga, tiếng Thụy Điển, tiếng Anh , tiếng Belarus và biểu diễn các ca khúc bằng cả năm ngôn ngữ này. Hiện tại anh đang sống ở Los Angeles, Mỹ.[4]

Học vấn[sửa | sửa mã nguồn]

Rybak bắt đầu theo học nhạc chuyên nghiệp từ năm 10 tuổi tại Học viện âm nhạc Barratt Due ở Oslo, Na Uy. Sau chiến thắng tại Eurovision Song Contest 2009, anh tạm thời hoãn chương trình học bậc cử nhân của mình. Năm 2011, anh tiếp tục việc học của mình và tốt nghiệp bậc cử nhân chuyên ngành biểu diễn violon tại học viện âm nhạc Barratt Due vào tháng 6 năm 2012.[5][6]

  • Học bổng toàn phần cho khóa học mùa hè tại "Meadowmount School of Music" (Mỹ) năm 2003 - học bổng được trao cho 3 học sinh trên toàn thế giới mỗi năm
  • Trung học tại trường Rud Music, Dance and Drama (Na Uy)
  • Cử nhân chuyên ngành biểu diễn violon tại học viện âm nhạc Barratt Due, 2012. Tốt nghiệp loại ưu (đạt điểm A trong buổi diễn thi tốt nghiệp)
  • Tốt nghiệp bằng thạc sĩ chuyên ngành nhạc phim tại trường Cao đẳng Columbia Chicago.[7]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, Rybak nhận giải thưởng văn hóa Anders Jahre.[8] Năm 2005, anh tham gia dự thi phiên bản Na Uy của chương trình truyền hình Idol và dừng ở vòng bán kết. Năm 2006, Rybak chiến thắng cuộc thi Kjempesjansen (tạm dịch "Cơ hội lớn") - một chương trình tìm kiếm tài năng do Hiệp hội phát thanh truyền hình Na Uy (NRK) tổ chức - với bài hát "Foolin'" do chính anh sáng tác. Anh đã từng hợp tác với một số nghệ sĩ như Morten Harket - thành viên chính của nhóm nhạc A-ha - cũng như nghệ sĩ violon Arve Tellefsen. Năm 2007, anh giữ vai người kéo đàn vĩ cầm trong vở nhạc kịch "Fiddler on the Roof" của nhà hát Oslo Nye Teater và nhận được giải thưởng Hedda Award cho vai diễn này.

Eurovision 2009[sửa | sửa mã nguồn]

Rybak sau chiến thắng tại Eurovision 2009

Rybak chiến thắng cuộc thi Eurovision Song Contest lần thứ 54 tại Moskva, Nga với số điểm kỉ lục 387 bằng bài hát "Fairytale"[9], một bài hát được lấy cảm hứng từ âm nhạc dân gian Na Uy. Bài hát do chính Rybak sáng tác[10] và được biểu diễn cùng nhóm nhảy dân vũ Frikar. Bài hát nhận được nhiều phản hồi tích cực và được tạp chí Dagbladet của Na Uy đánh giá 6/6 điểm. Trong khảo sát của website "ESCtoday", anh được bình chọn bởi 73.3% khán giả. Fairytale trở thành bài hát yêu thích và được lọt vào vòng chung kết.[11] Trong vòng loại ở Na Uy, Rybak nhận được sự bình chọn cao nhất từ tất cả chín khu vực, đạt được số lượng bình chọn tổng hợp là 747.888, trong khi ở vị trí thứ hai, Tone Damli Aabergdat đạt được 121,856 lượt bình chọn (trên tổng dân số là 5 triệu)[12]

Bài hát dự thi trong vòng bán kết thứ 2 và dành một vị trí trong vòng chung kết Eurovision.

Rybak sau đó giành chiến thắng huy hoàng tại Eurovision, nhận được bình chọn từ tất cả các nước tham gia (trừ Na Uy không được phép bình chọn cho quốc gia mình). Anh chiến thắng với số điểm 387, phá kỉ lục 292 điểm của Lordi ở Eurovision 2006 và hơn 169 điểm so với bài hát đạt hạng nhì (Iceland).

