Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 200: Dòng 200:
Tuy quân Minh chiếm ưu thế về khí tài, nhưng tài chính từ từ thành vấn đề lớn. Quân đội lớn luôn luôn đòi hỏi chi tiêu lớn, do đó, vì sự tham nhũng của những quan lại cao cấp cũng như sự hoang phí của những bậc hôn quân, từ thời [[Minh Thần Tông]] quân đội đã bắt đầu suy thoái trầm trọng. Đến thời Sùng Trinh, nếu như không có Viên Sùng Hoán thì Sùng Trinh cũng chưa chắc đã trụ lại lâu hơn. Quân Minh không thiếu khí tài, nhưng dần dần thiếu nguồn nhân lực, quốc khố cạn kiệt cũng như thiếu tướng sĩ để "khâu vá" những chỗ trống nên do đó mà dẫn đến Đại Minh diệt vong.
Tuy quân Minh chiếm ưu thế về khí tài, nhưng tài chính từ từ thành vấn đề lớn. Quân đội lớn luôn luôn đòi hỏi chi tiêu lớn, do đó, vì sự tham nhũng của những quan lại cao cấp cũng như sự hoang phí của những bậc hôn quân, từ thời [[Minh Thần Tông]] quân đội đã bắt đầu suy thoái trầm trọng. Đến thời Sùng Trinh, nếu như không có Viên Sùng Hoán thì Sùng Trinh cũng chưa chắc đã trụ lại lâu hơn. Quân Minh không thiếu khí tài, nhưng dần dần thiếu nguồn nhân lực, quốc khố cạn kiệt cũng như thiếu tướng sĩ để "khâu vá" những chỗ trống nên do đó mà dẫn đến Đại Minh diệt vong.


==Nhân khẩu==
== Nhân khẩu==
Sau khi Đại Minh thành lập và thống nhất Trung Hoa, [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương thi hành chính sách "hưu dưỡng sinh tức" (phục hồi và phát triển), nông nghiệp thời Mông-Nguyên vốn chịu sự phá hoại từ chiến tranh nay khôi phục ở mức độ lớn, những năm Hồng Vũ tiến hành khẩn hoang vùng đất phía bắc Hoài Hà và Tứ Xuyên trên quy mô lớn, nhân khẩu do vậy tăng trưởng ổn định. Đến năm Hồng Vũ thứ 26 (1393), toàn quốc có 63 triệu người, trong đó 61,75 triệu người thuộc dân hộ, 3,25 triệu người thuộc quân hộ. Bắc ngũ tỉnh (Bắc Bình, Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Nam, Thiểm Tây) có 17,55 triệu nhân khẩu, chiếm 27% toàn quốc; trong đó Sơn Đông là đông dân nhất với 5.462.850 người, kế đến là Sơn Tây (3.790.760 người), Hà Nam (2.825.300 người), Thiểm Tây (2.646.450 người), Bắc Bình (2.619.500 người). Trung ngũ tỉnh (Kinh Sư, Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Quảng, Tứ Xuyên) có 33,8 triệu người, chiếm 52% toàn quốc; trong đó Nam Trực Lệ có 11.291.460 người, mật độ nhân khẩu cao nhất là ở lực vực Tô Nam Thái Hồ với tổng số 6.320.300 người và đạt 220 người/km²; tiếp đến là Chiết Giang tỉnh với 9.959.270 người; Giang Tây có 7.260.000 người, Hồ Quảng có 4.318.420 người, Tứ Xuyên có 1.314.260 người. Nam ngũ tỉnh (Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Quý Châu) có tổng cộng 10,40 triệu người, chiếm 16% toàn quốc.<ref name="明朝農業">{{chú thích sách zh|title=《中國古代經濟簡史》|chapter=第五章 〈封建社會唐(後期)宋遼金元的經濟〉|publisher=復旦大學|year=1982年|pages=第154頁-第165頁}}</ref>

Nhân khẩu triều Minh đạt đỉnh cao vào hậu kỳ, song các học giả bất đồng về thời gian và số lượng cụ thể. Dịch Trung Thiên nhận định vào thời Minh mạt toàn quốc có trên 60 triệu người,<ref>{{chú thích sách zh|title=《帝国的终结》|pages=第254页|author=易中天|publisher=复旦大学出版社|date=2007年11月}}</ref> Hàn Văn Lâm và Tạ Thục Quân nhận định năm 1626 thì Đại Minh đạt đỉnh cao về nhân khẩu, với khoảng 99,873 triệu người,<ref>{{chú thích sách zh|title=《中国人口史》|pages=第376页|author=赵文林、谢淑君|publisher=人民出版社|date=1988年}}</ref> Vương Dục Dân nhận định vào những năm Vạn Lịch (1573-1620) thì nhân khẩu triều Minhd dạt mức tối đa, nhân khẩu thực tế là từ 130-150 triệu người;<ref>{{chú thích sách zh|title=《中国历史地理概论》|pages=第109页|author=王育民|publisher=人民教育出版社|edition=1988年9月第一版,1990年6月第一次印刷}}</ref> Cát Kiếm Hùng nhận định vào năm 1600 triều Minh thực tế có 197 triệu dân, vào thời đỉnh cao là sát 200 triệu người;<ref>{{chú thích sách zh|title=《中国人口发展史》|pages=第241页|author=葛剑雄|publisher=福建人民出版社|date=1991年}}</ref> Tào Thụ Cơ nhận định nhân khẩu triều Minh lên đến đỉnh cao vào năm 1630 với nhân khẩu thực tế là khoảng 192,51 triệu người, sang năm 1644 thì số nhân khẩu thực tế giảm còn khoảng 152,47 triệu người;<ref>{{chú thích sách|title=《中国人口史》(第四卷)明时期|pages=第452页|author=曹树基|publisher=复旦大学出版社|date=2000年9月| 《中国人口史》共六卷,由葛剑雄教授主编}}</ref> nhà kinh tế học Anh Quốc Angus Maddison thì nhận định vào năm 1600 nhân khẩu thực tế của triều Minh đạt khoảng 160 triệu người.<ref>{{chú thích sách|title=《世界经济千年史》|pages=第27页|author=英国经济学家 安格斯•麦迪森 著|others=伍晓鹰 许宪春 叶燕斐 施发启 译|publisher=北京大学出版社|edition=2003年11月第一版}}</ref>

Cuối năm năm Gia Tĩnh thời [[Minh Thế Tông]], các loại cây trồng cao sản đến từ [[châu Mỹ]] bắt đầu được truyền bá đến Trung Quốc, trở nên phổ biến tại những vùng có mật độ dân cư cao nhất như Giang-Chiết hay Lĩnh Nam. Đặc biệt là qua Vạn Lịch trung hưng, nhân khẩu tăng trưởng nhanh và ổn định, có học giả ước tính thì đạt đến mức chưa từng có là 150 triệu người, phân bổ vẫn không đổi. Từ Sùng Trinh thứ 11 (1640) thời [[Minh Tư Tông]] đến năm Thuận Trị thứ 7 (1650) thời [[Thanh Thế Tổ]], do chiến tranh cùng mất mùa và dịch bệnh nên số người tử vong gia tăng, đặc biệt là bùng phát dịch hạch và hạn hán ở phương bắc, quân [[Bát kỳ]] nhập quan tiến hành giết hại và buộc người Hán phải thiên di để đề phòng họ phản kháng, khiến nhân khẩu giảm thiểu rất nhiều, chưa bằng một nửa so với trước đó, riêng phương bắc giảm xuống chỉ chưa bằng 20%.<ref name="明朝經濟">{{chú thích sách|author=姜公韜|title=《中國通史 明清史》|chapter=第七章 五百年社會文化的掠影|page=第119頁-第126頁|isbn=9787510800627|publisher=九州出版社|date=2010-1}}</ref>

Kế tục triều Nguyên, triều Minh phân cư dân thành "dân hộ", "quân hộ", "tượng hộ", những người làm thủ công nghiệp nhập tượng tịch. Tượng tịch và quân tịch có địa vị thấp hơn so với dân tịch, không được ứng thí, đồng thời phải kế thừa nghề của đời trước. Việc thoát khỏi hộ tịch ban đầu là khó khăn, cần phải được Hoàng đế đặc chỉ phê chuẩn.

{| class="wikitable"
|+ '''Bảng nhân khẩu triều Minh'''
|-
! width=28% |'''Niên đại'''
! width=16% |'''Số hộ'''
! width=16% |'''Số khẩu'''
! width=40% |'''Ghi chú'''
|-
|Năm Hồng Vũ thứ 14 (1381) thời Minh Thái Tổ
|align="right"|10.654.362 hộ
|align="right"|59.873.305 người<ref>《明太祖实录 卷140》</ref>
|
|-
|Năm Hồng Vũ thứ 26 (1393) thời Minh Thái Tổ
|align="right"|10.652.870 hộ
|align="right"|60.545.812 người
|nay có học giả ước tính số nhân khẩu thực tế đạt 65.000.000 người。
|-
|Năm Vĩnh Lạc thứ 1 (1403) thời Minh Thành Tổ
|align="right"|11.415.829 hộ
|align="right"|66.598.337 người
|
|-
|Năm Vĩnh Lạc thứ 2 (1404) thời Minh Thành Tổ
|align="right"|9.685.020 hộ
|align="right"|50.950.470 người
|
|-
|Năm Thành Hóa thứ 16 (1479) thời Minh Hiến Tông
|align="right"|
|align="right"|ước tính thực tế có 71.850.000 người
|
|-
|Năm Thành Hóa thứ 24 (1488) thời Minh Hiến Tông
|align="right"|
|align="right"|ước tính thực tế có 75.000.000 người
|
|-
|Năm Hoằng Trị thứ 4 (1491) thời Minh Hiếu Tông
|align="right"|9.113.446 hộ
|align="right"|53.281.158 người
|
|-
|Năm Hoằng Trị thứ 15 (1502) thời Minh Hiếu Tông
|align="right"|10.409.788 hộ
|align="right"|50.908.672 người<ref>《明孝宗实录 卷194》</ref>
|
|-
|Năm Hoằng Trị thứ 17 (1504) thời Minh Hiếu Tông
|align="right"|10.508.935 hộ
|align="right"|60.105.835 người
|
|-
|Năm Vạn Lịch thứ 6 (1578) thời Minh Thần Tông
|align="right"|10.621.436 hộ
|align="right"|60.692.856 người
|
|-
|Năm Thái Xương thứ 1 (1620) thời Minh Quang Tông
|align="right"|9.835.426 hộ
|align="right"|51.655.459 người<ref>《明熹宗实录 卷4》</ref>
|Theo ước tính nhân khẩu thực tế vào những năm Vạn Lịch trong khoảng 130-150 triệu người.
|-
|Năm Sùng Trinh thứ 17 (1644) thời Minh Tư Tông
|align="right"|
|align="right"|ước tính thực tế có 100 triệu người
|
|-
|colspan=4 |'''Chú:''' số liệu lấy theo "Minh sử•quyển 77•thực hóa nhất", "Minh Thái Tổ thực lục".
|}


