Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lực lượng Vũ trang Hàn Quốc”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đây chỉ là đánh giá thường niên của trang "Global Firepower" về sức mạnh quân sự toàn cầu. Muốn giữ lại thì cần thêm, "theo Global Firepower" cho khách quan.
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
n Đã lùi lại sửa đổi 65735208 của Broken Heart of Gold (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao Liên kết định hướng
Dòng 96: Dòng 96:


[[Tập tin:F-4D ROKAF w Sidewinders 1979.jpeg|230px|nhỏ|phải|Máy bay tiêm kích [[McDonnell Douglas F-4 Phantom II|F-4D]] của [[:en:Republic_of_Korea_Air_Force|Không quân Hàn Quốc]]]]
[[Tập tin:F-4D ROKAF w Sidewinders 1979.jpeg|230px|nhỏ|phải|Máy bay tiêm kích [[McDonnell Douglas F-4 Phantom II|F-4D]] của [[:en:Republic_of_Korea_Air_Force|Không quân Hàn Quốc]]]]
'''Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc''' ([[Hangul]]: 대한민국 국군, [[Hanja]]: 大韓民國 國軍, [[tiếng Anh]]: Republic of Korea Armed Forces, [[Phiên âm Hán-Việt|phiên âm]]: Daehan Minguk Gukgun) hay còn được gọi là '''Quân đội Hàn Quốc''', '''Quân đội Nam Triều Tiên''', '''Quân đội Cộng hoà Triều Tiên''' hoặc '''Quân đội Nam Hàn''', là [[lực lượng vũ trang]] chính quy của [[Hàn Quốc]], được thành lập vào ngày [[15 tháng 8]] năm [[1948]], ngay sau sự kiện [[Chiếm đóng quân sự|chiếm đóng]] và [[chia cắt Triều Tiên|chia cắt]] [[bán đảo Triều Tiên]] bởi [[Liên Xô]] và [[Hoa Kỳ]].
'''Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc''' ([[Hangul]]: 대한민국 국군, [[Hanja]]: 大韓民國 國軍, [[tiếng Anh]]: Republic of Korea Armed Forces, [[Phiên âm Hán-Việt|phiên âm]]: Daehan Minguk Gukgun, hay còn được gọi là '''Quân đội Hàn Quốc''', '''Quân đội Nam Triều Tiên''', '''Quân đội Cộng hoà Triều Tiên''' hoặc '''Quân đội Nam Hàn''') là [[lực lượng vũ trang]] chính quy của [[Hàn Quốc]], được thành lập vào ngày [[15 tháng 8]] năm [[1948]], ngay sau sự kiện [[Chiếm đóng quân sự|chiếm đóng]] và [[chia cắt Triều Tiên|chia cắt]] [[bán đảo Triều Tiên]] bởi [[Liên Xô]] và [[Hoa Kỳ]]. Ngày nay, mặc dù [[Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân|không phát triển hay sở hữu]] các loại [[vũ khí hủy diệt hàng loạt]] (như [[Vũ khí hạt nhân|hạt nhân]], [[Vũ khí sinh học|sinh học]], [[Vũ khí hóa học|hóa học]], [[Vũ khí nhiệt hạch|nhiệt hạch]],...), đây vẫn là [[Quân đội|lực lượng quân sự]] có sức mạnh tổng hợp được xếp hạng 3 tại [[châu Á]] (chỉ sau [[Quân đội Nhật Bản|Nhật Bản]] và [[Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc|Trung Quốc]]), đứng thứ 6 trên thế giới trong năm 2021.<ref name=":0">{{Chú thích web|url=https://www.globalfirepower.com/countries-listing.asp|tựa đề=2021 Military Strength Ranking|tác giả=|họ=Global Firepower|tên=|ngày=|website=www.globalfirepower.com|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>


Lực lượng vũ trang Đại Hàn Dân Quốc là một trong những lực lượng quân sự mạnh trên thế giới<ref name=":0">{{Chú thích web|url=https://www.globalfirepower.com/countries-listing.asp|tựa đề=2021 Military Strength Ranking|tác giả=|họ=Global Firepower|tên=|ngày=|website=www.globalfirepower.com|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|ngày truy cập=|url hỏng=}}</ref>, được trang bị hiện đại và đầu tư với kinh phí lớn - đứng hạng 8 thế giới về tổng mức [[Ngân sách quốc phòng các nước|ngân sách chi cho quốc phòng]] năm 2021.<ref>{{Chú thích web|url=https://www.globalfirepower.com/defense-spending-budget.php|tựa đề=Defense Spending by Country (2021)|họ=Global Firepower|website=www.globalfirepower.com}}</ref> Đây cũng là một trong những lực lượng vũ trang thường trực lớn nhất trên thế giới với số quân nhân được báo cáo trong năm 2018 là xấp xỉ 3.700.000 người (~600.000 phục vụ trực tiếp và khoảng hơn 3.100.000 quân nhân [[Lực lượng dự bị động viên|dự bị]]).<ref name="South Korea">{{chú thích báo|url=http://www.csis.org/media/csis/pubs/060626_asia_balance_powers.pdf|title=South Korea's Armed Forces, CSIS (Page 24)|date=|work=CSIS}}</ref>
Lực lượng vũ trang Đại Hàn Dân Quốc là một trong những lực lượng quân sự mạnh trên thế giới<ref name=":0" />, được trang bị hiện đại và đầu tư với kinh phí lớn - đứng hạng 8 thế giới về tổng mức [[Ngân sách quốc phòng các nước|ngân sách chi cho quốc phòng]] năm 2021.<ref>{{Chú thích web|url=https://www.globalfirepower.com/defense-spending-budget.php|tựa đề=Defense Spending by Country (2021)|họ=Global Firepower|website=www.globalfirepower.com}}</ref> Đây cũng là một trong những lực lượng vũ trang thường trực lớn nhất trên thế giới với số quân nhân được báo cáo trong năm 2018 là xấp xỉ 3.700.000 người (~600.000 phục vụ trực tiếp và khoảng hơn 3.100.000 quân nhân [[Lực lượng dự bị động viên|dự bị]]).<ref name="South Korea">{{chú thích báo|url=http://www.csis.org/media/csis/pubs/060626_asia_balance_powers.pdf|title=South Korea's Armed Forces, CSIS (Page 24)|date=|work=CSIS}}</ref>


Hiện nay, do [[chiến tranh Triều Tiên]] mới chỉ dừng lại ở tuyên bố 'ngừng bắn', chưa có hiệp ước [[hòa bình]] chính thức, bán đảo Triều Tiên vẫn đang trong trạng thái chiến tranh cùng [[Xung đột liên Triều|những căng thẳng ngoại giao với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên]] nên [[chính phủ Hàn Quốc]] tuyệt đối nghiêm khắc trong việc quy định yêu cầu công dân thực thi [[Nghĩa vụ quân sự|nghĩa vụ quân sự bắt buộc]], toàn bộ nam giới Hàn Quốc bất kể là ai, xuất thân ra sao, có tầm ảnh hưởng, trình độ học vấn hay đặc thù công việc như thế nào,... đều phải tham gia thực hiện [[Nghĩa vụ quân sự tại Hàn Quốc|nghĩa vụ quân sự]] khi đến tuổi, không có ngoại lệ - ngoại trừ một số rất ít trường hợp đặc biệt được miễn hoặc đặc cách giảm thời gian tại ngũ theo quy định của [[Hiến pháp Hàn Quốc|Hiến pháp]].
Hiện nay, do [[chiến tranh Triều Tiên]] mới chỉ dừng lại ở tuyên bố 'ngừng bắn', chưa có hiệp ước [[hòa bình]] chính thức, bán đảo Triều Tiên vẫn đang trong trạng thái chiến tranh cùng [[Xung đột liên Triều|những căng thẳng ngoại giao với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên]] nên [[chính phủ Hàn Quốc]] tuyệt đối nghiêm khắc trong việc quy định yêu cầu công dân thực thi [[Nghĩa vụ quân sự|nghĩa vụ quân sự bắt buộc]], toàn bộ nam giới Hàn Quốc bất kể là ai, xuất thân ra sao, có tầm ảnh hưởng, trình độ học vấn hay đặc thù công việc như thế nào,... đều phải tham gia thực hiện [[Nghĩa vụ quân sự tại Hàn Quốc|nghĩa vụ quân sự]] khi đến tuổi, không có ngoại lệ - ngoại trừ một số rất ít trường hợp đặc biệt được miễn hoặc đặc cách giảm thời gian tại ngũ theo quy định của [[Hiến pháp Hàn Quốc|Hiến pháp]].

Phiên bản lúc 12:00, ngày 23 tháng 8 năm 2021

Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc
대한민국 국군
大韓民國 國軍
Daehanminguk Gukgun
Quân kỳ của Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc
Thành lập15 tháng 8 năm 1948
75 năm, 286 ngày
Các nhánh
phục vụ
Lục quân
Hải quân
Không quân
Thủy quân lục chiến
Sở chỉ huyTrụ sở Bộ Quốc phòng, Quận Yongsan, Seoul,  Hàn Quốc
Websitewww.army.mil.kr
www.mma.go.kr
Lãnh đạo
Tổng tư lệnh Tổng thống Moon Jae-in
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Suh Wook
(Lục quân - ROKA)
Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Đại tướng Won In-choul
(Không quân - ROKAF)
Nhân lực
Tuổi nhập ngũHòa bình: Tự nguyện từ 18 tuổi, bắt buộc từ 20 đến 38 tuổi đối với nam giới
Chiến tranh: Toàn bộ nam giới trong độ tuổi từ 18-40
Cưỡng bách tòng quânGiảm 21-22 tháng tùy theo binh chủng (từ 2020 - nay)
Số quân tại ngũTăng 555,000 (2020)[1]
Số quân dự bịTăng 2,750,000 (2020)[1]
Số quân triển khaiTăng 14 quốc gia, 1.038 binh lính (2020)[1]

Danh sách các nước triển khai quân chính:

Phí tổn
Ngân sáchTăng 45.5 tỷ USD (2020)[2]
Phần trăm GDPTăng 2.7% (2019)[3]
Công nghiệp
Nhà cung cấp nội địaDanh sách các nhà cung cấp[4]
Nhà cung cấp nước ngoàiDanh sách các tổ chức và quốc gia
Bài viết liên quan
Lịch sửTham chiến
Quân hàmCấp bậc quân sự của Hàn Quốc
Cấp bậc quân sự so sánh của Bắc Triều Tiên
Máy bay tiêm kích F-4D của Không quân Hàn Quốc

Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc (Hangul: 대한민국 국군, Hanja: 大韓民國 國軍, tiếng Anh: Republic of Korea Armed Forces, phiên âm: Daehan Minguk Gukgun, hay còn được gọi là Quân đội Hàn Quốc, Quân đội Nam Triều Tiên, Quân đội Cộng hoà Triều Tiên hoặc Quân đội Nam Hàn) là lực lượng vũ trang chính quy của Hàn Quốc, được thành lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1948, ngay sau sự kiện chiếm đóngchia cắt bán đảo Triều Tiên bởi Liên XôHoa Kỳ. Ngày nay, mặc dù không phát triển hay sở hữu các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (như hạt nhân, sinh học, hóa học, nhiệt hạch,...), đây vẫn là lực lượng quân sự có sức mạnh tổng hợp được xếp hạng 3 tại châu Á (chỉ sau Nhật BảnTrung Quốc), đứng thứ 6 trên thế giới trong năm 2021.[5]

Lực lượng vũ trang Đại Hàn Dân Quốc là một trong những lực lượng quân sự mạnh trên thế giới[5], được trang bị hiện đại và đầu tư với kinh phí lớn - đứng hạng 8 thế giới về tổng mức ngân sách chi cho quốc phòng năm 2021.[6] Đây cũng là một trong những lực lượng vũ trang thường trực lớn nhất trên thế giới với số quân nhân được báo cáo trong năm 2018 là xấp xỉ 3.700.000 người (~600.000 phục vụ trực tiếp và khoảng hơn 3.100.000 quân nhân dự bị).[7]

Hiện nay, do chiến tranh Triều Tiên mới chỉ dừng lại ở tuyên bố 'ngừng bắn', chưa có hiệp ước hòa bình chính thức, bán đảo Triều Tiên vẫn đang trong trạng thái chiến tranh cùng những căng thẳng ngoại giao với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nên chính phủ Hàn Quốc tuyệt đối nghiêm khắc trong việc quy định yêu cầu công dân thực thi nghĩa vụ quân sự bắt buộc, toàn bộ nam giới Hàn Quốc bất kể là ai, xuất thân ra sao, có tầm ảnh hưởng, trình độ học vấn hay đặc thù công việc như thế nào,... đều phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, không có ngoại lệ - ngoại trừ một số rất ít trường hợp đặc biệt được miễn hoặc đặc cách giảm thời gian tại ngũ theo quy định của Hiến pháp.

Quân đội Hàn Quốc hiện nay vừa có nhiệm vụ chính là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Hàn Quốc, cũng đồng thời cũng tham gia phối hợp tác chiến, diễn tập quân sự quy mô với các quốc gia khác và làm nhiệm vụ cứu trợ trên khắp đất nước. Gần đây, quân đội Hàn Quốc cũng đã bắt đầu tham gia nhiều hơn vào các công việc của khu vực và quốc tế, đảm nhận vai trò và trách nhiệm của một đất nước có tiềm lực kinh tế hiện đang đứng thứ 10 trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa năm 2020[8]. Quân đội Hàn Quốc cũng đã tham gia vào nhiều hoạt động, công cuộc gìn giữ và bảo vệ hòa bình tại nhiều quốc gia, khu vực trên toàn cầu, từ Trung Đông, châu Phi, Vùng Vịnh, tới Đông Nam Á (Đông Timor) và gần đây là Iraq, LibanAfghanistan.

Theo Hiệp định Phòng thủ chung Hàn-Mỹ được ký kết vào năm 1953, Lầu Năm Góc duy trì sự hiện diện, đặt căn cứ quân sự, xây dựng mạng lưới cơ quan, đơn vị tình báo, do thám, gián điệp,... triển khai nhiều hệ thống tấn công - đánh chặn - phòng thủ các loại tên lửa, khí tài trên khắp Hàn Quốc, đưa toàn bộ lãnh thổ nước này vào "Ô bảo hộ Hạt Nhân" cùng với NATO, phần lớn châu Âu, Nhật Bản, Thổ Nhĩ KỳÚc, tiến hành các hoạt động viện trợ, tổ chức các cuộc tập trận chung, hỗ trợ đào tạo nhân lực, đảm bảo an ninh quốc phòng cho đồng minh Hàn Quốc. Đồng thời, các đơn vị vũ trang trực thuộc Hải quân Hoa Kỳ đóng gần lãnh thổ Hàn Quốc như Hạm đội 7 cũng sẵn sàng tham chiến cùng lực lượng mặt đất trong trường hợp có xảy ra xung đột quân sự với bên ngoài hoặc nếu như nước này bị xâm lược hoặc tấn công phủ đầu. Trong cuộc khảo sát năm 2014, một tỷ lệ lớn người dân Hàn Quốc tin rằng quân đội của họ sẽ khó có thể trụ vững trước Quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nếu không có sự hỗ trợ từ phía đồng minh là quân đội Mỹ,[9] phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thì luôn tuyên truyền, gọi quân đội Hàn Quốc là "quân đội tay sai" của "ngoại quốc" để ngăn cản "sự nghiệp cách mạng thống nhất đất nước của dân tộc Triều Tiên".[10]

Lịch sử

Chiến hạm của Hải quân Hàn Quốc

Quân đội Hàn Quốc vốn ban đầu là một lực lượng vũ trang dân quân non trẻ, không chuyên, không có các đơn vị, lực lượng cơ bản như Hải quânKhông quân, trang bị thô sơ (không sở hữu bất kỳ chiếc xe tăng nào cũng như không có lực lượng Tăng Thiết giáp), chỉ được đào tạo và thành lập gấp rút trong một khoảng thời gian ngắn ngay trước khi xảy ra cuộc chiến tranh Triều Tiên. Đội quân này thiếu kinh nghiệm, ý chí chiến đấu, không có các tướng lĩnh, chỉ huy chiến trận giàu kinh nghiệm, không có các sách lược, kế hoạch điều quân, hậu cần, tác chiến cụ thể và nhanh chóng bị thiệt hại nặng nề bởi các cuộc tấn công phủ đầu áp đảo, mạnh mẽ của quân đội Bắc Triều Tiên vốn không chỉ đầy đủ trang bị, chuẩn bị kỹ lưỡng từ chiến thuật cho đến kế hoạch tiến công, sở hữu kinh nghiệm tác chiến tổng lực cũng như du kích dày dạn qua các phong trào kháng chiến chống lại sự chiếm đóng, đô hộ của phát xít Nhật mà trước đó còn đã được Trung Quốc cùng Liên Xô đào tạo, huấn luyện, viện trợ (rất nhiều binh lính trong thành phần các binh chủng của quân đội Bắc Triều Tiên vừa trở về từ hàng ngũ của Quân Giải Phóng Trung Quốc sau khi kết thúc cuộc Nội chiến Quốc-Cộng và đồng thời, đội quân này còn được cơ cấu tổ chức theo khuôn mẫu, học thuyết quân sự của Hồng Quân Liên Xô). Quân đội Hàn Quốc ban đầu còn phải dựa hầu hết vào các trang thiết bị, tài chính và viện trợ của người Mỹ, từ vũ khí, đạn dược cho đến công nghệ. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, trong suốt thời kỳ kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của Hàn Quốc, quân đội nước này dần được chú trọng hơn vào đầu tư, đào tạo, phát triển và mở rộng quy mô. Những cố gắng, nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc nhằm mục đích hiện đại hóa cho quân đội đã được tiến hành từ những năm 1980. Nghiên cứu và công bố của trang web GlobalSecurity.org cho biết: "Trong những năm 1990, nền công nghiệp Hàn Quốc đã tự cung cấp được hơn 70% các loại vũ khí, đạn dược, phương tiện, trang thiết bị, máy móc, quần áo và những vật dụng cần thiết khác phục vụ cho quân đội".

Ngày nay, quân đội Hàn Quốc có ngân sách quốc phòng hàng năm rất lớn, luôn đứng trong danh sách các nước dẫn đầu. Khả năng của quân đội nước này cũng bao gồm cả sự kết hợp hiệu quả các hệ thống vũ khí trang bị tiên tiến, hiện đại của Hoa Kỳ và châu Âu, được hoàn thiện hơn bởi các tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng. Ví dụ, bằng việc đưa vào các tiến bộ về ngành công nghiệp đóng tàu hạng nặng của các địa phương, hải quân Hàn Quốc đã lên một kế hoạch hiện đại hóa toàn diện các lực lượng hải quân với tham vọng trở thành một nước có lực lượng hải quân tinh nhuệ, có thể hoạt động hiệu quả ở các vùng nước biển sâu như rãnh Mariana trong năm 2020.

Hàn Quốc hiện tham gia liên minh quân sự cùng với Hoa Kỳ theo hiệp ước bảo vệ lẫn nhau đã được ký kết sau khi nổ ra chiến tranh Triều Tiên. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Thủy quân Lục chiến Hàn Quốc cũng tham gia chiến đấu cùng với quân đội Hoa Kỳ.

Theo các số liệu thống kê của Cơ quan Quản lý Chương trình Thu mua Quốc Phòng Hàn Quốc vào ngày 29/12/2008, lần đầu tiên doanh thu xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc Hàn Quốc sẽ sớm trở thành một trong số 10 quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu trên thế giới. Khách hàng chủ yếu của Hàn Quốc là những quốc gia thuộc khu vực Trung Đông và các đồng minh của Mỹ và họ chủ yếu mua súng tự động, máy bay chiến đấutàu hải quân.

Trong những năm gần đây, Hàn Quốc đã và đang tăng cường việc bán vũ khí cho các quốc gia đang phát triển tại châu PhiMỹ Latinh với hy vọng doanh thu sẽ đạt con số hơn 3 tỷ USD vào năm 2012. Vào thời điểm này, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hy vọng sẽ xuất khẩu xe tăng K-2 Black Panther thế hệ mới và máy bay huấn luyện siêu âm T/A 50 Golden Eagle - một sản phẩm là thành quả hợp tác quốc phòng giữa Hàn Quốc với Mỹ. Giới chuyên môn nhận định, hệ thống vũ khí của Hàn Quốc được cải thiện cũng đồng nghĩa với việc tăng cơ hội xuất khẩu vũ khí của nước này. Giới quân sự cho rằng, việc đầu tư ngân sách để gia tăng tiềm lực quân sự, cải thiện đáng kể công nghệ vũ khí cũng như nghiên cứu chế tạo và hợp tác sản xuất vũ khí của Hàn Quốc chủ yếu xuất phát từ nhu cầu chống lại những mối đe dọa từ bên ngoài, nhất là từ phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Giới truyền thông Hàn Quốc tiết lộ, ngay từ đầu năm 2005, Hàn Quốc đã áp dụng kế hoạch 'đổi nợ lấy vũ khí' của Liên bang Nga. Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Yoon Kwang-ung từng tiết lộ, trong thượng tuần tháng 4/2005 các nhà đàm phán Hàn Quốc đã đề nghị phía Nga chia sẻ kho vũ khí tân tiến, đặc biệt là hệ thống tên lửa chống máy bay. Đổi lại, phía Hàn Quốc đồng ý xóa cho Nga các khoản nợ đã quá hạn từ thời Liên Xô trước đây. Theo đó, quân đội Nga sẽ tiến hành chuyển giao các loại vũ khí, khí tài hiện đại trị giá hơn 300 triệu USD, trong đó có xe tăng T-80, tên lửa chống tăng METIS-Mxe quân sự BMP-3 cho phía Hàn Quốc.

Được biết, Hàn Quốc đã từng cho Liên Xô vay hơn 1,47 tỷ USD cùng một khối lượng hàng hóa trị giá hơn 470 triệu USD. Ngoài ra, Hàn Quốc còn có kế hoạch mua thêm một số loại vũ khí tiên tiến khác của Nga như trực thăng KA-32máy bay tiêm kích IL-103 với tổng trị giá hơn 530 triệu USD. Năm 2003, Hàn Quốc đã đặt hàng 3 tàu ngầm từ Nga. Theo một nguồn tin khác từ phái đoàn Nga tham dự triển lãm quân sự quốc tế INDO Defense 2014, Hải quân Hàn Quốc hiện rất quan tâm đến việc mua thêm một số tàu Murena-E được nâng cấp nhằm hoàn thiện cho hạm đội bộ 3 tàu đổ bộ hiện tại.[11]

Tàu đổ độ Murena-E được Hải quân Hàn Quốc quan tâm

Tội ác chiến tranh & các vụ thảm sát

Ở trong nước

Binh lính Hàn Quốc xử bắn hàng loạt tù nhân chính trị ở Daejon, tháng 7/1950. Ảnh được chụp bởi U.S. Army Major Abbott.

Tại quê nhà, quân đội Hàn Quốc là lực lượng chính đã thực hiện rất nhiều các vụ đàn áp, trấn áp, bắt bớ, thủ tiêu lớn nhỏ, bao gồm cả những vụ thảm sát nhằm vào chính những thường dân Hàn Quốc bị cho là chống đối chính quyền độc tài quân sự hoặc có liên hệ với chủ nghĩa cộng sản, thậm chí còn có vụ nhằm cả vào những binh sĩ Hàn Quốc đang tại ngũ. Một số vụ nổi bật như:

Một số bức ảnh về vụ thảm sát Bodo League:

