Lịch sử hành chính Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên. Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía đông giáp các tỉnh Bình Định và Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Ratanakiri của Vương quốc Campuchia.
Trước năm 1975
[sửa | sửa mã nguồn]Sau năm 1975
[sửa | sửa mã nguồn]Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ba tỉnh Kon Tum, Pleiku và Phú Bổn hợp nhất thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum, tổ chức hành chính trên địa bàn gồm thị xã Pleiku và 5 huyện: An Khê, Ayun Pa, Chư Păh, Chư Prông, Mang Yang.
Năm 1979, chia tách một số xã, thị trấn thuộc các huyện Chư Prông, An Khê, Ayun Pa[1]. Cùng năm, chia huyện Ayun Pa thành hai huyện lấy tên là huyện Ayun Pa và huyện Krông Pa[2].
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Chư Prông:
- Thành lập xã Ia Lâu trên cơ sở một phần xã Ia Mơ
- Thành lập xã Ia Blang trên cơ sở một phần xã Ia Hlốp.
- Sáp nhập một phần xã Ia Hlốp vào xã Ia Hru.
- Thành lập xã Ia Me trên cơ sở một phần xã Ia Pia.
- Sáp nhập một phần xã Ia Pia vào xã Ia Ko
- Thành lập xã Ia Băng trên cơ sở một phần xã Ia Glai.
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc huyện An Khê:
- Thành lập xã An Trung trên cơ sở một phần xã Yang Trung
- Thành lập xã Phú An và thị trấn An Khê trên cơ sở toàn bộ xã Phú An Cư.
- Thành lập 3 xã Sa Bình, Sa Sơn và Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy.
- Thành lập thị trấn Ayun Pa, huyện Ayun Pa.
- Thành lập huyện Krông Pa trên cơ sở một phần huyện Ayun Pa. Huyện Ayun Pa gồm có các xã Pờ Tó, Chư A Thai, Ia Tul A, Mron, Ia Rtô, Ia Rbol, Ia Piar, Ia Hyao và thị trấn Ayun Pa. Huyện Krong Pa gồm có các xã Ia Rsai, Chư Đrăng, Ia Rmôk, Đất Bằng, Ia Dréh và Krông Năng.
Năm 1981, chia tách một số xã, thị trấn thuộc thị xã Pleiku và các huyện Chư Prông, An Khê, Mang Yang, Krông Pa; điều chỉnh địa giới thị xã Pleiku và các huyện Mang Yang, Chư Păh[3]. Cùng năm, thành lập huyện Chư Sê từ một phần các huyện Mang Yang và Chư Prông.[4]
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc thị xã Kon Tum:
- Thành lập xã Chư Hreng trên cơ sở một phần xã Đoàn Kết.
- Thành lập xã Ngọk Réo trên cơ sở một phần xã Đắk Kấm
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc huyện Sa Thầy:
- Thành lập xã Sa Lon trên cơ sở một phần xã Rờ Kơi.
- Thành lập xã Ya Xiêr trên cơ sở một phần xã Ya Ly.
- Thành lập xã Sa Nhơn.
- Thành lập xã Trà Đa và xã Diên Phú, thị xã Pleiku.
- Thành lập thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông.
- Thành lập xã Đắk Tờ Re, huyện Kon Plông trên cơ sở một phần xã Đắk Ruồng.
- Thành lập xã Sơ Krey, huyện An Khê trên cơ sở một phần xã An Trung.
- Thành lập xã Kon Thụp, huyện Mang Yang trên cơ sở một phần xã Lơ Pang.
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc huyện Krông Pa:
- Thành lập xã Phú Cần trên cơ sở một phần xã Ia Rmọk.
- Thành lập xã Ia Mlah trên cơ sở một phần xã Đất Bằng.
- Thành lập xã Chư Gu trên cơ sở một phần xã Chư Drăng.
- Thành lập xã Ia Siơm trên cơ sở một phần xã Ia Rsai.
- Sáp nhập xã Tân Bình, thị xã Pleiku vào huyện Mang Yang
- Sáp nhập xã Hòa Phú, thị xã Pleiku vào huyện Chư Pah
- Sáp nhập toàn bộ 2 xã Chư Á và Chư Jôr, huyện Mang Yang vào thị xã Pleiku.
- Thành lập huyện Chư Sê trên cơ sở một phần huyện Mang Yang và huyện Chư Prông. Huyện Chư Sê gồm các xã: IA Têm, Bờ Ngong, AI Bă, Hơ Bông, Dun, IA Glai, IA Hlốp, IA Blang, IA Hrũ, IA KO, IA Le và Nhơn Hoà
Năm 1983, chia tách một số xã thuộc các huyện Ayun Pa, An Khê, Mang Yang.[5]
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc huyện Ayun Pa:
- Thành lập xã Ia Sol trên cơ sở một phần xã Chư A Thai
- Thành lập xã Chư Mô trên cơ sở một phần xã Ia Tul
- Thành lập xã Ia T'rók trên cơ sở một phần xã Ia Mơ Rơn
- Thành lập xã Ch'răng trên cơ sở một phần xã Pơ Tó
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc huyện Đắk Tô:
- Thành lập xã Văn Lem trên cơ sở một phần xã Đắk Tơ Kan
- Thành lập xã Đắk Hring trên cơ sở một phần xã Đắk Pơ Xi
- Thành lập xã Đắk Hà trên cơ sở một phần xã Tu Mơ Rông
- Thành lập 3 xã Kong Bơ La, Kong Lơ Khơng và Tơ Tung, huyện An Khê trên cơ sở toàn bộ xã Nam.
- Điều chỉnh một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Mang Yang:
- Thành lập xã A Dơk trên cơ sở một phần xã Ia Pết
- Thành lập xã Kon Gang trên cơ sở một phần xã Kơ Dang
Năm 1984, điều chỉnh địa giới huyện Kon Plông và huyện An Khê; chia huyện An Khê thành hai huyện lấy tên là huyện An Khê và huyện Kbang.[6]
- Sáp nhập toàn bộ 2 xã Đắk Rong, Kon Pne, huyện Kon Plông gồm vào huyện An Khê.
- Thành lập huyện Kbang trên cơ sở một phần huyện An Khê. Huyện An Khê có 17 xã và 1 thị trấn là xã Cư An, Cửu An, Song An, Tân An, Hà Tam, Tú An, Phú An, Ya Hội, Yang Bắc, Yang Nam, Yang Trung, An Trung, Sơ Krey, Chơ Long, Sơ Rõ, Đak Song, Ya Ma và thị trấn An Khê. Huyện Kbang có 11 xã Đak Rong, Kon Pne, Sơn Lang, Sơ Pai, K' Rong, Tơ Tung, Kon Lơ Khơng, Kong Bơ La, xã Đông, Nghĩa An, Lơ Ku
Năm 1985, thành lập thị trấn Chư Păh thuộc huyện Chư Păh.[7]
- Thành lập xã Kon Pne, huyện Kon Plông trên cơ sở một phần xã Đắk Pne
- Thành lập xã Hà Mòn, thị xã Kon Tum trên cơ sở một phần xã Đắk La
- Thành lập thị trấn Chư Păh, huyện Chư Păh trên cơ sở một phần xã Ia Pếch và Ia Hrung
Năm 1988, chia huyện An Khê thành hai huyện lấy tên là huyện An Khê và huyện Kông Chro; chia tách một số xã, thị trấn thuộc các huyện Chư Prông, Chư Sê, Kông Chro, Mang Yang.[8]
- Thành lập huyện Krong Chro trên cơ sở một phần huyện An Khê. Huyện Kong Chro có 8 xã An Trung, Chư Long, Chơ Krey, Đắck Song, Sro, Ya Ma, Yang Nam và Yang Trung với 151.035 hécta diện tích tự nhiên và 17.783 nhân khẩu. Huyện An Khê có thị trấn An Khê và 9 xã Cửu An, Hà Tam, Phú An, Song An, Tân An, Tú An, Ya Hội, Yang Bắc, Yang Cư với 77.805 hécta diện tích tự nhiên và 54.986 nhân khẩu.
- Thành lập thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô trên cơ sở một phần xã Tân Cảnh. Thị trấn Đắk Tô có 2.530 hécta diện tích tự nhiên và 4.818 nhân khẩu.
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Chư Prông
- Thành lập xã Ia Nan trên cơ sở một phần xã Ia Pnôn. Xã Ia Nan có 11.354 hécta diện tích tự nhiên và 1.604 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ia Ó trên cơ sở một phần xã Ia Bồng và Ia Púch. Xã Ia Ó có 3.728 héc ta diện tích tự nhiên và 1.102 nhân khẩu.
- Thành lập thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê trên cơ sở môt phần xã Ia Blang và xã Dun. Thị trấn Chư Sê có 2.510 hécta diện tích tự nhiên và 5.579 nhân khẩu.
- Thành lập thị trấn Kong Chro, huyện Kong Chro trên cơ sở một phần xã Ya Ma và xã Yang Trung. Thị trấn Kong Chro có 1.797 héc ta diện tích tự nhiên và 2.361 nhân khẩu.
- Thành lập xã Hải Yang, huyện Mang Yang trên cơ sở một phần xã Kon Dong. Xã Hải Yang có 5.060 héc ta diện tích tự nhiên và 2.205 nhân khẩu.
Năm 1989, chia tách một số xã, thị trấn thuộc huyện K’bang.[9]
Năm 1990, chia tách một số xã, thị trấn thuộc các huyện Mang Yang, Kông Chro và Ayun Pa.[10]
Năm 1991, chia tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh Gia Lai có 10 đơn vị hành chính gồm thị xã Pleiku và 9 huyện: An Khê, Ayun Pa, Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, K’bang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang[11]. Cùng năm, thành lập huyện Đức Cơ từ một phần các huyện Chư Păh và Chư Prông[12] và thành lập thị trấn Chư Ty thuộc huyện Đức Cơ[13]
Năm 1994, thành lập một số xã thuộc các huyện An Khê, Chư Sê[14], K'bang, Krông Pa.[15]
Năm 1996, thành lập một số xã thuộc thị xã Pleiku và huyện Mang Yang; điều chỉnh địa giới thành phố Pleiku và các huyện Mang Yang, Chư Păh; chia huyện Chư Păh thành hai huyện: Chư Păh và Ia Grai.[16]
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Mang Yang:
- Thành lập xã Đắk Tơ Ver trên cơ sở một phần xã Đắk Đoa. Xã Đăk Tơ Ver có diện tích tự nhiên 3.700 ha và 967 nhân khẩu.
- Thành lập xã Chư Đang Ya trên cơ sở một phần xã Hà Bầu. Xã Chư Đang Ya có 4.200 ha diện tích tự nhiên và 854 nhân khẩu.
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Pleiku:
- Thành lập xã Tân Sơn trên cơ sở một phần xã Chư Jôr. Xã Tân Sơn có 850 ha diện tích tự nhiên và 3.516 nhân khẩu.
- Thành lập xã Nghĩa Hưng trên cơ sở một phần xã Biển Hồ và xã Ia Sao. Xã Nghĩa Hưng có 2.811,7 ha diện tích tự nhiên và 4.878 nhân khẩu.
- Thành lập huyện Ia Grai trên cơ sở một phần huyện Chư Păh. Huyện Ia Grai có 115.720,5 ha diện tích tự nhiên và 50.431 nhân khẩu, bao gồm 9 xã: Ia Sao, Ia Hrung, Ia Krai, Ia Grai, Ia Kênh, Ia O, Ia Dêr, Ia Chia, Ia Pếch và thị trấn Chư Pah.
- Sáp nhập toàn bộ 3 xã Hà Tây, Đắk Tơ Ver, Chư Đang Ya, huyện Mang Yang và toàn bộ 2 xã Chư Jôr và Nghĩa Hưng, thị xã Pleiku vào huyện Chư Păh. Huyện Chư Păh có 98.354,4 ha diện tích tự nhiên và 42.258 nhân khẩu, bao gồm 11 xã: Ia Khươl, Ia Mơ Nông, Ia Ka, Ia Phí, Hoà Phú, Nghĩa Hoà, Hà Tây, Đắc Tơ Ver, Chư Đang Yang, Chư Jôr, Nghĩa Hưng
- Thành lập thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh trên cơ sở một phần xã Nghĩa Hòa. Thị trấn Chư Păh có 2.600 ha diện tích tự nhiên và 3.079 nhân khẩu
- Đổi tên thị trấn Chư Păh, huyện Ia Grai thành thị trấn Ia Kha, đổi tên xã Ia Grai, huyện Ia Grai thành xã Ia Tô.
Năm 1998, thành lập một số xã, thị trấn thuộc các huyện Ayun Pa và Chư Prông.[17]
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc huyện Ayun Pa:
- Thành lập xã Ia Sao trên cơ sở một phần xã Ia R'tô. Xã Ia Sao có 11.260 ha diện tích tự nhiên và 2.838 nhân khẩu.
- Thành lập xã Broăi trên cơ sở một phần xã Ia Tul. Xã Broăi có 2.320 ha diện tích tự nhiên và 2.807 nhân khẩu.
- Thành lập xã K'dăm trên cơ sở một phần xã Chư Mố. Xã K'dăm có 13.227 ha diện tích tự nhiên và 2.043 nhân khẩu.
- Thành lập xã Kim Tân trên cơ sở một phần xã Chư Răng. Xã Kim Tân có 4.454,5 ha diện tích tự nhiên và 3.428 nhân khẩu.