Sau Eurovision, đóng phim và album đầu tay[sửa | sửa mã nguồn]

Rybak và vũ công của Frikar tại một buổi diễn ở Na Uy, tháng 9 năm 2009

Album đầu tiên của Rybak mang tên Fairytales được phát hành sau chiến thắng của anh tại Eurovision. Trong khoảng thời gian này anh cũng nhận một vai trong bộ phim Yohan - Cậu bé lang thang của đạo diễn Grete Salomonsen. Bộ phim được công chiếu vào tháng 3 năm 2010.[13] Anh cũng tổ chức tour diễn cùng với cựu quán quân Eurovision người Na Uy Elisabeth Andreassen như đã lên kế hoạch từ trước khi anh tham gia Eurovision. Rybak và nhóm nhảy dân vũ Frikar cũng tổ chức tour diễn khắp châu Âu và Na Uy trong năm 2009. Vào tháng 12 năm 2009, anh biểu diễn bài hit Fairytale của mình trong buổi trao giải Nobel Hòa bình, là một trong 9 phần biểu diễn của buổi lễ, được tổ chức tại nhà hát Oslo Spektrum, Na Uy.[14] Cũng trong thời điểm đó, EMI Na Uy phát hành phim tài liệu mang tên "Fairytale - The Movie" của đạo diễn người Na Uy Rune Langlo, kể về cuộc hành trình của Alexander Rybak kể từ khi chiến thắng tại Eurovision 2009.[15]

Cũng trong năm 2009, Rybak thu ca khúc "I Don't Believe in Miracles/Superhero" - ca khúc chủ đề của một bộ phim Nga mang tên Tia chớp đen

2010–2011[sửa | sửa mã nguồn]

Rybak trong một buổi diễn năm 2011

Ngày 30 tháng 1 năm 2010, Rybak biểu diễn bài hát mới "Europe's Skies" của mình tại đêm chung kết quốc gia lựa chọn đại diện cho Phần Lan tham gia Eurovision Song Contest 2010. Ngày 12 tháng 3, anh biểu diễn bài hit Fairytale của mình trong chương trình "Eurovision: Your Country Needs You" ở Anh. Tháng 4 năm 2010, anh phát hành bài hát mang tên "Fela Igjen" với sự tham gia của nhóm rap Opptur.[16] Rybak phát hành album thứ hai của anh mang tên "No Boundaries" vào ngày 14 tháng 6 năm 2010. Album này không thành công bằng album đầu tay của anh. Nó đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng của Na Uy, thứ 8 tại Thụy Điển và thứ 32 tại Phần Lan. Tháng 7 năm 2011, Rybak là một trong 12 thí sinh tham dự chương trình truyền hình "Let's Dance" (phiên bản Thụy Điển của "Strictly Come Dancing" - như Bước nhảy hoàn vũ ở Việt Nam)[17] Anh dừng cuộc chơi ở Top 4 và bị loại vào ngày 11 tháng 3 do nhận được số lượng bình chọn thấp nhất từ cả phía khán giả và ban giám khảo.[18] Năm 2011, Rybak phát hành album thứ 3 mang tên "Visa vid vindens ängar", hợp tác với Mats Paulson, người mà anh mô tả là "một huyền thoại và một người bạn tuyệt vời".

Ngày 11 tháng 12 năm 2011, anh là khách mời của chương trình X Factor ở România.

2012–2013[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2012 Rybak phát hành MV cho bài hát tiếng Nga mang tên "Strela Amura"[19]. Đây là phiên bản tiếng Nga của ca khúc "Oah" đã được anh phát hành dưới dạng đĩa đơn vào năm 2010. MV được quay ở Kiev, Ukraina. Alexander chia sẻ: "Đối với tôi điều quan trọng nhất là những gì diễn ra bên trong chúng ta chứ không phải những sự kiện xung quanh. Video của ca khúc "Strela Amura" miêu tả chính bản thân tôi, cuộc sống của tôi, cái luôn bao gồm sân bay và khách sạn. Bạn đem đến hạnh phúc cho người khác nhưng cuối cùng lại bị bỏ lại một mình."

Ngày 30 tháng 5 năm 2012, Rybak phát hành ca khúc "I'll show you", song ca với ca sĩ người România Paula Seling.[20] - ca sĩ với ca khúc đứng hạng 3 tại Eurovision 2010.