==Kinh tế nông nghiệp==
==Kinh tế nông nghiệp==

Phiên bản lúc 18:53, ngày 24 tháng 4 năm 2016

Đại Minh
Tên bản ngữ
  • 大明
1368–1644
Lãnh thổ nhà Minh năm 1580.
Lãnh thổ nhà Minh năm 1580.
Vị thếĐế quốc
Thủ đôNam Kinh
(1368–1421)
Bắc Kinh
(1421–1424)
Nam Kinh
(1424–1441)
Bắc Kinh
(1441–1644)
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Hoa
Tôn giáo chính
Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Tín ngưỡng dân gian, Công giáo Rôma
Chính trị
Chính phủPhong kiến tập quyền
Hoàng đế 
• 1368–1398
Thái Tổ
• 1627–1644
Tư Tông
Lịch sử 
• Thành lập tại Nam Kinh
23 tháng 1 1368
• Lý Tự Thành chiếm Bắc Kinh
25 tháng 4 1644
• Nhà Nam Minh sụp đổ
22 tháng 1, 1662
Địa lý
Diện tích 
• 1415[1]
6,500,000 km2
(3 mi2)
Dân số 
• 1393
65.000.000
• 1403
66.598.337¹
• 1500
125.000.000²
• 1600
160.000.000³
Kinh tế
Đơn vị tiền tệTiền xu, tiền giấy (sau này bị bãi bỏ)
Tiền thân
Kế tục
Nhà Nguyên
Đại Thuận
Nhà Thanh
Tàn dư nhà Minh trị vì miền Nam Trung Quốc cho tới năm 1662, thời kỳ này được gọi là triều Nam Minh.
¹ Số liệu dựa trên ước tính theo C.J. Peers trong Late Imperial Chinese Armies: 1520-1840
²Theo A. G. Frank, ReOrient: global economy in the Asian Age, 1998, p. 109
³Theo A. Maddison, The World Economy Volume 1: A Millennial Perspective Volume 2, 2007, p. 238

Nhà Minh (Chữ Hán: 明朝; Hán-Việt: Minh triều), quốc hiệu Đại Minh (Chữ Hán: 大明), là triều đình phong kiến cai trị Trung Quốc trong 276 năm (từ 1368 đến 1644) sau khi nhà Nguyên của người Mông Cổ cai trị Trung Quốc sụp đổ. Nhà Minh được miêu tả là "một trong những thời đại vĩ đại nhất của chính quyền có tổ chức và xã hội ổn định trong lịch sử nhân loại".[2] Đây là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc được người Hán cai trị. Mặc dù thủ đô Bắc Kinh của nhà Minh thất thủ năm 1644 bởi cuộc bạo động được chỉ huy bởi Lý Tự Thành (người lập ra nhà Đại Thuận, sau này người Mãn Châu chiếm quyền lực và lập ra nhà Thanh), những triều thần trung thành của nhà Minh vẫn duy trì được ngôi báu, thường gọi là nhà Nam Minh, kéo dài đến hết năm 1662.

Dưới thời Minh, một Quân đội với lực lượng hải quân đông đảo được xây dựng, gồm cả những chiếc thuyền bốn cột buồm với lượng giãn nước 1.500 tấn và một đội quân thường trực lên tới một triệu người.[3] Hơn 100.000 tấn sắt được sản xuất ra hàng năm tại Bắc Trung Quốc (khoảng 1 kg trên đầu người), nhiều cuốn sách được in theo kỹ thuật xếp chữ rời. Đã có những tư tưởng phán kháng mạnh mẽ trong dân chúng chống lại sự cai trị của bộ tộc "phi Hán" trong thời nhà Thanh sau đó, và sự tái lập nhà Minh luôn được kêu gọi thực hiện cho tới khi Trung Hoa Dân Quốc thành lập.

Hoàng đế Hồng Vũ (1368-1398) đã cố gắng tạo ra một xã hội tự cung tự cấp cho cộng đồng trong một hệ thống cứng nhắc bất động. Xây dựng lại các cơ sở về nông nghiệp của Trung Hoa và củng cố mạng lưới giao thông thông qua việc quân sự hóa mạng lưới đưa thư tạo ra sự thặng dư lớn trong nông nghiệp mà có thể bán được tại các thị trường đang phát triển năm dọc các tuyến đường.

Thành lập

Đại Minh Thái Tổ Hoàng đế Chu Nguyên Chương (1368 - 1398)

Nhà Nguyên (1271 - 1368) của người Mông Cổ cai trị trước khi nhà Minh được sáng lập. Theo nhiều nhà nghiên cứu, do sự kỳ thị của người Mông Cổ chống lại người Hán là nguyên nhân số một dẫn tới sự chấm dứt của triều đại này. Sự kỳ thị này dẫn tới những cuộc nổi dậy của nông dân buộc nhà Nguyên phải rút lui về các thảo nguyên Mông Cổ. Tuy nhiên, những nhà sử học như J.A.G Roberts chưa chấp nhận giả thuyết đó. Những nguyên nhân khác gồm việc phát hành quá nhiều tiền giấy khiến gia tăng lạm phát lên gấp mười lần dưới thời Nguyên Huệ Tông, cùng với tình trạng lũ lụt của sông Hoàng Hà, hậu quả của tình trạng bỏ bê các dự án tưới tiêu. Cuối thời nhà Nguyên, nông nghiệp trở nên trì trệ. Khi hàng trăm nghìn người dân bị bắt đi làm phu tại sông Hoàng Hà, chiến tranh bùng nổ. Một số nhóm người Hán nổi loạn, cuối cùng nhóm do Chu Nguyên Chương lãnh đạo được giới trí thức ủng hộ trở nên lớn mạnh nhất. Năn 1356 nghĩa quân Chu Nguyên Chương chiếm thành Nam Kinh,[4] nơi được ông chọn làm kinh đô của nhà Minh về sau. Cuộc nổi dậy thành công và nhà Minh được thành lập năm 1368. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế, tức là Minh Thái Tổ. Ông lấy niên hiệu là Hồng Vũ, đặt quốc hiệu là Minh, xác lập quyền thống trị quốc gia cho gia tộc họ Chu.

Khi nhà Minh thành lập, Minh Thái Tổ đã xây dựng một đội quân mạnh được tổ chức theo một hệ thống quân sự được gọi là Vệ sở, tương tự như hệ thống Phủ binh của nhà Đường. Theo Minh sử, ý định chính trị của người sáng lập nhà Minh thành lập hệ thống Vệ sở là nhằm có được một quân đội mạnh mẽ trong khi vẫn tránh được những liên kết giữa các chỉ huy và quân lính.

Với một ác cảm đối với thương mại tương tự các nhà nho Khổng giáo, Thái Tổ cũng ủng hộ việc thành lập các cộng đồng nông nghiệp tự túc. Những địa chủ phong kiến mới nổi cuối thời nhà Tống và nhà Nguyên bị tịch thu tài sản ở thời nhà Minh. Một lượng lớn đất đai bị triều đình sung công, chia lẻ và cho thuê; nô lệ tư nhân bị cấm. Vì vậy sau khi vua Minh Thành Tổ qua đời, các nông dân có sở hữu đất chiếm số đông trong nông nghiệp Trung Quốc.

Dưới thời Minh Thái Tổ, tầng lớp nho sĩ Khổng giáo, bị kìm hãm trong gần một thế kỷ dưới triều Nguyên, một lần nữa lại chiếm được vai trò chủ chốt trong việc điều hành đế quốc.

Minh Thái Tổ được cháu mình là Kiến Văn Đế nối ngôi.̣ Về sau, chú của Kiến Văn Đế là Yên vương Chu Đệ́ dấy binh và soán đoạt ngôi báu. Chu Đệ lên ngôi, tức là vua Minh Thành Tổ. Năm 1421, ông dời đô ra Bắc Kinh.[5]

Khám phá và cô lập

Đây là mảnh duy nhất còn lại trên thế giới của một đồ vật sơn mài lớn được chế tạo tại "Xưởng sơn mài Hoàng gia" tại Bắc Kinh ở đầu thời nhà Minh. Với trang trí rồngphượng, nó được chế tạo để sử dụng trong hoàng cung. Có lẽ ở khoảng thời vua Minh Tuyên Tông (1426-1435). Hiện được trưng bày tại Bảo tàng Victoria và AlbertLuân Đôn.

( Xem bản lớn )

Người Trung Quốc đã có được ảnh hưởng trên toàn vùng Turkestan. Các quốc gia châu Á ven biển đã gửi các phái bộ mang theo đồ nộp cống tới Hoàng đế Trung Quốc. Bên trong nước, Đại Vận Hà được mở rộng ra đến giới hạn xa nhất chứng minh tác dụng kích thích của nó đối với thương mại.

Tuy nhiên, cuộc thám hiểm đáng ngạc nhiên nhất thời kỳ này là chuyến ra khơi trên bảy chiếc tàu thủy của Trịnh Hoà, đi ngang qua Ấn Độ Dương và các quần đảo tại Đông Nam Á. Là một hoạn quan Hồi giáo đầy tham vọng, một nhân vật tài trí không xuất thân từ tầng lớp trí thức Khổng giáo, Trịnh Hòa đã chỉ huy bảy chuyến thám hiểm từ năm 1405 tới 1433, sáu chuyến trong số đó diễn ra dưới thời Minh Thành Tổ. Có lẽ ông đã đi tới tận Mũi Hảo Vọng và có thể cả châu Mỹ theo giả thuyết 1421. Chuyến đi năm 1403 của Trịnh Hòa với một đội ngũ tàu biển là một thắng lợi trong việc tìm kiếm những con đường trên biển cho mục đích thúc đẩy thương mại, chứ không phải để kiếm lợi nhuận.

Những lợi ích của các con đường thương mại và lợi ích của những con đường tôn giáo cũng gắn kết với nhau. Cả hai đều mang lại cảm giác bất an cho tầng lớp trí thức Khổng giáo mới: Các con đường tôn giáo thúc đẩy thương mại và khám phá và những lợi ích do chúng mang lại sẽ khiến nguồn vốn của nhà nước được đầu tư vào đó chứ không phải vào những nỗ lực chống lại giới tăng lữ của giới trí thức Nho giáo. Chuyến thám hiểm đầu tiên năm 1405 gồm 317 chiếc thuyền và 28,000 người—thời ấy là hạm đội thám hiểm lớn nhất trên thế giới. Những chiếc tàu nhiều lớp boong của Trịnh Hòa chở tới 500 quân và cả hàng hóa xuất khẩu, đa số là hàng và đồ sứ, và chở về nước những đồ xa xỉ nước ngoài như gia vị và các loại gỗ nhiệt đới.

Động cơ kinh tế của những chuyến thám hiểm vĩ đại này có thể chiếm phần quan trọng, và nhiều chiếc tàu có những cabin riêng lớn dành cho các thương gia. Nhưng mục đích tối cao có lẽ vẫn là chính trị; nhằm khám phá thêm các quốc gia khác và đưa họ vào danh sách chư hầu nộp cống cho Trung Quốc cũng như đánh dấu sự thống trị của Đế quốc Trung Hoa. Tính chất chính trị của những cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa cho thấy ảnh hưởng to lớn của tầng lớp quan lại cấp cao. Dù có sức mạnh to lớn và chưa từng có, nhưng những chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa không giống với những thám hiểm của châu Âu diễn ra sau đó trong thế kỷ 15, chúng không được thực hiện với ý định mở rộng chủ quyền của Trung Quốc ra bên ngoài. Biểu thị sự cạnh tranh bên trong tầng lớp quan lại cao cấp, những cuộc thám hiểm đó cũng đã ngày càng trở thành những vấn đề tranh chấp chính trị. Trịnh Hòa được các hoạn quan cấp thấp trong triều ủng hộ nhưng lại bị phản đối mạnh mẽ từ phía các quan lại theo Khổng giáo. Sự phản kháng lớn tới mức trên thực tế họ đã tìm cách tịch thu bất kỳ một văn bản sử nào của triều đình có ghi chép về các chuyến viễn du đó. Và cũng phải công nhận rằng, những cuộc tấn công của người Mông Cổ diễn ra đã khiến cán cân nghiêng về phía các quan lại Khổng giáo.

Chậu hoa thời nhà Minh này là một ví dụ về đồ gốm men ngọc Long Tuyền (龙泉青瓷). Nó được trưng bày tại Viện Smithsonian ở Washington, D.C.

Tới cuối thế kỷ 15, các thần dân của đế quốc bị cấm chế tạo các con thuyền có thể đi biển hay rời khỏi đất nước. Một số nhà sử học cho rằng biện pháp này được đưa ra để chống lại cướp biển. Nhưng ở giai đoạn giữa thế kỷ 16, thương mại đã được tái khởi động lại khi bạc thay thế vị trí tiền giấy. Giá trị của bạc tăng lên nhanh chóng so với các loại hàng hóa khác trên toàn thế giới, và cả thương mại và lạm phát đều tăng lên khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu bạc.

Các nhà sử học ở thế kỷ 17 như John Fairbank IIIJoseph Levinson đã cho rằng sự phát triển thương mại này một lần nữa lại rơi vào tình trạng đình trệ, và rằng khoa học và triết học bị hạn chế trong những khuôn khổ truyền thống chặt chẽ ngăn chặn mọi nỗ lực phát kiến cái mới. Các nhà sử học tán thành giả thuyết này cho rằng trong thế kỉ 15, theo nghị định của triều đình các tàu đi biển loại lớn đã bị giải giới; việc chế tạo các tàu đi biển cũng bị ngăn cấm; công nghiệp sắt dần tàn lụi.

Cách mạng nông nghiệp

Các nhà sử học coi Minh Thái Tổ là một vị vua tàn nhẫn nhưng có khả năng. Từ khi bắt đầu lên ngôi, ông dành rất nhiều sự quan tâm tới việc phân phối đất đai tới những người nông dân độc lập. Các chính sách của ông có vẻ khá chú ý tới những người nghèo khổ, và ông muốn giúp những người nghèo đó cũng như gia đình họ. Ví dụ, năm 1370 một chiếu chỉ quy định rằng một số vùng đất ở tỉnh Hồ Namtỉnh An Huy sẽ được phân chia cho những nông dân trẻ bắt đầu tới tuổi thành niên. Để ngăn ngừa ý định tước đoạt hay mua lại những mảnh đất đó của các địa chủ, triều đình đồng thời thông báo việc sang nhượng chúng là không được chấp nhận. Tới khoảng giữa thời cai trị của Thái Tổ, một chỉ dụ được đưa ra tuyên bố rằng những người đang canh tác tại các khu đất hoang được quyền sở hữu chúng và sẽ được miễn thuế hoàn toàn. Chỉ dụ này rất được lòng dân. Năm 1393, số lượng đất canh tác tăng lên tới 8,804,623 khoảnh và 68 mẫu, một kỷ lục chưa từng đạt tới ở các triều đại trước đó.

Một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc phát triển nông nghiệp là tích trữ nước. Minh Thái Tổ rất chú trọng tới tưới tiêu nông nghiệp trên khắp đất nước, và vào năm 1394 một số giám viên từ Quốc tử giám đã được cử tới tất cả các tỉnh nhằm phát triển các hệ thống tưới tiêu. 40.987 hồ nước và mương dẫn đã được thi công.

Vì chính mình cũng xuất thân từ một gia đình nông dân, Thái Tổ biết rất rõ người nông dân phải chịu khổ cực như thế nào dưới ách của tầng lớp quý tộc và những kẻ giàu có. Nhiều người trong số họ, sử dụng ảnh hưởng đối với quan lại địa phương, không chỉ để xâm lấn đất đai của nông dân, mà còn đút lót cho các quan lại cấp dưới để trốn thuế và dồn gánh nặng đó lên vai nông dân. Nhằm ngăn chặn những hành vi đó, Thái Tổ đưa ra 2 sách lược rất quan trọng là "Hoàng sách" và "Ngư Lân đồ sách", nhằm đảm bảo cả nguồn thu của triều đình từ thuế đất và người dân đều giữ được quyền lợi của mình.

Thái Tổ giữ một quân đội được tổ chức mạnh mẽ theo hệ thống được gọi là Vệ sở. Hệ thống này ở giai đoạn đầu nhà Minh là một thành công lớn nhờ vào hệ thống quân điền. Trước đó quân đội lên tới hơn một triệu người và vua Thái Tổ hiểu rất rõ những khó khăn để cung ứng đủ cho một số lượng quân sự đông đảo như vậy, và ông đã chấp nhận phương pháp kiểu định cư quân sự này. Ở thời bình, mỗi người lính được cấp 40 tới 58 mẫu đất. Những người có khả năng sẽ tự bảo đảm được nhu cầu của mình, nếu không sẽ được triều đình cung cấp thêm. Vì thế đế chế đảm bảo có được những lực lượng mạnh mà không chất thêm gánh nặng lên người dân. Minh sử cho rằng 70% binh sỹ đóng dọc theo biên giới lo việc trồng cấy trong khi số còn lại đảm nhiệm việc phòng thủ. Trong lãnh thổ quốc gia, chỉ 20% là cần thiết để bảo vệ các thành phố và số còn lại tự lo nuôi sống mình. Vì thế một triệu binh lính nhà Minh có khả năng sản xuất ra 5 triệu tạ (picul) lương thực, không chỉ đủ cung cấp cho số lượng binh sĩ đông đảo đó mà còn đủ trả lương cho các chỉ huy của họ.

Cách mạng thương mại

Thành kiến của Minh Thái Tổ đối với tầng lớp thương nhân không hạn chế được số lượng các thương gia. Trái lại, thương mại đạt tới tỷ lệ lớn hơn so với các thế kỷ trước đó và tiếp tục phát triển, bởi vì các nền công nghiệp đang trên đà lớn mạnh cần tới sự hợp tác của các thương gia. Tại một số tỉnh, đất đai bạc màu và dân cư quá đông đúc là những lực đẩy lớn buộc dân chúng phải tham gia vào thị trường trao đổi hàng hoá. Một cuốn sách, "Từ điển tân thư" (?), đã miêu tả chi tiết về những hoạt động của các thương gia thời kỳ đó. Cuối cùng, chính sách của Thái Tổ nhằm ngăn cấm thương mại chỉ còn tác dụng gây trở ngại tới việc đánh thuế các thương gia của triều đình. Thái Tổ thực tế đã tiến hành hạn chế thương mại và các thương gia đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm như muối. Ví dụ, triều đình giao kèo với các nhà buôn về việc vận chuyển lương thực tới biên giới. Đổi lại, triều đình cấp các phiếu muối cho các nhà buôn, và họ có thể bán lại số muối đó cho nhân dân. Những giao kèo như vậy mang lại các khoản lợi lớn cho giới thương gia.

