Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Phật giáo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

hệ thống tôn giáo, triết học khởi nguồn từ Thích-ca Mâu-ni

Phật

Tranh vẽ Bồ tát Phổ Hiền

Phổ Hiền là một vị bồ-tát gắn liền với hành phápthiền định. Cùng với Phật Thích-caBồ-tát Văn-thù, ngài tạo thành Thích-ca tam tôn trong Phật giáo Đại thừa. Ngài là vị bồ tát bảo trợ cho Kinh Pháp Hoa và theo Kinh Hoa Nghiêm, ngài đã phát mười đại nguyện căn bản của một vị bồ-tát. Trong Phật giáo Trung Quốc, Phổ Hiền gắn liền với việc hành pháp trong khi Văn-thù là trí huệ. Tại Nhật Bản, Phổ Hiền là người bảo hộ Kinh Pháp Hoa của Phật giáo Nichiren. Tại Sri Lanka, ngài được gọi là Sumana Samana Deviyo và được coi là người bảo vệ đảo Sri Lanka.

Trong phái Ninh-mã của Phật giáo Tây Tạng, Phổ Hiền cũng là tên của Phật A-di-đà, thường được miêu tả cùng với phối ngẫu của ngài là Samantabhadrī. Trong hình thái phẫn nộ, ngài là một trong tám Heruka của Nyingmaosystemoga và được gọi là Vajramrtra.

Pháp

NāgārjunaĀryadeva, hai nhà triết học Ấn Độ cổ điển về tính không của Phật giáo

Không là một khái niệm triết học Ấn Độ. Trong Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo, Phật giáo và các dòng triết học khác, khái niệm này có nhiều ý nghĩa tùy thuộc vào bối cảnh học thuyết của nó. Nó có thể là một đặc điểm bản thể của thực tế, một trạng thái thiền định hoặc một phân tích hiện tượng học về lịch duyệt.

Trong Phật giáo Nguyên thủy, suññatā thường đề cập đến bản chất vô ngã của ngũ uẩnlục nhập, cũng thường được dùng để chỉ trạng thái hoặc trải nghiệm thiền định.

Trong Phật giáo Đại thừa, Không đề cập đến giáo lý rằng "tất cả mọi thứ đều trống rỗng về sự tồn tại nội tại và bản chất", nhưng cũng có thể đề cập đến giáo lý Phật tính và nhận thức nguyên sơ hoặc trống rỗng, như trong Đại cứu cánh, Tha tính không, hoặc Thiền.

Tăng

Tượng Pháp Loa trong Thiền viện Trúc Lâm

Pháp Loa là một thiền sư, nhà lãnh đạo Phật giáo Đại thừaĐại Việt thế kỷ 13. Ông tu theo pháp môn cả Mật Tông và Thiền tông, là môn đệ của Trúc Lâm đại sĩ, và làm tổ sư thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Ông xuất gia 1304, hành đạo suốt 26 năm cho tới khi qua đời ở tuổi 47. Trong quá trình tu đạo, ông đã xây cất nhiều chùa tháp trong nước, truyền bá rộng rãi những lời dạy của Phật Thích-ca Mâu-ni và Tổ sư Thiền, kết nạp nhiều tăng ni, cư sĩ trong đó có các vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông cùng nhiều thành viên hoàng gia và đại thần. Ông còn là người ấn hành Đại tạng kinh tại Việt Nam khoảng năm 1329 và đã để lại nhiều tác phẩm Thiền học và luận thuyết về các kinh Nhập Lăng-già, Diệu pháp liên hoa, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Hiện nay, bộ sách chủ yếu còn sót lại về cuộc đời ông là Tam Tổ thực lục, ra đời khoảng thế kỷ 14, kể tiểu sử 3 vị tổ sư phái Thiên Tông Trúc Lâm.

Hình ảnh

Lập Thạch tự, Nhật Bản
Ảnh: Excl-zoo

Kinh điển

Kim Quang Minh Kinh bằng Kanji

Kinh Kim Quang Minh là một kinh điển Phật giáo của phái Bắc Tông. Kim Quang Minh Kinh là bộ kinh phổ biến và được mệnh danh là bản kinh Hộ Quốc ở các nước Phật giáo theo truyền thống Đại Thừa như Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam và đặc biệt là Nhật Bản.

Tông phái

Phù điêu miêu tả Phật Thích-ca Mâu-ni trở về từ cõi trời Đao-lợi

Đại chúng bộ là một trong hai bộ phái hình thành đầu tiên thời Phật giáo Bộ phái. Danh xưng của phái này, "đại chúng", nhằm để chỉ đến đặc điểm được hình thành bởi phái đa số, chủ yếu là các tăng sĩ trẻ, cấp tiến, của Tăng đoàn nguyên thủy, sau khi phái thiểu số, chủ yếu là các trưởng lão, tách ra để hình thành Trưởng lão bộ.

Đại chúng bộ chủ trương Đức Phật đã hoàn toàn ly tình tuyệt dục, uy lực vô biên, thọ lượng vô cùng. Những lời của Đức Phật là chánh pháp giáo lý, nên được tiếp thu trọn vẹn. Hiện tại là có thực, quá khứ vị lai là không có thực. Pháp vô vi có 9 loại. Bản tính của Tâm vốn thanh tịnh, ban đầu bị ô nhiễm bởi phiền não, tu tập Phật pháp có thể loại bỏ ô nhiễm và trở về thanh tịnh.

Trích dẫn

« 一切有爲法, 如夢幻泡影, 如露亦如電, 應作如是觀 »

Bài viết

Tượng Quán Thế Âm ở bán đảo Sơn Trà

Phật giáo Việt NamPhật giáo được bản địa hóa khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm tương đồng và khác biệt so với Phật giáo của các nước khác trên thế giới. Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc cổ đại nên mang nhiều nét của văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là tôn giáo. Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam, mang nhiều ảnh hưởng của hệ phái Phật giáo Bắc tông.

Tuy nhiên, ở khu vực miền Nam, hệ phái Phật giáo Nam tông cũng có ảnh hưởng không nhỏ, nhất là trong cộng đồng người Khmer Nam bộ. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2020, hiện có hơn 4,6 triệu tín đồ Phật giáo.

Thư mục

Tông phái

Thuật ngữ

Nhân vật

Kinh điển

Thánh địa

Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo