Hoa Kỳ tại Thế vận hội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoa Kỳ tại
Thế vận hội
Mã IOCUSA
NOCỦy ban Olympic Hoa Kỳ
Huy chương
Vàng Bạc Đồng Tổng số
1127 905 795 2.827
Tham dự Mùa hè
Tham dự Mùa đông
Các lần tham dự khác
Thế vận hội xen kẽ 1906

Hoa Kỳ đã liên tục gửi vận động viên (VĐV) tới các kỳ Thế vận hội hiện đại, trừ lần tẩy chay Thế vận hội Mùa hè 1980.

Các vận động viên Hoa Kỳ đã giành được tổng cộng 2,522 huy chương (trong đó có 1,022 huy chương vàng) tại Thế vận hội Mùa hè và 305 huy chương tại Thế vận hội Mùa đông. Các môn có nhiều huy chương nhất là Điền kinh (Track and field) với 801 huy chương và Bơi lội với 553 huy chương. Thomas Burke là VĐV đầu tiên vô địch Olympic nội dung chạy nước rút 100 mét và 400 mét tại Thế vận hội Mùa hè 1896. VĐV Track and field James Connolly là nhà vô địch Olympic hiện đại đầu tiên; về nhất chung cuộc nội dung Nhảy xa ba bước trong ngày thi đấu mở màn Thế vận hội Mùa hè 1896. VĐV Bơi lội Michael Phelps là người có nhiều huy chương nhất trong lịch sử Thế vận hội với 28 huy chương (trong đó 23 huy chương vàng).

Hoa Kỳ chưa lần nào không có huy chương vàng tại tất cả các kỳ Thế vận hội nước này tham gia; sở hữu số huy chương vàng và tổng số huy chương nhiều hơn mọi quốc gia ở Thế vận hội Mùa hè; xếp thứ hai về số lượng huy chương vàng cũng như tổng số huy chương tại Thế vận hội Mùa đông, chỉ sau Na Uy. Từ giữa thế kỷ 20 đến cuối những năm 1980, Hoa Kỳ chủ yếu cạnh tranh với Liên Xô tại Thế vận hội Mùa hè; cạnh tranh cùng Liên Xô, Na Uy, và Đông Đức tại Thế vận hội Mùa đông. Sau khi Liên Xô tan rã, đối thủ hiện nay của Hoa Kỳ về số huy chương tại Thế vận hội Mùa hèTrung Quốc và tại Thế vận hội Mùa đôngNa Uy.

Hoa Kỳ dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương của 17 Thế vận hội Mùa hè và 1 Thế vận hội Mùa đông.

Các kỳ Thế vận hội Hoa Kỳ đã tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ đã làm nước chủ nhà của 8 Thế vận hội, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác.

Thế vận hội Thành phố đăng cai Thời gian Số nước tham dự Số VĐV Số nội dung thi đấu
Thế vận hội Mùa hè 1904 St. Louis, Missouri 1 tháng 7 – 23 tháng 11 12 651 91
Thế vận hội Mùa đông 1932 Lake Placid, New York 7 – 15 tháng 2 17 252 14
Thế vận hội Mùa hè 1932 Los Angeles, California 30 tháng 7 – 14 tháng 8 37 1,332 117
Thế vận hội Mùa đông 1960 Squaw Valley, California 2 – 20 tháng 2 30 665 27
Thế vận hội Mùa đông 1980 Lake Placid, New York 13 – 24 tháng 2 37 1,072 38
Thế vận hội Mùa hè 1984 Los Angeles, California 28 tháng 7 – 12 tháng 8 140 6,829 221
Thế vận hội Mùa hè 1996 Atlanta, Georgia 19 tháng 7 – 4 tháng 8 197 10,318 271
Thế vận hội Mùa đông 2002 Thành phố Salt Lake, Utah 8 – 24 tháng 2 77 2,399 78
Thế vận hội Mùa hè 2028 Los Angeles, California 21 tháng 7 – 6 tháng 8

Los Angeles sẽ lần thứ 3 tổ chức Thế vận hội vào năm 2028, đánh dấu lần thứ 9 Hoa Kỳ là nước chủ nhà Olympic.

Bảng huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

*Thế vận hội do Hoa Kỳ tổ chức nằm trong ô viền đỏ

Huy chương tại các kỳ Thế vận hội Mùa hè[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
Hy Lạp Athens 1896 14 11 7 2 20 1
Pháp Paris 1900 75 19 14 14 47 2
Hoa Kỳ St. Louis 1904 526 78 82 79 239 1
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 1908 122 23 12 12 47 2
Thụy Điển Stockholm 1912 174 25 19 19 63 1
Bỉ Antwerpen 1920 288 41 27 27 95 1
Pháp Paris 1924 299 45 27 27 99 1
Hà Lan Amsterdam 1928 280 22 18 16 56 1
Hoa Kỳ Los Angeles 1932 474 41 32 30 103 1
Đức Berlin 1936 359 24 20 12 56 2
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 1948 300 38 27 19 84 1
Phần Lan Helsinki 1952 286 40 19 17 76 1
Úc Melbourne 1956 297 32 25 17 74 2
Ý Roma 1960 292 34 21 16 71 2
Nhật Bản Tokyo 1964 346 36 26 28 90 1
México Thành phố México 1968 357 45 28 34 107 1
Tây Đức München 1972 400 33 31 30 94 2
Canada Montréal 1976 396 34 35 25 94 3
Liên Xô Moskva 1980 không tham dự
Hoa Kỳ Los Angeles 1984 522 83 61 30 174 1
Hàn Quốc Seoul 1988 527 36 31 27 94 3
Tây Ban Nha Barcelona 1992 545 37 34 37 108 2
Hoa Kỳ Atlanta 1996 646 44 32 25 101 1
Úc Sydney 2000 586 37 24 32 93 1
Hy Lạp Athens 2004 613 36 39 26 101 1
Trung Quốc Bắc Kinh 2008 596 36 38 37 111 2
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 530 46 28 29 103 1
Brasil Rio de Janeiro 2016 554 46 37 38 121 1
Nhật Bản Tokyo 2020 chưa diễn ra
Tổng số 1022 794 705 2521 1

Huy chương tại các kỳ Thế vận hội Mùa đông[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
Pháp Chamonix 1924 24 1 2 1 4 5
Thụy Sĩ St. Moritz 1928 24 2 2 2 6 2
Hoa Kỳ Lake Placid 1932 64 6 4 2 12 1
Đức Garmisch-Partenkirchen 1936 55 1 0 3 4 8
Thụy Sĩ St. Moritz 1948 69 3 4 2 9 4
Na Uy Oslo 1952 65 4 6 1 11 2
Ý Cortina d'Ampezzo 1956 67 2 3 2 7 6
Hoa Kỳ Squaw Valley 1960 79 3 4 3 10 3
Áo Innsbruck 1964 89 1 2 4 7 8
Pháp Grenoble 1968 95 1 5 1 7 9
Nhật Bản Sapporo 1972 103 3 2 3 8 5
Áo Innsbruck 1976 106 3 3 4 10 3
Hoa Kỳ Lake Placid 1980 101 6 4 2 12 3
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Sarajevo 1984 107 4 4 0 8 3
Canada Calgary 1988 118 2 1 3 6 9
Pháp Albertville 1992 147 5 4 2 11 5
Na Uy Lillehammer 1994 147 6 5 2 13 5
Nhật Bản Nagano 1998 186 6 3 4 13 5
Hoa Kỳ Thành phố Salt Lake 2002 202 10 13 11 34 3
Ý Torino 2006 211 9 9 7 25 2
Canada Vancouver 2010 216 9 15 13 37 3
Nga Sochi 2014 230 9 7 12 28 4
Hàn Quốc Pyeongchang 2018 242 9 8 6 23 4
Trung Quốc Bắc Kinh 2022 chưa diễn ra
Tổng số 96 102 84 282 2

Huy chương theo môn[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Mùa hè[sửa | sửa mã nguồn]

  Dẫn đầu trong môn thể thao đó
Môn thể thaoVàngBạcĐồngTổng số
Điền kinh335260207802
Bơi lội246172135553
Đấu vật544335132
Bắn súng542927110
Quyền Anh502440114
Nhảy cầu494445138
Thể dục dụng cụ374235114
Chèo thuyền33322489
Bóng rổ232328
Quần vợt2161239
Thuyền buồm19231860
Xe đạp16212057
Cử tạ16161244
Bắn cung1411934
Đua ngựa11212052
Bóng chuyền bãi biển62210
Canoeing55616
Bơi nghệ thuật5229
Bóng đá4217
Golf33511
Bóng chuyền33410
Bóng mềm3104
Đấu kiếm291425
Bóng nước25411
Judo24814
Taekwondo2259
Rugby union2002
Roque1113
Kéo co1113
Bóng chày1023
Ba môn phối hợp1012
Jeu de paume1001
Năm môn phối hợp hiện đại0639
Polo0112
Bóng vợt0101
Khúc côn cầu trên cỏ0022
Tổng số (36 đơn vị)10227947042520

Cập nhật ngày 1 tháng 11 năm 2018

Thế vận hội Mùa đông[sửa | sửa mã nguồn]

  Dẫn đầu trong môn thể thao đó
Môn thể thaoVàngBạcĐồngTổng số
Trượt băng tốc độ29221768
Trượt tuyết đổ đèo17201047
Trượt băng nghệ thuật15162051
Trượt ván trên tuyết1471031
Trượt tuyết tự do99725
Xe trượt lòng máng710825
Khúc côn cầu trên băng411217
Trượt băng tốc độ cự ly ngắn47920
Trượt băng nằm sấp3418
Hai môn phối hợp Bắc Âu1304
Trượt tuyết băng đồng1102
Bi đá trên băng1012
Trượt băng nằm ngửa0336
Trượt tuyết nhảy xa0011
Tổng số (14 đơn vị)10511389307

Cập nhật ngày 1 tháng 11 năm 2018

(*), (**) Hai bảng này không bao gồm 2 tấm huy chương – 1 bạc được trao ở môn Khúc côn cầu trên băng và một đồng được trao ở môn Trượt băng nghệ thuật tại Thế vận hội Mùa hè 1920.

Các VĐV cầm cờ cho đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Mùa hè
Thế vận hội VĐV Môn thi đấu
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 1908 Ralph Rose Điền kinh
Thụy Điển Stockholm 1912 George Bonhag Điền kinh
Bỉ Antwerpen 1920 Pat McDonald Điền kinh
Pháp Paris 1924 Pat McDonald Điền kinh
Hà Lan Amsterdam 1928 Bud Houser Điền kinh
Hoa Kỳ Los Angeles 1932 Morgan Taylor Điền kinh
Đức Berlin 1936 Al Jochim Thể dục dụng cụ
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 1948 Ralph Craig Thuyền buồm
Phần Lan Helsinki 1952 Norman Armitage Đấu kiếm
Úc Melbourne 1956 Norman Armitage [1] Đấu kiếm
Ý Roma 1960 Rafer Johnson Điền kinh
Nhật Bản Tokyo 1964 Parry O'Brien Điền kinh
México Thành phố México 1968 Janice Romary [2] Đấu kiếm
Tây Đức München 1972 Olga Fikotova Connolly Điền kinh
Canada Montréal 1976 Gary Hall, Sr. Bơi lội
Liên Xô Moskva 1980 không tham dự
Hoa Kỳ Los Angeles 1984 Ed Burke Điền kinh
Hàn Quốc Seoul 1988 Evelyn Ashford Điền kinh
Tây Ban Nha Barcelona 1992 Francie Larrieu Smith Điền kinh
Hoa Kỳ Atlanta 1996 Bruce Baumgartner Đấu vật
Úc Sydney 2000 Cliff Meidl Canoeing
Hy Lạp Athens 2004 Dawn Staley Bóng rổ
Trung Quốc Bắc Kinh 2008 Lopez Lomong Điền kinh
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 Mariel Zagunis Đấu kiếm
Brasil Rio de Janeiro 2016 Michael Phelps Bơi lội
Thế vận hội Mùa đông
Thế vận hội VĐV Môn thi đấu
Pháp Chamonix 1924 Clarence Abel Khúc côn cầu trên băng
Thụy Sĩ St. Moritz 1928 Godfrey Dewey Trượt tuyết băng đồng (trưởng đoàn)
Hoa Kỳ Lake Placid 1932 Billy Fiske Xe trượt lòng máng
Đức Garmisch-Partenkirchen 1936 Rolf Monsen Trượt tuyết băng đồng
Thụy Sĩ St. Moritz 1948 Jack Heaton Trượt băng nằm sấp & Xe trượt lòng máng
Na Uy Oslo 1952 Jim Bickford Xe trượt lòng máng
Ý Cortina d'Ampezzo 1956 Jim Bickford Xe trượt lòng máng
Hoa Kỳ Squaw Valley 1960 Don McDermott Trượt băng tốc độ
Áo Innsbruck 1964 Bill Disney Trượt băng tốc độ
Pháp Grenoble 1968 Terry McDermott Trượt băng tốc độ
Nhật Bản Sapporo 1972 Dianne Holum Trượt băng tốc độ
Áo Innsbruck 1976 Cindy Nelson Trượt tuyết đổ đèo
Hoa Kỳ Lake Placid 1980 Scott Hamilton Trượt băng nghệ thuật
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Sarajevo 1984 Frank Masley Trượt băng nằm ngửa
Canada Calgary 1988 Lyle Nelson Hai môn phối hợp
Pháp Albertville 1992 Bill Koch Trượt tuyết băng đồng
Na Uy Lillehammer 1994 Cammy Myler Trượt băng nằm ngửa
Nhật Bản Nagano 1998 Eric Flaim Trượt băng tốc độ
Hoa Kỳ Thành phố Salt Lake 2002 Amy Peterson Trượt băng tốc độ cự ly ngắn
Ý Torino 2006 Chris Witty Trượt băng tốc độ
Canada Vancouver 2010 Mark Grimmette Trượt băng nằm ngửa
Nga Sochi 2014 Todd Lodwick Hai môn phối hợp Bắc Âu
Hàn Quốc Pyeongchang 2018 Erin Hamlin Trượt băng nằm ngửa

