Thảo luận Thành viên:Ti2008/Lưu 18

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Sholokhov trong đề tài Friedrich Wilhelm IV của Phổ

Lê Túc Tông[sửa mã nguồn]

Cái chết của ông như là sự bất hạnh cho nhà Lê sơ ("trời không cho vua hiền sống mà lại dành chỗ cho vua quỷ"). Vua Túc Tông chỉ ngự trị nửa năm thì qua đời, xem ra thể lực quá yếu ớt, còn suy nhược hơn so với Nhân Tông. Nhưng việc Nghi Dân làm lại có "cớ" từ thân thế bất thường của Nhân Tông mà ra, còn Lê Tuấn dẫu hung bạo cũng chưa có lý do gì làm loạn, "khung bê tông" nề nếp kỷ cương mấy chục năm chưa dễ phá vỡ. Mà dân chúng chống đối (điển hình là Trần Tuân và Trần Cảo) cũng từ sự tàn bạo của vua quỷ và vua lợn sau đó. Anh cho rằng, chí ít nếu Túc Tông đủ khỏe mạnh như Nhân Tông thì "ngày tháng thoi đưa" sẽ kéo dài. Dù rằng nhà Lê có thể không hưng thịnh hơn nhưng cục diện "bình bình" như Trần Hiến Tông, Minh Thế Tông sẽ được duy trì.--Trungda (thảo luận) 04:19, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không rõ là ý người hay trời xui làm điều gở, nhưng việc làm của Thái Tông lại giống người "gần đất xa trời" hơn là của 1 ông vua đang trai tráng chưa tới 20. Nếu có nhiều con trai, thông thường các vua "cứ để đó đã, khi nào chúng nó lớn bộc lộ tố chất tính sau". Đằng này mấy đứa đang oe oe bế ngửa mà "phụ hoàng" đã sấp mải nay thay mai đổi, khiến bà mẹ đứa mới được thay (Nguyễn Thị Anh) cũng giật thót người khi có bà khác "đến kỳ". Chỉ tại vừa đa tình vừa bạc tình, có mới nới cũ như thay áo nên mới thành chuyện. Anh lại bạo gan mà đoán rằng: nếu Thái Tông sống đủ "tuổi trời", mấy chục năm sau rất có thể ngôi vua cũng sẽ về Tư Thành, vì thực tế chứng minh ông này có tố chất hơn cả trong 4 anh em, dẫu về "đạo đức" thì không hơn cha và kém Nhân Tông.--Trungda (thảo luận) 07:20, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nói trắng ra Tư Thành cũng có kha khá tì vết chính trị, tỉ như (cố tình) giết oan một người anh em của mình chả hạn. Vua Svern của Đan Mạch (cha của Knut) từng nói rằng một nhà vua chuyên chế chả qua là nô lệ của cái ghế mình đang ngồi, xem ra ít có ai thoát khỏi cửa này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:34, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

T.B.: Thật ra có cách để vào wiki tiếng Anh trong thời gian này. Chịu khó hi sinh 1 vài tính năng của trình duyệt web mà thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:38, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Giá như mà các nước ban căng không xâu xé nhau trong chiến tranh BC lần 2 thì anh Thổ đã không có cơ hội vơ lại phần Đông Tơraxơ rồi. Nói trắng ra, theo quan điểm của tôi, phần đất này và cả thủ đô Ixtambun đáng ra phải thuộc về Hi Lạp, cũng như Kars phải thuộc về Liên Xô. Các bác tư bẩn lo đánh Nga nhiều quá nên viện trợ cho Hi Lạp không đủ để đánh thắng Ataturk. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:48, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Thế mới biết các vua nhà Lý, nhà Trầnnhà Mạc làm việc "gia đạo" khá ổn thỏa. "Phúc đức tại mẫu", câu này một lần nữa lại đúng với chuyện nhà Thái Tông. Xem Lưu HằngLê Tư Thành là thấy.--Trungda (thảo luận) 07:57, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Ti xem đoạn mới bổ sung bài Lê Thánh Tông đi, thái độ tệ bạc với các "liệt sĩ trước cách mạng" khiến người đọc phải kinh ngạc và có lẽ Nguyễn Xí cũng phải lạnh gáy ("may mà mình khởi nghĩa thành công").--Trungda (thảo luận) 08:21, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Soi gương sang bên kia thì Lưu Bang thành công vẫn tôn kính Trần Thắng và dành đất thờ tự, thậm chí "tội thần" Cát Anh bị Trần Thắng giết, nhưng cũng góp công đánh Tần thì Lưu Bang vẫn tìm con cháu phong thưởng. Với những "cái gai" đe dọa "bông hoa nhỏ" Lưu Doanh thì xử triệt để nhưng với "cách mạng tiền bối" thì Lưu Bang làm chính trị rất tuyệt. Việc coi "làm đảo chính thất bại" lại ngang với "tội giết vua" thì quả là Lê Tư Thành suy diễn độc nhất vô nhị! Không biết có phải vì Thánh Tông từng "đánh hơi" thấy "hội Lê Ngang" có ý lập Khắc Xương hay không, sử không hề xác nhận!--Trungda (thảo luận) 08:37, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Logo Tết[sửa mã nguồn]

Trời ơi[sửa mã nguồn]

chắc là phải kiếm bản viết bằng tiếng Anh thì họ mới chịu chăng ?. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:08, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bản quyền hình ảnh[sửa mã nguồn]

Ti cho mình hỏi hình chụp năm 1925 thì đã hết hạn bản quyền chưa nhỉ? majjhimā paṭipadā Diskussion 16:19, ngày 20 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã trả lời. Hình cũng tạm ổn rồi ^^. Năm Nhâm Thìn đã sắp đến (còn 2 tiếng nữa), chúc bạn và gia đình sức khỏe và hạnh phúc! majjhimā paṭipadā Diskussion 15:14, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Mời bạn xem sơ qua chất lượng dịch thuật của bài Lon Nol mà tôi vừa mới chỉnh sửa và bổ sung thêm nhiều thứ, nếu có gì không ổn thì báo tôi biết nhé, thank nhiều. Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 02:30, ngày 21 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tự Đức vốn có sức khỏe kém và là người thiếu quyết đoán, trái ngược với ông nội "trâu bò" của mình là Minh Mệnh. Vậy mà ông ấy thọ hơn Minh Mệnh cũng mấy con giáp, chắc là do TĐ không lăng nhăng nhiều như MM. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:20, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

T.B.: Thật ra cách phiên Hán Việt "Đức" là sát hơn, vì người Đức gọi nước họ là Deutschland. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:23, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xin chào và cám ơn chân thành đến người bạn tốt. Chúc Ti cùng với gia đình một năm mới an khang thịnh vượng và thành công trong cuộc sống. Hiện tại mình đang lên wiki để chờ giao thừa. Trên này vắng quá nhỉ nhưng không khí thật ấm áp.--Huy Phương (thảo luận) 15:40, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Chúc Ti năm Rồng được vạn sự như ý, an khang thịnh vượng, chúc bạn nhiều sức khỏe để giúp sức phát triển Wikipedia tiếng Việt ngày một lớn mạnh. PRENN (tl) 16:06, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Quơ trời, mình mà viết được kiểu vậy chắc phải qua TQ chữa bệnh nghiện wiki ^^ majjhimā paṭipadā Diskussion 16:07, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Haha, kiểu này giống như minh mệnh thang, thập toàn đại bổ, cái gì cũng bổ chỗ nào cũng bổ mà quéo hồi nào không hay:)) majjhimā paṭipadā Diskussion 16:12, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
"Bổ" ngang "bổ" ngữa á ==)) majjhimā paṭipadā Diskussion 16:18, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

ok, mình sẽ cố gắng thấy chỗ nào xấu sẽ nhảy vào "băm bổ" ngay =)) majjhimā paṭipadā Diskussion 16:22, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bên này tết buồn lắm, nhưng nhờ lời chúc của Ti2008 cũng ấm áp chút. Cám ơn Ti2008 và chúc Ti2008 năm mới vui vẻ, bình an và mọi chuyện được thành công tốt đẹp. Năm Rồng mạnh và bay như rồng . Ủa, mà ở VN là 1 giờ nữa Tết hay 25 giờ nữa ? --92.50.74.26 (thảo luận) 16:10, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Ô vậy hả, cứ tưởng là còn 25h nữa. cảm ơn Tí. --92.50.74.26 (thảo luận) 16:24, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn. Chúc bạn năm nay vút cao như rồng.Quangbao (thảo luận) 16:09, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chúc mừng năm mới[sửa mã nguồn]

Năm mới cũng chúc Tí thật nhiều thành công và niềm vui nhe:d. Lâu lắm rồi mới quay lại wiki, gặp lại bạn cũ vui ghê.--Prof MK (thảo luận) 16:10, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cảm ơn, năm mới cũng chúc Ti thành công, phúc tinh như ý, và viết được nhiều bài hoành tráng (nhưng cũng không nên hoành tráng quá vì nó dễ gây mất cân đối và khó đọc). Thân mến. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:09, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

T.B.: năm mới không thích nói chuyện bực mình, nhưng vụ án ăn cướp có tổ chức với quy mô lớn nhất, trắng trợn nhất và gây ra hậu quả thảm khốc nhất quả đất cũng đáng có trên wiki. Cứ tạm thời lưu vào danh sách chờ đã.:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:09, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chúc Ti2008 một năm mới vạn sự như ý, gặt nhiều thành công.-- ++ 17:16, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chúc Ti năm mới dồi dào sức khỏe, thêm nhiều niềm vui và tiếp tục phát triển các bài lịch sử thế giới với cả số lượng và chất lượng hoành tráng hơn!--Trungda (thảo luận) 17:53, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Chúc Ti2008 một năm mới mạnh khỏe, sức khỏe, an vui.-- Trịnh Xuân 10:26, ngày 23 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hỏi[sửa mã nguồn]

Mình thấy trong bài vua Gia Long có mâu thuẫn, phần đầu bài có ghi "khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc". Theo như mình nhớ là từ khi bắt đầu triều họ Nguyễn thì đạo Cơ Đốc bị bắt bớ và tiêu diệt mà? Vì thế mà các đời chúa Nguyễn sau cứ vậy mà noi theo.Trongphu (thảo luận) 21:47, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sao Minh Mạn lại không noi gương cha cho truyền đạo thoải mái?Trongphu (thảo luận) 03:15, ngày 23 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Các nước Á Đông thời đó cấm đạo, ghét đạo cũng có cái lý do của nó: bỏ tổ tiên, bàn thờ, bỏ tứ thư ngũ kinh mà đi thờ 1 ông chúa không quen không biết thì rõ ràng triều đình nghe là thấy ngứa rồi. Mà các cha, con và thánh thần cũng có không ít thành tích bất hảo ở VN đâu, theo tôi được nghe thì một số nhà thờ lớn ở VN hiện nay được xây trên nền các chùa do những con chiên ngoan đạo đập phá tan tành đấy. Chưa kể là nhiều tên mật thám đội lốt cha xứ cũng được tung vào phá hoại an ninh nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:38, ngày 23 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tặng bạn nhân năm mới[sửa mã nguồn]

Ngôi sao người lính chì
Thay mặt cộng đồng Wikipedia tiếng Việt tôi xin trân trọng trao tặng bạn Ti2008 ngôi sao người lính chì này vì bạn đã viết nhiều về các trận chiến thời mà những người lính đứng và sắp thẳng hàng sẵn sàng đối đầu với kẻ thù giúp cho Wikipedia tiếng Việt tiến gần hơn với việc trở thành một kho tư liệu lịch sử. Chúc bạn một năm mới luôn vui vẻ hạnh phúc và vạn sự như ý.Tnt1984 (thảo luận) 06:26, ngày 23 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tết con rồng[sửa mã nguồn]

Chúc tết Bác năm con rồng, thêm ý-chí, hăng say vì công-lý và mọi sự thật như ý! Duyệt-phố (thảo luận) 06:29, ngày 23 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

en:Siege of Kut[sửa mã nguồn]

Nếu được thì đặt hàng Ti bài này. Đây là một trong những chiến công hiển hách nhất của đế quốc Osman trong cuộc chiến. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:50, ngày 23 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Phản chiến[sửa mã nguồn]

Ở trong chăn mới biết chăn có rận chứ ạ:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:10, ngày 25 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

*lắc đầu*:(Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:15, ngày 25 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
T.B.: Tướng William T. Sherman đã nói rằng "chỉ có những kẻ chưa từng tham gia chiến tranh mới kêu gào đổ máu thêm nữa". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:15, ngày 25 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sói Ezo[sửa mã nguồn]

Tôi giận Minh Trị. >:(Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:32, ngày 28 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Giận bất cứ cái gì gây ra hiện tượng này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:54, ngày 28 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không chỉ sói tuyệt chủng đâu, ở Nhật Bản người cũng tuyệt chủng rồi. Xem ra cũng chẳng cần thuốc độc hay súng ống mà cái này cũng có thể gây ra tuyệt chủng đấy chứ.

Theo 2 bài sói đó thì Đô rê mon có 1 chi tiết vô lý là mô tả sói còn sống sót trong những năm 1970-1990. Nhưng có lẽ ý đồ của tác giả là cảnh tỉnh con người về môi trường chăng ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:08, ngày 28 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không đơn giản như thế đâu, vì điều đó có liên quan tới việc ngôn ngữ của từng dân tộc. Cũng có 1 chút gỗ trong đó. Không phải không có lý do mà wiki Việt chọn viết tên người và tên địa danh không theo kiểu viết tiếng Anh mà theo kiểu viết của người bản xứ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:07, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Data country[sửa mã nguồn]

Hình như bạn có khúc mắc về lỗi của tiêu bản Data country Đế quốc La Mã thần thánh? Nếu đúng thì tôi đã khắc phục nó rồi. Nếu như phát hiện lỗi nào tương tự về các bản mẫu Data country xin Ti thông báo cho tôi biết, tôi đang quan tâm đến những dạng bản mẫu này.Averruncus (thảo luận) 06:18, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC).Trả lời

Về vấn đề trận Gettysburg, dù tôi chưa có thời gian viết bài này nhưng đã xem qua đại ý của bản en, việc chiến thắng này có ý nghĩa "quyết định" ra sao và lớn đến mức nào còn gây tranh cãi, có hẳn một đề mục riêng. Nhưng chắc chắn nó ko phải là thắng lợi trọn vẹn cả về mặt quân sự lẫn chính trị, mà chỉ có tính bước ngoặt thôi. Đề "rất lớn" quả thực là không ổn. Ngoài ra bạn cho hỏi số liệu thương vong 5 vạn mà bạn thêm vào là gì? Chắc không phải số liệu thương vong dân sự, còn nếu là số liệu tổng cộng 2 bên thì quả thật là nó ko cần thiết, và cũng ko có chỗ để đặt nó (mục casualties3 là để chỉ tổn thất dân sự).Averruncus (thảo luận) 06:37, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Gettysburg[sửa mã nguồn]

Chiến thắng "quyết định" phù hợp hơn là "rất lớn". Cũng giống như người ta bảo Kursk là chiến thắng quyết định của Liên Xô chứ không ai nói chiến thắng rất lớn cả (trừ sách báo tuyên truyền). Thương vong của miền Bắc lớn là 1 chuyện, nhưng thương vong của miền Nam không đủ để trở thành "rất lớn". Muốn "lớn" thì cả đội quân phải bị đánh tan tác như chiến dịch Bagration. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:32, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Như trận Leipzig (1813) có rất nhiều cuốn sách bảo là thắng lớn, vậy ko biết bạn Khov có đồng ý ko ? Hoặc như trận Marne năm 1914 cũng được xem là một thắng lợi lớn dù kẻ thua trận ko bị đập cho tan nát ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:33, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Theo ý tôi, nên dùng "quyết định" hơn, "thắng lớn" chỉ nên dùng khi đảm bảo rằng quân đội kẻ thua bị tiêu diệt hoặc ít nhất là bị đánh tan phần lớn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:39, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

À, cái này thì sách chuyên khảo cũng gọi trận Marne (1914) là trận đánh quyết định nhất kể từ sau trận Waterloo đấy chứ ko phải là gì đâu! Riêng Trận Leipzig thì tổn thất của phe Liên minh là rất lớn nhưng quân Pháp lại chết nhiều chỉ huy và tình cảnh có vẻ cũng gần như là bị tan sạch, chứ trận Marne thì ko hề thấy kẻ thua trận bị tan nát "mây trôi"!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:44, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Wiki tiếng Việt -> tên tiếng Việt thông dụng >tên chuyển tự của bản địa>>>> tên kiểu khác; và tôi thấy không có vấn đề gì với quy tắc này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:08, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi không đần tới mức mà không ghi tên "thông dụng" trong bài, và wiki có chế độ đổi hướng nên tên "thông dụng" cũng chẳng biến mất. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:12, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sao cũng được, nhưng tình hình cho thấy là nghiêng về "quyết định" hơn 1 tí. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:15, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không phải phỉ báng nhưng cái kiểu viết "thông dụng" nó có nhiều chỗ sai tè le lắm, như chữ "park" trên thực tế không có âm r (vậy viết pak hay bak là đúng hơn), và chữ "choi", khi tôi nghe trên phim Hàn Quốc thì người diễn viên gào là "chuê" chứ không phải "chôi" (viết Choe hay Ch'oe là đúng hơn). Chính phủ Triều Tiên ban hành cái đó không phải để chơi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:18, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Và nói thẳng luôn, khi người Nga, người Nhật,.... được viết theo đúng kiểu bản địa của họ thì không có lý do gì người Triều lại không. Tất nhiên phải xem xét xem họ có tên viết = tiếng Việt thông dụng không đã. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:21, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chúng ta cần một cuộc thảo luận và/hoặc biểu quyết nghiêm túc. Thật ra, tôi cũng không đồng ý cách viết của tên người Nga, người Nhật lắm. Đứng trên quan điểm của người đọc thì tôi thích tên thông dụng hơn, dù sao trong bài cũng đề cập đến tên chính thức hay gì gì đó;) Quangbao (thảo luận) 07:35, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Về tiếng Triều tôi có thể dán miệng mình lại, nhưng nếu đi đến cả tiếng Nhật và tiếng Nga (và các tiếng khác) thì tôi xin phép phải gào thét ầm ĩ. Đây là wiki tiếng Việt chứ không phải là wiki của các ngôn ngữ Tây Âu hay Mỹ. Với lại viết thêm cái phụ danh hoặc đảo tên/họ lại thì có gì khó nhận ra quá không ? Với lại cách viết tên người Nhật theo đúng thứ tự tên trước họ sau không phải là ít sử dụng trong cộng đồng biết tiếng Anh đâu. Nói chung, người nước gì thì ta hãy viết tên theo kiểu nước của họ, đừng lấy tên kiểu ngoại quốc đặt vào (trừ các tên thông dụng bằng tiếng Việt - vì đây là wikipedia tiếng Việt) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:15, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi thì ủng hộ cách viết tiếng Nhật như hiện nay :D. --minhhuy (talk) 10:26, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Minh Tâm[sửa mã nguồn]

Chúc mừng Tí Tì Ti một năm mới khỏe mạnh, thành đạt. Двина-C75MT 11:26, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thế chiến thứ nhất là một cuộc chiến tranh phi nghĩa với cả hai bên, mục tiêu tối thượng là con chó giành nhau cục xương, vậy thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:56, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đáng tiếc là lục quân Đức là hiện đại và thiện chiến nhất châu Âu thời đó, cho nên là Anh - Pháp mới phải vất vả một phen. Tuy nhiên có một điều mà tất cả những phe tham chiến không lường tới trước, đó là chiến tranh tổng lực. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:46, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chủ thuyết của Đức trong cả thế chiến thứ nhất lẫn thứ hai là dựa vào ưu thế tương đối về quân đội và vũ khí mà giáng 1 đòn chớp nhoáng phá tan chủ lực kẻ địch, tránh việc kéo dài chiến tranh (nguồn lực của Đức không cho phép chuyện đó). Tuy nhiên cả 2 lần đều thất bại, xem ra người Đức hơi bị coi thường đối thủ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:44, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Một trong những cái sai lớn nhất của các nước thắng trận là bắt Đức bồi thường thật nhiều, cắt thật nhiều đất, cắt thuộc địa,... mà không diệt trừ những băng đảng có tư tưởng "Đức thua vì bị bọn cộng sản đâm sau lưng". Mà làm sao họ nghĩ được cái đó vì mục đích chính của các nước tham chiến là vét đầy túi tham chứ không phải chiến đấu chống lại mối họa chung. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:57, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

He he:

Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:05, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời


"chính nghĩa" chẳng qua là cái cớ, quyền lợi của quốc gia và dân tộc vẫn là trên hết. Quan trọng là đang cùng phe thì cố tranh thủ nhau sao cho có lợi nhất cho mình. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:33, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trong CTTG 2 thì Liên Xô là tang thương nhất - dù nó là nước thắng trận. Đáng ra LX không phải chịu 1 thảm họa như thế nếu như không có cuộc đại thanh trừng điên khùng của Stalin cùng với lũ hung thần Bêria và Dêzốp. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:43, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không phải đâu, giết theo đơn đặt hàng đây. Trong hiệp ức Xô Đức không tương xâm có 1 khoản là LX sẽ giúp Hítle xử lý các cơ sở của Đảng Cộng sản Đức, ngược lại Hítle sẽ giúp LX thanh trừng các thành phần phản động, phá hoại Đảng và Nhà nước Liên Xô. Không có đồng minh vĩnh cữu, không có bè bạn muôn đời, chỉ có quyền lợi của nhà nước và dân tộc là trên hết. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:52, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Re[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn nhiều, Rồng cũng nằm trong tam tai của mình, nhưng sẽ cố gắng để... hên trong năm nay. (mới gửi nhầm cái này sang trang khác đem trả về đây).:D ~ Violet (talk) ~ 11:59, ngày 30 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hợp đồng binh chủng[sửa mã nguồn]

Vấn đề là trước đó, Liên Xô và Tây Âu hợp đồng sai, còn Zhukov là một trong những người hiếm hoi hợp đồng đúng.:) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:17, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Con người vốn bảo thủ mà. Tư duy xem xe tăng là 1 tài sản của binh chủng bộ binh rất phổ biến hồi đó, dầu sao xe tăng thời đó mới ra đời, sinh sau đẻ muộn và còn nhỏ bé. Bản thân Eisenhower cũng bị 1 tư lệnh bộ binh nhục mạ và chế diễu vì "dám" yêu cầu những cải tổ mang tính đột phá về chất lượng và tổ chức của xe tăng. 4 năm đóng đinh trong chiến tranh chiến hào + tự mãn của người thắng xem ra đã cột chặt tư duy của giới quân sự Tây Âu khá nhiều.
Trong khi đó, ở Nga, điều kiện đồng bằng và thảo nguyên trống trải khiến người ta nhận thức rõ vai trò của vận động chiến và thế là kỵ binh và xe tăng "lên hương". Tuy nhiên, sự bảo thủ và lệch lạc lại đi theo hướng khác: kỵ binh, pháo binh trói chân xe tăng; các loại xe tăng nhảm nhí (en:T-35) thì nhiều trong khi xe tăng "đúng chất" thì ít. Tội đồ của trò này không ai khác đó là cuộc đại thanh trừng của Stalin cũng như sự chống đối của các tướng lĩnh kỵ binh và pháo binh bảo thủ. (Buđiônưi và Culích chả hạn)
Ở Đức, nỗi nhục bại trận và khao khát phục thù - cộng với truyền thống quân sự xưa nay - khiến nước Đức lao vào nghiên cứu cải tiến quân đội. Chính vì vậy, những học thuyết quân sự tiến bộ, những tướng lĩnh tài năng, có tư duy đột phá nhanh chónh được săn lùng và chấp nhận. Tất cả những điều đó khiến nước Đức nhanh chóng nhận ra tầm quan trọng tối thượng của xe tăng, lực lượng cơ giới hóa và máy bay ném bom chiến thuật. Tuy nhiên, tầm nhìn của Đức lúc đó bị giới hạn nhiều ở mức "chiến thuật" chứ chưa phát triển cao hơn như Tác chiến chiều sâu. Người Đức cũng dựa quá nhiều vào xe tăng, máy bay chiến thuật và đó là lý do khiến các phòng tuyến con nhím hay phòng tuyến chiều sâu nhiều tầng nhiều lớp có thể bẻ gãy các mũi xe tăng thọc sâu của Đức - đơn giản là những phòng tuyến ấy chưa bị đại bác và máy bay "giã nhừ". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:40, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
Còn các bác võ sĩ phát xít Nhật thì... "dân ta là dân có giòng máu thần thánh" + "đốt cháy niềm tin" = en:Banzai charge Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:46, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cộng với kiểu chiến thuật "dòng sinh lực" a.k.a "đốt cháy niềm tin" của Joffre nữa, thêm chiến thuật biển người là đủ bộ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:10, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cộng hòa Ezo[sửa mã nguồn]

Mời bạn xem qua bài Cộng hòa Ezo mình vừa dịch và cho biết ý kiến.--Yakushosama (thảo luận) 11:05, ngày 5 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

nói viết thêm bài[sửa mã nguồn]

bạn ơi sao không viết thêm bài vệ người vandal của người giecman,và bài các nền văn minh châu mỹ

Great Royal Wife dịch thế nào cho nó tốt vậy Ti nhỉ:)--nemo (thảo luận) 05:52, ngày 12 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trận chiến rừng Teutoburg[sửa mã nguồn]

Tôi làm biếng quá, Ti giúp "Đức hóa" và "danh từ hóa" các "tính từ" về tộc Giéc manh trong bài được không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:58, ngày 26 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nếu coi kỹ thì Germanicius đã hoàn thành mục tiêu của mình chứ nhỉ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:39, ngày 26 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không biết Ti nghĩ sao chứ tôi thấy Varus chết là... đáng. "Sự nghiệp" xây dựng trên sự tàn bạo thì không bao giờ bền lâu cả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:08, ngày 27 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trần Minh Tông và các con[sửa mã nguồn]

Khi Trần Hiến Tông mất, Thượng hoàng Minh Tông còn rất nhiều con trai; dường như Nghệ Tông khá nhu nhược nên dù lớn hơn cả nhưng thượng hoàng không chọn. Tuy nhiên, giữa Trần Hạo và Trần Kính đều sàn sàn tuổi nhau (4 và 5 tuổi), thượng hoàng lại chọn Hạo, mà sau này thì ông ta trở thành điều bất hạnh cho nhà Trần. Người ta có quyền hoài tiếc vì sao không chọn Trần Kính (Duệ Tông), nếu là Kính thì có thể khi thượng hoàng mất (1357), Duệ Tông đã đủ cứng cáp (20 tuổi) để chèo lái, mà khi đó xung đột với người Chiêm còn chưa nổ ra. "Họa" Chiêm Thành có 1 nguyên nhân từ mẹ Dương Nhật Lễ - mà người nhà họ Dương dính vào chính trường cũng từ Dụ Tông!

Thực ra, cái yểu mệnh của Hiến Tông đã là điều mà thượng hoàng Minh Tông không ngờ đến và nó đã bắt đầu "vận hạn xấu" cho nhà Trần. Nếu may mắn người kế tục Hiến Tông là Duệ Tông, có thể lập lại một cục diện ổn định trong vài chục năm, dù chiến tranh với người Chiêm có nổ ra, có thể dừng lại ở mức độ phá rối, chọc quậy nhau vùng biên. Một ông vua mạnh, một đất nước ổn định, không những ngăn ngừa Chế Bồng Nga, mà còn ngăn ngừa ngoại thích như Lê Quý Ly nổi dã tâm (Quý Ly được Nghệ Tông trao cho quá nhiều cơ hội, thậm chí Nghệ Hoàng còn "thổi" giúp dã tâm của Quý Ly cháy lớn hơn).

Nhưng, như Vương An Thạch từng làm thơ rằng, nếu giữa chừng Chu Công ĐánVương Mãng đều chết khi chưa kịp thực hiện ý định, thì đời sau chẳng rõ ai là (quan phụ chính) tốt, ai là (quan phụ chính) tà! Khi còn là 2 đứa trẻ lên 4, lên 5, thượng hoàng Minh Tông cũng thật khó phân biệt Hạo và Kính, đứa con nào giỏi hơn! Có thể trước khi mất, Minh Tông đã nhìn thấy nhược điểm của Dụ Tông, nhưng vì chưa có lỗi gì, không thể làm chuyện phế lập!--Trungda (thảo luận) 03:40, ngày 29 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tất nhiên rồi, Nguyên Trác cũng có những phẩm chất như Duệ Tông, ông này chắc chắn là làm tốt hơn Dụ Tông. Như Lê Hiển Tông từng nói (thú nhận) khi gả Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ: "làm cha mẹ cũng không tránh khỏi có chút thiên vị...". Chuyện này lại khiến người ta nhớ đến Lê Thái Tông, có khi chỉ vì yêu mẹ mà lập con. Xem phần gia đình Trần Minh Tông sẽ thấy những ông con được lập đều vì có "mẹ tôn quý" - điểm này đến Quang Trung cũng không bước qua khi lập Toản mà không lập Thùy! Nhớ lại chuyện Triệu Ưởng dám lập Triệu Vô Tuất (mẹ nghèo hèn) mới thấy số đông các bậc làm vua có thể giải quyết tốt việc nước, nhưng việc nhà thì chưa chắc!--Trungda (thảo luận) 07:35, ngày 2 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

hỏi bài alien shooter[sửa mã nguồn]

bạn ơi mình vừa viết bài alien shooter xong bạn xem nó thế nào có hay 0,mình mới viết có gì sai sót thì sửa lại cảm ơn 06:58, ngày 29 tháng 2 năm 2012 (UTC)tungin

Battle of the Teutoburg Forest[sửa mã nguồn]

Đón xem đón xem. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:17, ngày 1 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cái này còn tồi tệ hơn.:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:14, ngày 4 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hai người nói hơi bị giống nhau, thế là vi phạm bản quyền rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:07, ngày 6 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đoán là thời Denain tính giờ = đồng hồ mặt trời nên mới có chuyện 5 giờ sáng mùa hè = 9 giờ ngày nay. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:31, ngày 7 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bayezid I[sửa mã nguồn]

Cả đời Bayezid "thần sấm" chiến tích lẫy lừng, thế mà cuối cùng bị bại trong tay con báo thọt Thiết Mộc Nhi, cơ nghiệp suýt nữa là sụp đổ vĩnh viễn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:16, ngày 25 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cũng tùy nguồn. Nhiều nguồn nói Thiết Mộc Nhi nhiều lần lăng nhục Baiagit, tuy nhiên nguồn của phe triều đình Timurid thì nói rằng Thiết đối xử với Baiagit rất tử tế, khi Baiagit tự tử chết thì Thiết khóc lóc thảm thiết và an táng long trọng theo đúng lễ. Trong truyện ngắn của Mácxim Goócki, trong một lần trò chuyện với Baiagit (tất nhiên là lúc Baiagit đã bị bắt làm tù binh), Thiết Mộc Nhi đã nói rằng: "Nhà ngươi thấy đấy, mắt ngươi thì bị lòa, còn chân ta thì bị thọt.". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:35, ngày 25 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Wiki Anh đúng là cái ổ bài Xô chống cộng to nhất quả đất, nhiều khi chán chả muốn động gì vào đó nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:58, ngày 27 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Một số bài Ti viết, mình thấy rất là chất lượng. Có khả năng làm BVCL cao! Sao Ti không đem ra đề cử để Wiki ta có một số BVCL chứ. Một năm nay, chúng ta có quá ít BVCL. Mình chỉ góp ý đôi điều thôi còn làm sao thì tùy.Trongphu (thảo luận) 03:33, ngày 31 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xin chào, mình xem bài Diễn văn Parchwitz còn có đoạn trích từ bài diễn văn chính thức của Friedrich II, bạn xem liệu có đem được sang Wikisource không, nếu thế ta sẽ có trang văn thư đầy đủ, tiện đọc hơn--A (thảo luận) 14:31, ngày 24 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sassanid[sửa mã nguồn]

nhờ ti viết hộ đoạn đầu của chỗ giai đoạn suy yếu của nó nhé, nghĩ mãi mà không biết viết sao cho nó hợp lý:))--nemo (thảo luận) 08:28, ngày 17 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

1st and 2nd Armies in Emperor's Presence của cái lão Valens là gì vậy ti nhỉ:)), nghĩ mãi k hiểu lắm:))--nemo (thảo luận) 03:46, ngày 18 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Quan trông coi nông nghiệp thời xưa (minister of agriculture) dịch là thế nào nhỉ:)--nemo (thảo luận) 05:26, ngày 19 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nhờ ti viết hộ mình đoạn cuối quần chính quyền của nhà Sassanid cái:D--nemo (thảo luận) 01:15, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

hi, nhờ anh bạn giúp mình chút:)):phần đế chế Byzantine:D In 293, Diocletian created a new administrative system (the tetrarchy), in order to guarantee security in all endangered regions of his Empire. He associated himself with a co-emperor (Augustus), who was then to adopt a young colleague given the title of Caesar, to share in their rule and eventually to succeed the senior partner. The tetrarchy collapsed, however, in 313 and a few years later Constantine I reunited the two halves of the Empire as sole Augustus.[23]

D--nemo (thảo luận) 16:41, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nhờ anh bạn viét hộ mình đoạn đầu chỗ liên quan đến theodoric đại đế trong bài Ostrogoth với nhé:)--nemo (thảo luận) 03:42, ngày 27 tháng 5 năm 2012 (UTC)--nemo (thảo luận) 03:42, ngày 27 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

mình hỏi chút, tại sao mình đã viết bài hellenistic greece(Hy Lạp thời kỳ Hy Lạp hóa) rồi mà trên bài thỉnh cầu vẫn ghi là chưa có bên vi.wiki nhỉ, mà sang bên en lại k thấy liên kết sang bên vi mặc dù bên vi có liên kết sang các ngôn ngữ khác--nemo (thảo luận) 09:47, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

nhờ ti dịch hộ mình đoạn đầu chỗ bức hại tôn giáo trong bài Diocletianus với nhé, nó có nhắc đến mấy ông làm nghề tiên tri dựa trên mấy cái phủ tạng của động vật:)), mình nghĩ k ra nên gọi thế nào:))--nemo (thảo luận) 16:10, ngày 19 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

mình hỏi chút For his way to the far off Mediterranean nên được hiểu như thế nào nhỉ^^--nemo (thảo luận) 16:50, ngày 20 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ngày 9 tháng 5[sửa mã nguồn]

Đơn giản thôi!

1- Quan điểm quân sự mới của người Nga (từ Chiến tranh thế giới thứ nhất kia) là phải đánh bại hẳn đối thủ mới được coi là kết thúc chiến tranh chứ không phải chỉ đuổi quân xâm lựoc khỏi đất nước mình là xong. Người Pháp cũng có quan niệm như vậy khi họ gọi cuộc chiến chống Đức 1914-1918 là chiến tranh vệ quốc và chỉ kết thúc khi người Pháp chiếm đóng vùng Anzas - Lorenz. Thứ nữa, Nếu chỉ một mình Liên Xô chống Đức phát xít tì lại đi một nhẽ. Đằng này còn có cả khối đồng minh chống phát xít (Tam cường) nên lập luận về ngày 9 tháng hợp với tất cả các nước khác trên thế giới. Vì mọi nước bị phát xít chiếm đống đều coi việc tiêu diệt hẳn chủ nghĩa phát xít là hành động yêu nước. Ti đừng tách bạch ra như thế. Mọi sự so sánh đều khập khiễng.
2-Người Nga thường viết là Обороны родина войны. Người Anh dịch Fatherland war là dịch thiếu (Chiến tranh Tổ Quốc, Chiến tranh của đất mẹ...). Đúng ra phải dịch là Fatherland defenders war. --Двина-C75MT 12:41, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Một bài viết mà Ti quan tâm đang được để cử làm bài chọn lọc. Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Trận Waterloo. Mong Ti phụ giúp thêm để bài thành bài chọn lọc. --Langtucodoc (thảo luận) 18:53, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Re for "Fatherland war": Sử Việt Nam cũng như sử các nước khác thôi. Chỉ có chiến tranh bảo vệ nước mình thì gọi là "Chiến tranh vệ quốc". Ngoài ra, có một số ngoại lệ cho các nước đồng minh thân cận khi dùng tính từ chỉ tính chất chiến tranh. Còn lại đều gọi theo tên hết: Chiến tranh Pháp-Phổ, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh Pepoponez. Chiến tranh Nga-Nhật 1905. Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ.v.v... Nói chung, sách sử Việt Nam ít khi dịch nguyên tên do nước ngoài đặt mà đặt tên theo quan điểm của mình. Cái đó ngừoi ta gọi là tính độc lập tương đối khi nghiên cứu lịch sử. -Двина-C75MT 03:47, ngày 21 tháng 5 năm 2012 (UTC)--Trả lời

HEE[sửa mã nguồn]

Lâu không gặp! Khỏe không anh bạn cũ của mình ơi!! Nhớ hồi xưa lần đầu tiên mình làm quen với cậu là qua lần biểu quyết BVCL của ông vua Sultan nào đó quên mất tiêu rồi hic! Lâu nay hai anh em mình đều lên Wiki đều đều mà sao ít thấy nhau thế? Cậu giờ im ru rê nhỉ? Mình cũng sắp nên noi gương cậu mà làm để đỡ nhức đầu:D! Ờ mà có chuyện muốn nói cái này nè! Cậu viết nhiều bài có chất lượng bật nhất ví dụ như bài Trận Leuthen (ăn đứt bên tiếng Anh xa lắc) và nhiều bài khác! Tại sao bạn lại không bao giờ đề cử nó thành BVCL? Mình thấy nhiều bài bạn viết xứng đáng làm BVCL lắm! Chúc vui! Ờ mà tiện thể báo luôn, mùa hè này mình về VN chơi lần đầu tiên từ khi qua Mỹ nè!!!Trongphu (thảo luận) 00:19, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời


Nhờ bạn dịch mấy câu tiếng Anh trong Trận Waterloo#Tham khảo với! Mình đọc hiểu nhưng cứ đánh vào máy là lại rối, không biết viết ra sao cho hợp!--A (thảo luận) 10:13, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chắc cái đó để trích dẫn nguyên văn thế thôi là được! Nó bổ nghĩa cho phần nội dung của bài! Nếu dịch thì nên đưa hết luôn vào phần nội dung ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:42, ngày 28 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Nên dịch vì nó bổ nghĩa cho phần nội dung của bài! Giúp độc giả có cách nhìn sâu rộng hơn! Nhưng nếu đưa vô phần nội dung thì chắc không hay hoặc không hợp hoặc sẽ trở thành qua rờm rà! Có nhiều lý do nào đó mà người viết nó muốn viết nó vô "ghi chú" ắt hẳn có lý do chính đáng của họ!Trongphu (thảo luận) 00:39, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Ờ mà lần sau nhắn tin cho mình! Nhắn thẳng ở dưới cùng nhé! Nếu nhắn ở trên thì nếu ai đó nhắn tin sau bạn thì mình sẽ không biết bạn nhắn cho mình!Trongphu (thảo luận) 00:04, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Ti2008. Bạn có tin nhắn mới tại trang thảo luận của Trongphu.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.
Có tin nhắn tiếp! Ờ mà hồi nãy bạn nói "đồng ý với giải thích ở trên của Demon Witch". Đồng ý vụ gì?!Trongphu (thảo luận) 00:29, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Câu đó mình cọp từ bác Hồ đấy! (thần tượng của mình! Nhưng thật đáng buồn là rất nhiều người VN ở Hoa Kỳ này rất căm ghét bác Hồ vì lý do gì ắt bạn đã biết!) Bạn mà đọc báo chí bên Hoa Kỳ thì có nước tức ọc máu! (bịa chuyện quá nhiều!) Mà như mình đã giải thích cho demon witch biết là nhắn tin ở trên thì nhiều khi mình không thấy được!! Vì nếu có ai đó nhắn sau bạn thì mình chỉ biết được cái tin nhắn cuối thôi! Nên nhắn ở dưới cùng là tiện nhất! Mình cũng không có thường xuyên kiểm tra lịch sử trang thảo luận mình! Đã có một số lần, có một số tin nhắn cho mình ở trên. Đến tận mấy tháng sau do vô tình phát hiện được chứ không thì chả bao giờ thấy nữa! Do đó có chuyện gì cứ nhắn thẳng vào vòng cuối của trang! Không cần ghi mục mới nếu không cần thiết!Trongphu (thảo luận) 01:14, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Ti2008. Bạn có tin nhắn mới tại trang thảo luận của Trongphu.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

Chúc mừng![sửa mã nguồn]

Ông nội ơi!!! Bạn lập kỷ lục viết bài dài nhất trong lịch sử tất cả các Wikipedia rồi đấy!!! Bài Friedrich II của Phổ này của bạn đó có bài này trên tất cả các ngôn ngữ Wikipedia nào qua nổi!!! Khiếp quá!!!! Công nhận tâm phục khẩu phục! Ăn đứt hơn bài dài nhất trên Wikipedia tiếng Anh tới gần 100k Bytes lận! Bài đó xứng đáng lập kỉ lục thế giới, như kỉ lục Guinness chẳng hạn về bài dài nhất trong tất cả các dự án trên Wiki!! HAAAA:D! Trongphu (thảo luận) 04:07, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ủa chữ "núi lửa" ai chế ra vậy! Mình tin chắc là có ai đó chế ra từ đó! Mình tìm hoài mà không thấy đâu! Bạn biết không?!Trongphu (thảo luận) 23:25, ngày 31 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Thì biết:D! Bởi vậy mình dịch là "làm tôi có cảm nghĩ như một núi lửa đang hoạt động". Chắc bạn hiểu nhầm ý của mình hồi HAA! Mình không phải hỏi về cái núi lửa trong bài Waterloo! Mình hỏi chung chung kia! Cái chữ "núi lửa" trong tiếng Việt mình ai chế ra, chế ra hồi nào?! Cảm ơn!Trongphu (thảo luận) 23:57, ngày 31 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Thì biết dĩ nhiên là người Việt chế ra rồi chứ chả lẽ Tàu hay người Mỹ chế ra:D?! Mà người nào mới được chứ! Tên gì? Nói chung chung người Việt Nam thì ai chả biết nhưng nói "người đầu tiên" gọi volcano là "núi lửa" là ai? Tên gì? Khi nào? Lạ thật, sử gia lại không chép mấy cái vụ đó!Trongphu (thảo luận) 00:01, ngày 1 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Đúng là tội nghiệp thiệt! Thời xưa ít có ai được ghi công chứ giờ hỏi thời nay, bạn mà chế ra từ gì thì ắt hẳn được ghi công liền! Mà đúng ngày xưa làm gì có ai quan tâm ba cái vụ đặt tên linh tinh này! Đáng lí sử học gia phải chép lại mới đúng chứ đâu cần phải gây tranh cãi mới chép!Trongphu (thảo luận) 00:06, ngày 1 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Thì ghi nhận cả nhóm luôn chứ sợ gì? Sách sử thì thiếu gì chỗ để viết vô:D! Nếu tính ra thì sử Việt Nam còn mỏng lắm so với các sử của các nước lâu đời khác! Chép được thì cứ chép, chép càng nhiều càng tốt! Sử sách càng dày thì nhìn càng oai HEEE:)! Ờ mà cho mình hỏi là Lưu Ly mấy tuổi vậy? Mà có quan hệ gì đến bác Mekong?Trongphu (thảo luận) 00:10, ngày 1 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Help Danh_sách_các_trận_chiến_(địa_lý)[sửa mã nguồn]

Tôi thấy bạn viết nhiều về trận đánh, bạn có thể ghé ngang xem các trận bạn biết để giúp đỡ tên chính xác. Dammio (thảo luận) 12:41, ngày 2 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cảm ơn!--Napoleon's Signature Napoléon Bonaparte (thảo luận) 10:02, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chắc do cải cách thuế má không đồng đều, có thể là cao quá, rồi ảnh hưởng của tư tưởng khai sáng hòa nhập vào cộng động gây nên cuộc cách mạng Pháp.--Napoleon's Signature Napoléon Bonaparte (thảo luận) 10:14, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hức...[sửa mã nguồn]

Sao trận Leuthen bị hư mã rồi te tua vậy ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:16, ngày 4 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Pháo đài Brest[sửa mã nguồn]

Mình đã sửa OK rùi nhá --Hoàng Linh (thảo luận) 11:55, ngày 5 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Ti2008. Bạn có tin nhắn mới tại trang thảo luận của Linhhp.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

Rung chuông vàng[sửa mã nguồn]

Ủa từ năm 2011 chương trình này được đổi, tên mới của chương trình này là gì? Ti biết không?Trongphu (thảo luận) 01:59, ngày 6 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nghe nói là chấm dứt rồi mà. Dammio (thảo luận) 03:13, ngày 6 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nhân sự và tổn thất[sửa mã nguồn]

OK, đã chỉnh lại chút rồi. Có điều hơi ngạc nhiên là đường đường nhà Đường chính thống mà ko riêng trận này, nhiều trận đánh phải rơi vào thế "ít chống nhiều". Điều đó cũng có nghĩa là số người hàng phục họ An và họ Sử không hề ít!--Trungda (thảo luận) 09:52, ngày 6 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Anh quên mất vế 2: Chiến thắng kiểu Pyrros. Theo anh thì trận Tuy Dương chưa tới mức như vậy đối với phe Đại Yên, vì sau này loạn An Sử còn nhiều diễn biến nhì nhằng giằng co trong nhiều năm nữa. Trong lịch sử Việt Nam, có thể thấy trường hợp tương tự ở trận Quy Nhơn 1799-1801: quân chủ lực Tây Sơn (của 2 tướng giỏi nhất còn lại: Quang Diệu và Văn Dũng) tuy thắng và cuối hạ thành Quy Nhơn, nhưng hậu cứ bị Nguyễn Ánh tập kích, rốt cuộc Quang Toản chạy dài từ Phú Xuân ra bắc, mở đầu cho thất bại cuối cùng; bản thân 2 tướng chiếm được Quy Nhơn thành công cốc và phải lộn ra cứu giá không kịp nữa. Nhưng trận Quy Nhơn đó cũng không hoàn toàn mang dáng dấp Chiến thắng kiểu Pyrros, vì tổn thất của Tây Sơn không quá cao, mà chỉ thua nặng về chiến lược (quân chủ lực và tướng giỏi bị cầm chân). Như vậy Tuy Dương và Quy Nhơn, mỗi nơi giống một nửa!--Trungda (thảo luận) 15:32, ngày 6 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Sử Tư Minh là tay kiệt hiệt, lợi hại hơn cha con họ An nhiều. Nếu ko vì chuyện con cả con thứ mà bị con lớn sát hại thì nhà Đường còn khốn đốn với người này. Người này bị giết trong cảnh đang áp sát Tràng An (sau khi đã chiếm Lạc Dương), chuẩn bị biến vua con Đường Túc Tông thành Đường Minh Hoàng thứ 2 chạy nháo nhào vào Thục! Nếu đứng về phía người này thì sẽ không khỏi không than thở tiếc thay. Chiến thắng kiểu Pyrros có vẻ giống 1 trận bóng đá mà đội thắng bị dính chấn thương và thẻ phạt nhiều tới mức thiếu người phải thua liền mấy trận sau và mất hết mục tiêu ban đầu!--Trungda (thảo luận) 15:57, ngày 6 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan[sửa mã nguồn]

Cái hình mới thay này thì chuẩn rồi. Nhưng cái hình trước đó đã tồn tại trong bài thì không đúng. Tôi nói là nói đến các File:Tali-Ihantala.jpg đã từng tồn tại trong bài trước ngày 30 tháng 5 kia. Còn bây giờ nó đã được thay bằng Image:Raattentie_T-26.jpg thì còn gì để nói nữa.:P --Двина-C75MT 04:17, ngày 7 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Phóng to hình lên bằng <Ctrl +> (vì ảnh không có độ phân giải cao hơn) thì thấy ngay. Quân hàm của hai binh sĩ kia là hạ sĩ (hay trung sĩ) Wehrmacht. Tay sĩ quan đứng sau bị lấp cổ áo. Thuyết minh ảnh cho biết đây là ba lính Phần Lan có tên là Eino Heikkilä (chuẩn uý), Kalle Niemelä (hạ sĩ) và Heino Nikulassi (hạ sĩ); trong đó Kalle Niemelä và Heino Nikulassi là hai người vác súng chống tăng "Panzerfausts". Khẩu súng mà Nikulassi đeo là khẩu tiểu liên "Suomi M-31" của Phần Lan (không phải PPs-40 hay PPs-41 của quân Nga). Quân phục lính Phần Lan thời kỳ này rập theo kiểu Đức nên đúng họ là quân Phần Lan. Nhưng đáng chú ý là quân phục của họ là quân phục mùa hè. Trong khi Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan từ cuối 1939 đến đầu 1940 là mùa Đông. Cuối cùng, mãi đến năm 1942, súng chống tăng "Panzerfausts" mới qua thử nghiệm, đến năm 1943 mới được sản xuất đại trà và đưa vào sử dụng. Thế thì dù ở bất kỳ đâu trong các năm 1939, 1940, chưa thể có khẩu súng này xuất hiện. --Двина-C75MT 04:41, ngày 7 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Thỉnh cầu[sửa mã nguồn]

Nhờ bạn viết giùm hai bài lịch sử có nhiều iw là en:Fatimid Caliphateen:Timurid dynasty. CNBH (thảo luận) 08:22, ngày 7 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thủy quân - Hải quân[sửa mã nguồn]

Định nghĩa một cách chính thức thì cũng khó xác định là định nghĩa nào đúng, tuy nhiên ta có thể tạm hiểu như sau:

  • Thủy quân: là lực lượng chiến đấu trên mặt nước hoặc cận vùng mặt nước.
  • Hải quân: là lực lượng tác chiến trên biển hoặc đại dương.

Theo khái niệm này thì có thể hiểu là Thủy quân rộng hơn Hải quân vì thủy quân chiến đấu trên mặt nước nói chung (trong chiết tự Hán thì chữ Hải 海 là "biển" có bộ Thủy 氵 là "nước"). Vì Lào không có biển, nên nếu dịch là Hải quân Lào không ổn bằng Thủy quân Lào.Thái Nhi (thảo luận) 05:19, ngày 9 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đại bản doanh và Tổng hành dinh[sửa mã nguồn]

Nó là thế này. STAVKA là viết tắt cái tên tiếng Nga rất dài "Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Xô Viết". Còn OKH là từ viết tiếng Đức của Tổng hành dinh. Ở đây không có gì tưong đương với Nguyên soái hay thống chế cả. Đơn giản Cơ quan chỉ huy tối cao quân đội Đức ở mặt trận Đông đóng ở Đông Phổ (sau năm 1944 mới về Berlin), có Sở chỉ huy tiền phưong ở Kiev (trước năm 1943) và Vinitsa, nghