Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Châu Nam Cực”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Escarbot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 1: Dòng 1:

{{Đang dịch 2 (nguồn)|ngày=10
{{Đang dịch 2 (nguồn)|ngày=10
|tháng=04
|tháng=04
Dòng 361: Dòng 360:
[[arz:انتاركتيكا]]
[[arz:انتاركتيكا]]
[[mwl:Antártica]]
[[mwl:Antártica]]
[[ro:Antarctida]]
[[mn:Антарктид]]
[[mn:Антарктид]]
[[nl:Antarctica]]
[[nl:Antarctica]]
Dòng 384: Dòng 384:
[[crh:Antarktida]]
[[crh:Antarktida]]
[[ksh:Süüdpool]]
[[ksh:Süüdpool]]
[[ro:Antarctida]]
[[qu:Antartika]]
[[qu:Antartika]]
[[ru:Антарктида]]
[[ru:Антарктида]]
Dòng 390: Dòng 389:
[[sah:Антарктика]]
[[sah:Антарктика]]
[[se:Antárktis]]
[[se:Antárktis]]
[[sa:अण्टार्क्टिका]]
[[sco:Antarcticae]]
[[sco:Antarcticae]]
[[stq:Antarktikoa]]
[[stq:Antarktikoa]]

Phiên bản lúc 23:04, ngày 19 tháng 5 năm 2011

Nam Cực

Location of Antarctica.

Diện tích 14.000.000 km² (5.400.000 sq mi) trong đó
280.000 km² (108.000 sq mi) không bị đóng băng,
13.720.000 km² (5.297.000 sq mi) đóng băng
Dân số ~1.000 về mùa đông
~4000 về mùa hè (không cố định)
Chính phủ
governed by the Antarctic Treaty System

- current executive secretary Johannes Huber

Tuyên bố lãnh thổ Nam Cực  Argentina
 Úc
 Chile
 Pháp
 New Zealand
 Na Uy
 Anh
Bảo lưu quyền thực hiện các tuyên bố  Nga
 Hoa Kỳ
Internet TLD .aq
Mã số điện thoại Listed Here

Châu Nam Cực là một lục địa nằm xung quanh Nam Cực của Trái Đất. Đây là nơi lạnh nhất trên Trái Đất và thường xuyên được bao phủ gần như toàn bộ bởi băng.

Lịch sử thám hiểm

Tàu Fram của Amundsen trên biển Nam
  • Năm 1773, nhà thám hiểm hàng hải người Anh James Cook đã đi vòng quanh châu nam cực và vượt vòng nam cực, tới vĩ tuyến 71°10' nam.
  • Năm 1820, hai nhà thám hiểm người Nga Bellingshausen (Fabian Gottlieb von Bellingshausen, Фаддей Фаддеевич Беллинсгаузен) và Lazarev (Mikhail Petrovich Lazarev, Михаил Петрович Лазарев) đã nhìn thấy bờ lục địa.
  • Ngày 16 tháng 1 năm 1901, nhà thám hiểm người Anh Shackleton (Sir Ernest Henry Shackleton) đã đến cực địa từ, cách địa cực 179km.
  • Ngày 14 tháng 12 năm 1911, đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm Na Uy Roald Amundsen dẫn đầu là đoàn thám hiểm đầu tiên đặt chân đến Nam Cực
  • Ngày 18 tháng 1 năm 1912, đến lượt đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott dẫn đầu là đoàn thám hiểm thứ hai đến Nam Cực

Người Việt

Kính thiên văn Nam Cực

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền là người Việt ba lần đến châu Nam Cực khảo sát và đã cắm cờ Việt Nam trong lần thứ hai, năm 1994[1]

Người phụ nữ Việt Nam đã có mặt ở Nam Cực ba lần là Tạ Phùng Xuân[2] làm việc cho trạm thiên văn của Mỹ tại đây: lần thứ nhất từ ngày 8 tháng 2 đến 18 tháng 11 năm 2004, lần thứ hai từ 18 tháng 11 năm 2005 tới 2 tháng 2 năm 2006 và lần thứ ba từ 8 tháng 12 năm 2006 đến ngày 8 tháng 2 năm 2007, với nhiệm vụ thanh tra hoặc kiếm soát các dự án, phòng thí nghiệm của nhóm khoa học Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ tại Nam Cực (NSF-en:National Science Foundation) như Kính thiên văn Nam cực (en:South Pole Telescope), Ice Cube Lab đặt những neutrino detector sâu khoảng 2.000m xuống lòng đá Nam Cực, phòng thí nghiệm đo khí tượng ở Nam Cực, nhà máy phát điện, khu chung cư cho nhóm khoa học gia, phòng chữa xe hơi, phòng thể thao.

Tính đến năm 1984 đã có 36 trạm nghiên cứu của nhiều nước.

Ngày 3-2-2011, Phạm Vũ Thiều Quang - người Việt Nam, 9 tuổi, là người trẻ tuổi nhất châu Á - đã đặt chân lên đảo Deception - Nam Cực vào lúc 5 giờ 15 phút.

Dấu vết con người

Các bằng chứng lịch sử được công nhận rộng rãi cho biết lục địa này đã được con người nhìn thấy lần đầu vào năm 1820 và đổ bộ lên vào năm 1821. Trước đó đã có một bản đồ của đô đốc Piri Reis thuộc hạm đội của đế quốc Ottoman, vẽ vào năm 1513 cho thấy một lục địa phía nam có bờ biển gần giống châu Nam Cực.

Có giả thuyết cho rằng con người đã từng cư ngụ ở châu Nam Cực dựa trên lập luận bản đồ châu này đã có từ thế kỷ 16 do Piri Reis phác họa.[3]

Dân số

Nhà thờ Trinity tại đảo Vua George, Nam Cực
Hai nhà khoa học đang nghiên cứu về phiêu sinh vật tại Nam Cực
Nghiên cứu thực địa
Tập tin:Solveig-Jacobsen.jpg
Solveig Jacobsen đứng cạnh con chó của cô bé, năm 1916

Nhiều quốc gia gửi những nhà nghiên cứu đến cư trú thường xuyên trong các trạm nghiên cứu rải rác trên toàn châu lục. Số lượng những người là công tác nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu ở đây dao động từ 1,000 người vào mùa động và 5,000 người vào mùa hè.

Trạm cư trú đầu tiên được thiết lập tại Nam Cực vào năm 1786 bởi các ngư dân săn hải cẩu Anh Mỹ. Họ đã lập những trạm cư trú tạm thời trên đảo Georgia để trải qua mùa đông Nam Cực trong thời gian một năm hay nhiều hơn. Trong suốt thời kỳ săn cá voi (kết thúc vào năm 1966), dân cư trên toàn châu lục khoảng 1,000 người (có những năm vượt 2,000 người) vào mùa hè và 200 người vào mùa đông. Phần lớn những thợ săn cá voi là người Na Uy và những năm tiếp theo người ta ghi nhận thấy sự gia tăng của những người có quốc tịch Anh. Các điểm quần cư khi đó gồm có Grytviken, Leith Harbour, King Edward Point, Stromness, Husvik, Prince Olav Harbour, Ocean Harbour and Godthul. Những người quản lý công việc săn bắt cá voi thường sống ở đây với gia đình họ. Một trong số đó là Đại tá Carl Anton Larsen, người thành lập nên Grytviken là một nhà thám hiểm và săn bắn cá voi người Na Uy, sau đó nhập quốc tịch Anh vào năm 1910.

Đứa trẻ đầu tiên sinh ra ở vùng cực nam trái đất này là một bé gái người Na Uy, cô Solveig Gunbjörg Jacobsen, sinh ngày 8 tháng 11 năm 1913. Cô là con gái của Fridthjof Jacobsen, một trợ lí của một trạm đánh bắt cá voi và bà Klara Olette Jacobsen. Jacobsen đến đảo vào năm 1904 và trở thành quản lý của Grytviken từ 1914 đến 1921; hai đứa trẻ của ông được sinh ra ở Nam Cực [4].

Emilio Marcos Palma là người đầu tiên được sinh ra trong lục địa Nam Cực tại trạm Base Esperanza vào năm 1978; cha mẹ của anh ta cùng với 7 hộ gia đình khác được chính phủ Argentina đưa đến lục địa Nam Cực để chứng minh liệu con người có thể sinh sống được trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường hay không. Năm 1984, Juan Pablo Camacho trở thành đứa trẻ Chile đầu tiên được sinh ra ở Nam Cực tại trạm Frei Montalva Station. Rất nhiều trạm (căn cứ) hiện trở thành nhà và trường học của con em những người sống trên Nam Cực [5].

Argentina Australia Chile Pháp New Zealand Na Uy Liên hiệp Anh
Thời gian Quốc gia Lãnh thổ Giới hạn chiếm đóng
1908  Liên hiệp Anh  British Antarctic Territory 20°T đến 80°T
1923  New Zealand Ross Dependency 150°T to 160°Đ
1924  Pháp Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp Adélie Land 142°2'Đ to 136°11'Đ
1929  Na Uy Đảo Peter I 68°50′N 90°35′T / 68,833°N 90,583°T / -68.833; -90.583 (Peter I Island)
1933  Australia Úc Australian Antarctic Territory 160°Đ đến 142°2'T và
136°11'Đ đến 44°38'Đ
1939  Na Uy Queen Maud Land 44°38'Đ đến 20°T
1940  Chile Antártica 53°T đến 90°T
1943  Argentina Argentine Antarctica 25°T đến 74°T
Không Lãnh thổ chưa bị chiếm đóng
(Marie Byrd Land)
90°T đến 150°T
(trừ Peter I Island)

Địa lí, khí hậu

Đỉnh Vinson, nhìn từ vệ tinh của NASA

Châu Nam Cực có diện tích khoảng 14.100.000 km2, đứng thứ tư trên thế giới (sau châu Á, châu Phi và châu Mỹ, lớn hơn châu Âu và châu Úc); không có dân số cố định, có độ cao trung bình lớn nhất và độ ẩm thấp nhất trong số các lục địa trên Trái Đất. Đỉnh Vinson cao nhất dãy núi Ellsworth với độ cao đo được bằng GPS là 4892.17m[6] nằm cách điểm cực nam 1200km.

Về cơ bản, châu Nam Cực được chia làm hai bởi dải núi chạy giữa biển Ross và biển Weddell, tạo thành miền Đông Nam CựcTây Nam Cực

Châu Nam Cực nằm chủ yếu trong vòng cực nam. Phần vươn lên phía bắc nhiều nhất là một số đảo và bán đảo Graham, tới vĩ tuyến 63° Nam. Trung tâm của lục địa, điểm cách xa bờ biển nhất-khoảng 1.700 km, nơi khó tới nhất là điểm bất khả tiếp cận có tọa độ 85°50′N 65°47′Đ / 85,833°N 65,783°Đ / -85.833; 65.783.

Lớp băng phủ dày trung bình 1.720 m, có tổng thể tích khoảng 24 triệu km³, chiếm hơn 90% lượng băng trên mặt trái đất. Độ cao trung bình bề mặt lục địa trên 2.000 m, cao nhất trong các châu lục. Khoảng 1% mặt lục địa không có băng phủ, hình thành những ốc đảo. Châu Nam Cực có khá nhiều ốc đảo, rộng từ vài kilômét vuông tới vài trăm kilômét vuông (ốc đảo Banghera rộng 952 km²).

Nhiệt độ mùa đông và mùa hè Nam Cực

Nhiệt độ lạnh nhất đo được là âm 94,5 độ C tại Vostok (trạm Phương Đông), trạm cao nhất có con người làm việc. Nhiệt độ trên bình nguyên Nam cực khoảng âm 60 °C trong suốt nửa năm liền. Đó là mùa đông địa cực. Sau đó, chuyển sang mùa hè (khoảng từ giữa tháng 12 năm này tới giữa tháng 1 năm sau) với nhiệt độ có thể lên tới âm 30°C. Lượng tuyết rơi hàng năm tại điểm Cực Nam chưa tới 2,5 cm (quy ra mực nước). Còn ở Bán đảo Nam cực, lượng này là 90 cm.

Nhiệt độ trung bình thấp của không khí đã ngưng tụ hơi nước, đóng băng tạo nên độ ẩm rất thấp, làm cho da tay và da mặt dễ bị nứt nẻ khi làm việc tại Nam Cực.

Một đặc điểm khác thường ở khí quyển Nam cực là, ở gần mặt đất, nhiệt độ tăng lên dần theo độ cao. Trong khi ở các vùng địa lý khác, trong tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm. Sự khác biệt về nhiệt độ có thể lên tới 30 °C trong vòng 100 mét độ cao.

Ngày 4 tháng 6 năm 2006, các nhà địa chất học đưa ra giả thuyết rằng một hố lớn được tìm thấy dưới dải băng tại Wilkes Land có liên quan tới Sự kiện Permi-Trias, sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử Trái Đất.

Mặc dù rất lạnh, châu Nam Cực cũng đã từng có núi lửa hoạt động. Hiện tại còn bốn miệng núi lửa lớn trong lục địa: núi Melbourne (núi lửa tầng cao 2,732 m, tại (74°21'N., 164°42'Đ.)), núi Berlin (núi lửa tầng cao 3,500 m, tại 76°03'N., 135°52'T.), núi Kauffman (núi lửa tầng cao 2,365 m, tại 75°37'N., 132°25'T.) và núi Hampton (núi lửa hõm chảo caldera cao 3,325 m, tại 76°29'N., 125°48'T.). Ngoài ra, còn một số núi lửa khác nằm ngoài khơi như núi lửa tầng Erebus cao 3,795 m.

Chi tiết xem tại Danh sách núi lửa châu Nam Cực, tiếng Anh

Sinh quyển

Động vật

Thực vật

Hiệu ứng nóng lên toàn cầu

Xu hướng nóng lên từ 1957 đến 2006
Các bức hình cho thấy mực băng quanh châu Nam Cực trong bốn năm khác nhau vào tháng 6
Tháng 6, 1979
Tháng 6, 1989
Tháng 6, 1999
Tháng 6, 2008

Thông tin khác

Tên miền Internet của châu Nam Cực là .aq.

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Cắm cờ Việt Nam ở Nam Cực
  2. ^ Người phụ nữ Việt ba lần đến Nam Cực
  3. ^ “Từng có một nền văn minh ở Nam cực?”. VnExpress. 15 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2006.
  4. ^ R.K. Headland, The Island of South Georgia, Cambridge University Press, 1984.
  5. ^ “Questions and answers”. The Antarctic Sun. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2006.
  6. ^ GPS waypoint of Vinson

Liên kết ngoài

(bằng tiếng Anh)

Bản mẫu:Link FA





Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt