Bước tới nội dung

Khỉ Nhật Bản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khỉ Nhật Bản
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primatea
Họ (familia)Cercopithecidae
Chi (genus)Macaca
Loài (species)M. fuscata
Danh pháp hai phần
Macaca fuscata
Blyth, 1875
Phạm vi phân bố khỉ Nhật Bản
Phạm vi phân bố khỉ Nhật Bản
Phân loài

Macaca fuscata fuscata

Macaca fuscata yakui

Khỉ Nhật Bản (danh pháp hai phần: Macaca fuscata) là một loài linh trưởng thuộc họ Khỉ cựu thế giới có nguồn gốc tại Nhật Bản. Loài khỉ này đôi khi còn được gọi là Khỉ tuyết hay Khỉ tuyết Nhật Bản do chúng sinh sống ở vùng có mùa đông lạnh giá tuyết phủ. Ngoài con người là ngoại lệ ra, không có loài linh trưởng nào sinh sống ở tận miền băng giá cực Bắc với nhiệt độ khắc nghiệt như loài khỉ tuyết này[2][3] Khỉ tuyết có bộ lông màu xám nâu, mặt đỏ và đuôi ngắn. Có hai phân loài.[4] Loài khỉ này có thể đối phó với cái lạnh xuống tới -20 độ C[5].

Sọ của một con khỉ Nhật Bản

Loài khỉ này lưỡng tính giới hình. Những con khỉ đực trung bình nặng khoảng 11,3 kg, trong khi con cái nhỏ hơn một chút vào khoảng 8,4 kg[6]. Những con khi tuyết sinh sống ở những vùng lạnh giá hơn thường có xu hướng nặng hơn[7]. Chiều cao của khỉ đực vào khoảng 57 cm, trong khi khỉ cái là 52 cm. Đuôi của chúng chỉ dài khoảng 9–10 cm ở khỉ đực và khoảng 8 cm với khỉ cái. Chúng có một khuôn mặt không phủ lông với nước da màu hồng nhạt[7]. Phần còn lại của cơ thể được bao phủ trong lớp lông dày rậm, thường là màu nâu, xám hoặc vàng. Bộ lông của chúng có thể trở nên dày rậm hơn khi thời tiết trở nên lạnh giá.

Phạm vi phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài khỉ Nhật Bản hiện diện tại hầu hết các khu vực thuộc Nhật Bản. Chúng có thể sinh sống tại nhiều môi trường khác nhau, từ những khu rừng cận nhiệt đới ấm áp ở phía Nam cho tới các khu rừng cận cực lạnh giá và khắc nghiệt nơi phương Bắc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Watanabe, K & Tokita, K. (2008). Macaca fuscata. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
  2. ^ “Jigokudani Monkey Park, Nagano: Explore the Heart of Japan”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ “25 tháng 10 năm 2009+11:31:27 Profile of Japanese macaques by Masahiro Minami, Simon Fraser University; Masui, K. (1988), Nihonzaru no fudo, Climatology of Japanese Macaque, Tokyo: Yuzankaku; Nakagawa, N., Iwamoto, T., Yokota, N., & Soumah, A.G. (1996). Inter-regional and inter-seasonal variations of food quality in Japanese macaques: constraints of digestive volume and feeding time. In J.E. FA., & D.G. Lindburg (Eds.), Evolution and ecology of macaque societies (pp. 207-234). New York, NY: Cambridge University Press”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2009.
  4. ^ Groves, Colin (16 tháng 11 năm 2005). Wilson D. E. và Reeder D. M. (chủ biên) (biên tập). Mammal Species of the World . Nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins. tr. 162. ISBN 0-801-88221-4.
  5. ^ Hori T, Nakayama T, Tokura H, Hara F, Suzuki M. (1977) "Thermoregulation of the Japanese macaque living in a snowy mountain area". Jap J Physiol 27:305-19.
  6. ^ Fooden J, Aimi M. (2005) "Systematic review of Japanese macaques, Macaca fuscata (Gray, 1870) ". Fieldiana: Zoology 104:1-200.
  7. ^ a b Hamada Y, Watanabe T, Iwamoto M. (1996) "Morphological variations among local populations of Japanese macaque (Macaca fuscata) ". In: Shotake T, Wada K, editors. Variations in the asian macaques. Tokyo: Tokai Univ Pr. p97-115.