Thương mại tư nhân tiếp tục hoạt động bí mật bởi vì cảnh sát và triều đình không thể kiểm soát toàn bộ bờ biển, và bởi vì các quan chức và các gia đình học giả địa phương tại các tỉnh ven biển trên thực tế hợp tác với các nhà buôn để chế tạo tàu thuyền phục vụ thương mại. Buôn lậu diễn ra chủ yếu với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, và nó càng tăng lên khi các mỏ bạc được tìm thấy ở Nhật Bản vào những năm đầu thế kỷ 16. Bởi vì bạc là hình thức tiền tệ chính ở Trung Quốc, đa số dân đều sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để đi thuyền đến Nhật Bản hay Đông Nam Á nhằm bán hàng hóa để đổi lấy bạc hay mời các nhà buôn Nhật Bản tới bờ biển Trung Quốc để buôn bán tại các cảng bí mật. Những nỗ lực của nhà Minh nhằm chấm dứt tình trạng "cướp biển" đó là nguyên nhân dẫn tới những cuộc chiến tranh Nụy khấu trong những năm 1550 và 1560. Sau khi thương mại tư nhân với Đông Nam Á được tái cho phép năm 1567, thị trường đen không còn tồn tại nữa. Thương mại với Nhật Bản vẫn bị ngăn cấm, nhưng các nhà buôn có thể đơn giản vượt qua nó bằng cách buôn bán thông qua Đông Nam Á. Tương tự, bạc từ những nhà buôn Tây Ban Nha, Pêru cũng tham gia vào thị trường với số lượng rất lớn, và không hề có một sự hạn chế nào với việc đó ở Manila. Số lượng bạc to lớn chảy vào Trung Quốc giúp tiền tệ hóa nền kinh tế (thay thế sự trao đổi bằng tiền mặt), và càng thúc đẩy thêm sự phát triển thương mại.

Luật pháp

Luật pháp ra đời dưới thời Minh Thái Tổ được xem là một trong những bước tiến lớn nhất thời đại. Minh sử cho rằng ngay từ đầu năm 1364 triều đình đã bắt đầu soạn thảo các bộ văn bản luật được gọi chung là Đại Minh luật Thái Tổ rất quan tâm đến dự án này vào ông đã yêu cầu các vị quan làm luật phải đưa ra được một bộ luật dễ hiểu và bao hàm toàn diện cuộc sống không để lại những kẽ hở khiến các vị quan lại cấp dưới có thể lợi dụng nhằm diễn giải sai ý nghĩa ngôn từ.

Luật pháp triều Minh có bước tiến lớn so với nhà Đường trong việc đối xử với nô lệ. Theo luật nhà Đường, nô lệ bị coi là ngang hàng với súc vật, nếu họ bị một công dân tự do giết luật pháp không hể trừng phạt kẻ giết người luật mới bảo vệ những người nô lệ và cả các công dân tự do một ý tưởng muốn quay trở lại với thời cai trị của vua Quang Vũ nhà Đông Hán đầu thế kỷ 1. Luật pháp triều Minh cũng nhấn mạnh trên các mối quan hệ gia đình Đại Minh luật dựa trên những ý tưởng Khổng giáo và những ý tưởng này luôn là thứ trung tâm nhất của mọi triều đình phong kiến Trung Hoa sau đó.

Loại bỏ chức vụ Tể tướng

Năm 1380, Minh Thái Tổ xử tử thừa tướng Hồ Duy Dung (胡惟庸, Hu Weiyong) sau khi phát hiện một âm mưu truất phế ông; sau đó Thái Tổ bỏ luôn chức Tể tướng.[6][7]

Nhiều người cho rằng Minh Thái Tổ muốn tập trung quyền lực tuyệt đối trong tay mình. Loại bỏ chức vụ Tể tướng và như vậy cũng loại bỏ luôn sự chống đối có thể có đối với các ông vua bất tài. Tuy nhiên vị trí tể tướng lại được thay thế bởi một chức vụ khác được gọi là Đại học sĩ. Ray Huong - giáo sư State University - cho rằng bề ngoài các đại học sĩ dường như không quyền hành gì nhưng thực tế nắm nhiều ảnh hưởng phía sau ngai vàng bởi uy tín và sự tin tưởng của dân chúng dành cho họ. Các đại học sĩ có thể đóng vai trò trung gian giữa hoàng đế và quan lại và như vậy có thể làm cân bằng và ổn định các lực lượng trong triều đình.

Suy tàn

Chân dung hoàng đế Vĩnh Lạc, tức Minh Thành Tổ (1402 - 1424)

Thành Tổ Chu Đệ, niên hiệu Vĩnh Lạc, là một người mạnh mẽ nên ông có khả năng tiếp nối chính sách ngoại giao của vua cha. Năm 1407, Thành Tổ cho quân xâm lược Đại Ngu, mở đầu thời kỷ Bắc thuộc lần thứ tư trong lịch sử Việt Nam. Đến năm 1428, quân Minh bị đánh đuổi, ngân khố nhà Minh gặp không ít mất mát; năm 1431 triều đại nhà Lê của Đại Việt được công nhận là một quốc gia triều cống độc lập.[8]

Tuy nhiên, những người kế tục Thành Tổ không có nhiều ảnh hưởng trên những công việc đối ngoại, điều này khiến Quân đội Đế quốc giảm sút nhiều sức mạnh. Nếu như ở phía nam người Việt giành lại độc lập năm 1427, thì ở phía bắc người Mông Cổ nhanh chóng tìm lại sức mạnh của mình. Bắt đầu từ khoảng năm 1445, người Ngõa Thích (Oirat) với vị thủ lĩnh mới của họ là Dã Tiên (Esen Taiji), đã trở thành một mối đe dọa quân sự đối với Trung Quốc.

Minh Anh Tông (Chu Kỳ Trấn), do sự chi phối của thái giám Vương Chấn, đã đích thân chỉ huy một chiến dịch tấn công người Oirat vào năm Chính Thống thứ 14 (1449), nhưng chiến dịch này lại trở thành một thảm họa cho Trung Quốc khi quân đội của họ bị tiêu diệt còn nhà vua bị bắt sống. Sau này ở thời Gia Tĩnh, đến lượt thủ đô của đế quốc rơi vào tay người Mông Cổ.

Cùng lúc ấy, những tên cướp biển Nhật Bản tiến hành những cuộc cướp bóc dọc bờ biển - những vùng bờ biển này rộng lớn tới mức nó hầu như không thể được bảo vệ bởi quân đội triều đình. Sau đó, người Nhật dưới sự lãnh đạo của Toyotomi Hideyoshi bắt đầu lập kế hoạch chinh phục Triều Tiên và Trung Quốc. Tuy đánh bại được quân Nhật nhưng nhà Minh phải chịu những tổn thất lớn về tài chính. Tới những năm 1610, nhà Minh trên thực tế đã mất quyền kiểm soát vùng đông bắc Trung Quốc. Một bộ lạc hậu duệ của nhà Kim trước kia nhanh chóng mở rộng lãnh thổ về phía nam tới tận Sơn Hải Quan, tức là ngay đối diện Vạn Lý Trường Thành.

Sự suy tàn của nhà Minh trở nên rõ rệt hơn ở nửa sau giai đoạn cai trị của họ. Đa phần các vua nhà Minh không quan tâm tới triều chính và quyền lực tối cao có lúc rơi vào tay của những quan lại trong triều, có lúc lại rơi vào tay các hoạn quan. Thêm vào đó, những cuộc xung đột nội bộ giữa các quan lại trong triều càng khiến cho giới hoạn quan có cơ hội lũng đoạn triều đình. Những vụ việc như vậy xảy ra thường xuyên cho tới tận khi nhà Minh chấm dứt.

Các nhà sử học còn tranh cãi về sự "tiến bộ" khá chậm chạp của chủ nghĩa trọng thương và công nghiệp hoá theo kiểu châu Âu từ thời nhà Minh. Vấn đề này đặc biệt đáng quan tâm, nếu ta thấy sự tương đương giữa mức độ thương mại hóa của kinh tế nhà Minh, ở thời được gọi là "tư bản phôi thai" ở Trung Quốc, với chủ nghĩa tư bản thương nghiệp ở phương Tây. Vì thế, các nhà sử học đã tìm cách giải thích tại sao Trung Quốc không "tiến bộ" ở mức tương đương trong thế kỷ cuối cùng của nhà Minh. Tuy nhiên, ở thời điểm đầu thế kỷ 21, một số giả thuyết dẫn tới cuộc tranh luận đã bị phản bác. Các nhà sử học kinh tế như Kenneth Pomeranz đã bắt đầu đưa ra lý lẽ cho rằng về mặt kỹ thuật và kinh tế Trung Quốc tương đương với châu Âu cho tới tận năm 1750 và rằng sự khác biệt xảy ra là vì những nguyên nhân toàn cầu như khả năng tiếp cận tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ thế giới mới.

Dù sao, đa số tranh luận tập trung vào sự đối nghịch về chính trị và các hệ thống kinh tế giữa ĐôngTây. Cho rằng giả thuyết gây ra điều đó là những sự chuyển đổi kinh tế, gồm cả những thay đổi xã hội, và chúng lại dẫn tới những hậu quả về chính trị, thì ta có thể hiểu tại sao sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản, một hệ thống kinh tế trong đó vốn được đưa vào sản xuất để tạo ra nhiều vốn hơn, là một cái gì đó tương tự lực đẩy tạo nên sự trỗi dậy của châu Âu hiện đại. Dù thế nào chăng nữa, ta có thể tìm thấy những dấu vết Chủ nghĩa tư bản ở nhiều giai đoạn khác nhau trong lịch sử phương Tây. Chủ nghĩa tư bản thương mại là giai đoạn đầu tiên và rõ ràng liên kết với các khuynh hướng lịch sử ở Trung Quốc thời nhà Minh, như các khám phá địa lý, thuộc địa hoá, phát minh khoa học, và sự tăng trưởng trong thương mại giữa các nước. Nhưng ở châu Âu, các triều đình thường bảo vệ và khuyến khích tầng lớp giàu có tư bản, đa phần là thương nhân, thông qua các chính sách nhà nước, các khoản trợ cấp, và những điều khoản độc quyền như Công ty Đông Ấn Anh. Các nước theo chế độ quân chủ chuyên chế ở thời kỳ này thường coi những khoản lợi nhuận tiềm năng mà các nhà buôn thu được là nhân tố hỗ trợ cho sự mở rộng và tập trung hóa quốc gia của họ.

Vấn đề này thậm chí còn bất thường hơn nếu ta cho rằng trong thế kỷ cuối cùng của nhà Minh, một nền kinh tế tiền tệ đích thực đã xuất hiện cùng với những thương vụ ở mức độ lớn cũng như những cơ sở công nghiệp tư nhân và nhà nước, ví dụ như những trung tâm dệt may lớn ở phía đông nam. Ở một số khía cạnh, vấn đề này là trung tâm trong những cuộc tranh luận về sự suy tàn của Trung Quốc so với phương Tây hiện đại ít nhất cho đến thời cách mạng vô sản. Các nhà sử học Marxist ở Trung Quốc, đặc biệt ở thập niên 1970 coi thời Minh là một trong những giai đoạn "tư bản sơ khai", một sự miêu tả có vẻ khá chính xác, nhưng không giải thích được sự suy tàn của thương mại và sự tăng cường các biện pháp quản lý thắt chặt thương mại thời nhà Minh. Vì vậy, các nhà sử học Marxist mặc nhiên cho rằng chủ nghĩa trọng thương kiểu châu Âu và công nghiệp hóa có thể đã phát triển và nó không liên quan gì tới cuộc chinh phục của người Mãn Châu, sự mở rộng chủ nghĩa thực dân phương Tây, đặc biệt sau thời của những cuộc chiến tranh Nha phiến.

Tuy nhiên các học giả hậu hiện đại ở Trung Quốc đã cho rằng quan điểm này là quá đơn giản hóa và ít nhất cũng không chính xác. Việc ngăn cấm các tàu đi biển, như được chỉ ra, là với ý định kìm chế cướp biển và đã được dỡ bỏ ở giữa thời Minh dưới sức ép mạnh mẽ của tầng lớp quan lại, những người đã chỉ ra những ảnh hưởng xấu của nó tới các vùng kinh tế ven biển. Các nhà sử học đó, gồm Jonathan Spence, Kenneth Pomeranz, và Joanna Waley-Cohen phủ nhận việc Trung Quốc đã hoàn toàn "đóng cửa với bên ngoài" và cho rằng quan điểm đó về nhà Minh là mâu thuẫn với khối lượng tăng trưởng của thương mại và mậu dịch giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Khi người Bồ Đào Nha tới Ấn Độ, họ chứng kiến một mạng lưới thương mại đang phát triển mạnh mẽ và sau đó họ đã theo nó để tới Trung Quốc. Trong thế kỷ 16 những người châu Âu bắt đầu xuất hiện trên những bờ biển phía đông và tìm ra Macao, vùng định cư đầu tiên của người phương Tây ở Trung Quốc. Như đã được ghi chép, từ thời Minh Thái Tổ, vai trò của hoàng đế đã trở nên độc đoán hơn, dù Thái Tổ cần tiếp tục sử dụng cái gọi là Đại học sĩ để hỗ trợ ông trong hàng núi giấy tờ công việc hành chính, gồm cả các bản ghi nhớ (đơn thỉnh nguyện và thư tiến cử tới triều đình), các chỉ dụ trả lời, các báo cáo đủ thể loại, và các bản ghi chép về thuế.

Không như các vị vua sau này, Minh Thái Tổ hiểu rõ vai trò tiêu cực của các hoạn quan triều đình như thời Tống, đã giảm bớt nhiều số lượng của họ, cấm họ tiếp cận với các giấy tờ, nhấn mạnh rằng cần phải để họ mù chữ và hành quyết những kẻ dám bàn tới công việc quốc gia. Dù Thái Tổ có ác cảm lớn với hoạn quan, thậm chí một văn bản tóm lược trong cung của ông đã quy định rằng: "Các hoạn quan không được tham gia chính sự", các hoàng đế về sau này lại khôi phục vai trò của họ trong công việc triều đình.

Minh Thành Tổ cũng là người ham hoạt động và rất có khả năng trong vai trò nhà cai trị, nhưng một sự sắp đặt những kẻ thừa kế kém cỏi đã được đặt ra. Đầu tiên, dù thời Thái Tổ vẫn giữ một số thói quen Mông Cổ, như trừng phạt thể xác, điều này đã là một sự quá đáng đối với tầng lớp nho sĩ vốn quen với khái niệm cai trị bằng đạo đức ("đức trị"), thời Thành Tổ còn vượt quá các giới hạn đó, hành quyết các gia đình đối thủ chính trị của mình, giết hại tùy tiện hàng nghìn người. Thứ ba, triều đình Thành Tổ hay chế độ Đại học sĩ, là một bộ máy không linh hoạt trong việc củng cố và trở thành một bộ máy không có khả năng hoạt động tốt. Tuy nhiên, trước đó, các hoàng đế có tài hơn đã thông qua hay giám sát tất cả các quyết định do hội đồng này đưa ra. Chính Minh Thái Tổ nói chung cũng được coi là một vị vua mạnh mẽ, người mang lại sự khởi đầu cho một triều đình mạnh và hiệu quả còn kéo dài tới sau thời đại của ông, nhưng việc tập trung hóa quyền lực đã chứng minh là bất lợi đối với những vị vua tầm thường.

Xây dựng Vạn lý trường thành

Sau khi quân đội nhà Minh bị đánh bại tại trận Thổ Mộc và phải chịu đựng những cuộc cướp phá do người Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của vị hãn mới, Altan Khan (Yêm Đáp Hãn), tiến hành nhà Minh đã phải chấp nhận một chiến lược mới để đối phó với những kỵ sĩ phương bắc đó: một bức tường thành vĩ đại và không thể xâm nhập.

Hầu như khoảng 100 năm trước (1368) nhà Minh đã bắt đầu xây dựng một pháo đài mới với kỹ thuật tiên tiến mà ngày nay chúng ta gọi là Vạn lý Trường Thành. Được xây dựng với một chi phí khổng lồ, bức tường chạy dọc theo các biên giới của đế quốc Minh. Phải chấp nhận lùi bước tránh vùng đất thuộc quyền kiểm soát của người Ordos Mông Cổ, phía nam Hoàng Hà, bức thành chạy dọc theo biên giới phía bắc hiện nay của các tỉnh Sơn TâyThiểm Tây hiện nay. Chi phí cho việc xây dựng vượt quá rất nhiều so với các chiến dịch quân sự chống lại người Mông Cổ trong vòng 80 năm trước đó của nhà Minh và tiếp tục tăng lên tới tận khi hoàn thành (năm 1644).

Mạng lưới chỉ điểm

Thời nhà Minh các mạng lưới cảnh sát ngầm phát triển rộng rãi trong quân đội. Do quá khứ xuất thân hèn mọn của mình, Minh Thái Tổ rất căm ghét các quan lại tham nhũng và hiểu rất rõ các nguy cơ có thể đến các cuộc nổi loạn. Ông đã tạo ra Cẩm Y Vệ để bảo vệ cẩn mật riêng cho mình và hoạt động như một đội cảnh sát chìm trong khắp đế chế. Dù đạt được rất ít thành công trong thời gian tồn tại đội ngũ này nổi tiếng vì sự tàn bạo trong việc xử lý các vụ phạm tội hơn là một lực lượng cảnh sát thực sự, trên thực tế nhiều người bị họ bắt là người vô tội. Cẩm Y Vệ đã reo rắc nỗi sợ hãi trong khắp đế chế. Tuy nhiên quyền lực của họ đã bị giảm sút khi ảnh hưởng của các hoạn quan trong triều ngày càng tăng. Các hoạn quan đã tạo ra ba nhóm mật vụ để phục vụ cho lợi ích của riêng mình. Đó là Đông Xưởng, Tây Xưởng và Nội Xưởng, và cả ba đều không kém Cẩm Y Vệ về mặt tàn bạo và có lẽ còn ở mức độ cao hơn bởi lẽ họ chính thức là một công cụ của hoạn quan trong việc loại bỏ các đối thủ chính trị chứ không còn mang một chức năng nào khác.

Nạn hoạn quan

Nạn hoạn quan hầu như triều đình nào cũng có. Nhà Tần, nhà Hánnhà Đường sụp đổ một phần lớn cũng vì nạn hoạn quan. Chu Nguyên Chương biết rõ, nên ra lệnh cấm không cho hoạn quan xen vào việc nước, hạn chế hoạn quan, phẩm trật chức tước, và cấm hoạn quan học chữ. Ông bảo các đại thần: "Kẻ nào dùng hoạn quan, coi như tai mắt thì kẻ đó hóa đui và điếc. Chì có một cách xư sử với chúng là làm cho chúng sợ phép nước, đừng thường khen chúng." Vậy nhưng hậu duệ lại làm trái hẳn với ý của Chu Nguyên Chương.

Chỉ đến đời con ông, Minh Thành Tổ, là hoạn quan lại được trọng dụng. Để thưởng công cho hoạn quan vì làm nội ứng cho mình cướp ngôi, Thành Tổ bỏ hết những cấm lệnh của cha, cho hoạn quan được bẩm phục của công, lãnh những chức lớn. Thái giám Trịnh Hoà được cử đi sứ; ông lại lập một cơ quan ở trong cung gọi là Đông Xưởng để dò la tìm bắt kẻ gian thần phản nghịch, cơ quan đó được giao cho một hoạn quan điều kiển, từ đó uy thế hoạn quan rất lớn.

Đời Minh Tuyên Tông mở một thư đường trong nội phủ để dạy học các hoạn quan, được kết giao với các đại thần ở triều nên hoạn quan càng có thế lực. Nhiều thanh niên tự hoạn, nhiều cha mẹ hoạn con từ khi chúng mới vài tuổi để gây dựng tương lai cho chúng, mong cả họ được nhờ, vì vậy họa hoạn quan đời Minh còn hơn cả các triều đại trước.

Sụp đổ

Sự sụp đổ của nhà Minh xảy ra trong một thời gian dài và nó khởi nguồn ngay từ năm 1600 với sự xuất hiện của Mãn Châu dưới sự lãnh đạo của Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurhaci). Với ưu thế pháo binh của mình, nhà Minh liên tục đẩy lùi người Mãn Châu, đặc biệt trong các năm 1623 và 1628. Tuy nhiên, họ không thể chiếm lại được quyền kiểm soát của mình đối với người Mãn Châu và cả vùng đất đó. Từ năm 1629 về sau này, nhà Minh kiệt sức với những vụ tranh giành quyền lực bên trong và những vụ tấn công ở miền bắc từ phía người Mãn Châu; họ đã chuyển sang chiến thuật đột kích nhằm tránh đối mặt với quân đội Minh trong những trận chiến lớn.

Không thể tấn công trực tiếp vào đầu não nhà Minh, người Mãn Châu chờ đợi cơ hội của mình, phát triển pháo binh của riêng họ và thành lập các liên minh. Họ có được các quan chức trong triều nhà Minh làm quân sư cho mình. Năm 1633 họ hoàn thành việc chinh phục Nội Mông, dẫn tới việc tuyển được một số lượng lớn lính Mông Cổ dưới cờ Mãn Châu và chiếm được một con đường nữa dẫn tới trung tâm đế quốc Minh.

Tới năm 1636 vua Mãn Châu là Hoàng Thái Cực đã đủ tự tin để tuyên bố thành lập đế quốc nhà Thanh tại Thẩm Dương, vùng đất đã bị người Mãn Châu chiếm từ năm 1621, và lấy niên hiệu là Sùng Đức. Cuối năm 1637 đồng minh truyền thống của nhà Minh là Triều Tiên bị đánh bại và chinh phục bởi đội quân mạnh mẽ với 10 vạn người của Mãn Châu, và Triều Tiên chấm dứt công nhận nhà Minh.

Ngày 26 tháng 5, 1644, Bắc Kinh rơi vào tay quân khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thành lãnh đạo. Nắm lấy cơ hội này, người Mãn Châu vượt qua Vạn Lý Trường Thành sau khi viên tướng giữ biên giới của nhà Minh là Ngô Tam Quế mở cổng thành tại Sơn Hải quan, và nhanh chóng đánh bại, lật đổ triều đình Đại Thuận với thời gian tồn tại ngắn ngủi 40 ngày của Lý Tự Thành. Dù đã mất Bắc Kinh (nơi Minh Thái Tổ từng cho là không nên lựa chọn làm kinh đô [cần dẫn nguồn]) và nhà vua qua đời, quyền lực của nhà Minh vẫn chưa bị tiêu diệt hẳn. Nam Kinh, Phúc Kiến, Quảng Đông, Sơn TâyVân Nam trên thực tế đều là những "pháo đài" mạnh cho sự chống cự của nhà Minh. Tuy nhiên, việc mất chính quyền Trung ương khiến nhiều thế lực ngấp nghé ngôi báu và vì vậy họ không thể liên kết với nhau. Tới năm 1662, từng "pháo đài" một bị người Mãn Thanh đánh bại, và những hy vọng cuối cùng cho sự hồi phục của nhà Minh mất đi cùng với vua Vĩnh Lịch Chu Do Lang.

Cương vực

Lãnh thổ nhà Minh năm 1580, lúc này đã mất quyền kiểm soát với vùng phía Bắc trường thành

Sự khởi đầu của nhà Minh được đánh dấu bởi những cuộc chinh phạt khi họ tìm cách củng cố và mở rộng quyền lực.

Trong những năm cầm quyền đầu tiên của mình, vị vua đầu tiên nhà Minh, Thái Tổ, đã đưa ra những chỉ dẫn như những huấn thị cho các thế hệ sau này. Chúng gồm những lời khuyên cho rằng các nước ở phương bắc là rất nguy hiểm và là một mối đe dọa đối với chính thể nhà Minh. Trái lại, ông cho rằng các nước phương nam không phải là một mối đe doạ, vì thế cũng không phải là một mục tiêu cần tấn công. Dù tuân theo hay không tuân theo những chỉ dẫn này, chính các nước phương nam là mục tiêu xâm lấn và mở rộng của nhà Minh trong những thế kỷ tiếp sau. Sự dính líu tới phương nam mà không mang lại lợi ích cụ thể nào rõ ràng đã làm đế quốc Minh suy yếu.

Thể chế chính trị

Ngoại giao

Quân sự

Từ thời "Thái Tổ khai quốc", quân đội Đại Minh đã vượt xa đối phương bằng ưu thế pháo binh và hỏa khí, bao gồm những cỗ pháo nhỏ cỡ súng cối cho đến lớn như đại pháo Hồng Di của người Hà Lan. Họ cũng tự sản xuất những khẩu súng trường bộ binh đầu tiên, khiến đối phương phải hoảng sợ. Do ưu thế vượt bậc về vũ khí, người Nữ Chân ngày đầu xâm lược nhà Minh đã vấp phải đủ thứ kháng cự. Cùng với hàng loạt khí tài phong phú, quân đội hành xử theo kỷ cương quân luật chặt chẽ cũng là nguyên tố đóng vai trò lớn. Hàng loạt tướng tài như Thích Kế Quang, Viên Sùng Hoán cũng góp phần quan trọng. Biên cương nhà Minh luôn luôn vững vàng, nhưng chỉ trước khi những vị tướng tài này lần lượt ra đi.

Tuy quân Minh chiếm ưu thế về khí tài, nhưng tài chính từ từ thành vấn đề lớn. Quân đội lớn luôn luôn đòi hỏi chi tiêu lớn, do đó, vì sự tham nhũng của những quan lại cao cấp cũng như sự hoang phí của những bậc hôn quân, từ thời Minh Thần Tông quân đội đã bắt đầu suy thoái trầm trọng. Đến thời Sùng Trinh, nếu như không có Viên Sùng Hoán thì Sùng Trinh cũng chưa chắc đã trụ lại lâu hơn. Quân Minh không thiếu khí tài, nhưng dần dần thiếu nguồn nhân lực, quốc khố cạn kiệt cũng như thiếu tướng sĩ để "khâu vá" những chỗ trống nên do đó mà dẫn đến Đại Minh diệt vong.

Nhân khẩu

Sau khi Đại Minh thành lập và thống nhất Trung Hoa, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thi hành chính sách "hưu dưỡng sinh tức" (phục hồi và phát triển), nông nghiệp thời Mông-Nguyên vốn chịu sự phá hoại từ chiến tranh nay khôi phục ở mức độ lớn, những năm Hồng Vũ tiến hành khẩn hoang vùng đất phía bắc Hoài Hà và Tứ Xuyên trên quy mô lớn, nhân khẩu do vậy tăng trưởng ổn định. Đến năm Hồng Vũ thứ 26 (1393), toàn quốc có 63 triệu người, trong đó 61,75 triệu người thuộc dân hộ, 3,25 triệu người thuộc quân hộ. Bắc ngũ tỉnh (Bắc Bình, Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Nam, Thiểm Tây) có 17,55 triệu nhân khẩu, chiếm 27% toàn quốc; trong đó Sơn Đông là đông dân nhất với 5.462.850 người, kế đến là Sơn Tây (3.790.760 người), Hà Nam (2.825.300 người), Thiểm Tây (2.646.450 người), Bắc Bình (2.619.500 người). Trung ngũ tỉnh (Kinh Sư, Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Quảng, Tứ Xuyên) có 33,8 triệu người, chiếm 52% toàn quốc; trong đó Nam Trực Lệ có 11.291.460 người, mật độ nhân khẩu cao nhất là ở lực vực Tô Nam Thái Hồ với tổng số 6.320.300 người và đạt 220 người/km²; tiếp đến là Chiết Giang tỉnh với 9.959.270 người; Giang Tây có 7.260.000 người, Hồ Quảng có 4.318.420 người, Tứ Xuyên có 1.314.260 người. Nam ngũ tỉnh (Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Quý Châu) có tổng cộng 10,40 triệu người, chiếm 16% toàn quốc.[9]

Nhân khẩu triều Minh đạt đỉnh cao vào hậu kỳ, song các học giả bất đồng về thời gian và số lượng cụ thể. Dịch Trung Thiên nhận định vào thời Minh mạt toàn quốc có trên 60 triệu người,[10] Hàn Văn Lâm và Tạ Thục Quân nhận định năm 1626 thì Đại Minh đạt đỉnh cao về nhân khẩu, với khoảng 99,873 triệu người,[11] Vương Dục Dân nhận định vào những năm Vạn Lịch (1573-1620) thì nhân khẩu triều Minhd dạt mức tối đa, nhân khẩu thực tế là từ 130-150 triệu người;[12] Cát Kiếm Hùng nhận định vào năm 1600 triều Minh thực tế có 197 triệu dân, vào thời đỉnh cao là sát 200 triệu người;[13] Tào Thụ Cơ nhận định nhân khẩu triều Minh lên đến đỉnh cao vào năm 1630 với nhân khẩu thực tế là khoảng 192,51 triệu người, sang năm 1644 thì số nhân khẩu thực tế giảm còn khoảng 152,47 triệu người;[14] nhà kinh tế học Anh Quốc Angus Maddison thì nhận định vào năm 1600 nhân khẩu thực tế của triều Minh đạt khoảng 160 triệu người.[15]

Cuối năm năm Gia Tĩnh thời Minh Thế Tông, các loại cây trồng cao sản đến từ châu Mỹ bắt đầu được truyền bá đến Trung Quốc, trở nên phổ biến tại những vùng có mật độ dân cư cao nhất như Giang-Chiết hay Lĩnh Nam. Đặc biệt là qua Vạn Lịch trung hưng, nhân khẩu tăng trưởng nhanh và ổn định, có học giả ước tính thì đạt đến mức chưa từng có là 150 triệu người, phân bổ vẫn không đổi. Từ Sùng Trinh thứ 11 (1640) thời Minh Tư Tông đến năm Thuận Trị thứ 7 (1650) thời Thanh Thế Tổ, do chiến tranh cùng mất mùa và dịch bệnh nên số người tử vong gia tăng, đặc biệt là bùng phát dịch hạch và hạn hán ở phương bắc, quân Bát kỳ nhập quan tiến hành giết hại và buộc người Hán phải thiên di để đề phòng họ phản kháng, khiến nhân khẩu giảm thiểu rất nhiều, chưa bằng một nửa so với trước đó, riêng phương bắc giảm xuống chỉ chưa bằng 20%.[16]

Kế tục triều Nguyên, triều Minh phân cư dân thành "dân hộ", "quân hộ", "tượng hộ", những người làm thủ công nghiệp nhập tượng tịch. Tượng tịch và quân tịch có địa vị thấp hơn so với dân tịch, không được ứng thí, đồng thời phải kế thừa nghề của đời trước. Việc thoát khỏi hộ tịch ban đầu là khó khăn, cần phải được Hoàng đế đặc chỉ phê chuẩn.

Bảng nhân khẩu triều Minh
Niên đại Số hộ Số khẩu Ghi chú
Năm Hồng Vũ thứ 14 (1381) thời Minh Thái Tổ 10.654.362 hộ 59.873.305 người[17]
Năm Hồng Vũ thứ 26 (1393) thời Minh Thái Tổ 10.652.870 hộ 60.545.812 người nay có học giả ước tính số nhân khẩu thực tế đạt 65.000.000 người。
Năm Vĩnh Lạc thứ 1 (1403) thời Minh Thành Tổ 11.415.829 hộ 66.598.337 người
Năm Vĩnh Lạc thứ 2 (1404) thời Minh Thành Tổ 9.685.020 hộ 50.950.470 người
Năm Thành Hóa thứ 16 (1479) thời Minh Hiến Tông ước tính thực tế có 71.850.000 người
Năm Thành Hóa thứ 24 (1488) thời Minh Hiến Tông ước tính thực tế có 75.000.000 người
Năm Hoằng Trị thứ 4 (1491) thời Minh Hiếu Tông 9.113.446 hộ 53.281.158 người
Năm Hoằng Trị thứ 15 (1502) thời Minh Hiếu Tông 10.409.788 hộ 50.908.672 người[18]
Năm Hoằng Trị thứ 17 (1504) thời Minh Hiếu Tông 10.508.935 hộ 60.105.835 người
Năm Vạn Lịch thứ 6 (1578) thời Minh Thần Tông 10.621.436 hộ 60.692.856 người
Năm Thái Xương thứ 1 (1620) thời Minh Quang Tông 9.835.426 hộ 51.655.459 người[19] Theo ước tính nhân khẩu thực tế vào những năm Vạn Lịch trong khoảng 130-150 triệu người.
Năm Sùng Trinh thứ 17 (1644) thời Minh Tư Tông ước tính thực tế có 100 triệu người
Chú: số liệu lấy theo "Minh sử•quyển 77•thực hóa nhất", "Minh Thái Tổ thực lục".

Kinh tế nông nghiệp

Văn hóa

Tư tưởng học thuật

Văn học

Tôn giáo

Giáo dục

Nghệ thuật

Khoa học kỹ thuật

=Xã hội

Danh sách hoàng đế

Chân dung Hoàng đế Miếu hiệu Thụy hiệu Trị vì Ghi chú
Hồng Vũ Thái Tổ (太祖) Cao đế (高帝) 1368 1398 Sáng lập triều đại
Kiến Văn không có Huệ Đế (惠帝) 1398 1402
Vĩnh Lạc Thành Tổ (成祖) Văn Đế (文帝) 1402 1424 soán ngôi Chu Doãn Văn
Hồng Hi Nhân Tông (仁宗) Chiêu Đế (昭帝) 1424 1425
Tuyên Đức Tuyện Tông (宣宗) Chương đế (章帝) 1425 1435
Chính Thống Anh Tông (英宗) Duệ Đế (睿帝) 1435 1449
Cảnh Thái Đại Tông (代宗) Cảnh Đế (景帝) 1449 1457
Thuận Thiên Anh Tông (英宗) Duệ Đế (睿帝) 1457 1464 cướp ngôi Cảnh Thái trong khi Cảnh Thái ốm nặng
Thành Hóa Hiến Tông (憲宗) Thuần Đế (純帝) 1464 1487
Hoằng Trị Hiếu Tông (孝宗) Kính Đế (敬帝) 1487 1505
Chính Đức Vũ Tông (武宗) Nghị Đế (毅帝) 1505 1521
Gia Tĩnh Thế Tông (世宗) Túc Đế (肅帝) 1521 1566
Long Khánh Mục Tông (穆宗) Trang Đế (莊帝) 1566 1572
Vạn Lịch Thần Tông (神宗) Hiển Đế (萬曆) 1572 1620
Thái Xương Quang Tông (光宗) Trinh Đế (貞帝) 1620
Thiên Khải Hy Tông (熹宗) Triết Đế (悊帝) 1620 1627
Tập tin:Ming Chongzhen.jpg Sùng Trinh Tư Tông (思宗) Trang Liệt Mẫn (莊烈愍) 1627 1644

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Turchin, Peter; Adams, Jonathan M.; Hall, Thomas D (tháng 12 năm 2006). “East-West Orientation of Historical Empires” (PDF). Journal of world-systems research. 12 (2): 219–229. ISSN 1076–156x Kiểm tra giá trị |issn= (trợ giúp). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2010.
  2. ^ Edwin Oldfather Reischauer, John King Fairbank, Albert M. Craig (1960) A history of East Asian civilization, Volume 1. East Asia: The Great Tradition, George Allen & Unwin Ltd.
  3. ^ Ebrey (2006), 271.
  4. ^ Gascoigne (2003), 151.
  5. ^ China ABC----Nhà Minh
  6. ^ Ebrey (1999), 192-193.
  7. ^ Fairbank & Goldman (2006), 130.
  8. ^ Fairbank & Goldman (2006), 138.
  9. ^ “第五章 〈封建社會唐(後期)宋遼金元的經濟〉”. 《中國古代經濟簡史》. 復旦大學. 1982年. tr. 第154頁-第165頁.
  10. ^ 易中天 (2007年11月). 《帝国的终结》. 复旦大学出版社. tr. 第254页. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  11. ^ 赵文林、谢淑君 (1988年). 《中国人口史》. 人民出版社. tr. 第376页.
  12. ^ 王育民. 《中国历史地理概论》 . 人民教育出版社. tr. 第109页.
  13. ^ 葛剑雄 (1991年). 《中国人口发展史》. 福建人民出版社. tr. 第241页.
  14. ^ 曹树基 (2000年9月). 《中国人口史》(第四卷)明时期. 复旦大学出版社. tr. 第452页. Đã bỏ qua văn bản “《中国人口史》共六卷,由葛剑雄教授主编” (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  15. ^ 英国经济学家 安格斯•麦迪森 著. 《世界经济千年史》. 伍晓鹰 许宪春 叶燕斐 施发启 译 . 北京大学出版社. tr. 第27页.
  16. ^ 姜公韜 (1 tháng 1 năm 2010). “第七章 五百年社會文化的掠影”. 《中國通史 明清史》. 九州出版社. tr. 第119頁-第126頁. ISBN 9787510800627.
  17. ^ 《明太祖实录 卷140》
  18. ^ 《明孝宗实录 卷194》
  19. ^ 《明熹宗实录 卷4》

Tài liệu tham khảo

  • Information Office of the State Council of the People's Republic of China (2002). Testimony of History. Beijing: China Intercontinental Press.
  • The Ming Biographical History Project of the Association for Asian Studies. (1976). Dictionary of Ming Biography, 1368–1644: 明代名人傳: Volume 1, A-L. Edited by L. Carrington Goodrich and Chaoying Fang. New York: Columbia University Press. ISBN 0-231-03801-1.
  • Andrew, Anita N. and John A. Rapp. (2000). Autocracy and China's Rebel Founding Emperors: Comparing Chairman Mao and Ming Taizu. Lanham: Rowman & Littlefield Publishers Inc. ISBN 0-8476-9580-8.
  • Atwell, William S. "Time, Money, and the Weather: Ming China and the "Great Depression" of the Mid-Fifteenth Century," The Journal of Asian Studies (Volume 61, Number 1, 2002): 83-113.
  • Brook, Timothy. (1998). The Confusions of Pleasure: Commerce and Culture in Ming China. Berkeley: University of California Press. ISBN 0-520-22154-0 (Paperback).
  • Chan, Hok-Lam. (1988). "The Chien-wen, Yung-lo, Hung-shi, and Hsuan-te reigns," in The Cambridge History of China: Volume 7, The Ming Dynasty, 1368–1644, Part 1, 182-384, edited by Denis Twitchett and John K. Fairbank. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-24332-7.
  • Chang, Michael G. (2007). A Court on Horseback: Imperial Touring & the Construction of Qing Rule, 1680-1785. Cambridge: Published by Harvard University Asia Center; distributed by Harvard University Press. ISBN 0-674-02454-0.
  • Crosby, Alfred W., Jr. (2003). The Columbian Exchange: Biological and Cultural Consequences of 1492; 30th Anniversary Edition. Westport: Praeger Publishers. ISBN 0-275-98092-8.
  • Dreyfus, Georges. (2003). "Cherished memories, cherished communities: proto-nationalism in Tibet," in The History of Tibet: Volume 2, The Medieval Period: c. AD 850–1895, the Development of Buddhist Paramountcy, 492-522, ed. Alex McKay. New York: Routledge. ISBN 0-415-30842-9.
  • Ebrey, Patricia Buckley, Anne Walthall, James B. Palais. (2006). East Asia: A Cultural, Social, and Political History. Boston: Houghton Mifflin Company. ISBN 0-618-13384-4.
  • Ebrey, Patricia Buckley (1999). The Cambridge Illustrated History of China. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-66991-X
  • Engelfriet, Peter M. (1998). Euclid in China: The Genesis of the First Translation of Euclid's Elements in 1607 & Its Reception Up to 1723. Leiden: Koninklijke Brill. ISBN 90-04-10944-7.
  • Fairbank, John King & Goldman, Merle (2006). China: A New History; Second Enlarged Edition. ISBN 0-674-01828-1
  • Gascoigne, Bamber. (2003). The Dynasties of China: A History. New York: Carroll & Graf Publishers. ISBN 0-7867-1219-8 (Paperback).
  • Geiss, James. (1988). "The Cheng-te reign, 1506-1521," in The Cambridge History of China: Volume 7, The Ming Dynasty, 1368–1644, Part 1, 403-439, edited by Denis Twitchett and John K. Fairbank. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-24332-7.
  • Gernet, Jacques (1962). Daily Life in China on the Eve of the Mongol Invasion, 1250-1276. Translated by H. M. Wright. Stanford: Stanford University Press. ISBN 0-8047-0720-0
  • Goldstein, Melvyn C. (1997). The Snow Lion and the Dragon: China, Tibet and the Dalai Lama. Berkeley: University of California Press. ISBN 0-520-21951-1.
  • Hargett, James M. "Some Preliminary Remarks on the Travel Records of the Song Dynasty (960-1279)," Chinese Literature: Essays, Articles, Reviews (Clear) (July 1985): 67-93.
  • Hartwell, Robert M. "Demographic, Political, and Social Transformations of China, 750-1550," Harvard Journal of Asiatic Studies (Volume 42, Number 2, 1982): 365–442.
  • Ho, Ping-ti. (1959). Studies on the Population of China: 1368-1953. Cambridge: Harvard University Press.
  • Hoffman, Helmut. (2003). "Early and Medieval Tibet" in The History of Tibet: Volume 1, The Early Period to c. AD 850, the Yarlung Dynasty, 45-69, ed. Alex McKay. New York: Routledge. ISBN 0-415-30842-9.
  • Hucker, Charles O. "Governmental Organization of The Ming Dynasty," Harvard Journal of Asiatic Studies (Volume 21, December 1958): 1-66.
  • Li, Bo and Zheng Yin. (2001). 5000 years of Chinese history. Inner Mongolian People's Publishing Corp. ISBN 7-204-04420-7.
  • Kuttner, Fritz A. "Prince Chu Tsai-Yü's Life and Work: A Re-Evaluation of His Contribution to Equal Temperament Theory," Ethnomusicology, Vol. 19, No. 2 (May, 1975): 163-206.
  • Laird, Thomas. (2006). The Story of Tibet: Conversations with the Dalai Lama. New York: Grove Press. ISBN 978-0-8021-827-1.
  • Langlois, John D., Jr. (1988). "The Hung-wu reign, 1368-1398," in The Cambridge History of China: Volume 7, The Ming Dynasty, 1368–1644, Part 1, 107-181, edited by Denis Twitchett and John K. Fairbank. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-24332-7.
  • Lipman, Jonathan. (1998). Familiar Strangers: A History of Muslims in Northwest China. Seattle: University of Washington Press.
  • Mote, Frederick W. and Denis Twitchett. (1998). The Cambridge History of China; Volume 7-8. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-24333-5 (Hardback edition).
  • Needham, Joseph (1986). Science and Civilization in China: Volume 3, Mathematics and the Sciences of the Heavens and the Earth. Taipei: Caves Books, Ltd.
  • Needham, Joseph (1986). Science and Civilization in China: Volume 4, Physics and Physical Technology, Part 2, Mechanical Engineering. Taipei: Caves Books Ltd.
  • Needham, Joseph (1986). Science and Civilization in China: Volume 4, Physics and Physical Technology, Part 3, Civil Engineering and Nautics. Taipei: Caves Books Ltd.
  • Needham, Joseph (1986). Science and Civilization in China: Volume 5, Chemistry and Chemical Technology, Part 7, Military Technology; the Gunpowder Epic. Taipei: Caves Books Ltd.
  • Needham, Joseph (1986). Science and Civilization in China: Volume 6, Biology and Biological Technology, Part 2: Agriculture. Taipei: Caves Books, Ltd.
  • Norbu, Dawa. (2001). China's Tibet Policy. Richmond: Curzon. ISBN 0-7007-0474-4.
  • Nowell, Charles E. "The Discovery of the Pacific: A Suggested Change of Approach," The Pacific Historical Review (Volume XVI, Number 1; February, 1947): 1-10.
  • Perdue, Peter C. (2000). "Culture, History, and Imperial Chinese Strategy: Legacies of the Qing Conquests," in Warfare in Chinese History, 252-287, edited by Hans van de Ven. Leiden: Koninklijke Brill. ISBN 90-04-11774-1.
  • Pfoundes, C. "Notes on the History of Eastern Adventure, Exploration, and Discovery, and Foreign Intercourse with Japan," Transactions of the Royal Historical Society (Volume X; 1882): 82-92.
  • Robinson, David M. "Banditry and the Subversion of State Authority in China: The Capital Region during the Middle Ming Period (1450-1525)," Journal of Social History (Spring 2000): 527-563.
  • Robinson, David M. "Politics, Force and Ethnicity in Ming China: Mongols and the Abortive Coup of 1461," Harvard Journal of Asiatic Studies (Volume 59, Number 1, June 1999): 79-123.
  • Schafer, Edward H. "The Development of Bathing Customs in Ancient and Medieval China and the History of the Floriate Clear Palace," Journal of the American Oriental Society (Volume 76, Number 2, 1956): 57-82.
  • Song, Yingxing (1966). T'ien-Kung K'ai-Wu: Chinese Technology in the Seventeenth Century. Translated with preface by E-Tu Zen Sun and Shiou-Chuan Sun University Park: Pennsylvania State University Press.
  • Spence, Jonathan D. (1999). The Search For Modern China; Second Edition. New York: W. W. Norton & Company. ISBN 0-393-97351-4 (Paperback).
  • Sperling, Elliot. (2003). "The 5th Karma-pa and some aspects of the relationship between Tibet and the Early Ming," in The History of Tibet: Volume 2, The Medieval Period: c. AD 850–1895, the Development of Buddhist Paramountcy, 473–482, ed. Alex McKay. New York: Routledge. ISBN 0-415-30842-9.
  • Temple, Robert. (1986). The Genius of China: 3,000 Years of Science, Discovery, and Invention. With a forward by Joseph Needham. New York: Simon and Schuster, Inc. ISBN 0-671-62028-2.
  • Wakeman, Frederick, Jr. "Rebellion and Revolution: The Study of Popular Movements in Chinese History," The Journal of Asian Studies (1977): 201-237.
  • Wang, Jiawei and Nyima Gyaincain. (1997). The Historical Status of China's Tibet. Beijing: China Intercontinental Press. ISBN 7-80113-304-8.
  • White, William Charles. (1966). The Chinese Jews (Vol. 1-3). New York: Paragon Book Reprint Corporation.
  • Wong, H.C. "China's Opposition to Western Science during Late Ming and Early Ch'ing," Isis (Volume 54, Number 1, 1963): 29-49.
  • Wylie, Turrell V. (2003). "Lama Tribute in the Ming Dynasty" in The History of Tibet: Volume 2, The Medieval Period: c. AD 850-1895, the Development of Buddhist Paramountcy, ed. Alex McKay. New York: Routledge. ISBN 0-415-30842-9.
  • Yuan, Zheng. "Local Government Schools in Sung China: A Reassessment," History of Education Quarterly (Volume 34, Number 2; Summer 1994): 193–213.

Đọc thêm

  • Huang, Ray. 1587, A Year of No Significance: The Ming Dynasty in Decline. New Haven: Yale University Press, 1982.
  • Brook, Timothy. The Confusions of Pleasure: commerce and culture in Ming China. Berkeley: University of California Press, 1998
  • Source for "Fall of the Míng Dynasty":- Dupuy and Dupuy's "Collins Encyclopedia of Military History"

Liên kết ngoài