Lịch sử hành chính Đắk Lắk
Lịch sử hành chính Đắk Lắk có thể xem mốc khởi đầu từ năm 1904 với nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tách khỏi Lào, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Vào thời điểm hiện tại (2024), về mặt hành chính, Đắk Lắk được chia làm 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã, 13 huyện và 180 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 18 phường, 13 thị trấn và 149 xã.[1]
Lịch sử tổ chức hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Trước khi thành lập tỉnh
[sửa | sửa mã nguồn]Thời Pháp thuộc
[sửa | sửa mã nguồn]Từ DAK có những từ tương đồng như Dar, đạ, đà. Các từ này tương ứng với các từ chỉ nơi chốn như Đà Nẵng, Đà Lạt, Đạ Tẻn, Đak Hà....v.v....Từ Dak=Dar = Đạ = Đà có nghĩa như một vùng lãnh thổ xuất hiện trong vùng đất của quốc gia Chăm Pa cổ xưa.
Từ LAK có từ tương đồng LAC. Theo các già làng ở vùng cao nguyên cũng cho rằng từ LAC là phiên âm của từ LẠCH. Theo dân gian thì người Lạch là các nhà buôn và trao đổi hàng hóa gốm xứ ở vùng cao nguyên (thương gia người dân tộc Lạch) trong thời Chăm Pa cổ. Các sử thi như sử thi Đăm Săn cũng nói về người Lạch.
Từ DAKLAK hay DARLAC hoặc ĐẠ LẠCH ý nói như vùng đất hay địa bàn mà người Lạch hay trao đổi hàng hóa tại đây.
Đắk Lắk (còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac) được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương và tách khỏi Lào, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Trước đó, vào cuối thế kỷ 19, Darlac thuộc địa phận đại lý hành chính Kontum và bị Pháp nhập vào Lào.
Đến ngày 9 tháng 2 năm 1913 thì tỉnh này trở thành một đại lý hành chính trực thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập cùng ngày. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1923, tỉnh Đắk Lắk mới được thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đắk Lắk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là buôn hay bon), người Ê Đê có 151 làng, người Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người M'dhur có 120 làng, người M'Nông có 117 làng, người Xiêm có 1 làng. Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, tỉnh Đắk Lắk được chia làm 5 quận, gồm có Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đăk Song, Lăk và M'Drắk, dưới có 440 làng.
Thời kỳ từ 1945 đến nay
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 15 tháng 4 năm 1950, Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung phần, trong đó có Đắk Lắk, làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng.
Dân số tỉnh Darlac 1967[2] | |
---|---|
Quận | Dân số |
Ban Mê Thuột | 95.664 |
Buôn Hô | 31.527 |
Lạc Thiện | 19.456 |
Phước An | 10.887 |
Tổng số | 157.534 |
Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2 tháng 7 năm 1958 ấn định tỉnh Đắk Lắk (được ghi là Darlac) có 5 quận, 21 tổng và 77 xã. Trong đó, Quận Ban Mê Thuột có 4 tổng, Quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lăk) có 7 tổng, Quận M'Đrak có 4 tổng, Quận Đak Song có 2 tổng và Quận Buôn Hồ có 4 tổng.
Ngày 23 tháng 1 năm 1959, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 24/NV, tách gần như toàn bộ quận Đak Song của tỉnh Darlac, lập ra tỉnh Quảng Đức. Như vậy tỉnh Darlac còn lại 4 quận. Sau đó quận M'Đrak lại bị xé lẻ, một phần nhập vào tỉnh Khánh Hòa. Tháng 12 năm 1960, Chính phủ cách mạng chính thức thành lập tỉnh Quảng Đức dựa trên sự phân chia ranh giới của địch, lấy mật danh là B4.
Ngày 20 tháng 12 năm 1963, lập thêm một quận mới tên là Phước An, quận lỵ đặt tại Phước Trạch, đến ngày 1 tháng 9 năm 1965 chuyển về Thuận Hiếu. Sau này lại bỏ cấp tổng, nên chỉ còn cấp quận (4 quận) và xã.
Sau khi Việt Nam thống nhất
[sửa | sửa mã nguồn]Tỉnh Đắk Lắk của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 hình thành từ hai tỉnh Darlac và Quảng Đức, có diện tích lớn thứ hai Việt Nam sau tỉnh Gia Lai - Kon Tum, tổ chức hành chính trên địa bàn gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 3 huyện: Krông Búk, Krông Pắc, Lăk. Tỉnh chỉ lớn nhất nước khi tỉnh Gia Lai - Kon Tum tách làm đôi, khi đó Đắk Lắk diện tích 19.800 km². Số huyện tăng dần cho đến 18 huyện.
Năm 1977, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông Búk và Ea Súp; chia huyện Krông Pắc thành 2 huyện: Krông Pắc và M'Drắk.[3]
- Huyện Krông Búk gồm có các xã: Cù Né, Ea Dul, E Đê, Ea Rơng, Thống Nhất, Ea Hồ, Cù Bao, Cur Đăng và Bình Thuận
- Huyện Ea Súp gồm có các xã: Ea Poc, Quảng Phú, Ea H’Din, Ea Sup, Krông Na, Cù Sê, Kinh Tế Mới Và Xóm A
- Huyện Krông Pắc gồm có các xã: Ea Ka, Krông Buk, Ea Kuang, Ea Yông, Hòa Thuận, Hòa An, Ea Ktur, Ea Knuèc, EaBhôk, Cù Kti, Hòa Hiệp, Ea Yiêng, Khuê Ngọc Điền, Ea Trul, Hòa Lễ, Hòa Sơn, Krông Bông, Cù Piăng, Cù Nun, Cù Ti B và kinh tế mới
- Huyện M’Drăk gồm có các xã Krông Yin và Ea Trang
Năm 1978, thành lập một số xã thuộc các huyện Krông Búk, Krông Pắc, M'đrắk[4] và thị xã Buôn Ma Thuột.[5]
- Thành lập xã Hòa Thành, xã Hòa Tân và xã Hòa Phong, huyện Krông Pắc.
- Thành lập xã Cứ M'ta, huyện M'đrăk.
- Thành lập xã Krông Năng, xã Phú Xuân, xã Cư Pông và xã Phú Lộc, huyện Krông Búk.
- Thành lập xã Cuôr Knia, thị xã Buôn Ma Thuột trên cơ sở vùng kinh tế mới Cuôr Knia.
Năm 1980, thành lập một số xã thuộc huyện Ea Súp. Cùng năm, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông Búk và Ea H'leo.[6]
- Huyện Krông Búk gồm có các xã Cu Nê, Ea TuL, Ea Rơng, Thống Nhất, Ea Hô, Cu Bao, Cuôr Đăng, Bình Thuận, Phú Xuân, Phú Lộc, Cu Pông, Krông Năng, Pông Drang, Đoàn Kết, Dliê Ya và Tam Giang.
- Huyện Ea H'Leo gồm có các xã Ea SoL, Ea H'Leo, Ea KhaL và Dliê Yang.
- Thành lập xã Ea Tar và xã Cư M'gar, huyện Ea Súp.
Năm 1981, chia tách một số xã thuộc các huyện Krông Pắc, Ea H'leo. Cùng năm, thành lập huyện Krông Ana trên cơ sở tách ra từ huyện Krông Pắc và thị xã Buôn Ma Thuột; chia huyện Krông Pắc thành 2 huyện: Krông Pắc và Krông Bông.[7]
- Huyện Krông Ana gồm các xã Ea Bông, Ea Na, Ea Tiêu, Quảng Điền, Hiệp Hoà, Ea Ehok, Ea Ktur.
- Huyện Krông Bông gồm các xã Ea Trul, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền, Krông Bông, Hoà Lễ, Hoà Phong, Hoà Tân, Hoà Thành, Cư Kty, Ea Yiêng.
- Huyện Krông Pắc gồm các xã Ea Kar, Krông Búk, Ea Kuăng, Ea Yông, Ea Knuéc, Hoà Tiến, Hoà An, Ea Uy.
Năm 1983, chia tách một số xã thuộc huyện Krông Pắc: chia xã Ea Kuăng thành 3 xã Ea Kuăng, Ea Phê, Ea Niu.[8]
Năm 1984, chia tách một số xã thuộc các huyện Krông Búk, Lắk, Ea Súp, Ea H'leo[9]. Cùng năm, chia huyện Ea Súp thành 2 huyện: Ea Súp và Cư M'gar.[10], thành lập một số xã, thị trấn thuộc các huyện Cư M'gar, Krông Ana.[11]
- Thành lập xã Buôn Triết và xã Buôn Trìa, huyện Lắk trên cơ sở toàn bộ xã Yang Bung.
- Thành lập xã Ea Lê và xã Ea Bung, huyện Ea Súp trên cơ sở một phần xã Ea Súp.
- Thành lập xã Ea Ral, huyện Ea H'leo trên cơ sở một phần xã Ea Khal.
- Thành lập các xã Ea Hiao, huyện Ea H'leo trên cơ sở một phần xã Ea Soi.
- Thành lập các xã Ea Blang và thị trấn Buôn Hồ, huyện Krông Búk trên cơ sở một phần xã Đoàn Kết.
- Huyện Ea Sup gồm có 4 xã Ea Sup, Krông Na, Ea Lê, Ea Bung.
- Huyện Cư M'gar gồm có 8 xã Quảng Phú, Cu Mgar, Cu Suê, Ea Pôc, Ea H'ding, Ea Ta, Cuôr Dăng, Ea Tul.
- Thành lập xã Đur Kmăn và thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana trên cơ sở một phần xã Ea Bông.
- Thành lập xã Bình Hòa, huyện Krông Ana trên cơ sở một phần xã Quảng Điền.
- Thành lập thị trấn nông trường Ea Pốk, huyện Cư M'gar trên cơ sở toàn bộ xã Ea Pốk
Năm 1986, chia tách một số xã thuộc huyện Krông Pắc[12]. Cùng năm, thành lập huyện Ea Kar trên cơ sở tách ra từ 2 huyện Krông Pắc và M'Drắk.[13]
- Sáp nhập một phần xã Krông Búk, huyện Krông Pắc vào xã Ea Kar.
- Huyện Ea Kar gồm xã Ea Kar, xã Ea Păn, xã Cư Jiang và thị trấn Ea Knốp.
Năm 1987, chia tách một số xã thuộc huyện Krông Bông.[14]. Cùng năm, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông Búk và Krông Năng.[15]
- Thành lập xã Cư Bui, xã Cư Drăm và xã Yang Mao, huyện Krông Bông trên cơ sở toàn bộ xã Krông Bông.
Năm 1989, thành lập một số xã, thị trấn thuộc thị xã Buôn Ma Thuột và các huyện Ea Kar, Krông Năng, M'đrắk.
Năm 1990, chia tách một số xã thuộc các huyện Krông Pắc và Ea Súp[16]. Cùng năm, điều chỉnh địa giới thị xã Buôn Ma Thuột và huyện Đắk Mil.[17]
- Thành lập huyện Cư Jút gồm 5 xã: Ea T'ling, Tâm Thắng, Trúc Sơn, Ea Po, Nam Dong thuộc thị xã Buôn Ma Thuột và xã Đắk Lao thuộc huyện Đắk Mil
Năm 1992, chia tách một số xã thuộc các huyện Krông Búk, M'đrắk, Krông Bông.[18]
- Thành lập xã Kang Dang, huyện Krông Bông trên cơ sở một phần xã Cư Kty. Xã Dang Kang có 1.950 ha diện tích tự nhiên với 3.526 nhân khẩu. Xã Cư Kty có 2.820 ha diện tích tự nhiên với 2.886 nhân khẩu
- Thành lập xã Ea Siên, huyện Krông Búk trên cơ sở một phần các xã Ea Drông, Bình Thuận, Thống Nhất, Ea Blang. Xã Ea Siên có 3.400 ha diện tích tự nhiên với 2.750 nhân khẩu.
- Thành lập xã Đắk Drông, huyện Cư Jút trên cơ sở một phần xã Nam Dong.
- Thành lập thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút trên cơ sở một phần xã Ea Tling.
- Sáp nhập phần còn lại xã Ea Tling, huyện Cư Jút vào xã Trúc Sơn
- Thành lập xã Đắk Sin, huyện Đắk R'lấp trên cơ sở một phần xã Đạo Nghĩa và xã Quảng Tín.
Năm 1993, chia tách một số xã thuộc các huyện Ea Hleo, Ea Súp, M'đrắk, Cư M'gar, Ea Kar, Krông Ana.[19]
Năm 1994, thành lập một số xã thuộc thị xã Buôn Ma Thuột và các huyện Ea Kar, Krông Pắc.
