Lịch sử hành chính Khánh Hòa
Lịch sử hành chính Khánh Hòa có thể xem mốc khởi đầu từ năm 1831 với cải cách hành chính của Minh Mạng, thành lập tỉnh Khánh Hòa. Vào thời điểm hiện tại (2020), về mặt hành chính, Khánh Hòa được chia làm 9 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã, 6 huyện – và 132 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 96 xã, 30 phường và 6 thị trấn.
Lịch sử tổ chức hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Trước khi thành lập tỉnh
[sửa | sửa mã nguồn]Vùng đất Khánh Hòa xưa vốn là thuộc vương quốc Chăm cổ. Sau chiến bại năm 1653 trước chúa Nguyễn Phúc Tần, vua Chăm sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ sông Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa chấp thuận và đặt dinh Thái Khang gồm hai phủ là phủ Thái Khang gồm các huyện Tân Định, Quảng Phước ở phía bắc (nay là các huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh) và phủ Diên Ninh gồm các huyện Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương ở phía nam (nay là các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, thành phố Cam Ranh, thành phố Nha Trang và một phần phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận), giao cho Hùng Lộc làm thái thú.[1][2] Từ đó, vùng đất này đã trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam và công cuộc khai khẩn lập làng của người Việt được đẩy mạnh. Dân cư sống tập trung tại các hạ lưu sông Dinh và sông Cái. Đến năm 1690, phủ Thái Khang được đổi tên thành phủ Bình Khang. Năm 1742, phủ Diên Ninh đổi thành phủ Diên Khánh.[1]
Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Năm 1803, Dinh Bình Khang được đổi tên thành Dinh Bình Hòa, phủ Bình Khang cũng được đổi tên thành phủ Bình Hòa nhưng sở lỵ đã được chuyển từ đây sang phủ Diên Khánh. Năm 1808, Dinh được đổi thành Trấn.
Tỉnh Khánh Hòa - Những thay đổi hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Đến năm 1831 (năm Minh Mạng thứ 12), trấn Bình Hòa được đổi tên thành tỉnh Khánh Hòa, còn phủ Bình Hòa trở thành phủ Ninh Hòa.[3] Vào thời điểm đó, tỉnh Khánh Hòa gồm 2 phủ, 4 huyện là: Phủ Diên Khánh gồm 2 huyện: Phước Điền, Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm 2 huyện: Quảng Phước và Tân Định, tỉnh lỵ là Phủ Diên Khánh.[4]
Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn ký kết hiệp ước Patenotre với Pháp, tạo cơ sở cho việc thiết lập chính quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam và sự suy yếu của nhà Nguyễn. Là một tỉnh ở xứ Trung Kỳ, Khánh Hòa vẫn là bộ phận của Nam triều, đồng thời tồn tại Chính quyền bảo hộ Pháp. Quan lại của Nam triều gồm có chức tuần vũ, án sát coi việc hành chính, lãnh binh coi việc canh gác và giữ gìn an ninh trong tỉnh, đóng tại Diên Khánh. Cơ quan bảo hộ Pháp gồm có chánh sứ, phó sứ và giám binh, đóng tại Nha Trang. Nha Trang dần phát triển thành thị trấn.[1]
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, giao tỉnh Khánh Hòa cho các quan Nam triều quản lý, cơ quan hành chính của tỉnh dời xuống Nha Trang. Từ đó, Nha Trang chính thức trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa.[1]
Dân số tỉnh Khánh Hòa 1967[5] | |
---|---|
Quận | Dân số |
Cam Lâm | 11.185 |
Diên Khánh | 47.446 |
Khánh Dương | 5767 |
Ninh Hòa | 74.299 |
Vạn Ninh | 27.536 |
Vĩnh Xương | 163.828 |
Tổng số | 330.061 |
Năm 1955, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Khánh Hòa cũng được tổ chức lại trên mọi phương diện. Các phủ huyện đổi thành quận. Các làng đổi thành xã. Tháng 5 năm 1959, hai tổng Krang Ying và Krang Hinh thuộc tỉnh Đắk Lắk được sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa và lập thành quận Khánh Dương. Tháng 4 năm 1960, 12 thôn Thượng thuộc quận Cam Lâm được tách ra khỏi Khánh Hòa để nhập vào quận Du Long tỉnh Ninh Thuận.[1] Tháng 10 năm 1965, một phần đất quận Cam Lâm ở phía Nam bị cắt để thiết lập thị xã Cam Ranh trực thuộc trung ương (khu đặc biệt Cam Ranh).[1]
Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ mới hợp nhất 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và thị xã Cam Ranh vào ngày 29 tháng 10 năm 1975 thành tỉnh Phú Khánh.[6] Tổ chức hành chính trên địa bàn gồm thị xã Nha Trang và 5 huyện: Cam Ranh, Khánh Ninh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Khánh Xương.
