Đồng(II) phosphat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đồng(II) phosphat
Cấu trúc của đồng(II) phosphat
Mẫu đồng(II) phosphat
Danh pháp IUPACCopper(II) phosphate
Tên khácTricopper điphosphat
Tricopper bis(orthophosphat)
Cupric phosphat
Đồng(II) orthophosphat
Đồng(II) monophosphat
Cuprum(II) phosphat
Cuprum(II) orthophosphat
Cuprum(II) monophosphat
Đồng(II) phosphat(V)
Cupric phosphat(V)
Đồng(II) orthophosphat(V)
Đồng(II) monophosphat(V)
Cuprum(II) phosphat(V)
Cuprum(II) orthophosphat(V)
Cuprum(II) monophosphat
Nhận dạng
Số CAS7798-23-4
PubChem86469
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider77984
UNIIN8NP6FR80R
Thuộc tính
Công thức phân tửCu3(PO4)2
Khối lượng mol380,5806 g/mol
chính xác:
380,580722 g/mol (khan)
398,59588 g/mol (1 nước)
434,62644 g/mol (3 nước)
Bề ngoàibột màu lục lam sáng (khan)
chất rắn màu lục (1 nước)[1]
tinh thể lục ôliu hoặc xanh dương (3 nước)
Khối lượng riêng4,5 g/cm³ (khan)
4,09 g/cm³ (1 nước)[1]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tankhan:
tan trong amonia
3 nước:
tan trong amoni hydroxide
tan ít trong aceton
không tan trong etanol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểTrực thoi (3 nước)
Các nguy hiểm
PELTWA 1 mg/m³ (tính theo Cu)[2]
RELTWA 1 mg/m³ (tính theo Cu)[2]
IDLHTWA 100 mg/m³ (tính theo Cu)[2]
Các hợp chất liên quan
Anion khácĐồng(II) asenat
Đồng(II) stibat
Cation khácĐồng(I) phosphat
Đồng(I,II) phosphat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Đồng(II) phosphat là một hợp chất vô cơcông thức hóa học Cu3(PO4)2. Chúng được coi là muối đồng(II) của axit photphoric. Đồng(II) phosphat khan là chất rắn màu xanh dương. Nó được tạo ra bằng phản ứng ở nhiệt độ cao giữa amoni biphosphatđồng(II) oxit.[3]

2(NH4)2HPO4 + 3CuO → Cu3(PO4)2 + 3H2O + 4NH3

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Về cấu trúc, đồng(II) phosphat là polyme phối trí, là điển hình cho hầu hết các phosphat kim loại. Tâm phosphat có dạng tứ diện. Trong muối khan, các tâm đồng có số phối hợp 5. Trong monohydrat, đồng có dạng hình học 6-, 5- và 4- tọa độ.[4]

Cấu trúc của Cu3(PO4)2(H2O)

Khoáng vật[sửa | sửa mã nguồn]

Nó tương đối phổ biến và được tìm thấy dưới dạng muối kiềm Cu2PO4OH, có màu xanh lục và xuất hiện tự nhiên dưới dạng khoáng chất libethenit. Pseudomalachit, Cu5(PO4)2(OH)4, là loại đồng(II) phosphat phổ biến nhất trong tự nhiên, có màu từ lục lam đến lục đậm, đặc trưng cho một số vùng oxy hóa của các mỏ quặng đồng.[5][6] Cornetit, ludjibait, pseudolibethenit, reichenbachit cũng là các khoáng vật chứa muối kiềm của đồng(II) phosphat.[7][8][9][10]

Muối kiềm[sửa | sửa mã nguồn]

Các muối kiềm ở trên đều xuất hiện trong tự nhiên. Các công thức hóa học của chúng còn có thể được viết thành xCu(OH)2·yCu3(PO4)2. Cụ thể:

  • Cu2PO4OH: x = 1, y = 1;
  • Cu5(PO4)2(OH)4: x = 2, y = 1;
  • Cu3PO4(OH)3: x = 3, y = 1.

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

Cu3(PO4)2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như Cu3(PO4)2·4NH3 là tinh thể lục lam. Cu3(PO4)2·6NH3 cũng được cho là tồn tại, nhưng chỉ được biết đến trong dung dịch màu xanh dương đậm.[11]

Cu3(PO4)2 có thể tác dụng với CO(NH2)2 ở 85 °C (185 °F; 358 K), tạo ra Cu3(PO4)2·4CO(NH2)2 là tinh thể màu dương.[12]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 1 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ a b c “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0150”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  3. ^ Shoemaker, G. L.; Anderson, J. B.; Kostiner, E. (ngày 15 tháng 9 năm 1977). “Copper(II) phosphate”. Acta Crystallographica Section B. 33 (9): 2969–2972. doi:10.1107/S0567740877010012.
  4. ^ Effenberger, H. (1985). “Cu3(PO4)2·H2O: Synthese und Kristallstruktur”. Journal of Solid State Chemistry. 57 (2): 240–247. Bibcode:1985JSSCh..57..240E. doi:10.1016/S0022-4596(85)80014-1.
  5. ^ Pseudomalachit trên Mindat
  6. ^ https://www.ima-mineralogy.org/Minlist.htm
  7. ^ Cornetit trên Mindat
  8. ^ Ludjibait trên Mindat
  9. ^ Pseudolibethenit trên Mindat
  10. ^ Reichenbachit trên Mindat
  11. ^ Gmelin-Kraut's Handbuch der anorganischen chemie... unter mitwirkung hervorragender fachgenossen (Gmelin, Leopold, 1788-1853; Kraut, Karl Johann, 1829-1912), trang 977. Truy cập 17 tháng 2 năm 2021.
  12. ^ Infrared spectroscopic interpretations on the reaction products resulted from the interaction between Co(II), Cu(II), Fe(III), Mn(II), Ni(II) and Zn(II) phosphate salts with urea at 85 °C. Truy cập 6 tháng 2 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]