Ở Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Hàn Quốc khi tham chiến đã trực tiếp thực hiện rất nhiều vụ thảm sát thường dân Việt Nam (những người bị binh lính Hàn Quốc nghi ngờ, cho rằng đã hỗ trợ hoặc chính bản thân họ là Quân Giải phóng miền Nam cũng như cán bộ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). Một số vụ đã được khám phá, bao gồm:


Dưới đây là một số hình ảnh về vụ thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị:

Trang bị

  1. Cờ LB Nga Nga - Tàu đổ bộ đệm khí lớp Murena: đặt hàng 3 chiếc năm 2003.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b c “2020 Defense White Paper” (PDF). Ministry of National Defense. tháng 12 năm 2020.
  2. ^ 최수향 (2 tháng 12 năm 2020). “S. Korea's defense budget rises 5.4 pct to 52.8 tln won in 2021”. Yonhap News Agency (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ Tian, Nan; Fleurant, Aude; Kuimova, Alexandra; Wezeman, Pieter D.; Wezeman, Siemon T. (27 tháng 4 năm 2020). “Trends in World Military Expenditure, 2019” (PDF). Stockholm International Peace Research Institute. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ “방위사업법 제35조(방산업체의 지정 등)에 의하여 지정된 방산업체의 현황”. kdia.or.kr. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  5. ^ a b Global Firepower. “2021 Military Strength Ranking”. www.globalfirepower.com.
  6. ^ Global Firepower. “Defense Spending by Country (2021)”. www.globalfirepower.com.
  7. ^ “South Korea's Armed Forces, CSIS (Page 24)” (PDF). CSIS.
  8. ^ Yonhap News Agency (15 tháng 3 năm 2021). “S. Korea estimated to have ranked 10th in 2020 global GDP rankings”. en.yna.co.kr.
  9. ^ Stuart Smallwood (30 tháng 10 năm 2014). “Global Research: South Korea's Armed Forces to Remain Fully under US Military Command”. www.globalresearch.ca.
  10. ^ “Tyranny of the Weak”. Google Books. Truy cập 11 tháng 8 năm 2016.
  11. ^ “Hàn Quốc có kế hoạch mua tàu đổ bộ đệm không khí của Nga”.
  12. ^ Historical Dictionary of the Korean War, Paul M. Edwards, Plymouth, UK: Scarecrow Press, 2010, p. 32, entry "Bodo League Massacre"
  13. ^ Kim 2004, tr. 535.
  14. ^ a b “57년 동안 한강 떠돈 원혼들을 위로하다 '한강인도교 폭파 희생자 위령제' 열려... "피난민 내팽게친 이승만은 전범" 출처: 57년 동안 한강 떠돈 원혼들을 위로하다 - 오마이뉴스”. Ohmynews. ngày 28 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2010.
  15. ^ Kim Sung-hwan (ngày 22 tháng 5 năm 2008). “남양주 민간인학살 국가사과 권고”. Hankyoreh. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2012.
  16. ^ “진실화해위, 남양주 민간인학살 국가사과 권고”. 경기북부일보. ngày 29 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2012.
  17. ^ “남양주 집단학살 58년만에 규명”. 경인일보. ngày 23 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2012.
  18. ^ 편히 영면하소서!'..거창사건 희생자 위령제. Chosun Ilbo (bằng tiếng Hàn). ngày 17 tháng 4 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
  19. ^ 강화교동도 학살•1 '우익단체가 주민 212명 총살' 공식확인 유족 주장 사실로…. Kyeongin Ilbo (bằng tiếng Triều Tiên). ngày 28 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2010.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  20. ^ 강화지역 민간인 학살 희생자 고유제 및 추모제 (bằng tiếng Triều Tiên). Democratic Labor Party of Incheon. ngày 20 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2010.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  21. ^ ‘산청·함양 양민학살’ 책 펴낸 강희근 교수. Hankyoreh (bằng tiếng Hàn). ngày 13 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.
  22. ^ a b 국민방위군 사건 (bằng tiếng Hàn). National Archives of Korea. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2010.
  23. ^ a b '국민방위군' 희생자 56년만에 '순직' 인정. Newsis (bằng tiếng Hàn). ngày 30 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2010.

Liên kết ngoài