- Thành lập thị trấn Phú Thiện trên cơ sở một phần xã Chư A Thai và xã Ia Sol. Thị trấn Phú Thiện có 1.551 ha diện tích tự nhiên và 16.383 nhân khẩu.
- Thành lập xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông trên cơ sở một phần xã Ia Phìn và xã Thăng Hưng. Xã Bàu Cạn có 2.700 ha diện tích tự nhiên và 3.800 nhân khẩu.
Năm 1999, thành lập thành phố Pleiku[18]. Cùng năm, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thành phố Pleiku và huyện Mang Yang[19].
- Thành lập thành phố Pleiku trên cơ sở toàn bộ thị xã Pleiku. Thành phố Pleiku có 22.569,6 ha diện tích tự nhiên và 160.192 nhân khẩu, gồm 14 đơn vị hành chính: 6 phường và 8 xã.
- Thành lập một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Pleiku:
- Thành lập phường Tây Sơn trên cơ sở một phần phường Hoa Lư. Phường Tây Sơn có 154,33 ha diện tích tự nhiên và 10.112 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ia Kring trên cơ sở một phần phường Diên Hồng. Phường Ia Kring có 669,72 ha diện tích tự nhiên và 10.270 nhân khẩu.
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Mang Yang:
- Thành lập thị trấn Kon Dơng trên cơ sở một phần xã Kon Dơng. Thị trấn Kon Dơng có 1.800 ha diện tích tự nhiên và 3.081 nhân khẩu.
- Đổi tên xã Kon Dơng thành xã Đắk Ya. Xã Đắk Ya có 7.055 ha diện tích tự nhiên và 4.498 nhân khẩu.
Năm 2000, thành lập và đổi tên một số xã, thị trấn thuộc huyện Mang Yang; chia huyện Mang Yang thành hai huyện: Mang Yang và Đak Đoa.[20] Cùng năm, thành lập một số xã, phường thuộc thành phố Pleiku và huyện Chư Sê.[21]
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Mang Yang:
- Đổi tên xã Đắk Đoa thành xã Đắk Sơ Mei.
- Đổi tên thị trấn Mang Yang thành thị trấn Đak Đoa.
- Thành lập xã Đắk Dj'răng trên cơ sở một phần xã K'dang và xã Đắk Ya. Xã Đak Dj'răng có 4.722,7 ha diện tích tự nhiên và 2.907 nhân khẩu.
- Thành lập huyện Đak Đoa trên cơ sở một phần huyện Mang Yang. Huyện Đak Đoa có 98.041,3 ha diện tích tự nhiên và 74.394 nhân khẩu gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Hà Đông, Đak Sơmei, Hà Bầu, Nam Yang, Kon Gang, Hải Yang, Hneng, Tân Bình, KDang, Glar, Trang, A Dơk, Ia Pết, Ia Băng và thị trấn Đak Đoa. Huyện Mang Yang có 112.606,7 ha diện tích tự nhiên và 36.746 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Ayun, Đăk Yă, Hra, Lơ Pang, Kon Thụp, Đê Ar, Đăk Trôi, Kon Chiêng, Đak Djrăng và thị trấn Kon Dơng.
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Pleiku:
- Thành lập phường Yên Thế trên cơ sở một phần xã Biển Hồ. Phường Yên Thế có 1.187 ha diện tích tự nhiên và 12.916 nhân khẩu.
- Thành lập phường Trà Bá trên cơ sở một phần xã Trà Bá. Phường Trà Bá có 758,67 ha diện tích tự nhiên và 13.990 nhân khẩu.
- Đổi tên xã Trà Bá thành xã Chư HDrông.
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Chư Sê:
- Thành lập xã Ia Phang trên cơ sở một phần xã Nhơn Hòa. Xã Ia Phang có 12.710,5 ha diện tích tự nhiên và 5.214 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ia Dreng trên cơ sở một phần xã Ia Hrú. Xã Ia Dreng có 2.351,7 ha diện tích tự nhiên và 2.486 nhân khẩu.
Năm 2001, thành lập một số xã thuộc các huyện Ia Grai và Chư Păh.[22]
- Thành lập xã Ia Khai, huyện Ia Grai trên cơ sở một phần xã Ia Krái. Xã Ia Khai có 16.518,5 ha diện tích tự nhiên và 2.475 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ia Nhin, huyện Chư Păh trên cơ sở một phần xã Ia Ka. Xã Ia Nhin có 3.205 ha diện tích tự nhiên và 3.758 nhân khẩu.
- Điều chỉnh địa giới hành chính 2 xã Ia Mơ Nông và xã Ia Phí, huyện Chư Păh. Thành lập xã Ia Ly, huyện Chư Păh trên cơ sở một phần xã Ia Mơ Nông. Xã Ia Ly có 4.844 ha diện tích tự nhiên và 4.570 nhân khẩu. Xã Ia Mơ Nông có 16.951 ha diện tích tự nhiên và 4.071 nhân khẩu. Xã Ia Phí có 6.995 ha diện tích tự nhiên và 5.172 nhân khẩu.
Năm 2002, thành lập một số xã thuộc các huyện Chư Prông, Ayun Pa; chuyển xã Ia Kênh của huyện Ia Grai về thành phố Pleiku quản lý[23]. Cùng năm, chia huyện Ayun Pa thành hai huyện: Ayun Pa và Ia Pa.[24].
- Thành lập một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Chư Prông:
- Thành lập xã Ia Ga trên cơ sở một phần xã Ia Pia và xã Ia Lâu. Xã Ia Ga có 12.277 ha diện tích tự nhiên và 2.100 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ia Piơr trên cơ sở một phần xã Ia Lâu. Xã Ia Piơr có 9.629 ha diện tích tự nhiên và 3.908 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ia Drang trên cơ sở một phần xã Thăng Hưng, xã Bình Giáo và xã Ia Boòng. Xã Ia Drang có 4.105 ha diện tích tự nhiên và 5.581 nhân khẩu.
- Thành lập một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Ayun Pa:
- Thành lập xã Ia Peng trên cơ sở một phần xã Ia Piar. Xã Ia Peng có 1.800 ha diện tích tự nhiên và 2.982 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ia Ke trên cơ sở một phần xã Chư A Thai. Xã Ia Ke có 5.928 ha diện tích tự nhiên và 8.579 nhân khẩu
- Sáp nhập xã Ia Kênh, huyện Ia Grai về thành phố Pleiku.
- Thành lập huyện Ia Pa trên cơ sở một phần huyện Ayun Pa. Huyện Ia Pa có 87.088 ha diện tích tự nhiên và 41.484 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Pờ Tó, Chư Răng, Kim Tân, Ia Tul, Ia Broăi, Ia KDăm, Chư Mố, Ia Trok và Ia Mrơn. Huyện Ayun Pa có 78.891,5 ha diện tích tự nhiên và 87.648 nhân khẩu, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã Chư A Thai, Ia Ke, Ia Sol, Ia Piar, Ia Peng, Ia Hiao, Ia Rbol, Ia Yeng, Ia Rtô, Ia Sao và các trị trấn Ayun Pa, Phú Thiện.
Năm 2003, thành lập thị xã An Khê và các phường thuộc thị xã An Khê; thành lập xã Đắk Pơ thuộc huyện An Khê; đổi tên huyện An Khê thành huyện Đak Pơ.[25]
- Thành lập thị xã An Khê trên cơ sở toàn bộ các xã: Tú An, Cửu An, Song An, Thành An và thị trấn An Khê thuộc huyện An Khê. Thị xã An Khê có 19.912,10 ha diện tích tự nhiên và 62.600 nhân khẩu.
- Thành lập 4 phường thuộc thị xã An Khê: An Tân, An Bình, An Phú, Tây Sơn trên cơ sở toàn bộ thị trấn An Khê. Phường An Bình có 930,40 ha diện tích tự nhiên và 7.279 nhân khẩu. Phường Tây Sơn có 327,75 ha diện tích tự nhiên và 11.568 nhân khẩu. Phường An Phú có 384,50 ha diện tích tự nhiên và 12.884 nhân khẩu. Phường An Tân có 457,35 ha diện tích tự nhiên và 3.034 nhân khẩu. Thị trấn An Khê có 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 4 phường và 4 xã.
- Đổi tên huyện An Khê thành huyện Đak Pơ. Huyện Đak Pơ có 49.961,50 ha diện tích tự nhiên và 34.563 nhân khẩu.
- Thành lập xã Đắk Pơ, huyện Đắk Pơ trên cơ sở một phần xã An Thành. Xã Đắk Pơ có 1.963 ha diện tích tự nhiên và 3.092 nhân khẩu. huyện Đak Pơ có 8 xã.
Năm 2005, thành lập một số xã thuộc các huyện Chư Sê, Kông Chro, Đak Đoa, Ia Grai.[26]
- Thành lập xã Ia Hla, huyện Chư Sê trên cơ sở một phần xã Ia Ko. Xã Ia Hla có 12.447 ha diện tích tự nhiên và 2.283 nhân khẩu.
- Thành lập xã Bar Măih, huyện Chư Sê trên cơ sở một phần xã Bờ Ngoong. Xã Bar Măih có 4.761 ha diện tích tự nhiên và 3.866 nhân khẩu.
- Thành lập xã Chư Pơng, huyện Chư Sê trên cơ sở một phần xã Ia Tiêm. Xã Chư Pơng có 3.937,50 ha diện tích tự nhiên và 2.872 nhân khẩu.
- Thành lập xã Đắk Pling, huyện Kông Chro trên cơ sở một phần xã Đắk Song. Xã Đắk Pling có 18.238 ha diện tích tự nhiên và 2.078 nhân khẩu.
- Thành lập xã Đắk Krong, huyện Đak Đoa trên cơ sở một phần xã Đắk Sơ Mei. Xã Đắk Krong có 3.300 ha diện tích tự nhiên và 3.782 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ia Grăng, huyện Ia Grai trên cơ sở một phần xã Ia Tô và thị trấn Ia Kha. Xã Ia Grăng có 11.715 ha diện tích tự nhiên và 2.063 nhân khẩu.
Năm 2006, thành lập một số xã thuộc các huyện Chư Sê, Kông Chro, Đak Đoa, Ia Pa, K’bang[27], Ayun Pa, Mang Yang và thành phố Pleiku[28]
- Thành lập xã Ia Blứ, huyện Chư Sê trên cơ sở một phần xã Ia Le. Xã Ia Blứ có 19.114,50 ha diện tích tự nhiên và 4.688 nhân khẩu.
- Thành lập xã Đắk Pơ Cho, huyện Kông Chro trên cơ sở một phần xã Yang Trung. Xã Đắk Pơ Pho có 5.305 ha diện tích tự nhiên và 2.054 nhân khẩu.
- Thành lập xã Đắk Kơ Ning, huyện Kông Chro trên cơ sở một phần xã Yang Nam và xã S'ró.
- Thành lập xã Hnol, huyện Đak Đoa trên cơ sở một phần xã Trang. Xã Hnol có 4.685 ha diện tích tự nhiên và 2.211 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ia Bă, huyện Ia Grai trên cơ sở một phần xã Ia Hrung. Xã Ia Bă có 11.212,05 ha diện tích tự nhiên và 5.905 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ia Yok, huyện Ia Grai trên cơ sở một phần xã Ia Sao. Xã Ia Yok có 2.642,71 ha diện tích tự nhiên và 8.246 nhân khẩu.
- Sáp nhập một phần xã Đông, huyện K'bang vào thị trấn K'bang. Thị trấn Kbang có 2.087 ha diện tích tự nhiên và 13.510 nhân khẩu.
- Thành lập xã Đắk Smar, huyện K'bang trên cơ sở một phần xã Đông. Xã Đak Smar có 12.678,66 ha diện tích tự nhiên và 2.012 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ayun Hạ, huyện Ayun Pa trên cơ sở một phần xã Ia Ke. Xã Ayun Hạ có 2.765 ha diện tích tự nhiên và 5.130 nhân khẩu.
- Đổi tên xã Ia Ke, huyện Ayun Pa thành xã Ia Ake.
- Thành lập xã Chrôh Pơnan, huyện Ayun Pa trên cơ sở một phần xã Ia Hiao. Xã Chrôh Pơnan có 2.158,5 ha diện tích tự nhiên và 3.708 nhân khẩu.
- Thành lập phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku trên cơ sở một phần xã Chư Á. Phường Thắng Lợi có 706,33 ha diện tích tự nhiên và 7.967 nhân khẩu.
Năm 2007, thành lập thị xã Ayun Pa và các phường thuộc thị xã Ayun Pa; đổi tên huyện Ayun Pa thành huyện Phú Thiện.[29]
- Thành lập thị xã Ayun Pa trên cơ sở toàn bộ thị trấn Ayun Pa, các xã Ia R'tô, Ia Rbol, Ia Sao thuộc huyện Ayun Pa. Thị xã Ayun Pa có 28.700,5 ha diện tích tự nhiên và 35.058 nhân khẩu.
- Thành lập 4 phường Cheo Reo, Hòa Bình, Đoàn Kết, Sông Bờ, thị xã Ayun Pa trên cơ sở toàn bộ thị trấn Ayun Pa. Phường Cheo Reo có 442 ha diện tích tự nhiên và 5.387 nhân khẩu. Phường Hòa Bình có 485 ha diện tích tự nhiên và 3.855 nhân khẩu. Phường Đoàn Kết có 384,71 ha diện tích tự nhiên và 6.972 nhân khẩu. Phường Sông Bờ có 415,79 ha diện tích tự nhiên và 5.399 nhân khẩu.
- Thành lập xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa trên cơ sở một phần xã Ia Rbol. Xã Chư Băh có 6.959 ha diện tích tự nhiên và 3.306 nhân khẩu. Thị xã Ayun Pa có 8 đơn vị hành chính, gồm 4 phường và 4 xã.
- Đổi tên huyện Ayun Pa thành huyện Phú Thiện. Huyện Phú Thiện có 50.191 ha diện tích tự nhiên và 64.558 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Chư A Thai, Ia AKe, Ia Sol, Ia Piar, Ia Peng, Ayun Hạ, Ia Yeng, Chrôh Pơnan, Ia Hiao và thị trấn Phú Thiện.
Năm 2008, thành lập xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Pleiku và các huyện Chư Prông, Chư Sê quản lý.[30]
- Thành lập, sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Pleiku:
- Thành lập phường Đống Đa trên cơ sở một phần phường Thống Nhất. Phường Đống Đa có 402,43 ha diện tích tự nhiên và 6.068 nhân khẩu.
- Thành lập phường Phù Đổng trên cơ sở một phần phường Hội Phú và phường Trà Bá. Phường Phù Đổng có 453,18 ha diện tích tự nhiên và 14.102 nhân khẩu.
- Sáp nhập một phần xã Ia Kênh về xã Chư Hdrông. Xã Chư Hdrông có 2.548 ha và 11.107 nhân khẩu.
- Thành lập phường Chi Lăng trên cơ sở một phần xã Chư Hdrông. Phường Chi Lăng có 1.245,37 ha diện tích tự nhiên và 7.330 nhân khẩu.
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Chư Prông:
- Thành lập xã Ia Kly trên cơ sở một phần xã Ia Tôr và thị trấn Chư Prông. Xã Ia Kly có 2.206,00 ha diện tích tự nhiên và 2.176 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ia Bang trên cơ sở một phần xã Ia Vê và xã Ia Tôr. Xã Ia Bang có 4.066,00 ha diện tích tự nhiên và 2.846 nhân khẩu.
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Chư Sê:
- Thành lập thị trấn Nhơn Hòa trên cơ sở một phần xã Nhơn Hòa. Thị trấn Nhơn Hòa có 2.100,00 ha diện tích tự nhiên và 10.500 nhân khẩu.
- Đổi tên xã Nhơn Hòa thành xã Chư Don. Xã Chư Don có 3.889,50 ha diện tích tự nhiên và 1.840 nhân khẩu.
Năm 2009, thành lập xã, phường, thuộc thị xã An Khê và huyện Chư Păh[31]. Cùng năm, thành lập một số xã thuộc huyện Chư Sê; chia huyện Chư Sê thành hai huyện: Chư Sê và Chư Pưh[32]
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc thị xã An Khê:
- Thành lập xã Xuân An trên cơ sở một phần xã Tú An. Xã Xuân An có 2.793,00 ha diện tích tự nhiên và 3.504 nhân khẩu.
- Thành lập phường An Phước trên cơ sở một phần xã Cửu An. Phường An Phước có 1.879,22 ha diện tích tự nhiên và 2.970 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ngô Mây trên cơ sở một phần xã Song An. Phường Ngô Mây có 1.004,10 ha diện tích tự nhiên và 4.750 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ia Kreng, huyện Chư Păh trên cơ sở một phần xã Ia Mơ Nông. Xã Ia Kreng có 11.392,64 ha diện tích tự nhiên và 1.343 nhân khẩu.
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Chư Sê:
- Thành lập xã Ia Rong trên cơ sở một phần xã Ia Hrú. Xã Ia Rong có 2.311,18 ha diện tích tự nhiên và 4.518 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ia Pal trên cơ sở một phần xã Dun. Xã Ia Pal có 2.273,28 ha diện tích tự nhiên và 4.755 nhân khẩu.
- Thành lập xã Kông Htok trên cơ sở một phần xã Dun và xã Albá. Xã Kông Htok có 2.829,74 ha diện tích tự nhiên và 4.312 nhân khẩu.
- Thành lập huyện Chư Pưh trên cơ sở một phần huyện Chư Sê. Huyện Chư Pưh có 71.695,02 ha diện tích tự nhiên và 54.890 nhân khẩu; có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Ia Le, Ia BLứ, Ia Phang, Chư Don, Ia Dreng, Ia Hla, Ia Hrú, Ia Rong và thị trấn Nhơn Hoà. Huyện Chư Sê có 64.296,27 ha diện tích tự nhiên và 94.389 nhân khẩu; có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thị trấn Chư Sê và các xã: Ia Blang, Dun, Ayun, Albá, Bờ Ngoong, Bar Măih, Ia Tiêm, Chư Pơng, Ia Glai, Ia Hlốp, Ia Ko, Hbông, Ia Pal và Kông HTok.
Năm 2013, thành lập một số thị trấn thuộc các huyên Chư Păh và Đắk Pơ[33]; điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc huyện Đak Đoa[34]
- Thành lập thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh trên cơ sở toàn bộ xã Ia Ly. Thị trấn Ia Ly có 4.845,96 ha diện tích tự nhiên và 6.350 nhân khẩu.
- Thành lập thị trấn Đắk Pơ, huyện Đắk Pơ trên cơ sở toàn bộ xã Đắk Pơ. Thị trấn Đắk Pơ có 2.178,18 ha diện tích tự nhiên và 4.620 nhân khẩu.
- Sáp nhập một phần xã Kon Gang, huyện Đak Đoa vào xã Hneng. Sáp nhập một phần xã Hneng và xã Glar, huyện Đak Đoa vào thị trấn Đak Đoa. Thị trấn Đak Đoa có 2.121,29 ha diện tích tự nhiên và 14.945 nhân khẩu. Xã Hneng có 3.404,76 ha diện tích tự nhiên và 2.729 nhân khẩu. Xã Kon Gang còn lại 6.255,85 ha diện tích tự nhiên và 3.020 nhân khẩu. Xã Glar còn lại 4.166,12 ha diện tích tự nhiên và 8.466 nhân khẩu.
Năm 2020, hợp nhất một số xã thuộc thành phố Pleiku và huyện Chư Păh.[35]
- Sáp nhập toàn bộ xã Chư Hdrăng, thành phố Pleiku vào phường Chi Lăng. Phường Chi Lăng có 25,67 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.476 người. Sau khi sắp xếp, thành phố Pleiku có 22 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường và 08 xã.
- Sáp nhập toàn bộ xã Chư Jôr, huyện Chư Păh vào xã Chư Đang Ya. Xã Chư Đang Ya có 54,19 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 3.578 người. Sau khi sắp xếp, huyện Chư Păh có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 xã và 02 thị trấn.
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1195/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[36] Theo đó:
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Pleiku.
- Sáp hập toàn bộ xã Tân Sơn vào xã Biển Hồ. Xã Biển Hồ có diện tích tự nhiên là 28,84 km² và quy mô dân số là 16.734 người.
- Sau khi sắp xếp, thành phố Pleiku có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường và 7 xã.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Kbang.
- Sáp nhập một phần xã Đăk Hlơ vào xã Nghĩa An. Xã Nghĩa An có diện tích tự nhiên là 41,62 km² và quy mô dân số là 4.571 người.
- Sáp nhập phần còn lại xã Đăk Hlơ vào xã Kông Bơ La. Xã Kông Bơ La có diện tích tự nhiên là 54,20 km² và quy mô dân số là 5.889 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Kbang có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 xã và 1 thị trấn.
- Sau khi sắp xếp, tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 14 huyện, 2 thị xã, 1 thành phố và 218 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 180 xã, 24 phường và 14 thị trấn.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Quyết định số 77-CP năm 1979 của Hội đồng Chính phủ.
- ^ Quyết định số 178-CP năm 1979 của Hội đồng Chính phủ.
- ^ Quyết định số 30-HĐBT năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 34-HĐBT năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 122-HĐBT năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 181-HĐBT năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 26-HĐBT năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 96-HĐBT năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 03-HĐBT năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 543-TCCP năm 1990 của Ban Tổ chức Chính phủ.
- ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 1991.
- ^ Quyết định số 315-HĐBT năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng
- ^ Quyết định số 691-TCCP năm 1991 của Ban Tổ chức Chính phủ.
- ^ Nghị định số 25-CP năm 1994 của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 67-CP năm 1994 của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 70-CP năm 1996 của Chính phủ.
- ^ Quyết định số 65/1998/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 29/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 70/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 37/2000/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 67/2000/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 100/2001/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 54/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 104/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 155/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 17/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 39/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 98/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 50/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 46/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 02/NĐ-CP năm 2009 của Chính phủ.
- ^ Nghị quyết số 43/NQ-CP năm 2010 của Chính phủ.
- ^ Nghị quyết số 128/NQ-CP năm 2013 của Chính phủ.
- ^ Nghị quyết số 139/NQ-CP năm 2013 của Chính phủ.
- ^ Nghị quyết số 859/NQ-UBTVQH14 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- ^ “Nghị quyết số 1195/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.