Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa Marx–Lenin”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 62252804 của JohnsonLee01 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
sửa chính tả
Dòng 8: Dòng 8:
Chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin là cụm từ thường để chỉ cho [[lý thuyết]] chính trị kết hợp có tính chọn lọc ghép các lý thuyết của Marx, Engels và lý thuyết của Lenin, chứ không phải nghiên cứu riêng rẽ hay sự tổng hợp kết hợp tất cả các lý thuyết của ba ông, và thường hay được một số nhà nghiên cứu cho là do Chủ tịch Liên Xô là ông [[Stalin]] đặt ra.Thuật ngữ chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin đã được sử dụng bởi các đảng cộng sản chịu ảnh hưởng của [[Đảng Cộng sản Liên Xô]].{{Fact}}
Chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin là cụm từ thường để chỉ cho [[lý thuyết]] chính trị kết hợp có tính chọn lọc ghép các lý thuyết của Marx, Engels và lý thuyết của Lenin, chứ không phải nghiên cứu riêng rẽ hay sự tổng hợp kết hợp tất cả các lý thuyết của ba ông, và thường hay được một số nhà nghiên cứu cho là do Chủ tịch Liên Xô là ông [[Stalin]] đặt ra.Thuật ngữ chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin đã được sử dụng bởi các đảng cộng sản chịu ảnh hưởng của [[Đảng Cộng sản Liên Xô]].{{Fact}}


Chủ nghĩa Marx–Lenin là nhánh chính của [[chủ nghĩa cộng sản]], ngoài ra còn có các nhánh khác như [[Chủ nghĩa xã hội dân chủ|dân chủ xã hội]], [[chủ nghĩa Mao]], [[chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ]], [[chủ nghĩa Trotsky]], v.v. Tuy có khác nhau về biện pháp để đi lên [[[chủ nghĩa cộng sản]] (trừ những người dân chủ xã hội), nhưng mục tiêu chung thì không có gì khác nhau.{{Fact}}
Chủ nghĩa Marx–Lenin là nhánh chính của [[chủ nghĩa cộng sản]], ngoài ra còn có các nhánh khác như [[Chủ nghĩa xã hội dân chủ|dân chủ xã hội]], [[chủ nghĩa Mao]], [[chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ]], [[chủ nghĩa Trotsky]], v.v. Tuy có khác nhau về biện pháp để đi lên [[chủ nghĩa cộng sản]] (trừ những người dân chủ xã hội), nhưng mục tiêu chung thì không có gì khác nhau.{{Fact}}


== Lịch sử ==
== Lịch sử ==

Phiên bản lúc 05:07, ngày 10 tháng 6 năm 2020

Chủ nghĩa Marx–Lenin hay chủ nghĩa Marx–Engels–Leninthuật ngữ chính trị để chỉ học thuyết do Karl MarxFriedrich Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển kế thừa, được coi là ý thức hệ chính thức của Liên Xô từ giữa thập niên 1920, ngày nay chỉ còn Việt Nam,Trung Quốc,Bắc Triều TiênLào theo đuổi. Thuật ngữ chính trị này được Iosif Vissarionovich Stalin định nghĩa là "học thuyết do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển trong mối quan hệ đấu tranh giai cấp giữa thời đại Chủ nghĩa đế quốc và các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản".[1]

Theo quan điểm của các đảng cộng sản, Chủ nghĩa Marx–Lenin là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân. Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức định nghĩa chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin: "Được gây dựng nên bởi Marx và Engels và tiếp tục được phát triển bởi Lenin, đó không chỉ là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, mà nó còn liên tục được làm phong phú bởi phong trào cộng sản quốc tế, trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng và thực tiễn của các cuộc đấu tranh giải phóng cách mạng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa."[2]

Trong Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam định nghĩa: "Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng."[3]

Chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin là cụm từ thường để chỉ cho lý thuyết chính trị kết hợp có tính chọn lọc ghép các lý thuyết của Marx, Engels và lý thuyết của Lenin, chứ không phải nghiên cứu riêng rẽ hay sự tổng hợp kết hợp tất cả các lý thuyết của ba ông, và thường hay được một số nhà nghiên cứu cho là do Chủ tịch Liên Xô là ông Stalin đặt ra.Thuật ngữ chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin đã được sử dụng bởi các đảng cộng sản chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô.[cần dẫn nguồn]

Chủ nghĩa Marx–Lenin là nhánh chính của chủ nghĩa cộng sản, ngoài ra còn có các nhánh khác như dân chủ xã hội, chủ nghĩa Mao, chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ, chủ nghĩa Trotsky, v.v. Tuy có khác nhau về biện pháp để đi lên chủ nghĩa cộng sản (trừ những người dân chủ xã hội), nhưng mục tiêu chung thì không có gì khác nhau.[cần dẫn nguồn]

Lịch sử

Karl Marx
Friedrich Engels

Chủ nghĩa Marx–Lenin được xây dựng bởi các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản Marx, Engels, đưa đến sự thành lập Đệ Nhất Quốc tế. Từ những cơ sở về khoa học tự nhiênkhoa học xã hội, Marx và Engels sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, từ đó chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Trong khoa học tự nhiên có:

Trong khoa học xã hội có:

Sau sự ly khai của những người vô chính phủ, quốc tế thứ nhất tan vỡ. Đệ Nhị Quốc tế thành lập, nhưng sau đó bị chi phối bởi phần lớn là những người xét lại. Lenin bổ sung các lý thuyết của Marx, và phát triển lên trở thành chủ nghĩa Marx–Lenin, đưa tới sự thành lập của các Đảng Cộng sản và Đệ Tam Quốc tế. Những người phản đối Stalin thành lập Đệ Tứ Quốc tế. Phong trào của những người theo Đệ Tam Quốc tế sau cũng bị phân nhánh. Một số theo Trung Quốc thường lấy tên đảng là Đảng Cộng sản (Marxism-Leninism) khẳng định đi theo chủ nghĩa Marx–Lenin trong khi thực chất theo chủ nghĩa Mao.

V.I. Lenin

Nhiều Đảng Cộng sản trước đây ít nhiều bị ảnh hưởng các tư tưởng của Stalin hay Mao. Hiện nay nhiều đảng đã sửa đổi Cương lĩnh, chịu ảnh hưởng của Marx–Lenin khác nhau. Nhiều đảng chủ trương kinh tế thị trường trong giai đoạn quá độ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhà sử học Marx–Lenin đương đại Eric Hobsbawm, đã trình bày quan điểm trong bối cảnh diễn ra khi cuộc khủng hoảng tài chính 2007-08, kéo theo các khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Ông khái quát quan điểm những người Marxist với hệ thống tư bản chủ nghĩa, về vai trò lịch sử của Chủ nghĩa Marx–Lenin:

"...Không có giải pháp nào là vĩnh cửu. Chủ nghĩa tư bản cũng thế, nó có sống dai đến đâu, có hiển hiện trong đầu óc người ta như một cái gì không thể thay đổi tới mức nào, rồi nó cũng sẽ biến mất, sớm hay muộn mà thôi... Về vật chất thì với rất nhiều người, thế giới ngày nay đã được cải thiện. Nhưng về tinh thần, chính trị và đạo đức thì người ta không tiến kịp, hiện tại có lẽ còn đang thụt lùi. Vậy đâu là những giá trị của cuộc sống? Vì sao chúng ta sống trên đời? Sống để làm gì?... Trong 30, 40 năm gần đây, người ta đã khước từ một cách hệ thống việc đánh giá chủ nghĩa tư bản theo tinh thần duy lý. Một hệ thống bóc lột và phá hủy môi trường, cưa chính cái cành cây mà mình đang ngồi? Và bây giờ cành cây gãy răng rắc khắp nơi. Có lẽ nhân loại rồi sẽ ân hận vì không nghe theo Rosa Luxemburg: hoặc chủ nghĩa xã hội, hoặc trở về thời mông muội. Karl Marx chưa bao giờ lập luận chống lại các nhà tư bản tham lam. Ông ấy chỉ chống lại một hệ thống tất yếu đẻ ra lòng tham. Trong chế độ tư bản, ai cũng buộc phải chạy theo lợi thế cho bản thân, không làm thế là chết. Những người như Marx và Schumpeter biết rõ rằng chủ nghĩa tư bản là một thứ không đứng yên, nó phát triển và tiến với tinh thần cách mạng về phía trước, nhưng nó cũng tất yếu sụp đổ và luôn gắn liền với những khủng hoảng quy mô khác nhau và có thể hết sức khốc liệt."[4]

Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu (do kinh tế gặp nhiều khó khăn, trong khi nhà nước không có dấu hiệu tự triệt tiêu như ý tưởng của Marx), dẫn đến sự suy yếu của phong trào cộng sản trên toàn thế giới. Nhiều nước phải chấp nhận kinh tế thị trường (Lenin cho thi hành trong thời kỳ NEP như là một giai đoạn quá độ). Chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa dân tộc trở thành những động lực đáng kể cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn xảy ra khủng hoảng không theo một chu kỳ nào, sự chênh lệch tài sản giữa các thành phần xã hội ngày càng lớn, chủ nghĩa tiêu dùng thịnh hành, chủ nghĩa dân tộc đưa đến các xung đột quốc tế... khiến nhiều người vẫn còn tin vào lý tưởng cộng sản. Tuy nhiên, gần đây đang đi lên nhiều tư tưởng, chủ thuyết chống lại cộng sản của phe cánh hữu và những người ủng hộ tự do nhân bản.[cần dẫn nguồn]

Nội dung

Chủ nghĩa Marx–Lenin gồm có 3 phần chủ yếu:

  1. Triết học Marx–Lenin
  2. Kinh tế chính trị Marx–Lenin
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học

Triết học

Kinh tế chính trị

  • Mâu thuẫn giữa nền sản xuất tập trung xã hội hoá cao độ với trình độ cao và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến cuộc đấu tranh chính trị giữa giai cấp vô sản và tư sản để xác định hình thức sở hữu tư liệu sản xuất phù hợp với trình độ sản xuất. Thực tế hiện nay các nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã có sự điều chỉnh, phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội. Sự điều chỉnh này đã làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi, tồn tại, và phát triển nhưng các nhà kinh tế và các chính trị gia cánh tả cho rằng điều đó không làm thay đổi bản chất bóc lột của giai cấp tư sản. Sự điều chỉnh đó khiến phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước tư bản phát triển không còn mạnh mẽ như trước.
  • Phương thức sản xuất Xã hội chủ nghĩa thay thế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các thay đổi ở các nước dựa trên nền tảng chủ nghĩa Marx–Lenin, nhất là ở mặt chấp nhận nhiều thành phần kinh tế và đảng viên Đảng cộng sản làm kinh tế tư nhân, đã thể hiện sự chấp nhận nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Điều này cho thấy mong muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời gian ngắn là quá hấp tấp vội vã, mà cần tôn trọng quy luật khách quan mà chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra.

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Marx xác định đây là học thuyết "mở", sẽ có các chi tiết nhỏ không còn phù hợp trong tương lai cần điều chỉnh, bổ sung và phát triển.

Các quan điểm của V. I. Lenin

  • Xác định điều kiện đã thay đổi: Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh tiến đến giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc.
  • Xác định thời cơ ra đời của Đảng cộng sản. Khẳng định cách mạng nổ ra không chỉ trong lòng xã hội tư bản phát triển cao mà còn tại các nước có nền kinh tế lạc hậu nhưng các điều kiện của cuộc cách mạng vô sản đã chín muồi.
  • Cụ thể hóa các mối quan hệ giữa chính trị - kinh tế sau thời điểm cách mạng tháng 10 (năm 1917) thắng lợi và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực tại Liên bang Xô Viết.

Ảnh hưởng

Việt Nam

Trước khi Hồ Chí Minh từ quốc tế trở về Việt Nam năm 1941, chủ nghĩa Cộng sản đã được một số trí thức của Việt Nam thời đó như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... biết đến do truyền thông cánh tả của Pháp lúc đó hoạt động mạnh và thường đưa ra các bài tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng sản. Các trí thức Việt Nam thời đó cũng lập ra 3 đảng cộng sản: An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản ĐảngĐông Dương Cộng sản Liên đoàn. Sau đó Hồ Chí Minh nhận chỉ thị của Đông Phương Bộ (là một bộ phận của Đệ Tam Quốc tế trên thế giới này) triệu tập cả ba đảng cộng sản ra Hồng Kông (Anh, sau thuộc Trung Quốc) họp vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 để thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất.

Hồ Chí Minh là người đã truyền bá chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam một cách có hệ thống. Sau khi đọc tài liệu Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa lần thứ nhất của Lenin, ông đã viết tác phẩm Đường Cách mệnh chứa đựng nhiều nội dung của chủ nghĩa Marx–Lenin. Đến nay, chủ nghĩa Marx–Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam lấy làm là cơ sở lý luận của mình được coi là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân.

Trước khi chủ nghĩa Marx–Lenin xuất hiện ở Việt Nam, những phong trào giải phóng dân tộc: phong trào Cần Vương, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, của Hoàng Hoa Thám, các cuộc vận động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học... đều thất bại; nhưng kể từ khi Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa Marx–Lenin vào Việt Nam, phong trào đấu tranh giành độc lập của Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ.

Đầu tiên, sau gần 100 năm bị đô hộ bởi đế quốc thực dân Phápđế quốc Nhật Bản, năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản, Việt Nam đã giành được chính phủ từ tay Nhà Nguyễn và tuyên bố thành lập nước Việt Nam độc lập mới vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tiếp theo là chiến thắng quân sự bằng vũ lực vũ trang và bạo lực ở Điện Biên Phủ năm 1954 trước thực dân Pháp sau khi Pháp trở lại Đông Dương năm 1946.

Sau đó, Hoa Kỳ đã hậu thuẫn chính phủ Quốc gia Việt Nam, chính phủ bản xứ được thành lập theo Hiệp ước Elysée giữa Tổng thống Pháp Vincent AuriolCựu hoàng Bảo Đại (sau đổi tên thành Việt Nam Cộng hòa) ở miền Nam Việt Nam nhằm từ chối thi hành Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, sau đó Hoa Kỳ đã trực tiếp đổ quân vào Việt Nam để tham chiến. Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố hành động của họ để ngăn chặn làn sóng cộng sản lan xuống các quốc gia Đông Nam Á. (Xem thuyết Domino). Cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm, kết cục là quân viễn chinh Mỹ đã phải rút khỏi Việt Nam sau khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký vào tháng 1 năm 1973 và chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, hai miền Việt Nam tái thống nhất dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.

Chủ nghĩa Marx–Lenin được xem là kim chỉ nam trong mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam để đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Marx–Lenin được nghiên cứu và được coi là môn học chính trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.

Tuy nhiên, từ năm 1991, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, cho áp dụng nhiều nguyên tắc kinh tế thị trường vào Việt Nam, đồng thời có quan hệ ngày càng sâu rộng với nhiều nước khác. Nhiều người nhận định, ngày nay, chỉ còn hệ thống chính trị Việt Nam là tuân theo nguyên tắc của chủ nghĩa Lenin;còn đời sống kinh tế và xã hội thì ngày càng bị chủ nghĩa tư bản,tự do-dân chủ Phương Tây ảnh hưởng rất rõ rệt mà sâu sắc.

Đánh giá

Chủ nghĩa Marx–Lenin vẫn luôn bị nhiều học giả phương Tây phê phán vì theo quan điểm của họ mô hình xã hội chủ nghĩa là một xã hội độc tài và không tưởng. Dưới tác động của những cuộc đấu tranh của dân chúng và ảnh hưởng của các đảng cánh tả, các nước phương Tây có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã được điều chỉnh một cách phù hợp để trở nên văn minh và tốt đẹp hơn. Tuy nhiên những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với việc tích lũy tư bản dựa trên giá trị thặng dư do người lao động làm ra, các nước lớn can thiệp vào nước khác để giành ảnh hưởng địa chính trị và các cuộc khủng hoảng kinh tế thực tế vẫn đang diễn ra.

Các nhà nước Xã hội chủ nghĩa lấy của chủ nghĩa Marx–Lenin làm cơ sở lý luận, song do nhiều nguyên nhân, lý luận này và các thực tiễn ở tại một số nước bị biến tướng thành những dạng ý thức hệ và thực thi thực hiện và áp dụng rất cực đoan(như chủ nghĩa Stalin hay chủ nghĩa Mao hoặc Thuyết Chủ thể"Juche"và Chính sách Quân đội trước tiên"Shogun"của Bắc Hàn).Vào năm 2007, Hoa Kỳ đã khánh thành "Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản". Hội đồng Âu châu vào đầu năm 2006 đã biểu quyết Nghị quyết 1481 nhằm kết án chế độ cộng sản là "chế độ diệt chủng", tuy nhiên Nghị quyết đã không giành đủ 2/3 số phiếu cần thiết (chỉ có 99/317 phiếu thuận) nên Nghị viện đã không thể thông qua những khuyến cáo cụ thể đối với các nước thành viên.[5]

Tại NgaĐông Âu, các nhà nước Xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ vào thập niên 1990. Nhà nước Liên Xô, thành quả của Cách mạng Tháng Mười Nga, một biểu tượng thật thành công của chủ nghĩa Marx–Lenin trên quê hương của Lenin chỉ tồn tại được 74 năm. Dù vậy, những thành tựu và giá trị tốt đẹp vốn có thời Xô-viết vẫn không phai nhạt trong tâm trí nhiều người Nga. Đảng Cộng sản Liên bang Nga hiện vẫn giành được nhiều sự ủng hộ của nhân dân và là chính đảng lớn thứ 2 nước Nga, chỉ đứng sau Đảng Nước Nga thống nhất hiện đang cầm quyền. Tháng 7 năm 2004, Bộ Giáo dục Nga cho xuất bản lại bộ giáo trình tóm tắt lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô. Cuối năm 2005, kết quả một cuộc điều tra dư luận của hai cơ quan độc lập nổi tiếng ở Nga cho thấy: 66% người Nga ngày nay cảm thấy nuối tiếc cho sự sụp đổ của Liên Xô; 76% số người cho rằng Liên Xô có rất nhiều điểm đáng để tự hào.[6]

Trong khi đó, những người ủng hộ chủ nghĩa Marx–Lenin lên án chủ nghĩa tư bản bóc lột và gây sự bất công thu nhập, lối sống cá nhân ích kỉ hay thi hành chủ nghĩa thực dân (trong quá khứ) và "chủ nghĩa thực dân mới". Họ chống lại chế độ phong kiến, chế độ quân chủ và chủ nghĩa tư bản. Họ chỉ trích sự cạnh tranh hỗn loạn của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tất yếu sẽ dẫn tới khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ, điều mà Marx đã thấy trước từ những năm 1850 và tới nay vẫn đúng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010, ngay cả những học giả mạnh mẽ ủng hộ lý thuyết "tự tổ chức hiệu quả" của chủ nghĩa tư bản cũng đã buộc phải xem xét lại lý thuyết của mình. Alan Greenspan (Giám đốc Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ - FED) đã phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 23 tháng 10 năm 2008 rằng: "Các lý luận trí óc (về sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản) đã hoàn toàn sụp đổ. Tôi đã sai lầm trong giả định cho rằng lợi ích của các tổ chức, đặc biệt là các ngân hàng và những người khác, sẽ thúc đẩy họ có khả năng tốt nhất trong việc bảo vệ tài sản của mình và cổ đông... tôi đã bị sốc"[7]

Những người phê phán chủ nghĩa Marx–Lenin trước hết là những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản và chế độ tư hữu tư liệu sản xuất, họ phản đối chế độ công hữu tư liệu sản xuất; những người ủng hộ chế độ "dân chủ tự do" (hay dân chủ tư sản theo lý luận những người theo chủ nghĩa Marx- Lenin) phủ nhận chính quyền chuyên chính vô sản một đảng; và những người ủng hộ hoặc duy tôn giáotâm linh chống lại lý thuyết duy vật triệt để và suy diễn, vô thần của Marx. Những người theo chủ nghĩa dân tộcchủ nghĩa phát xít chống chủ nghĩa Marx–Lenin vì họ cho chủ nghĩa này muốn xây dựng chủ nghĩa đại đồng. Những người vô chính phủ cũng chống lại lý thuyết nhà nước chuyên chính vô sản. Trong khi đó một số người theo chủ nghĩa xét lại phủ nhận chuyên chính vô sản, cách mạng nhưng cũng chịu ảnh hưởng của Marx chống chủ nghĩa tư bản song phản đối chủ nghĩa cộng sản.[cần dẫn nguồn]

Tham khảo

  1. ^ Lexikon A-Z in zwei Bänden. Band 2, Volkseigener Verlag Enzyklopädie Leipzig 1957, S. 114
  2. ^ Meyers Universallexikon. Band 3, VEB Bibliographisches Institut Leipzig 1979, 1. Auflage, S. 81
  3. ^ “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin/Mở đầu”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  4. ^ Freischützen des Rechtsstaats: wem nützen Stasiunterlagen und Gedenkstätten? Herbert Kierstein, Gotthold Schramm. Edition Ost, 2009. P 14
  5. ^ http://tapchicongsan.org.vn/data/tcc/Html_Data/So_101.html
  6. ^ Loạt bài Bài học từ sự sụp đổ của Đảng CS Liên Xô - Báo Nhân dân, kỳ 7
  7. ^ Wallerstein, Immanuel- The Decline of American Power, New Press Books, P. 66

Xem thêm

Thư mục

  • Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
  • Triết học Mác Lenin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
  • Kính tế chính trị Mác Lenin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

Liên kết ngoài