Năm 1977, thành lập thành phố Nha Trang, hợp nhất huyện Cam Ranh và huyện Khánh Sơn thành một huyện lấy tên là huyện Cam Ranh; hợp nhất huyện Khánh Xương và huyện Khánh Vĩnh thành một huyện lấy tên là huyện Diên Khánh.[7]
Năm 1978, thành lập một số xã, thị trấn thuộc thành phố Nha Trang và các huyện Diên Khánh[8], Cam Ranh, Khánh Ninh[9].
- Thành lập xã Phước Đồng (TP. Nha Trang)
- Thành lập xã Diên Đồng và xã Diên Xuân (Diên Khánh)
- Thành lập thị trấn Ba Ngòi (Cam Ranh)
- Thị trấn Ninh Hòa và thị trấn Vạn Giã (Khánh Ninh)
Năm 1979, thành lập xã Ninh Trung thuộc huyện Khánh Ninh[10]. Cùng năm, chia huyện Khánh Ninh thành 2 huyện lấy tên là huyện Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh[11].
- Thành lập xã Ninh Trung (Khánh Ninh) trên cơ sở một phần xã Ninh Thượng và xã Ninh Đông.
- Sáp nhập một phần xã Vạn Long (Khánh Ninh) vào xã Vạn Phước. Sáp nhập một phần xã Vạn Phước (Khánh Ninh) vào xã Vạn Thạch.
Năm 1981, chia tách một số xã thuộc các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh.[12]
- Thành lập xã Vạn Thọ (Vạn Ninh) trên cơ sở một phần xã Vạn Phước
- Điều chỉnh một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Ninh Hòa:
- Thành lập xã Ninh Thủy trên cơ sở một phần xã Ninh Diêm
- Thành lập xã Ninh Vân trên cơ sở một phần xã Ninh Phước
- Điều chỉnh một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Diên Khánh:
- Thành lập thị trấn Diên Khánh trên cơ sở toàn bộ xã Diên Thủy và một phần các xã Diên Tràn, Diên Thanh, Diên An, Diên Sơn và Diên Điền
- Thành lập xã Suối Tân trên cơ sở một phần xã Suối Cát
- Điều chỉnh một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Cam Ranh:
- Giải thể xã Cam Thành. Thành lập xã Cam Thành Bắc và xã Cam Thành Nam trên cơ sở toàn bộ xã Cam Thành.
- Giải thể xã Cam Phúc. Thành lập xã Cam Phúc Bắc và xã Cam Phúc Nam trên cơ sở một phần xã Cam Phúc. Sáp nhập phần còn lại của xã Cam Phúc vào xã Cam Thành Nam.
Năm 1982, chuyển huyện Trường Sa của tỉnh Đồng Nai về tỉnh Phú Khánh quản lý.[13]
Năm 1985, tái lập các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh từ các huyện Cam Ranh, Diên Khánh[14]. Cùng năm, chia tách một số xã thuộc các huyện Cam Ranh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Vạn Ninh[15].
- Thành lập huyện Khánh Sơn trên cơ sở một phần huyện Cam Ranh. Huyện Khánh Sơn có 4 xã: Thành Sơn, Sơn Hiệp, Trung Hạp và Ba Cụm.
- Thành lập huyện Khánh Vĩnh trên cơ sở một phần huyện Diên Khánh. Huyện Khánh Vĩnh có 6 xã: Khánh Thành, Khánh Thượng, Khánh Phú, Khánh Lê, Khánh Minh và Khánh Vinh.
- Điều chỉnh một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Cam Ranh:
- Giải thể xã Cam An. Thành lập xã Cam An Bắc và xã Cam An Nam trên cơ sở toàn bộ xã Cam An
- Giải thể xã Cam Phước. Thành lập xã Cam Phước Đông và xã Cam Phước Tây trên cơ sở toàn bộ xã Cam Phước
- Giải thể xã Cam Thịnh. Thành lập xã Cam Thịnh Đông và xã Cam Thịnh Tây trên cơ sở toàn bộ xã Cam Thịnh
- Giải thể xã Cam Hải. Thành lập xã Cam Hải Đông và xã Cam Hải Tây trên cơ sở toàn bộ xã Cam Hải
- Điều chỉnh một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Khánh Sơn:
- Giải thể xã Ba Cụm. Thành lập xã Ba Cụm Bắc và xã Ba Cụm Nam trên cơ sở toàn bộ xã Ba Cụm
- Giải thể xã Trung Hạp. Thành lập xã Sơn Trung và thị trấn Tô Hạp trên cơ sở toàn bộ xã Trung Hạp.