Thi đấu nghiệp dư và thi đấu chuyên nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, việc không cho phép các VĐV chuyên nghiệp tham gia Olympic đã gây nhiều tranh cãi trong lịch sử Thế vận hội hiện đại. Jim Thorpe, nhà vô địch Năm môn phối hợpMười môn phối hợp tại Thế vận hội Mùa hè 1912, đã bị tước huy chương khi bị phát hiện là từng chơi bóng chày bán chuyên nghiệp trước khi thi đấu ở đấu trường Olympic. Sau khi Jim Thorpe đã qua đời được 30 năm, vào năm 1983, Ủy ban Olympic Quốc tế mới khôi phục lại các thành tích của VĐV này tại Thế vận hội.[3]

Sự xuất hiện của những "VĐV nghiệp dư toàn thời gian" được tài trợ bởi các Nhà nước thuộc Khối Đông Âu (nói cách khác, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bao cấp hoàn toàn các VĐV của đội tuyển nước mình tham gia Thế vận hội) đã làm mất đi ý nghĩa của hình thức thi đấu nghiệp dư tại Olympic. Liên Xô đã gửi đi các đoàn VĐV trong đó trên danh nghĩa là các học sinh, quân nhân hoặc những người ở nhiều ngành nghề khác; tuy nhiên, phần nhiều trong số họ lại được Nhà nước trả lương, chu cấp các chi phí để tham gia huấn luyện thể thao chuyên nghiệp.[4][5] Do đó, Olympic đã chuyển từ nghiệp dư thuần túy, theo như ý định ban đầu của Pierre de Coubertin, sang quy chế trao cơ hội tranh tài cho cả những VĐV chuyên nghiệp.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Warren Wofford là người cầm cờ tại cuộc tuần hành ở Stockholm cho các sự kiện đang được tổ chức của Hiệp hội các môn thể thao Olympic có sử dụng ngựa do các hoạt động cách ly đối với ngựa lúc đó ngăn việc tổ chức thi đấu các môn này tại Úc.
  2. ^ VĐV nữ đầu tiên cầm cờ cho đoàn Hoa Kỳ tại Thế vận hội.
  3. ^ “Jim Thorpe Biography”. Biography.com. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009.
  4. ^ Benjamin, Daniel (ngày 27 tháng 7 năm 1992). “Traditions Pro Vs. Amateur”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2009.
  5. ^ Schantz, Otto. “The Olympic Ideal and the Winter Games Attitudes Towards the Olympic Winter Games in Olympic Discourses—from Coubertin to Samaranch” (PDF). Comité International Pierre De Coubertin. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2008. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]