Năm 1995, thành lập thành phố Buôn Ma Thuột và điều chỉnh địa giới hành chính giữa thành phố với các huyện Cư Jút, Ea Súp, Krông Pắc[20]. Cùng năm, chia tách một số xã thuộc huyện Ea Súp và chia huyện Ea Súp thành 2 huyện: Ea Súp và Buôn Đôn.[21]
- Thành lập phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột trên cơ sở toàn bộ xã Ea Tam.
- Thành lập phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột trên cơ sở một phần xã Hòa Khánh và xã Hòa Xuân.
- Sáp nhập toàn bộ xã Cuôr Knia, xã Ea Bar và một phần xã Ea Nuôl, thành phố Buôn Ma Thuột vào huyện Ea Súp. Sáp nhập phần còn lại của xã Ea Nuôl vào phường Thống Nhất.
- Sáp nhập toàn bộ xã Hòa Phú, xã Hòa Xuân và xã Hòa Khánh, thành phố Buôn Ma Thuột vào huyện Cư Jút
- Sáp nhập một phần xã Hòa Đông, thành phố Buôn Ma Thuột vào huyện Krông Pắc. Sáp nhập phần còn lại xã Hòa Đông, thành phố Buôn Ma Thuột vào phường Tân Lập.
Năm 1996, chia tách, thành lập các phường, xã, thị trấn thuộc thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện Krông Pắc, M'đrắk.[22]
- Thành lập các đơn vị hành chính cấp xã tại thành phố Buôn Ma Thuột:
- Thành lập phường Tân Hòa và phường Tân An trên cơ sở một phần phường Tân Lập.
- Thành lập phường Tân Lợi trên cơ sở một phần phường Thắng Lợi.
- Thành lập phường Thành Nhất trên cơ sở một phần phường Thống Nhất.
- Thành lập các đơn vị hành chính cấp xã tại huyện Krông Pắc:
- Thành lập xã Ea Kly và xã Vụ Bổn trên cơ sở một phần xã Krông Búk.
- Đổi tên thị trấn Krông Pắc thành thị trấn Phước An.
- Thành lập xã Ea Lai và xã Cư Prao, huyện M'đrắk trên cơ sở một phần xã Krông Jing.
Năm 1998, chia tách thành lập một số xã, thị trấn thuộc các huyện Ea Súp, Cư M'gar, Krông Bông.[23]
- Sắp xếp, thành lập một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Ea Súp:
- Thành lập xã Cư KBang trên cơ sở một phần xã Ea Lê. Xã Cư KBang có 8.060 ha diện tích tự nhiên và 2.435 nhân khẩu.
- Thành lập thị trấn Ea Súp trên cơ sở một phần xã Ea Súp. Thị trấn Ea Súp có 1.350 ha diện tích tự nhiên và 5.882 nhân khẩu.
- Sáp nhập một phần xã Ea Súp vào xã Ea Lê. Xã Ea Lê có 13.541 ha diện tích tự nhiên và 4.232 nhân khẩu.
- Đổi tên xã Ea Súp thành xã Cư M'lan.
- Thành lập xã Ia Lốp trên cơ sở một phần xã Ea Rốk. Xã Ia Lốp có 46.573 ha diện tích tự nhiên và 2.256 nhân khẩu.
Năm 1999, chia tách, thành lập một số xã, thị trấn thuộc các huyện Krông Búk, Krông Năng.[24]
- Thành lập thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng trên cơ sở toàn bộ xã Krông Năng. Thị trấn Krông Năng có 2.483 ha diện tích tự nhiên và 9.098 nhân khẩu.
- Thành lập xã Chứ Kbô, huyện Krông Búk trên cơ sở một phần xã Pơng Drang. Xã Chứ Kbô có 6.295 ha diện tích tự nhiên và 7.957 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ea Ngai, huyện Krông Búk trên cơ sở một phần xã Pơng Drang. Xã Ea Ngai có 3.545 ha diện tích tự nhiên và 3.339 nhân khẩu.
Năm 2001, chia tách, thành lập một số xã thuộc huyện Buôn Đôn[25].
- Sáp nhập một phần xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn vào xã Cuôr Knia. Xã Ea Bar có 2.600 ha diện tích tự nhiên và 14.407 nhân khẩu. Xã Cuôr Knia có 7.728 ha diện tích tự nhiên và 16.215 nhân khẩu.
- Thành lập xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn trên cơ sở một phần xã Cuôr Knia. Xã Tân Hòa có 5.698 ha diện tích tự nhiên và 8.621 nhân khẩu.
Năm 2002, chia tách một số xã thuộc các huyện Cư M'gar, Ea Kar, Krông Ana, Krông Bông.[26]
- Thành lập xã Quảng Hiệp, huyện Cư M'gar trên cơ sở một phần xã Ea M'dróh. Xã Quảng Hiệp có 5.470 ha diện tích tự nhiên và 10.092 nhân khẩu.
- Thành lập xã Yang Reh, huyện Krông Bông trên cơ sở một phần xã Ea Trul. Xã Yang Yeh có 2.939 ha diện tích tự nhiên và 4.110 nhân khẩu.
- Thành lập xã Băng A Drênh, huyện Krông Ana trên cơ sở một phần xã Dur Kmăl. Xã Dur Kmăl có 4.390 ha diện tích tự nhiên và 3.459 nhân khẩu.
- Thành lập 2 xã Cư Bông và Cư Yang trên cơ sở toàn bộ xã Cư Jiang. Xã Cư Bông có 8.885 ha diện tích tự nhiên và 4.064 nhân khẩu. Xã Cư Yang có 5.755 ha diện tích tự nhiên và 6.643 nhân khẩu.
Năm 2003, chia tách, thành lập một số xã thuộc các huyện Krông Ana, Krông Năng[27]. Cùng năm, Quốc hội ra Nghị quyết số 22/2003/QH.11 chia tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh mới là Đắk Lắk và Đắk Nông. Từ đó, tỉnh Đắk Lắk có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Buôn Ma Thuột và 12 huyện: Buôn Đôn, Cư M'gar, Ea H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk, M'đrắk[28].
- Sáp nhập một phần xã Ea Hiao, huyện Ea H'leo vào xã Dliê Ya, huyện Krông Năng. Sau khi sáp nhập:
- Huyện Krông Năng có 62.033 ha diện tích tự nhiên và 103.708 nhân khẩu. Xã Dliê Ya có 18.253 ha diện tích tự nhiên và 17.829 nhân khẩu.
- Huyện Ea H'leo còn lại 132.894 ha diện tích tự nhiên và 99.351 nhân khẩu. Xã Ea Hiao có 12.887 ha diện tích tự nhiên và 10.449 nhân khẩu.
- Thành lập xã Cư Klông, huyện Krông Năng trên cơ sở một phần xã Dliê Ya và xã Ea Tam. Xã Cư Klông có 7.683 ha diện tích tự nhiên và 4.036 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ea Tan, huyện Krông Năng trên cơ sở một phần xã Dliê Ya. Xã Ea Tân có 5.353 ha diện tích tự nhiên và 8.681 nhân khẩu.
- Thành lập xã Dray Sáp, huyện Krông Ana trên cơ sở một phần xã Ea Na. Xã Dray Sáp có 3.950 ha diện tích tự nhiên và 8.049 nhân khẩu.
- Sau khi chia tách tỉnh. Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 1.306.201 ha và dân số hiện tại là 1.666.854 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Buôn Ma Thuột; huyện Ea Súp; huyện Buôn Đôn; huyện Cư M'Gar; huyện Krông Búk; huyện Ea H'Leo; huyện Krông Năng; huyện M'Drắk; huyện Ea Kar; huyện Krông Pắc; huyện Krông Bông; huyện Krông Ana; huyện Lắk; các xã Ea R'Bin và Nam Ka của huyện Krông Nô; các xã Hòa Khánh, Hòa Xuân và Hòa Phú của huyện Cư Jút. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Năm 2004, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Lắk.[29]
- Sáp nhập toàn bộ xã Nam Ka và xã Ea R'bin thuộc huyện Krông Nô vào huyện Lắk. Huyện Lắk có 124.965 ha diện tích tự nhiên và 80.555 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 10 xã và 01 thị trấn.
- Sáp nhập toàn bộ 3 xã Hòa Khánh, Hòa Xuân và Hòa Phú thuộc huyện Cư Jút vào thành phố Buôn Ma Thuột. Thành phố Buôn Ma Thuột có 36.862 ha diện tích tự nhiên và 299.310 nhân khẩu, có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 13 phường và 08 xã.
Năm 2005, chia tách một số xã thuộc các huyện Ea Kar, Krông Ana, Krông Năng.[30]
- Thành lập xã Dray Bhăng, huyện Krông Ana trên cơ sở một phần xã Hòa Hiệp. Xã Dray Bhăng có 4.159 ha diện tích tự nhiên và 9.294 nhân khẩu.
- Thành lập một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Ea Kar:
- Thành lập xã Cư Prông trên cơ sở một phần xã Ea Păn. Xã Cư Prông có 6.417 ha diện tích tự nhiên và 3.528 nhân khẩu.
- Đổi tên xã Ea Păn thành xã Ea Păl. Xã Ea Păl có 3.689 ha diện tích tự nhiên và 7.190 nhân khẩu.
- Thành lập xã Cư Elang trên cơ sở một phần xã Ea Ô. Xã Cư Elang có 8.024 ha diện tích tự nhiên và 4.315 nhân khẩu.
- Thành lập một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Krông Năng:
- Thành lập xã Ea Dăh trên cơ sở một phần xã Phú Xuân và xã Tam Giang. Xã Ea Dăh có 5.224 ha diện tích tự nhiên và 5.361 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ea Puk trên cơ sở một phần xã Tam Giang. Xã Ea Puk có 4.376 ha diện tích tự nhiên và 3.791 nhân khẩu.
Năm 2006, chia tách một số xã thuộc các huyện Ea Súp, Ea H'leo, Krông Búk, Cư M'gar.[31]
- Sắp xếp, thành lập một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Krông Năng:
- Thành lập xã Ia Jlơi trên cơ sở một phần xã Ia Lốp. Xã Ia Jlơi có 27.320 ha diện tích tự nhiên và 5.789 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ia Rvê trên cơ sở một phần xã Ea Bung và xã Ya Tờ Mốt. Xã Ia Rvê có 22.714 ha diện tích tự nhiên và 3.283 nhân khẩu.
- Sáp nhập một phần xã Ea Bung vào xã Ya Tờ Mốt. Xã Ea Bung có 28.408 ha diện tích tự nhiên và 3.253 nhân khẩu. Xã Ya Tờ Mốt có 9.028 ha diện tích tự nhiên và 3.926 nhân khẩu.
- Thành lập xã Cư A Mung, huyện Ea H'leo trên cơ sở một phần xã Ea Wy. Xã Cư A Mung có 7.435 ha diện tích tự nhiên và 3.491 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ea Đê, huyện Krông Búk trên cơ sở một phần xã Pơng Drang. Xã Ea Đê có 2.970 ha diện tích tự nhiên và 10.025 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ea Kuêh, huyện Cư M'gar trên cơ sở một phần xã Ea Kiết. Xã Ea Kuêh có 10.914 ha diện tích tự nhiên và 5.384 nhân khẩu.
Năm 2007, chia tách một số xã thuộc các huyện Krông Ana, Ea Kar, Krông Búk, M'đrắk, Ea H'leo. Cùng năm, chia huyện Krông Ana thành 2 huyện: Krông Ana và Cư Kuin.[32]
- Thành lập xã Ea Sar, huyện Ea Kar trên cơ sở một phần xã Ea Sô và xã Xuân Phú. Xã Ea Sar có 5.639 ha diện tích tự nhiên và 6.511 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ea Ning, huyện Krông Ana trên cơ sở một phần xã Cư Ê Wi. Xã Ea Ning có 2.778 ha diện tích tự nhiên và 12.700 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ea Sin, huyện Krông Búk trên cơ sở một phần xã Cư Pơng và xã Cư Né. Xã Ea Sin có 6.280 ha diện tích tự nhiên và 3.301 nhân khẩu.
- Thành lập xã Cư San, huyện M'đrắk trên cơ sở một phần xã Ea Trang. Xã Cư San có 20.857 ha diện tích tự nhiên và 4.466 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ea Tir, huyện Ea H'leo trên cơ sở một phần xã Ea Nam. Xã Ea Tir có 9.802 ha diện tích tự nhiên và 3.239 nhân khẩu.
- Thành lập huyện Cư Kuin trên cơ sở toàn bộ các xã Ea Tiêu, Ea Ktur, Ea Bhôk, Hòa Hiệp, Day Bhăng, Ea Hu, Cư Ê Wi, Ea Ning thuộc huyện Krông Ana. Huyện Cư Kuin có 28.830 ha diện tích tự nhiên và 109.770 nhân khẩu, có 8 xã. Huyện Krông Ana có 35.609 ha diện tích tự nhiên và 87.053 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 7 xã và 1 thị trấn.
Năm 2008, thành lập thị xã Buôn Hồ, thành lập các phường thuộc thị xã Buôn Hồ.[33]
- Điều chỉnh địa giới hành chính các xã Thống Nhất, Ea Blang, Bình Thuận, Cư Bao, Ea Đê, huyện Krông Búk.
- Thành lập thị xã Buôn Hồ trên cơ sở toàn bộ các xã Đoàn Kết, Thống Nhất, Ea Siên, Bình Thuận, Ea Drông, Cư Bao, thị trấn Buôn Hồ, một phần xã Ea Blang và xã Ea Đê thuộc huyện Krông Búk.
- Thành lập các phường thuộc thị xã Buôn Hồ:
- Thành lập phường Đạt Hiếu trên cơ sở một phần xã Ea Đê. Phường Đạt Hiếu có 1.048 ha diện tích tự nhiên và 7.109 nhân khẩu.
- Thành lập phường An Lạc trên cơ sở một phần xã Ea Blang và thị trấn Buôn Hồ. Phường An Lạc có 579 ha diện tích tự nhiên và 10.381 nhân khẩu.
- Thành lập phường An Bình trên cơ sở một phần xã Đoàn Kết, thị trấn Buôn Hồ và phần còn lại xã Ea Đê. Phường An Bình có 830,60 ha diện tích tự nhiên và 10.229 nhân khẩu.
- Thành lập phường Thiện An trên cơ sở một phần xã Ea Blang và phần còn lại thị trấn Buôn Hồ. Phường Thiện An có 868,38 ha diện tích tự nhiên và 5.414 nhân khẩu.
- Thành lập phường Đoàn Kết trên cơ sở phần còn lại xã Đoàn Kết. Phường Đoàn Kết có 1.506,43 ha diện tích tự nhiên và 4.106 nhân khẩu.
- Thành lập phường Thống Nhất trên cơ sở một phần xã Thống Nhất và xã Ea Siên. Phường Thống Nhất có 1.785 ha diện tích tự nhiên và 12.815 nhân khẩu.
- Thành lập phường Bình Tân trên cơ sở phần còn lại xã Thống Nhất. Phường Bình Tân có 1.601,79 ha diện tích tự nhiên và 7.397 nhân khẩu.
- Sau khi điều chỉnh: Xã Ea Siên có 3.277,32 ha diện tích tự nhiên và 6.932 nhân khẩu. Xã Ea Drông có 4.801,55 ha diện tích tự nhiên và 10.059 nhân khẩu. Xã Ea Blang có 3.039,64 ha diện tích tự nhiên và 2.820 nhân khẩu. Xã Bình Thuận có 4.463,57 ha diện tích tự nhiên và 13.415 nhân khẩu. Xã Cư Bao có 4.404,61 ha diện tích tự nhiên và 10.877 nhân khẩu.
- Thị xã Buôn Hồ có 28.205,89 ha diện tích tự nhiên và 101.554 nhân khẩu, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 phường và 5 xã.
- Đổi tên xã Ea Đê, huyện Krông Búk thành xã Tân Lập. Xã Tân Lập có 1.827,3 ha diện tích tự nhiên và 4.126 nhân khẩu.
Năm 2023, thành lập thị trấn Pơng Drang thuộc huyện Krông Búk trên cơ sở toàn bộ 31,24 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 17.988 người của xã Pơng Drang.[34]
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1193/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[1] Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 13 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố va 180 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 149 xã, 18 phường và 13 thị trấn. Theo đó:
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Buôn Ma Thuột:
- Sáp nhập toàn bộ phường Thắng Lợi vào phường Thành Công. Phường Thành Công có diện tích tự nhiên là 2,00 km² và quy mô dân số là 26.086 người.
- Sáp nhập toàn bộ phường Thống Nhất vào phường Tân Tiến. Phường Tân Tiến có diện tích tự nhiên là 2,85 km² và quy mô dân số là 28.491 người.
- Sau khi sắp xếp, thành phố Buôn Ma Thuột có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 phường và 8 xã.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Buôn Hồ:
- Sáp nhập một phần xã Ea Blang vào xã Ea Siên. Xã Ea Siên có diện tích tự nhiên là 52,47 km² và quy mô dân số là 8.060 người.
- Sáp nhập phần còn lại xã Ea Blang vào xã Ea Drông. Xã Ea Drông có diện tích tự nhiên là 58,66 km² và quy mô dân số là 15.462 người.
- Sau khi sắp xếp, thị xã Buôn Hồ có 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường và 4 xã.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Krông Bông:
- Sáp nhập toàn bộ xã Hòa Tân vào xã Hòa Thành. Xã Hòa Thành có diện tích tự nhiên là 44,25 km² và quy mô dân số là 7.335 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Krông Bông có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 xã và 1 thị trấn.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Ea Súp:
- Sáp nhập một phần xã Ia Rvê để nhập vào xã Ia Lốp. Xã Ia Lốp có diện tích tự nhiên là 194,09 km² và quy mô dân số là 6.721 người. Xã Ia Rvê có diện tích tự nhiên là 217,83 km² và quy mô dân số là 6.767 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Ea Súp có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 xã và 1 thị trấn.
Các đơn vị hành chính trực thuộc
[sửa | sửa mã nguồn]Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 180 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 149 xã, 18 phường và 13 thị trấn.[1]
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Đắk Lắk[35][36][37] | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c “Nghị quyết số 1193/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2024.
- ^ Việt Nam Cộng hòa bản đồ hành chánh. Đà Lạt: Phân cục Địa dư Quốc gia, 1967.
- ^ Quyết định 230-CP năm 1977 về việc chia huyện Krông Buk thành huyện Krông Buk và huyện Ea Sup và chia huyện Krông Pắc thành huyện Krông Pắc và huyện M'Drắk thuộc tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Quyết định 72-BT của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng.
- ^ Quyết định 271-CP thành lập xã Cuôr Knia thuộc thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Quyết định 110-CP năm 1980 về việc chia huyện Krông Buk thành hai huyện, huyện Krông Buk và huyện Ea H'leo và thành lập một số xã mới của huyện Ea Súp thuộc tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Quyết định 75-HĐBT năm 1981 phân vạch địa giới của huyện và thị xã Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Quyết định 131-HĐBT phân vạch địa giới xã Ea Kuăng, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Quyết định 13-HĐBT phân vạch địa giới xã thuộc tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Quyết định 15-HĐBT năm 1984 phân vạch địa giới huyện Ea Sup thuộc tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Quyết định 35-HĐBT năm 1984 phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Quyết định 106/HĐBT năm 1986 điều chỉnh địa giới một số xã của các huyện Krông Pắc, Đắk Nông thuộc tỉnh Đắk Lắk
- ^ Quyết định 108-HĐBT năm 1986 về việc thành lập huyện Ea Kar thuộc tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Quyết định số 17/HĐBT chia xã Krông Bông của huyện Krông Bông.
- ^ Quyết định số 75/HĐBT chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông Búk và Krông Năng.
- ^ Quyết định 296/QĐ-CP năm 1990 của Ban Tổ chức - Chính phủ
- ^ Quyết định 227-HĐBT năm 1990 thành lập huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Quyết định số 313/TCCP-BT năm 1992 của Ban Tổ chức - Chính phủ.
- ^ Nghị định 73-CP năm 1993 của Chính phủ.
- ^ Nghị định 08/CP năm 1995 về việc thành lập thành phố Buôn Ma Thuột và điều chỉnh địa giới hành chính giữa thành phố với các huyện Cư Jút, Ea Súp, Krông Pắc thuộc tỉnh Đắk Lắk
- ^ Nghị định 61-CP năm 1995 về việc chia xã và thành lập huyện Buôn Đôn thuộc tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Nghị định 71-CP năm 1996 về việc thành lập các phường, xã, thị trấn thuộc thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện Krông Pắc, M'đrắk, Krông Nô, tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Nghị định 18/1998/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định 61/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định 49/2001/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định 113/2002/NĐ-CP của Chính phủ
- ^ Nghị định 100/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị quyết số 22/2003/QH.11 của Quốc hội về việc chia tách một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- ^ Nghị định 04/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Nghị định 40/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định 47/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định 137/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc các huyện: Krông Ana, Ea Kar, Krông Búk, M'Drắk, Ea H'Leo; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Ana để thành lập huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Nghị định 07/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Krông Búk, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Búk để thành lập thị xã Buôn Hồ và thành lập các phường trực thuộc thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
- ^ Nghị quyết số 726/NQ-UBTVQH15 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- ^ Đơn vị hành chính, Đất đai và Khí hậu Niên giám thống kê 2011, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
- ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam
- ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.