- Thành lập xã Sơn Bình trên cơ sở một phần xã Sơn Hiệp
- Thành lập xã Sơn Lâm trên cơ sở một phần xã Thành Sơn.
- Điều chỉnh một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Khánh Vĩnh:
- Giải thể xã Khánh Lê. Thành lập 4 xã Sơn Thái, Giang Ly, Liên Sang, Cầu Bà trên cơ sở toàn bộ xã Khánh Lê
- Giải thể xã Khánh Minh. Thành lập xã Khánh Nam và xã Khánh Trung trên cơ sở toàn bộ xã Khánh Minh
- Thành lập xã Khánh Hiệp và xã Khánh Đông trên cơ sở một phần xã Khánh Bình
- Thành lập xã Suối Tiên (Diên Khánh) trên cơ sở một phần xã Suối Cát
- Thành lập xã Đại Lãnh (Vạn Ninh) trên cơ sở một phần xã Vạn Thọ
Năm 1986, chia tách một số xã thuộc huyện Vạn Ninh.[16]
- Thành lập xã Xuân Sơn trên cơ sở một phần xã Vạn Hưng. Xã Xuân Sơn có diện tích tự nhiên 3.772 hécta với 2.936 nhân khẩu.
Năm 1988, chia tách một số xã thuộc huyện Cam Ranh.[17]
- Giải thể xã Cam Hiệp. Thành lập xã Cam Hiệp Bắc và xã Cam Hiệp Nam trên cơ sở toàn bộ xã Cam Hiệp. Xã Cam Hiệp Nam có 1.919 hécta diện tích tự nhiên và 4.461 nhân khẩu. Xã Cam Hiệp Bắc có 915 hécta diện tích tự nhiên và 2.405 nhân khẩu.
Năm 1989, thành lập và điều chỉnh một số xã, thị trấn thuộc các huyện Ninh Hòa, Khánh Vĩnh[18]. Cùng năm, Quốc hội ra Nghị quyết chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa[19]. Khi tách ra, tỉnh Khánh Hòa có 8 đơn vị hành chính gồm thành phố Nha Trang và 7 huyện: Cam Ranh, Diên Khánh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Trường Sa, Vạn Ninh.
Năm 1998, thành lập một số phường, xã thuộc thành phố Nha Trang và các huyện Ninh Hòa[20], Khánh Vĩnh[21].
- Thành lập phường Phước Long (TP. Nha Trang) trên cơ sở một phần phường Phước Hải. Phường Phước Long có 427 ha diện tích tự nhiên và 14.391 nhân khẩu.
- Thành lập xã Ninh Sơn (Ninh Hòa) trên cơ sở một phần xã Ninh An. Xã Ninh Sơn có 17.175 ha diện tích tự nhiên và 6.267 nhân khẩu.
- Thành lập xã Sông Cầu (Khánh Vĩnh) trên cơ sở một phần xã Khánh Phú. Xã Sông Cầu có 2.513 ha diện tích tự nhiên và 1.214 nhân khẩu.
Năm 2000, thành lập thị xã Cam Ranh và các phường thuộc huyện Cam Ranh.[22]
- Thành lập thị xã Cam Ranh trên cơ sở toàn bộ huyện Cam Ranh
- Thành lập các phường thuộc thị xã Cam Ranh:
- Thành lập các phường Ba Ngòi, Cam Lộc, Cam Lợi, Cam Linh, Cam Thuận, Cam Phú trên cơ sở toàn bộ thị trấn Ba Ngòi. Phường Ba Ngòi có 743,3 ha diện tích tự nhiên và 10.383 nhân khẩu. Phường Cam Lộc có 402,9 ha diện tích tự nhiên và 7.500 nhân khẩu. Phường Cam Lợi có 01,3 ha diện tích tự nhiên và 9.357 nhân khẩu. Phường Cam Linh có 111,3 ha diện tích tự nhiên và 11.078 nhân khẩu. Phường Cam Thuận có 135 ha diện tích tự nhiên và 8.237 nhân khẩu. Phường Cam Phú có 591,2 ha diện tích tự nhiên và 6.448 nhân khẩu.
- Thành lập phường Cam Phúc Nam trên cơ sở toàn bộ xã Cam Phúc Nam. Phường Cam Phúc Nam có 850 ha diện tích tự nhiên và 6.227 nhân khẩu.
- Thành lập phường Cam Phúc Bắc trên cơ sở toàn bộ xã Cam Phúc Bắc. Phường Cam Phúc Bắc có 1.355 ha diện tích tự nhiên và 11.851 nhân khẩu.
- Thành lập phường Cam Nghĩa trên cơ sở toàn bộ xã Cam Nghĩa. Phường Cam Nghĩa có 1.575 ha diện tích tự nhiên và 11.316 nhân khẩu.
- Thị xã Cam Ranh có 68.435 ha diện tích tự nhiên và 191.066 nhân khẩu, gồm 9 phường và 18 xã.
Năm 2002, thành lập phường Vĩnh Hòa thuộc thành phố Nha Trang[23] trên cơ sở một phần phường Vĩnh Hải. Phường Vĩnh Hòa có 1.156,44 ha diện tích tự nhiên và 9.369 nhân khẩu.
Năm 2007, thành lập huyện Cam Lâm và một số xã, thị trấn thuộc các huyện Cam Lâm, Trường Sa.[24]
- Thành lập huyện Cam Lâm trên cơ sở một phần thị xã Cam Ranh (toàn bộ các xã Cam Tân, Cam Hòa, Sơn Tân, Cam Hải Tây, Cam Đức, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Thành Bắc, Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Phước Tây, Cam Hải Đông) và huyện Diên Khánh (toàn bộ các xã Suối Tân, Suối Cát)
- Thành lập thị trấn Cam Đức (Cam Lâm) trên cơ sở toàn bộ xã Cam Đức và một phần xã Cam Hải Tây. Thị trấn Cam Đức có 1.583 ha diện tích tự nhiên và 14.831 nhân khẩu.
- Sáp nhập một phần xã Cam Hải Đông (Cam Lâm) vào phường Cam Nghĩa (TX. Cam Ranh). Phường Cam Nghĩa có 10.509 ha diện tích tự nhiên và dân số là 13.094 nhân khẩu.
- Huyện Cam Lâm có 54.382 ha diện tích tự nhiên và 103.369 nhân khẩu có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các 13 xã và 1 thị trấn.
- Thành lập các đơn vị hành chính thuộc huyện Trường Sa:
- Thành lập thị trấn Trường Sa trên cơ sở đảo Trường Sa lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận.
- Thành lập xã Song Tử Tây trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận.
- Thành lập xã Sinh Tồn trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.
Năm 2010, thành lập thị xã Ninh Hòa và các phường thuộc thị xã Ninh Hòa[25]. Cùng năm, thành lập thành phố Cam Ranh[26].
- Thành lập thị xã Ninh Hòa trên cơ sở toàn bộ huyện Ninh Hòa.
- Thành lập các phường thuộc thị xã Ninh Hòa:
- Thành lập phường Ninh Hiệp trên cơ sở toàn bộ thị trấn Ninh Hiệp. Phường Ninh Hiệp có 588 ha diện tích tự nhiên và 21.838 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ninh Giang trên cơ sở toàn bộ xã Ninh Giang. Phường Ninh Giang có 658 ha diện tích tự nhiên và 8.393 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ninh Hà trên cơ sở toàn bộ xã Ninh Hà. Phường Ninh Hà có 1.317 ha diện tích tự nhiên và 7.655 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ninh Đa trên cơ sở toàn bộ xã Ninh Đa. Phường Ninh Đa có 1.347 ha diện tích tự nhiên và 10.124 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ninh Diêm trên cơ sở toàn bộ xã Ninh Diêm. Phường Ninh Diêm có 2.429 ha diện tích tự nhiên và 8.554 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ninh Thủy trên cơ sở toàn bộ xã Ninh Thủy. Phường Ninh Thủy có 1.616 ha diện tích tự nhiên và 11.630 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ninh Hải trên cơ sở toàn bộ xã Ninh Hải. Phường Ninh Hải có 807 ha diện tích tự nhiên và 8.357 nhân khẩu.
- Thị xã Ninh Hòa có 119.777 ha diện tích tự nhiên và 233.558 nhân khẩu; có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm có 07 phường và 20 xã.
- Thành lập thành phố Cam Ranh trên cơ sở toàn bộ thị xã Cam Ranh. Thành phố Cam Ranh có diện tích tự nhiên 32.501,08 ha và 128.358 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 phường và 6 xã.
Năm 2020, hợp nhất một số xã thuộc huyện Diên Khánh[27].
- Thành lập xã Bình Lộc trên cơ sở toàn bộ xã Diên Bình và xã Diên Lộc. Xã Bình Lộc có 13,11 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.118 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Diên Khánh có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 01 thị trấn.
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1196/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[28] Theo đó:
- 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Nha Trang
- Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,46 km², quy mô dân số là 9.993 người của phường Phương Sơn vào phường Phương Sài. Sau khi nhập, phường Phương Sài có diện tích tự nhiên là 0,83 km² và quy mô dân số là 23.035 người.
- Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,60 km², quy mô dân số là 9.299 ngườicủa phường Xương Huân và toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,37 km², quy mô dân số là 12.616 người của phường Vạn Thắng vào phường Vạn Thạnh. Sau khi nhập, phường Vạn Thạnh có diện tích tự nhiên là 1,35 km² và quy mô dân số là 34.859 người.
- Thành lập phường Tân Tiến trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,28 km², quy mô dân số là 13.108 người của phường Phước Tiến, toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,46 km², quy mô dân số là 16.243 người của phường Phước Tân và toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,60 km², quy mô dân số là 18.466 người của phường Tân Lập. Sau khi thành lập, phường Tân Tiến có diện tích tự nhiên là 1,34 km² và quy mô dân số là 47.817 người.
- Sau khi sắp xếp, thành phố Nha Trang có 22 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường và 8 xã.
- 2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Ninh Hòa
- Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 44,42 km², quy mô dân số là 2.154 người của xã Ninh Vân vào xã Ninh Phước. Sau khi nhập, xã Ninh Phước có diện tích tự nhiên là 83,86 km² và quy mô dân số là 10.104 người.
- Sau khi sắp xếp, thị xã Ninh Hòa có 26 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường và 19 xã.
- 3. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Diên Khánh
- Thành lập xã Xuân Đồng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 17,41 km², quy mô dân số là 4.166 người của xã Diên Đồng và toàn bộ diện tích tự nhiên là 26,22 km², quy mô dân số là 6.300 người của xã Diên Xuân. Sau khi thành lập, xã Xuân Đồng có diện tích tự nhiên là 43,63 km² và quy mô dân số là 10.466 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Diên Khánh có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 xã và 1 thị trấn.
- 4. Sau khi sắp xếpcác đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Khánh Hòa có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện, 1 thị xã, 2 thành phố và 132 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 96 xã, 30 phường và 6 thị trấn.
Các đơn vị hành chính trực thuộc
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f Quách Tấn (1992), tr. 15-26.
- ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (2006). Đại Nam Nhất Thống Chí. 3. Phạm Trọng Điềm - Đào Duy Anh. Thuận Hóa. tr. 102.
- ^ “Lịch sử địa lý hành chính huyện Ninh Hòa”. Website Ninh Hòa, Khánh Hòa. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2009.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênlichsu
- ^ Việt Nam Cộng hòa bản đồ hành chánh. Đà Lạt: Phân cục Địa dư Quốc gia, 1967.
- ^ Quyết định của Quốc hội
- ^ Quyết định số 49-CP năm 1977 của Hội đồng Chính phủ.
- ^ Quyết định số 54-BT năm 1978 của Bộ trưởng Phủ thủ tướng.
- ^ Quyết định số 268-CP năm 1978 của Hội đồng Chính phủ.
- ^ Quyết định số 74-CP năm 1979 của Hội đồng Chính phủ.
- ^ Quyết định số 85-CP năm 1979 của Hội đồng Chính phủ.
- ^ Quyết định số 100-HĐBT năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Nghị quyết của Quốc hội
- ^ Quyết định số 189-HĐBT năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 230-HBĐT năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 43-HĐBT năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 64-HĐBT năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 34-HĐBT năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Nghị quyết về việc phân vạch địa giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên do Quốc hội ban hành
- ^ Nghị định số 98/1998/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 12/1998/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 21/2000/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 22/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị quyết số 41/NQ-CP năm 2010 của Chính phủ.
- ^ Nghị quyết số 65/NQ-CP năm 2010 của Chính phủ.
- ^ Nghị quyết số 894/NQ-UBTVQH14 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- ^ “Nghị quyết số 1196/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.