Bước tới nội dung

Quân đoàn 1, Quân đội nhân dân Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quân đoàn 1
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Biểu trưng Quân đoàn 1
Quốc gia Việt Nam
Thành lập24 tháng 10 năm 1973; 51 năm trước (1973-10-24) - ngày 21 tháng 11 năm 2023 (kết thúc hoạt động)
Quân chủngLục quân
Phân cấpQuân đoàn ( nhóm 4 )
Nhiệm vụBảo vệ và cơ động khắp trong nam ngoài bắc
Quy mô31.000 quân đến 40.000 quân
Bộ phận của Bộ Quốc phòng Việt Nam
Bộ chỉ huyTam Điệp, Ninh Bình
Tên khác"Binh đoàn Quyết thắng"..
Khẩu hiệuThần tốc - Quyết thắng
Tham chiếnChiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979 [1]
Thành tíchAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhất
Chỉ huy
Chỉ huy nổi bật


Bảo tàng quân đoàn 1 thành phố Tam Điệp, Ninh Bình

Quân đoàn 1, còn có tên hiệu là Binh đoàn Quyết thắng[2], từng là một quân đoàn của Quân đội nhân dân Việt Nam từ tháng 10 năm 1973 đến tháng 12 năm 2023. Đây là đơn vị cấp quân đoàn thực thụ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 24 tháng 10 năm 1973 tại Ninh Bình. Vào cuối Chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân đoàn 1 là đơn vị đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, góp phần làm nên Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.[3][4] Cuối năm 2023, Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 hợp lại thành Quân đoàn 12.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Thiếu tướng Lê Quang Hòa, chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 1.

Năm 1972, sau đợt tập kích đường không trong Chiến dịch Linebacker II, Hoa Kỳ phải ký Hiệp định Paris 1973, theo đó năm 1973 Hoa Kỳ phải rút toàn bộ quân đội ở miền Nam Việt Nam về nước. Cùng lúc đó, tình hình quân sự tại Quân khu 4 của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng đang bất lợi. Quân ủy Trung ương Việt Nam điều động một vài sư đoàn đang bị tổn thất nặng rút về phía Bắc để củng cố.

Tháng 10 năm 1973 Quân ủy Trung ươngBộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn chủ lực. Theo đó, ngày 24 tháng 10 năm 1973, tướng Võ Nguyên Giáp – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam ký quyết định số 142/QĐ–QP thành lập Quân đoàn 1 đóng quân trên địa bàn thị trấn Tam Điệp, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình[5]. Ban chấp hành Đảng bộ gồm 7 ủy viên, do Lê Quang Hoà làm bí thư, Lê Trọng Tấn làm tư lệnh quân đoàn, phó bí thư và Hoàng Minh Thi ủy viên thường vụ.

Quá trình phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, cơ cấu tổ chức của Quân đoàn gồm: Bộ Tư lệnh Quân đoàn. Ba cơ quan quân đoàn: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần. Các đơn vị khi thành lập: Sư đoàn 308 Bộ binh, Sư đoàn 312 Bộ binh, Sư đoàn 320B Bộ binh (sau đổi thành Sư đoàn 390), Sư đoàn 367 Phòng không, Lữ đoàn 202 Tăng–Thiết giáp, Lữ đoàn 45 Pháo binh, Lữ đoàn 299 Công binh và Trung đoàn 140 Thông tin.[5]

Ngày 15 tháng 3 năm 1975, Quân đoàn 1 được lệnh di chuyển vào miền Nam Việt Nam sẵn sàng tham chiến. Trừ sư 308 ở lại miền Bắc Việt Nam làm nhiệm vụ phòng thủ phía bắc, toàn bộ quân đoàn vượt 1.789 km từ Bắc vào Nam theo đường Trường Sơn: tuyến Quốc lộ 1Đường 9 – qua Lao Bảo sang lãnh thổ Lào – về Kon Tum theo đường 14 qua Buôn Mê Thuột, đến ngày 14 tháng 4 năm 1975 vào đến Đồng XoàiPhước Long chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân đoàn 1 nhận nhiệm vụ từ bàn đạp Sông Bé, tấn công từ phía Bắc Sài Gòn, bao vây tiêu diệt đối phương ở Phú Lợi, Bến Cát, Bình Dương, Lai Khê, Tân Uyên; ngăn chặn Sư đoàn 5 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút về nội đô và vô hiệu hóa đơn vị này; tấn công đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, các bộ tư lệnh binh chủng ở quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định; tổ chức một lực lượng tấn công hợp điểm với các quân đoàn khác tại Dinh Độc Lập[6][7] Do phải hành quân gấp từ miền Bắc vào bằng mọi phương tiện thủy, bộ và đường không. Quân đoàn 1 bắt đầu tấn công chậm một ngày so với các đơn vị khác.[8]

Ngày 29/11/2023, tại Ninh Bình, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị tiếp nhận nguyên trạng các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đoàn 1, Quân đoàn 2 và Phân viện 5 (Bệnh viện 7, Quân khu 3) về Quân đoàn 12.

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

(Đã kết thúc hoạt động)

  • Tư lệnh:
  • Chính ủy:
  • Tham mưu trưởng:
  • Phó Tư lệnh:
  • Phó Tư lệnh:
  • Phó Chính ủy:

Tổ chức bộ máy

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn phòng
  • Thanh tra
  • Phòng Tài chính
  • Phòng Khoa học Quân sự
  • Phòng Thông tin Khoa học Quân sự
  • Phòng Điều tra Hình sự
  • Bộ Tham mưu[9]
  • Cục Chính trị[10]
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật[11]

Đơn vị trực thuộc Quân đoàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, trong biên chế của Quân đoàn 1 còn có Lữ đoàn tăng - thiết giáp 202. Nhưng từ ngày 31/7/2023, lữ đoàn này được điều chuyển nguyên trạng về Binh chủng Tăng - Thiết giáp[19]).

Đơn vị trực thuộc Cục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tiểu đoàn Trinh sát đặc nhiệm 701 (Bộ Tham mưu).
  • Tiểu đoàn Cảnh vệ 702 (Bộ Tham mưu).[20]
  • Tiểu đoàn Trinh sát pháo binh 703 (Bộ Tham mưu).
  • Tiểu đoàn Hóa học 21 (Bộ Tham mưu).[9]
  • Tiểu đoàn Thông tin 140 (Bộ Tham mưu).
  • Bảo tàng Binh đoàn Quyết Thắng (Cục Chính trị).[21]
  • Tiểu đoàn Vận tải 752 (Cục Hậu cần).
  • Kho K54 (Cục Hậu cần).
  • Bệnh xá cơ quan (Cục Hậu cần)[22] tại Tam Điệp, Ninh Bình.
  • Tiểu đoàn Kho K256 (Cục Kỹ thuật).[11][23]
  • Tiểu đoàn 879 (Cục Kỹ thuật).[24]

Tổ chức chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ huy, lãnh đạo qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư lệnh

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên
Năm sinh–năm mất
Thời gian
đảm nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Lê Trọng Tấn
(1914–1986)
1973–1974 Thiếu tướng (1961)
Trung tướng (1974)
Đại tướng (1984)
Tổng tham mưu trưởng
Tư lệnh đầu tiên, Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm chức
2 Nguyễn Hòa
(1927–2014)
1974–1979 Thiếu tướng (1974) Trung tướng (1980), quyền Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Kế hoạch và Ngân sách Quốc hội khóa VIII
3 Lê Nam Phong
(1927–2022)
1979–1983 Thiếu tướng (1984) Trung tướng (1988), Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 2 (1987–1997)
4 Nguyễn Kiệm
(1934–)
1983–1988 Thiếu tướng (1984) Trung tướng (1992)
Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng (1992–1999)
5 Nguyễn Huy Hiệu
(1947–)
1988–1995 Thiếu tướng (1987)
Trung tướng (1995)
Thượng tướng (2003)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1998–2011)
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (1973)
6 Đỗ Trung Dương
(1946–)
1995–1997 Thiếu tướng (1995) Trung tướng (2002)
Phó Tổng Tham mưu trưởng (1997–2006)
7 Nguyễn Khắc Nghiên
(1951–2010)
1997–1998 Thiếu tướng (1997) Trung tướng (2002), Thượng tướng (2007)
Tổng tham mưu trưởng (2006–2010)
8 Nguyễn Xuân Sắc 1998–2002 Đại tá Thiếu tướng, Phó Giám đốc Học viện Chính trị. [26]
9 Phan Khuê Tảo
(1950–)
2002–2004 Thiếu tướng (2002) Chuẩn đô đốc
Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân (2004–2010)
[27]
10 Nguyễn Quốc Khánh
(1956–)
2004–2005 Thiếu tướng (2004) Trung tướng (2008)

Phó Tổng tham mưu trưởng (2009–2016)

11 Tô Đình Phùng
(1955–2020)
2005–2007 Thiếu tướng (2005) Trung tướng (2010)

Cục trưởng Cục Quân huấn (2007–2010)
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng (2010–2015)

12 Trần Quốc Phú
(1953–)
2007–2009 Thiếu tướng (2007) Trung tướng (2011)

Hiệu trưởng Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (2009–2013)

13 Trần Anh Vinh
(1954–)
2009–2010 Thiếu tướng (2009) Trung tướng (2013)

Cục trưởng Cục Tác chiến (2010–2014)

14 Phan Văn Giang
(1960–)
2010–2011 Thiếu tướng (2009) Đại Tướng (2021)

Tư lệnh Quân khu 1 (2014–2016)
Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng (2021–nay)

15 Nguyễn Tân Cương
(1966–)
2011–2013 Thiếu tướng (2012) Thượng Tướng (2021)

Tư lệnh Quân khu 4 (11.2014–11.2018)
Tổng tham mưu trưởng (2021–nay)

16 Trần Việt Khoa
(1965–)
2013–2015 Thiếu tướng (2013)

Trung tướng (2017) Thượng tướng (2021)

Giám đốc Học viện Quốc phòng (2016–nay) [28]
17 Trần Duy Giang 2015–1.2018 Thiếu tướng (2016)

Trung tướng (2020)

Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (2017–nay) [29]
18 Doãn Thái Đức
(1966–)
1.2018– 4.2020 Thiếu tướng (2018)

Trung tướng (2022)

Cục trưởng Cục Cứu Hộ– Cứu nạn Bộ Tổng tham mưu (2020) [30]
19 Đỗ Minh Xương 4.2020–12.2021 Thiếu tướng (2020) Giám đốc Học viện Lục Quân Đà Lạt
20 Trương Mạnh Dũng 12.2021– 12.2023 Thiếu tướng (2022)

Chính ủy, Phó tư lệnh Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên
Năm sinh–năm mất
Thời gian
đảm nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Lê Quang Hòa
(1914–1993)
1973–1974 Thiếu tướng (1959)
Trung tướng (1974)
Thượng tướng (1986), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam kiêm Tổng thanh tra Quân đội Chính ủy đầu tiên, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm chức
2 Hoàng Minh Thi
(1922–1981)
1974–1979 Thiếu tướng (1974) Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu 4
3 Đỗ Mạnh Đạo
(1929–2006)
1980–1982 Đại tá Trung tướng (1989)
Phó Tư lệnh về Chính trị Quân khu 3 (1985–1993)
4 Đỗ Trường Quân 1982–1984 Thiếu tướng Phó Tư lệnh Chính trị, Quân đoàn 1
5 Hoàng Ngọc Chiêu 1988–1989 Thiếu tướng Phó Tư lệnh Chính trị, Quân đoàn 1
6 Vũ Xuân Sinh 1993–1995 Thiếu tướng Hệ trưởng Hệ Quốc phòng (Học viện Quốc phòng)
7 Nguyễn Đức Sơn
(1946–)
1995–2000 Thiếu tướng (1996)

Trung tướng (2004)

Cục trưởng Cục Chính trị (2000–2006)
8 Ngô Lương Hanh
(1950–)
2000–2004 Thiếu tướng (2000)

Trung tướng (2006)

Chính ủy Học viện Hậu cần (2004–2010)
9 Mai Quang Phấn
(1953–)
2004–2005 Thiếu tướng (2006)

Trung tướng(2010) Thượng tướng (2014)

Chính ủy Quân khu 4 (2005–2012)
Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị (2012–2016)
10 Đỗ Đức Tuệ
(1954–)
2005–2007 Thiếu tướng (2006)

Trung tướng(2011)

Chính ủy Học viện Quốc phòng(2009–2014)
11 Nguyễn Văn Động
(1954–)
2007–2008 Thiếu tướng (2007)

Trung tướng (2011)

Cục trưởng Cục Cán bộ (2008–2014)[31]
12 Mai Văn Lý
(1955–)
2008–2014 Thiếu tướng (2008)
Trung tướng (2014)
Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương (2014–2015)
13 Lương Đình Hồng
(1963–)
2014–2015 Thiếu tướng (2014)

Trung tướng (2019) Thượng tướng (2022)

Trung tướng (2018)

Phó Chủ nhiệm UBKT Quân ủy Trung ương (2015–2017)
Chính ủy Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (2017–2018)
Chính ủy Học viện Quốc phòng (2018–nay)

14 Nguyễn Văn Bổng
(1966–)
2015–2016 Thiếu tướng (2015)

Trung tướng (2019)

Cục trưởng Cục Tổ chức (2016–2017)
Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng (2017–1.2020)

Chính ủy Quân chủng Hải quân (1.2020-nay)

15 Đỗ Văn Thiện
(1966–)
2016–2018 Thiếu tướng (2016)

Trung tướng (2020)

Chính ủyTrườngLục quân 1 (2018–12.2019)

Chính ủy Tổng cục Hậu cần (12.2019-nay)

16 Nguyễn Văn Hùng(1968) 2018–2019 Thiếu tướng (2018)

Trung tướng (2022)

Chính ủy Học viện Hậu cần (2019–2022)

Phó Chủ nhiệm UBKT Quân ủy (2022-nay)

17 Nguyễn Đức Hưng(1970-) 2019–nay Thiếu tướng (2021)

Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên
Năm sinh–năm mất
Thời gian
đảm nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Hoàng Đan
(1928– 2003)
1973–1974 Đại tá (1973) Thiếu tướng (1977), Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Quốc phòng
2 Đỗ Trung Dương

(1945–2020)

1987–1993 Đại tá Trung tướng (2002), Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
3 Phùng Quang Thanh
(1949–2021)
1991 Đại tá Đại tướng (2007), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
4 Nguyễn Khắc Nghiên
(1951– 2010)
1996–1997 Đại tá Thượng tướng (2007), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
5 Trần Anh Vinh
(1954–)
20072008 Đại tá Trung tướng, Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu
6 Phan Văn Giang
(1960–)
20082010 Đại tá Thượng tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
7 Nguyễn Tân Cương
(1967–)
2010–2011 Đại tá Trung tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng
8 Trần Việt Khoa
(1965– )
2011–2013 Đại tá Giám đốc Học viện Quốc phòng (Việt Nam) (2016–nay)
9 Trần Duy Giang

(1966–)

2013–2015 Đại tá Tư lệnh Quân đoàn 1 (2015–112.2017)

Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (1.2018–nay)

10 Doãn Thái Đức
(1966–)
2015–2018 Đại tá Tư lệnh Quân đoàn 1 (2018–nay)
11 Đỗ Minh Xương 2018– 4.2020 Đại tá
12 Trương Mạnh Dũng 4.2020- 12.2021 Thiếu tướng (2022)
13 Nguyễn Trung Hiếu 01.2022- nay

Các tướng lĩnh khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đóng quân xung quanh Hà Nội
  2. ^ “Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng - Quân đoàn 1”.
  3. ^ “Quân đoàn 1 kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh”.
  4. ^ “Quân đoàn 1 thực hành vượt sông sát thực tế chiến đấu”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  5. ^ a b Lịch sử Quân đoàn 1 (1973-2003)
  6. ^ Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. trang 404
  7. ^ Lịch sử Quân đoàn 1 (1973-2003). trang 89.
  8. ^ Lịch sử Quân đoàn 1 (1973-2003). trang 131
  9. ^ a b “Gương giáo dục - Đỗ đại học danh tiếng sau khi rời quân ngũ”.
  10. ^ “Quân đoàn 1: Quyên góp ủng hộ quỹ "đền ơn đáp nghĩa" 1,3 tỷ đồng”.
  11. ^ a b “Nhiều sáng tạo trong bảo đảm kỹ thuật”.
  12. ^ “Mục kích Sư đoàn 308 tinh nhuệ huấn luyện”.
  13. ^ “Diễn biến diễn tập bắn đạn thật của Sư đoàn 312”.
  14. ^ “Lữ đoàn Pháo binh 368: không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động phong trào Thi đua Quyết thắng”.
  15. ^ “Chùm ảnh Lữ đoàn Phòng không 241 trực Tết”.
  16. ^ “Lữ đoàn Công binh 299 coi trọng xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật”.
  17. ^ “Trường Quân sự Binh đoàn Quyết Thắng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập”.
  18. ^ “http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-56-2007-QD-BQP-thanh-lap-Truong-Trung-cap-nghe-so-14-Bo-Quoc-phong-vb20434t17.aspx”. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  19. ^ xaydungchinhsach.chinhphu.vn (2 tháng 8 năm 2023). “Bàn giao nguyên trạng Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202, Quân đoàn 1 về Binh chủng Tăng thiết giáp”. xaydungchinhsach.chinhphu.vn. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  20. ^ “Mô hình bảo đảm an toàn giao thông tại Quân đoàn 1: Tự kiểm tra để... tránh xa tai nạn”.
  21. ^ “Giới thiệu về thị xã Tam Điệp”.[liên kết hỏng]
  22. ^ “Bệnh viện 145 học tập và làm theo lời Bác”.
  23. ^ "Chất thép" ở đơn vị kỹ thuật”.
  24. ^ “Binh đoàn Quyết thắng nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật”.
  25. ^ Binh Đoàn Quyết Thắng kỷ niệm 35 năm ngày thành lập
  26. ^ “HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  27. ^ “Sức trẻ Trường Sa”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  28. ^ Quân đoàn 1 tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2013
  29. ^ “Đại tá Hoàng Đăng Vinh được phong tặng danh hiệu Anh hùng”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2015.
  30. ^ “Quân đoàn 1 tập huấn cho cán bộ chủ chốt”. Báo Quân đội nhân dân. 15 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2018.
  31. ^ CHÍ QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Số 10-2007

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]