Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành phố Hồ Chí Minh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
DHN-bot (thảo luận | đóng góp)
n robot Ajoute: cs:Saigon
Dòng 179: Dòng 179:
*[http://www.gslhcm.org.vn/ Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM]
*[http://www.gslhcm.org.vn/ Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM]
*[http://www.saigontourist.net/ Tổng công ty du lịch Sài Gòn]
*[http://www.saigontourist.net/ Tổng công ty du lịch Sài Gòn]
*[http://www.relaxindochina.com/hochiminh_vietnam.htm Thông tin hữu ích về Thành Phố Hồ Chí Minh bằng tiếng Anh cho Hướng dẫn viên du lịch, Học Sinh, Sinh Viên]


===Hình ảnh Sài Gòn cổ xưa===
===Hình ảnh Sài Gòn cổ xưa===

Phiên bản lúc 11:53, ngày 22 tháng 12 năm 2006

Bản mẫu:Thành phố trung ương Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt TP.HCM) là thành phố lớn nhất và là trung tâm thương mạikinh tế quan trọng của Việt Nam, với gần 8,5 triệu dân. Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1976 trên cơ sở thành phố đô thành Sài Gòn và sát nhập thêm 2 đơn vị hành chính khác là Chợ Lớn và tỉnh Gia Định.

Tên gọi

Địa danh Sài Gòn tuy đã được nhắc đến rất nhiều trong văn thơ và ca dao ở Việt Nam, nhưng nguồn gốc của nó vẫn còn là đề tài tranh luận. Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc tên gọi này. Cho đến nay, nguồn gốc của tên "Sài Gòn" vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Thành phố được đổi tên năm 1976. Chữ "Thành phố" là một phần trong tên gọi của đơn vị hành chính "Thành phố Hồ Chí Minh".

Đề Ngạn

Ông Vương Hồng Sến cho rằng "Sài Gòn" bắt nguồn từ người Hoa. Năm 1778 người Hoa ở Cù lao Phố (Biên Hòa) vì giúp đỡ nhà Nguyễn nên bị quân Tây Sơn tàn sát phải rút lui theo con sông Tân Bình (Bến Nghé), chọn vùng đất ở giữa đường Mỹ Tho đi Cù lao Phố mà xây dựng tân sở, ngày sau thành phố Chợ Lớn. Năm 1782 họ lại bị quân nhà Tây Sơn tàn sát một lần nữa. Ít lâu sau họ xây dựng lại, đắp đê cao nên đặt tên chỗ mới là "Tai-Ngon", hoặc "Tin-Gan", phát âm theo giọng Quảng Đông là "Thầy Ngồn" hay "Thì Ngòn", đọc theo giọng Việt là "Đề Ngạn". Họ dùng danh từ "Tây Cống" hoặc "Xây-cóon", "Xi-cóon" để ám chỉ vùng người Việt ở tức chợ Bến Thành ngày nay.

Củi và Bông gòn

Có thuyết nói rằng "Sài Gòn" bắt nguồn từ chữ "Sài" theo chữ Hán là củi và "Gòn" là chữ Nôm chỉ cây bông gòn.

"Sài là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ, Gòn là tiếng Nam chỉ bông gòn. Người ta nói rằng tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng chung quanh đồn đất xưa của họ, mà dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận. ... Theo ý tôi, hình như tên đó là của người Cao Miên đặt cho xứ này, rồi sau đem làm tên gọi thành phố. Tôi chưa tìm ra được nguồn gốc đích thực của tên đó."
(Trương Vĩnh Ký, Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, trong Excursions et Reconnaissance X. Saigon, Imprimerie Coloniale 1885)

Tương tự có nhiều thuyết cho rằng "Sài Gòn" từ chữ "Prey Kor" ("Rừng Gòn") hay "Kai Gon" ("Cây Gòn") mà ra.

Prei Nokor

Dựa theo lịch sử và phát âm có thuyết cho là "Sài Gòn" là được phiên âm từ "Prei Nokor" mà ra. Prei Nokor nguyên là dinh của phó vương Chân Lạp thuộc vùng Chợ Lớn tới chùa Cây Mai, là dấu vết của một "thành phố" có từ thời Tiền Angkor (theo nhà sử học Pháp Louis Malleret). Tuy nhiên không có tài liệu nào khẳng định rằng nơi đây từng tồn tại khu dân cư trước thế kỷ 16.

Bến Củi

Dọc theo con đường Nam tiến của dân tộc Việt Nam có nhiều bến bên các dòng sông: Bến Vân đồn, Bến Thủy, Bến Hải, Bến Quan, Bến Ván, Bến Thóc, Bến Đình, Bến Tranh, Bến Tre, Bến Súc, Bến Tắm Ngựa, Bến Thành, Bến Củi.

Bến Ván đã được đổi ra Bản Tân, Bến Thóc đã đổi ra Mễ Tân. Bến Thành nay vẫn lưu tên ở chợ Bến Thành. Bến Củi có thể đã được đổi ra Sài Tân, Sài Ngạn do người Quảng Đông sống ở khu vực này gọi chữ bến (bờ) là ngạn. Chữ Sài Ngạn có lẽ sau này được đọc thành Sài Gòn.

Phân chia hành chính

Tập tin:Bưu điện Sài Gòn.jpg
Bưu điện Sài Gòn
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh hiện được chia thành 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành:

   

Lịch sử

Tập tin:Dinh độc lập.jpg
Dinh Thống Nhất (Dinh Độc Lập)

Vào thời kỳ cổ đại, khu vực nay là TP. HCM thuộc đế quốc Phù Nam. Đầu thế kỷ 17 vùng đất này, lúc đó là một làng nhỏ, dân cư thưa thớt và mang tên Prei Nokor, nằm trong khu vực tranh chấp giữa Chân LạpChiêm Thành.

Năm 1623, Chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi CampuchiaXiêm La. Cùng khi đó, người Việt bắt đầu tập trung sinh sống tại xung quanh hai đồn này. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành trung tâm của khu thị tứ trên bến dưới quyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.

Vào khoảng năm 1658, Đế chế Chân Lạp đứng trên bờ vực khủng hoảng đã cầu viện chúa Nguyễn nhằm chống lại người Thái. Năm 1679 chúa Nguyễn cho phép một nhóm người Hoa "phản Thanh phục Minh", gồm hơn 3.000 người tị nạn tại nơi nay là Biên Hòa (Đồng Nai).

Năm 1698 chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thiết lập chính quyền, các đơn vị hành chánh, chia đặt tỉnh lỵ, v.v., đặt dấu son cho việc chính thức thừa nhận Sài Gòn và miền Nam Việt Nam là một phần không thể tách rời của Việt Nam. Sài Gòn lúc này là một thị trấn đông đúc với hơn một vạn dân và là thủ phủ của dinh Phiên Trấn.

Năm 1790 Sài Gòn được nâng lên thành Gia Định Kinh và vào năm 1802, dưới triều vua Gia Long, Gia Định Kinh được đổi thành Gia Định thành, thuộc Gia Định Trấn.

Giao thông trên phố phường Sài Gòn

Sau khi chiếm được Sài Gòn vào năm 1859, người Pháp đã gấp rút quy hoạch xây dựng Sài Gòn thành một đô thị lớn nhiều chức năng (hành chánh, quân sự, kinh tế, cảng, v.v.). Năm 1862 dự án thiết kế thành phố Sài Gòn của Coffyn được phê duyệt bao gồm cả vùng Chợ Lớn. Đến năm 1864, do diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, khu Chợ Lớn được tách ra khỏi thành phố Sài Gòn.

Giữa những năm 19541975, sau Hiệp định Geneva, Sài Gòn được chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng làm thủ đô. Thành phố tiếp tục phát triển rực rỡ và được mệnh danh là "Hòn Ngọc Viễn Đông". Ngày 30 tháng 4 năm 1975 quân đội Cộng sản tấn công và Sài Gòn thất thủ. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giải thể và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam -- nằm dưới sự chỉ đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa -- quản lý miền Nam.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất đổi tên nước thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng thời đặt lại tên cho thành phố theo tên của vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh. Cho đến nay, tên cũ Sài Gòn vẫn được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt trong các ngữ cảnh không chính thức.

Điều kiện tự nhiên

Khí hậu thành phố có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979 mm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55°C.

Thành phố có hệ thống sông Sài Gòn-Đồng Nai, chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đổ ra biển Đông.

Thành phố có một khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ đã được UNESCO công nhận năm 2000.

Dân số

Ước tính dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là 6,06 triệu, so với 5,87 triệu người trong năm 2003. Sang năm 2005 đã có khoảng 7 triệu dân cư đăng ký hộ khẩu tại thành phố lớn nhất Việt Nam này.

Tuy nhiên số dân có mặt trong thành phố thường cao hơn với khoảng 2 triệu dân ngoại tỉnh vào thành phố làm ăn theo mùa vụ.

Bên cạnh người Việt, cộng đồng người Hoa gồm hơn 400.000 người đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của thành phố.

Khoảng 30% số doanh nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tay 23.000 người Hoa. Ngoài ra, trên 190.000 người Hoa khác tham gia kinh doanh buôn bán nhỏ.

Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước, là địa phương đứng đầu về tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2005, thành phố nộp ngân sách 64.000 tỷ đồng, chiếm 1/3 tổng thu ngân sách của cả nước; kim ngạch xuất khẩu chiếm 1/3 tổng kim ngạch của cả nước, GDP chiếm 20% cả nước. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: dầu khí, cơ khí, hoá chất, phầm mềm, dệt may, giày da... Thành phố cũng là nơi tiếp nhận lượng kiều hối lớn nhất nước, khoảng 60% lượng kiều hối gửi về nước hàng năm. GDP năm 2005 tăng 12,2% so với năm 2004, cao hơn mức phát triển năm 2004 so với 2003 là 11,7%. GDP đầu người năm 2005 là 1850 USD (hoặc 8900 theo chỉ số PPP), gấp 3 lần mức bình quân cả nước và xếp hàng đầu cả nước, Thành phố là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thành phố có 3 khu chế xuất, 12 khu công nghiệp, khu công nghệ cao Sài Gòn, công viên phần mềm Quang Trung.

Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 11 tháng 7 năm 1998. Cho đến cuối tháng 10/2006, tại Trung tâm này có 51 công ty niêm yết với tổng vốn hóa thị trường 52.000 tỷ đồng. Tổng giá trị trái phiếu niêm yết là 57.700 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ đầu tư có giá trị 1200 tỷ đồng. Tổng cộng 3 loại cổ phiếu trên là hơn 110.000 tỷ đồng, tương đương với 7 tỷ USD. Hàng tuần, thành phố có thêm 300-350 công ty đăng ký thành lập với tổng vốn trung bình vào khoảng 350-500 tỷ đồng (nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 26/10/2006) và đang có tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt thời điểm Việt Nam gia nhập WTO.

Thành phố có hệ thống nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố. Lĩnh vực kinh doanh địa ốc, đặc biệt là các tòa nhà cao tầng phục vụ cho kinh doanh thương mại, văn phòng đang được đầu tư ồ ạt. Hiện tại, tòa nhà cao tầng nhất tại thành phố là Saigon Trade Centre cao 33 tầng trên đường Tôn Đức Thắng, Quận 1 và cũng là tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, kỷ lục này sẽ bị sớm phá vỡ khi tòa nhà The Times Square, 42 tầng, được hoàn thành trong năm 2007 và đặc biệt là khi Tòa nhà The Financial Tower, 68 tầng, được hoàn thành.

Giao thông vận tải

  • Đường bộ: Hệ thống đường bộ dày đặc nhưng do sự gia tăng dân số quá nhanh nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Để giải quyết vấn nạn tắc nghẽn giao thông, Thành phố đã triển khai và hoàn tất nhiều dự án giao thông quan trọng như: Đại lộ Đông Tây, Cầu Thủ Thiêm, Hầm Thủ thiêm, Cầu Phú Mỹ, Đường Xuyên Á, Đường cao tốc Tp. HCM - Long Thành - Dầu Dây và Tp HCM - Vũng Tàu, Đường Trường Chinh, Đường cao tốc đi Trung Lương, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Một số dự án lớn đang giai đoạn chuẩn bị triển khai: Các đường vành đai 1, 2, 3; Đường trên cao Thị Nghè - Sân bay; Cầu đường Bình Triệu...
  • Đường thủy: Các hệ thống cảng Sài Gòn, Tân Cảng đáp ứng được yêu cầu tiếp nhận các tàu trọng tải lớn. Tuy nhiên, do nằm trong nối đô nên ảnh hưởng lớn đến giao thông đô thị và đang được di dời ra khỏi nội thành. Các cảng container mới, hiện đại đang được triển khai có: Cụm cảng Hiệp Phước, Cảng Cát Lái...
  • Đường sắt: Ga Sài Gòn là đầu mối giao thông quan trọng và nhộn nhịp nhất nước, phục vụ các tuyến vận tải Bắc Nam. Do mật độ giao thông nội thị cao, việc xây dựng các tuyến tàu điện ngầm và đường sắt trên cao (monorail) đang được triển khai như: Tuyến Bến Thành - Biên Hoà, Bến Thành - Bến xe Miền Tây, Bến Thành - Tân Sơn Nhất - An Sương...đang được các đối tác nước ngoài (Nhật, Pháp, Nga, Đức) đệ trình phương án đầu tư. Xem thêm Tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đường hàng không: Thành phố có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cho đến tháng 3 năm 2006 là sân bay lớn nhất Việt Nam (năm 2005, có lượng khách quốc tế đến bằng đường hàng không chiếm 2/3 tổng số lượng khách đến các sân bay quốc tế tại Việt Nam, sân bay này phục vụ 7 triệu khách thông qua, chiếm 1/2 tổng số 14 triệu khách sử dụng sân bay tại Việt Nam). Nhà ga quốc tế mới với năng lực 8-10 triệu khách năm dự kiến hoàn thành cuối năm 2006. Trong tương lai không xa, Sân bay Quốc tế Long Thành với công suất 80-100 triệu khách năm sẽ được xây dựng 40 km về phía Đông Bắc thành phố.

Du lịch

Khẩu hiệu du lịch của thành phố là "TPHCM - điểm đến an toàn và thân thiện". Năm 2005, thành phố đón 2 triệu khách du lịch quốc tế. Khách du lịch đến thành phố được tham quan ở các di tích lịch sử khu vực trung tâm, hay ra ngoại thành thăm khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, địa đạo Củ Chi, mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ ở đường Đồng Khởi, chợ Bến Thành. Thành phố có khu phố Tây ở đường Phạm Ngũ Lão, thưởng thức ẩm thực khẩn hoang Nam bộkhu du lịch Bình Quới. Nếu đến vào dịp Tết, du khách sẽ được ngắm nhìn đường hoa Nguyễn Huệ và tham dự vào lễ hội bánh tét thành phố.

Các khu vui chơi giải trí như: Khu du lịch Suối tiên; Công viên nước Water Park; Công viên nước Đại thế giới; Công viên giải trí Đầm Sen; Thảo Cầm Viên...Các điểm tham quan hấp dẫn như: Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Địa đạo Củ Chi, Thảo cầm viên.

Thành phố vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống có giá trị lớn về ý nghĩa văn hóa, tạo được nhiều việc làm cho lao động. Đó là làng hoa Gò Vấp, làng bánh tráng Phú Hòa Đông, làng dệt Bảy Hiền...

Ẩm thực

Là một thành phố có dân cư nhiều dân tộc khác nhau (Việt, Hoa, Khmer, Chăm...) và dân cư từ khắp nơi trên cả nước hội tụ về, ẩm thực của thành phố rất phong phú đa dạng. Người ta có thể thưởng thức phởbún thịt nướng Hà Nội; bún bò và các món bánh Huế; các món ăn miền Tây; các món ăn của Trung Hoa, Ấn Độ, Thái Lan, Pháp, Malaysia... Các món ăn đặc trưng nhất của thành phố là: các món lẩu, nem Sài Gòn, hủ tiếu, bò bía (hay pò pía), các món đặc sản (lươn, ếch, cừu...), đặc biệt là hàng trăm món nướng độc đáo theo phong cách thời khẩn hoang Nam Bộ.

Văn hóa - Xã hội - Thể thao

Thành phố là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa (Việt, Hoa, Âu, Chăm, Khmer), thuộc vùng văn hóa Nam bộ với đặc trưng con người năng động, nhạy bén, hào sảng.

Thành phố có 11 bảo tàng và nhiều nhà lưu niệm, nhà truyền thống, phòng truyền thống ở các quận, huyện. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là bảo tàng lớn nhất, và là bảo tàng đầu tiên của thành phố. Bảo tàng Hồ Chí Minh nơi xưa kia là Bến Nhà Rồng. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trưng bày về tội ác của quân đội Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Thành phố là nơi đầu tiên đề xướng và triển khai thực hiện các phong trào xã hội đầy tính nhân văn như: "nhà tình thương", "xóa đói giảm nghèo", "ánh sáng văn hoá hè", "chiến dịch mùa hè xanh" của thanh niên, đào tạo nghề cho người sau cai nghiện trên cả nước. Thành phố hiện có tỷ lệ người nghèo thấp nhất nước: 1,8%.

Thành phố có các trung tâm tôn giáo lớn: Nhà thờ Đức Bà, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Giác Lâm là chùa cổ nhất của thành phố. Ngoài ra còn có các thánh thất Cao Đài, thánh đường Hồi giáo, thánh địa Hòa Hảo...

Thành phố 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát. Nhà hát Lớn thành phố là rạp hát lớn nhất. Rạp hát truyền thống có: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, Nhà hát nghệ thuật hát bội Thành phố Hồ Chí MinhNhà hát múa rối Thành phố Hồ Chí Minh. Các sân khấu và các đoàn kịch nói của của thành phố, khác với các tỉnh thành khác được Nhà nước bao cấp kinh phí, tự chủ hoạt động và tự chủ kinh phí và hoạt động liên tục suốt các ngày trong tuần. Các sân khấu kịch nói, ca nhạc hoạt động sôi động nhất nước. Thành phố là trung tâm ca nhạc lớn của cả nước quy tụ các ca sỹ khắp đất nước đến biểu diễn.

Thành phố là một trong những trung tâm thể thao lớn của cả nước, từng là nơi tổ chức SEA Games 22. Sân vận động lớn nhất là sân vận động Thống Nhất. Ngoài ra còn có các sân khác như: Sân vận động Quân khu 7, Thành Long, Hoa Lư; Nhà thi đấu Phú Thọ, Trường đua ngựa Phú Thọ, Nhà thi đấu Phan Đình Phùng...

Thành phố là nơi ra báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ: Gia Định báo. Báo lớn nhất của thành phố là báo Sài Gòn giải phóng; các báo có số ấn bản lớn nhất nước như: Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Ngoài ra còn hàng chục tờ báo và tạp chí lớn khác như: Công an thành phố, Người lao động, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời trang, Thế giới mới, Kiến thức ngày nay... Báo tiếng Anh có: Saigon Times daily, Thanhniennews (báo điện tử). Báo tiếng Hoa: Sài Gòn giải phóng. Thành phố có đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minhđài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trung tâm của thành phố là Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố là địa phương tiêu thụ các ấn phẩm xuất bản lớn nhất nước, có hệ thống các nhà sách quy mô lớn, phân bố đều khắp các quận huyện.

Giáo dục và Y tế

Thành phố đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Thành phố có các trường phổ thông quốc tế. Về đào tạo đại học, thành phố có Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (là trường đại học đào tạo đa ngành lớn nhất). Ngoài ra, còn có hàng chục trường đại học danh tiếng khác như: Đại học Hoàng gia Melbourne (Royal Melbourne Institute of Technology) của Australia, Đại học Kiến trúc, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Y Dược, Nhạc viện thành phố, Đại học Mỹ thuật, Đại học Ngân hàng, Đại học Công nghiệp, Đại học Hàng hải, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Hàng không, Đại học Văn hóa, Đại học Thể dục Thể thao, Đại học ngoại thương, Đại học thủy lợi...và hàng trăm trường cao đẳng, trung học dạy nghề khác. Về chăm sóc y tế, Thành phố là một trong những trung tâm hàng đầu về dịch vụ y tế chất lượng cao của Việt Nam. Thành phố có 56 bệnh viện (2005), 29 phòng khám khu vực (2005), 8 bác sĩ/10.000 dân (2003). Bệnh viện lớn nhất là bệnh viện Chợ Rẫy.

Tương lai

Vùng Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển năng động để trở thành một Đại đô thị có dân số lên đến 20 triệu người (Mega Metropolitan Area) bao gồm: Tp HCM và vệ tinh: Biên Hoà - Vũng Tàu - Thủ Dầu Một - Bà Rịa - Tân An - Tây Ninh - Gò Công - Mỹ Tho[cần dẫn nguồn].

Các thách thức

Nạn nhân mãn và Ô nhiễm môi trường

Do sự tăng dân số cơ học nhanh và có nhiều khu công nghiệp nằm trong thành phố nên tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước sông, nước ngầm đặc biệt nghiêm trọng.

Tình trạng ùn tắc giao thông

Tình trạng xây dựng lộn xộn

Tội phạm

Liên kết ngoài

Hình ảnh Sài Gòn cổ xưa