Ngày 12 tháng 10 năm 2012, Rybak phát hành đĩa đơn mới trên toàn thế giới mang tên "Leave Me Alone". MV cho ca khúc này được ra mắt sau đó vào ngày 23 tháng 10. Phiên bản tiếng Nga của bài hát mang tên "Dostala" cũng được phát hành không lâu sau, vào ngày 12 tháng 11.[21] "Leave Me Alone" là ca khúc nói về một fan hâm mộ nữ đã đeo bám Rybak suốt nhiều năm liền bằng nhiều cách khác nhau. Bài hát được Rybak và David Eriksen (người soạn nhạc cho ca khúc "Butterflies" của Tone Damli Aabergdat) đồng sáng tác.

Album thứ tư của anh - một album Giáng Sinh - mang tên "Christmas Tales" được phát hành vào ngày 23 tháng 11 năm 2012. Album này đã được bắt đầu thu từ mùa xuân năm 2012.

Năm 2013, Rybak sáng tác ca khúc mang tên "I'm with you" tham dự "Melodi Grand Prix". (cuộc thi lựa chọn bài hát đại diện cho Na Uy tham gia Eurovision) Bài hát được Annsofi Pettersen trình bày và đứng thứ 4 trong đêm chung kết.[22]

Tháng 10 năm 2013, Rybak cho ra mắt một MV mới mang tên "5 to 7 years" như là một món quà dành tặng cho hơn 600.000 fan của anh trên Facebook.

2014–2015[sửa | sửa mã nguồn]

Rybak biểu diễn trực tiếp "Into a Fantasy" trong buổi khai mạc Slavianski Bazaar ở Vitebsk, Belarus năm 2014.

Năm 2014, Rybak sáng tác và trình diễn một ca khúc cho "How to train your dragon 2" soundtrack - mang tên "Into a fantasy."

Rybak tham gia vào chương trình "The Hit", một chương trình truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Na Uy NRK vào ngày 10 tháng 10 năm 2014. Anh đã quyết định trình diễn ca khúc "What I Long For" - một sáng tác của Elisabet Mjanger.

Đầu năm 2015, Rybak tham gia vào chương trình truyền hình "Odin v Odin" (One to One) - phiên bản tiếng Nga của chương trình Gương mặt thân quen. Chương trình bao gồm 16 tập. Các nghệ sĩ tham gia bấm nút lựa chọn ngẫu nhiên một nghệ sĩ/ca sĩ họ sẽ hóa thân trong tập tiếp theo. Các nghệ sĩ sẽ nhận điểm từ ban giám khảo theo thang điểm từ 2 đến 12 và tặng cho 1 nghệ sĩ cùng tham gia 5 điểm vào cuối mỗi tập. 5 nghệ sĩ với số điểm cao nhất sẽ tham gia vào tập thứ 15 - chung kết.

Trong chương trình này, Rybak đã lần lượt hoá thân thành các nghệ sĩ: Elvis Presley, Dima Bilan, Eduard Anatolyevich Khil, Enrique Iglesias, Gloria Gaynor, Shura, Alexander Losev, Andrea Bocelli, Semyon Gorbunkov, Lyudmila Ryumina, Chris de Burgh, Rod Stewart, Conchita Wurst, Michael Bublé (chung kết).Vào tập thứ 14, anh đứng vị trí thứ 6. Tuy nhiên ban giám khảo đã đưa ra một quyết định ngoại lệ và cho phép Rybak vào vòng chung kết vì với tài năng của mình anh đã thực hiện rất xuất sắc các phần hóa thân dù là nghệ sĩ nước ngoài. Với sự bình chọn của khán giả Nga, KazakhstanBelarus Rybak đã giành vị trí thứ 2.

Vào đầu tháng 6, Rybak cho ra mắt một ca khúc tiếng Nga mới mang tên "Котик"/"Kotik" (tạm dịch: Mèo con). MV của ca khúc này được quay tại thủ đô Moskva, Nga và phát hành vào ngày 3 tháng 6 năm 2015.

Không lâu sau đó, Rybak ra mắt một bài hát tiếng Na Uy "Blant Fjell" (tạm dịch: Giữa núi rừng). Đây là bài hát đầu tiên từ audiobook (sách nói) mang tên "Trolle og den magiske fela" (Troll và cây vĩ cầm thần kì) của anh. Trọn bộ audiobook này sẽ được phát hành vào ngày 29 tháng 9 năm 2015.

2016–2017[sửa | sửa mã nguồn]

Rybak biểu diễn trong phần giữa giờ của Eurovision Song Contest 2016

2018: Eurovision[sửa | sửa mã nguồn]

Rybak biểu diễn "That's How You Write A Song" trong chung kết Melodi Grand Prix 2018.

Anh tiếp tục đại diện Na Uy tham gia Cuộc thi ca khúc truyền hình châu Âu năm 2018 tại Lisbon,Bồ Đào Nha với bài hát "That's How You Write A Song". Bài hát ấy đứng thứ nhất bán kết 2 nhưng bị tụt hạng xuống xếp thứ 15 ở chung kết. Rybak là thí sinh Eurovision duy nhất cho tới nay về nhất hai lần bán kết.[23]

2019–nay[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 8 năm 2020, Rybak thông báo rằng anh đã nhập học vào Cao đẳng Columbia Chicago để lấy bằng MFA về sáng tác nhạc phim. Anh càng củng cố mối quan tâm của mình vào sáng tác nhạc phim sau sự phản hồi tích cực của "Into A Fantasy" - bài hát trong phần kết phim Bí kíp luyện rồng 2 do anh sáng tác. Kubilay Uner, giám đốc chương trình MFA sáng tác nhạc phim, đã thuyết phục anh theo học tại trường ấy. Anh tốt nghiệp trường Columbia vào tháng 7 năm 2022.[24]

Danh sách đĩa nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tên phim Vai diễn Chú thích
2009 Fairytale – The Movie Chính mình Phim tài liệu về Rybak sau chiến thắng tại Eurovision
2009 Some Sunny Night - Live in Lillesand Ketil Moe Nhạc kịch
2010 Yohan - Cậu bé lang thang Levi Phim
2010 Bí kíp luyện rồng Hiccup Phim hoạt hình (lồng tiếng phiên bản tiếng Na Uy)
2014 Bí kíp luyện rồng 2
2019 Bí kíp luyện rồng: Vùng đất bí ẩn
2020 Eurovision Song Contest: The Story of Fire Saga Chính mình Phim

Các giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải thưởng "Sparre Olsen - cuộc thi cho các nghệ sĩ nhạc cổ điển trẻ", năm 2000 và 2011.
  • Giải thưởng "Anders Jahres Culture-Award" năm 2004.
  • Quán quân chương trình tìm kiếm tài năng "Kjempesjansen" năm 2006.
  • Giải thưởng "Hedda-Award" cho "Nghệ sĩ mới của năm trong làng nhạc kịch Na Uy" năm 2007 cho vai chính trong vở "Fiddler on the Roof" tại Oslo Nye Teater.
  • Quán quân "Norwegian Melodi Grand Prix" năm 2009 với số điểm cao nhất trong lịch sử cuộc thi.
  • Quán quân "Eurovision Song Contest" năm 2009 với số điểm cao nhất trong lịch sử cuộc thi.
  • Giải thưởng "Australian Radio Listeners Award" cho hạng mục "Nghệ sĩ châu Âu" năm 2009.
  • Giải thưởng "Marcel Bezencon Press Award" tại Eurovision 2009.
  • Giải thưởng Grammy của Nga cho hạng mục "Nghệ sĩ mới của năm" năm 2010.
  • Giải thưởng Grammy của Na Uy (Spellemann) cho hạng mục "Spellemann của năm" năm 2010.
  • Giải thưởng "International Russian Name Award" ở Moscow năm 2011.
  • Giải thưởng "Công dân của năm". Belarus 2013
  • Giải thưởng của ESCNews.org "Track of the Year" (Ca khúc của năm). Bình chọn bởi khán giả của ESCNews.org trong năm 2013.[25]
  • Giải thưởng Eurovision On Top năm 2014- Bảng xếp hạng các ca khúc của các nghệ sĩ đã tham gia Eurovision Song Contest với ca khúc "Into A Fantasy" - trong soundtrack của "Bí kíp luyện rồng 2".

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Horne, Birte Njøsen (ngày 7 tháng 10 năm 2006). “Alexander Rybak” (bằng tiếng Na Uy). nrk.no.
  2. ^ “Alexander Rybak: "A – national mix". chas-daily.com (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2013. А вы крещеный? Да. Я православный. Однако я больше верующий, чем религиозный. ("Anh có theo đạo không? Có. Tôi theo Chính Thống giáo. Tuy vậy tôi như là người tin đạo (believer) hơn là sùng đạo (religious)")
  3. ^ Biography: April 2009 Lưu trữ 2009-05-20 tại Wayback Machine Alexander Rybak, EMI Music, Germany
  4. ^ “Alexander Rybak trên Instagram: "...I should stay closer to Los Angeles after my master studies...”. Instagram. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ “Alexander Rybak Main Stage”. The Norwegian Opera and Ballet. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2009.
  6. ^ Pedersen, Pål Fredrik (ngày 14 tháng 5 năm 2009). “Rybak ble stor stjerne” (bằng tiếng Na Uy). Norway: TV 2 (Norway). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2009.
  7. ^ “Alexander Rybak trên Instagram: "On this 4th of July, I want to share my happiness of getting a masters degree in film music!...”. Instagram. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2023.
  8. ^ “Anders Jahres kulturpris 2004 til Ingvar Ambjørnsen og Geir Kjetsaa” (bằng tiếng Na Uy). ajhs.no. 30 tháng 6 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2009.
  9. ^ Klier, Marcus (ngày 21 tháng 2 năm 2009). “Norway: Alexander Rybak to Eurovision”. ESCtoday. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2009.
  10. ^ Schacht, Andreas (ngày 7 tháng 2 năm 2009). “Norway: Alexander Rybak and Ovi to final!”. eurovision.tv. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2009.
  11. ^ Klier, Marcus (ngày 7 tháng 2 năm 2009). “Third semi final results Norway: Another two acts chosen for the national final”. escfans.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2009.
  12. ^ “Norway: Alexander Rybak to Eurovision”. Esctoday.com. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2010.
  13. ^ “MAlexander til filmen” (bằng tiếng Na Uy). yohan.no. 28 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2009.
  14. ^ “Rybak stars at the Nobel Peace Prize Concert”. Esctoday.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2010.
  15. ^ “Fairytale, the movie available on DVD”. Esctoday.com. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2010.
  16. ^ “Twitter / Alexander Rybak: Ladies and gentlemen: Alex”. Twitter. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2010.
  17. ^ “De tävlar i Let's dance | Let's Dance | TV | Nöjesbladet | Aftonbladet”. Aftonbladet.se. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  18. ^ “Alexander Rybak ute etter dommerslakt - VG Nett”. Vg.no. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  19. ^ “Strela Amura / Arrow of Cupid | Alexander Rybak - International Fansite”. Facebookies.org. ngày 5 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2012.
  20. ^ “Premiere! Alexander Rybak & Paula Seling, "I'll show you". Show "Neatza cu Razvan si Dani". 30.05.2012 | Alexander Rybak - International Fansite”. Facebookies.org. ngày 30 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2012.
  21. ^ “Article: Alexander Rybak Releases New Single 12.10.2012. | Alexander Rybak - International Fansite”. Facebookies.org. ngày 12 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2012.
  22. ^ “[LIVE] Norway: Melodi Grand Prix 2013 final - ESCDaily.com The latest Eurovision 2015 news from across Europe”. ESCDaily.com The latest Eurovision 2015 news from across Europe. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  23. ^ “Alexander Rybak”. eurovision.tv (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2023.
  24. ^ [1]
  25. ^ 'The Track of the Year 2013 goes to...' — ESCNews.org Track of the Year 2013”. escnews.org. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2013. |tên 1= thiếu |tên 1= (trợ giúp)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng và thành tích
Tiền nhiệm:
Nga Dima Bilan
với "Believe"
Người chiến thắng Eurovision Song Contest
2009
Kế nhiệm:
Đức Lena với "Satellite"
Tiền nhiệm:
Maria Haukaas Storeng
Na Uy tại Eurovision Song Contest
2009
Kế nhiệm:
Didrik Solli-Tangen
với "My Heart Is Yours"