Bảng mã IOC
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) sử dụng ba ký tự tiêu biểu cho mã quốc gia và chùm ký tự này sẽ đại diện cho các vận động viên trong các kì Thế vận hội. Mỗi chùm ký tự đại diện cho ủy ban Olympic riêng biệt của các quốc gia tương ứng; nhưng cũng có thể trong các sự kiện quá khứ nó được dùng để đại diện cho liên hiệp các quốc gia hay tập thể và cá nhân không đại diện cho bất kì một quốc gia nào.
Bảng mã này có một vài điểm khác biệt so với bảng chuẩn ISO 3166-1 alpha-3. Trong một số tổ chức thể thao khác, chẳng hạn như FIFA hay Liên đoàn Thịnh vượng chung Anh, cũng dùng ký hiệu giống với bảng này.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Thế vận hội Mùa đông 1956 và Mùa hè 1960 là hai kỳ đại hội đầu tiên sử dụng những chữ cái đầu để biểu trưng cho một Ủy ban Olympic quốc gia và dùng nó trong văn kiện chính thức của đại hội[1]. Tuy nhiên, những ký hiệu này được sử dụng không nhất quán trong các kì đại hội tiếp theo (ví dụ như: GIA đại diện cho Nhật Bản tại Mùa đông 1956 và Mùa hè 1960, bắt nguồn từ chữ Giappone trong tiếng Ý; hoặc COR dành cho Triều Tiên, xuất phát từ chữ Corée trong tiếng Pháp). Mãi đến kì Thế vận hội Mùa đông 1972, các ký hiệu quốc gia mới được chuẩn hoá cách dùng. Ngoài ra, vì một số lý do khách quan như sự tan vỡ một số nước liên bang, thành lập quốc gia mới... dẫn đến mã quốc gia có sự thay đổi như những sự tan rã của Liên Xô, Nam Tư và Tiệp Khắc hay sự tái thống nhất của Đức cùng nhiều thay đổi khác về mặt địa lý.
Ngoài 206 ủy ban thành viên trong danh sách dưới, các thành viên còn cũng dùng các ký hiệu chuẩn hoá này trong Thế vận hội Người khuyết tật. Các ký hiệu đại diện cho Ma Cao, Trung Quốc và Quần đảo Faroe, lần lượt là MAC và FRO[2][3].
Các ủy ban Olympic hiện tại
[sửa | sửa mã nguồn]Trên toàn thế giới, có tổng cộng 206 ủy ban Olympic quốc gia thuộc 5 Hiệp hội Ủy ban Olympic - ANOC (chính thức) đang tham gia vào các sự kiện Thế vận hội. Bảng dưới đây cho biết mã riêng của từng quốc gia và một số ký hiệu mã từng được sử dụng, theo báo cáo qua các kì Đại hội. Cách dùng một số ký hiệu mã cũ được giải thích cụ thể trong mục riêng. Bảng mã này chỉ áp dụng cho Thế vận hội Mùa hè hoặc Mùa đông, diễn ra cùng năm, và được viết tắt thành "Hè" và "Đông".
Các ủy ban Paralympic hiện tại
[sửa | sửa mã nguồn]Mã | NPC |
---|---|
MAC | Ma Cao, Trung Quốc |
FRO | Quần đảo Faroe |
Các ủy ban Olympic không còn tồn tại
[sửa | sửa mã nguồn]Mã còn sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Những quốc gia dưới đây tuy không còn tồn tại nhưng mã viết tắt vẫn còn được sử dụng trong cơ sở dữ liệu của IOC[5] để ghi nhận thành tích của các đội tuyển đại diện cho quốc gia đó.
Mã | NOC | Khác |
---|---|---|
AHO | Antille thuộc Hà Lan | nay là Aruba, Bonaire và Curaçao |
ANZ | Australasia | |
BOH | Bohemia | |
BWI | Tây Ấn thuộc Anh | ANT (Hè 1960, Hè 1968), WID (Hè 1964) |
EUA | Đoàn thể thao Đức thống nhất | GER (Hè 1956–Hè 1964) |
EUN | Đoàn thể thao hợp nhất | |
FRG | Tây Đức | ALL (Đông 1968), ALE (Hè 1968), GER (Hè 1972–Hè 1976) |
GDR | Đông Đức | ADE (Hè 1968) |
RU1 | Đế quốc Nga | |
ROC | Ủy ban Olympic Nga | là mã thay thế tạm thời của Nga trong giai đoạn bị cấm vì bê bối doping (2020–2022) |
SCG | Serbia và Montenegro | YUG (Hè 1996–Đông 2002) |
TCH | Tiệp Khắc | CSL (Đông 1956), CZE (Đông 1960), CSV (Hè 1960), CZS (Hè 1964), CHE (Hè 1968) |
URS | Liên Xô | SOV (Đông 1968) |
VNM | Việt Nam Cộng hòa | là mã của Việt Nam trong giai đoạn từ 1955 đến 1975[6] |
YUG | Nam Tư | JUG (Hè 1956–Hè 1960, Đông 1968), YUS (Hè 1964) |
ZZX | Đoàn thể thao kết hợp |
Mã cũ
[sửa | sửa mã nguồn]Mã | NOC | Năm tồn tại | Ghi chú |
---|---|---|---|
BIR | Miến Điện | 1948–1988 | nay là Myanmar |
CEY | Ceylon | 1948–1972 | nay là Sri Lanka |
DAH | Dahomey | 1964–1976 | nay là Bénin |
GUI | Guiana thuộc Anh | 1948–1964 | nay là Guyana |
HBR | Honduras thuộc Anh | 1968–1972 | nay là Belize |
IHO | Đông Ấn Hà Lan | 1934–1938 | nay là Indonesia |
KHM | Cộng hòa Khmer | 1972–1976 | nay là Campuchia |
MAL | Malaysia | 1956–1960 | tranh tài độc lập trước khi hợp nhất thành Malaysia năm 1963 |
NBO | Bắc Borneo | 1956 | |
RAU | Cộng hòa Ả Rập Thống nhất | 1960 | nay tách ra thành Ai Cập và Syria |
NRH | Bắc Rhodesia | 1964 | nay là Zambia |
RHO | Rhodesia | 1960–1972 | nay là Zimbabwe |
ROC | Trung Hoa Dân Quốc | 1932–1976 | nay là Đài Bắc Trung Hoa |
SAA | Saar | 1952 | tranh tài độc lập trước khi được tái nhập vào Tây Đức năm 1957 |
UAR | Cộng hòa Ả Rập Thống nhất | 1964 | nay là Ai Cập |
VOL | Thượng Volta | 1972–1984 | nay là Burkina Faso |
YAR | Bắc Yemen | 1984–1988 | tranh tài độc lập trước khi hợp nhất thành Yemen năm 1990 |
YMD | Nam Yemen | 1988 | |
ZAI | Zaire | 1972–1996 | nay là Cộng hòa Dân chủ Congo |
Hai mã được thay đổi theo cách gọi tên quốc gia:
- HOL được chuyển thành NED đại diện cho Hà Lan trong kì Thế vận hội Mùa hè 1992, thay cho tên cũ là Holland.
- IRN được chuyển thành IRI đại diện cho Iran cũng trong kì Thế vận hội đó, phản ánh tên đầy đủ của nước này (Islamic Republic of Iran).
Mã đặc biệt
[sửa | sửa mã nguồn]Mã | NOC và NPC | Năm tồn tại |
---|---|---|
COR | Triều Tiên | 2018 |
EOR | Đội tuyển Olympic người tị nạn | 2020 |
EUN | Đoàn thể thao hợp nhất | 1992 |
IOP | Các đoàn tham gia Olympic độc lập |
|
IOA | Vận động viên Olympic độc lập |
|
IOC | Vận động viên từ Kuwait | 2010–2012 |
MIX | Các NOC kết hợp | 2010– |
OAR | Vận động viên Olympic từ Nga | 2018 |
ROT | Đội tuyển Olympic người tị nạn | 2016 |
ZZX | Đoàn thể thao kết hợp | 1896–1904 |
IPP | Các đoàn tham gia Paralympic độc lập | 1992 |
IPA | Vận động viên Paralympic cá nhân |
|
IPA API |
Đội tuyển Paralympic người tị nạn |
|
NPA | Vận động viên Paralympic trung lập | 2018 |
RPC | Ủy ban Paralympic Nga | 2020 |
RPT | Đội tuyển Paralympic người tị nạn | 2020 |
- ANZ hiện vẫn được dùng trong cơ sở dữ liệu huy chương IOC[5] nhằm chỉ đội tuyển liên minh Australasia, là sự kết hợp giữa hai nước Úc và New Zealand trong các kì đại hội năm 1908 và 1912. Đến năm 1920, hai đội tách riêng ra.
- EUA được dùng trong cơ sở dữ liệu huy chương của IOC[5] nhằm chỉ Đoàn thể thao Đức thống nhất, là sự kết hợp giữa hai nước Tây Đức và Đông Đức trong khoảng thời gian 1956–1964. Và để đơn giản, trong các văn kiện của sáu kì đại hội ở thời điểm đó gọi đây là đội Đức.
- EUN được dùng ở hai kì đại hội năm 1992 cho Đoàn thể thao hợp nhất, bao gồm chủ yếu là các vận động viên Liên Xô. Chỉ trừ các quốc gia vùng Baltic được thi đấu với tư cách độc lập từ năm 1992; mãi đến năm 1994 hoặc 1996, 12 nước còn lại trong liên bang (các nước tuyên bố tách khỏi sau đó) mới được tham gia độc lập.
- IOP được dùng cho các Các đoàn tham gia Olympic độc lập vào năm 1992, mã đề xuất này dành cho các vận động viên đến từ Nam Tư, những người đã không thể đại diện cho đất nước mình vì lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
- IOA được dùng cho các Vận động viên Olympic độc lập vào năm 2000, mã đề xuất này dành cho các vận động viên đến từ Đông Timor vì khi đó ủy ban Olympic riêng của quốc gia này chưa được thành lập.
- ZZX được dùng trong cơ sở dữ liệu huy chương của Đoàn thể thao kết hợp từ nhiều quốc gia như: Pháp, Anh Quốc...; đội tuyển này tham gia các kì đại hội năm 1896, 1900 và 1904.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Danh sách các Ủy ban Olympic quốc gia phân theo châu lục:
- Danh sách các quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa hè
- Danh sách các quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa đông
- Bảng mã FIFA
- ISO 3166-1: alpha-1, alpha-2 & alpha-3
- So sánh khác biệt giữa các bảng mã IOC, FIFA và ISO 3166
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Bill Mallon & Ove Karlsson (2004). “IOC and OCOG Abbreviations for NOCs” (PDF). Tập san Lịch sử Thế vận hội. 12 (2): 25–28. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ “Faroe Islands”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2016.
- ^ “Macau, China”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2016.
- ^ Tên chính thức của Đài Loan tại Thế vận hội
- ^ a b c “Vận động viên được trao huy chương Olympic”. International Olympic Committee. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.
- ^ “MUNICH 1972 SHOOTING 50M PISTOL 60 SHOTS MIXED RESULTS”. Olympic.org.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- VII Olympic Winter Games Cortina d'Ampezzo 1956 Official Report (PDF). Rome: Società Grafica Romana. tr. 70. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
- Robert Rubin. VIII Olympic Winter Games Squaw Valley California 1960 Final Report (PDF). California Olympic Commission. tr. 92. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
- Giacomini, Romolo. The Games of the XVII Olympiad Rome 1960, The Official Report of the Organizing Committee, Volume 2 (PDF). Roma: Carlo Colombo. tr. 56. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2008.
- The Official Report of the Games of the XVIII Olympiad, Tokyo 1964, Volume II (PDF). Tokyo: The Organizing Committee for the Games of the XVIII Olympiad. tr. 1. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2008.
- Xth Winter Olympic Games Official Report (PDF). Comité d'Organisation des xèmes Jeux Olympiques d'Hiver de Grenoble. 1969. tr. 401. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
- Trueblood, Beatrice (1969). The Official Report of the Organizing Committee of the Games of the XIX Olympiad Mexico 1968, Volume 3: The Games (PDF). Organizing Committee of the Games of the XIX Olympiad. tr. 16–17. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
- The Official Report of XIth Winter Olympic Games, Sapporo 1972 (PDF). The Organizing Committee for the Sapporo Olympic Winter Games. 1973. tr. 434–455. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
- Kunze, Herbert (1974). The official report of the Organizing Committee for the Games of the XXth Olympiad Munich 1972, Volume 3 The competitions (PDF). Munich: proSport. tr. 14. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2008.
- Bertl Neumann. XII.Olympische Winterspiele Innsbruck 1976 Final Report (PDF). Organizing Committee for the XIIth Winter Olympic Games 1976 at Innsbruck. tr. 163. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
- Chantigny, Louis (1978). Games of the XXI Olympiad Montréal 1976 Official Report, Volume III Results (PDF). Montreal: COJO 76. tr. 7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
- I. T. Novikov (1981). Games of the XXII Olympiad Moscow 1980, Volume 3 Participants and Results (PDF). Moscow: Fizkultura i Sport. tr. 9–10. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
- Official Report of the Organising Committee of the XlVth Winter Olympic Games 1984 at Sarajevo (PDF). Sarajevo: Oslobodenje. 1984. tr. 89–90. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
- Perelman, Richard B. (1985). Official Report of the Games of the XXIIIrd Olympiad Los Angeles 1984, Volume 2 Competition Summary and Results (PDF). Los Angeles Olympic Organizing Committee. tr. 202. ISBN 0-9614512-0-3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
- Rodney Chapman (1988). XV Olympic Winter Games Official Report (PDF). Calgary Olympic Development Association. tr. 621–645. ISBN 0-921060-26-2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
- Lee Kyong-hee. Games of the XXIVth Olympiad Seoul 1988 Official Report, Volume 2: Competition Summary and Results (PDF). Seoul Olympic Organizing Committee. tr. 150–161. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
- Claudie Blanc, Jean-Marc Eysseric (1992). “Results”. Official Report of the XVI Winter Olympic Games of Albertville and Savoie (PDF). Albertville, France: Comité d'organisation des XVIes Jeux olympiques d'hiver d'Albertville et de la Savoie. tr. 3. ISBN 2-9507109-0-5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
- Cuyàs, Romà (1992). Official Report of the Games of the XXV Olympiad Barcelona 1992, Volume IV The Games (PDF). COOB'92. tr. 396–397. ISBN 84-7868-097-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
- “Volume IV”. Official Report of the XVII Olympic Winter Games (PDF). 1994. tr. 63. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
- Watkins, Ginger T. (1997). The Official Report of the Centennial Olympic Games, Volume III The Competition Results (PDF). Atlanta: Peachtree Publishers. tr. viii–ix. ISBN 1-56145-150-9. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
- Shinano Mainichi Shimbun (1998). “Volume Three Competition Results and Participants”. The XVIII Olympic Winter Games Official Report (PDF). The Organizing Committee for the XVIII Olympic Winter Games, Nagano 1998. tr. 12. ISBN 4-7840-9827-5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
- Sydney Organising Committee for the Olympic Games. (2001). “National Olympic Committees”. Official Report of the XXVII Olympiad, Volume Three: Results (PDF). Sydney Organising Committee for the Olympic Games. tr. 1–5. ISBN 0-9579616-1-8. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
- “List of National Olympic Committees Participating in the XIX Olympic Winter Games in Salt Lake City” (PDF). International Olympic Committee. 30 tháng 1 năm 2002. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2008.
- Skarveli, Efharis; Zervos, Isabel. Official Report of the XXVIII Olympiad, Volume Two: The Games (PDF). Athens 2004 Organising Committee for the Olympic Games. tr. 528–529. ISBN 960-88101-7-5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)