Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Châu Á

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản đồ thế giới chỉ ra châu Á về mặt địa lý

Châu Áchâu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầuĐông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.

Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Caucasus, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara ở Kara, Nga. Khoảng 60% của dân số thế giới sinh sống ở châu Á.

Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ DươngThái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga. [ Đọc tiếp ]

Chân dung Alexandre de Rhodes
Tiếng Việt (Hán-Nôm: ), hay Việt ngữ, là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết.

Theo ISO-639-2, mã của tiếng Việt là vi, còn mã ISO-639-3 của tiếng Việt là vie.

Với những cơ sở khoa học gần đây được đa số các nhà ngôn ngữ học thừa nhận, tiếng Việt thuộc hệ Nam Á ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, có quan hệ họ hàng gần nhất với tiếng Mường. Xa hơn một chút là các tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Thí dụ, từ tay trong tiếng Việt tương đương trong tiếng Mường là thay, trong tiếng Khmer là đay và trong tiếng Môngtai.


Cờ của Bangladesh
Bangladesh, tên chính thức: Cộng hoà Nhân dân Bangladesh, là một quốc gia ở vùng Nam Á. Địa giới Bangladesh giáp Ấn Độ ở phía tây, bắc, và đông nên gần như bị bao vây trừ một đoạn biên giới giáp với Myanmar ở phía cực đông nam và Vịnh Bengal ở phía nam. Cùng với tiểu bang Tây Bengal của Ấn Độ, quốc gia này là một thành phần của khu vực chung của dân tộc-ngôn ngữ Bengal. Địa danh Bangladesh có nghĩa "Đất nước Bengal" và được viết thành বাংলাদেশ và đánh vần là ['baŋlad̪eʃ] trong tiếng Bengali chính thức.

Biên giới của Bangladesh được xác định theo sự Phân chia Ấn Độ năm 1947, khi nó trở thành nửa phía đông của Pakistan (Đông Pakistan), chia cách 1.600 km (1.000 dặm) với nửa phía tây. Dù cùng có tôn giáo chính là Hồi giáo, sự ngăn cách về ngôn ngữ và dân tộc giữa phía đông và phía tây cộng với một chính phủ chủ yếu của Tây Pakistan, khiến nước này tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Sheikh Mujibur Rahman năm 1971 sau một cuộc Chiến tranh giải phóng Bangladesh đẫm máu, với sự trợ giúp của Ấn Độ. Những năm sau độc lập là giai đoạn bất ổn chính trị của đất nước, với mười ba chính phủ và ít nhất bốn cuộc đảo chính quân sự.


Ả Rập Saudi · Ai Cập · Afghanistan · Armenia · Ấn Độ · Azerbaijan · Bahrain · Bangladesh · Bhutan · Brunei · Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Campuchia · Gruzia · Indonesia · Iran · Iraq · Israel · Jordan · Kazakhstan · Hàn Quốc · Kuwait · Kyrgyzstan · Lào · Liban · Malaysia · Maldives · Mông Cổ · Myanmar · Nepal · Nga · Nhật Bản · Oman · Pakistan · Philippines · Qatar · Singapore · Cộng hòa Síp · Sri Lanka · Syria · Tajikistan · Thái Lan · Bắc Triều Tiên · Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa · Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) · Đông Timor (Timor-Leste) · Thổ Nhĩ Kỳ · Turkmenistan · Uzbekistan · Việt Nam · Yemen




Bản đồ Đế quốc Armenia Cổ ở thế kỉ thứ XIII


Hình ảnh từ vệ tinh của lưu vực sông Ấn.
Sông Ấn Độ gọi tắt là Sông Ấn (Sindh darya), còn được biết đến như là Sindhu trong tiếng Phạn, Sinthos trong tiếng Hy Lạp, và Sindus trong tiếng Latinh, là một con sông chính của Pakistan. Trước khi diễn ra sự chia cắt Ấn Độ thành các quốc gia ngày nay là Ấn Độ và Pakistan năm 1947 thì sông Ấn là con sông lớn thứ hai sau sông Hằng khi xét về khía cạnh tầm quan trọng văn hóa và thương mại của khu vực, và nó là nguồn gốc của tên gọi của Ấn Độ. Con sông này bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy từ dãy núi Himalaya theo hướng đông bắc-tây nam qua Kashmir, và sau đó chảy theo hướng nam gần như theo toàn bộ đường chiều dài biên giới của Pakistan với Ấn Độ nhưng sâu trong lãnh thổ của Pakistan. Chiều dài của sông này được tính toán theo các nguồn khác nhau dao động từ 2.900 đến 3.200 km. Nền văn minh lưu vực sông Ấn có một số điểm định cư dân kiểu đô thị sớm nhất thế giới.


Cùng tham gia viết các bài viết về Châu Á.

Bài viết chọn lọc Hãy giúp chúng tôi phát triển các bài viết chọn lọc liên quan đến Châu Á:

Sinh họcSinh học
Tê giác Java  ·

Lịch sửLịch sử
Chăm Pa  · Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979  · Chiến tranh Boshin  · Chiến tranh Triều Tiên  · Chiến tranh vùng Vịnh  · Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan  · Cuộc hành quân Ten-Go  · Đường Trường Sơn  · Hải quân Đế quốc Nhật Bản  · Lịch sử Nhật Bản  · Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc  · Liên Xô  · Yamato (lớp thiết giáp hạm)  · Nhà Lý  · Tam Quốc  · Thánh địa Cát Tiên  · Toàn quyền Đông Dương  · Trận Iwo Jima  · Trận Trân Châu Cảng  · Trận Xích Bích  · Gia Long  · Lê Đại Hành  · Nguyễn Huệ  · Phan Bội Châu  · Thành Cát Tư Hãn  · Thích Quảng Đức  · Suleiman I  ·

Địa lýĐịa lý
Địa lý châu Á  · Hà Nội  · Hồng Kông  · Indonesia  · Nhật Bản  · Thành phố Hồ Chí Minh  · Vịnh Hạ Long  · Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng  ·

Tôn giáoTôn giáo
Kinh điển Phật giáo  · Kitô giáo  · Lịch sử Phật giáo  · Long Thụ  · Nho giáo  · Phật giáo  · Phật giáo Việt Nam  · Tất-đạt-đa Cồ-đàm  · Thiền tông  ·

Ngôn ngữNgôn ngữ
Phiên thiết Hán-Việt  · Tiếng Nhật  · Tiếng Nhật  · Tiếng Phạn  · Tiếng Việt  ·

Kinh tếKinh tế
Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa  · Kinh tế Việt Nam Cộng hòa  ·

Văn hóa - nghệ thuậtVăn hóa - nghệ thuật
Chùa Việt Nam  · Nông thôn Việt Nam  · Tín ngưỡng Việt Nam  · Tam quốc diễn nghĩa  · Thế Lữ  · Gốm Bát Tràng  · Nghệ thuật Phật giáo  · Điện ảnh Việt Nam  · Ozu Yasujirō  · Thành Long  · Phim hoạt hình Đôrêmon  · Đôrêmon  · Takahashi Rumiko  · Tokyo Mew Mew
Bài viết bị rút sao Hãy giúp chúng tôi hồi phục những bài viết từng là bài viết chọn lọc nhưng đã bị rút sao: Tết Nguyên đán • Yuri Gagarin • Đập Tam Hiệp • Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa • Trung Quốc • Moskva • H'Mông • Xứ tuyết • Nga • Hàn Quốc  • Tên người Việt Nam
Châu Á trên Wikinews Châu Á trên Wikiquote Châu Á trên Wikibooks Châu Á trên Wikisource Châu Á trên Wiktionary Châu Á trên Wikiversity Châu Á trên Wikimedia Commons
Tin tức Danh ngôn Sách Văn kiện Từ điển định nghĩa Tài liệu giáo dục Hình ảnh và âm thanh

Chủ đề con:


Chủ đề liên quan: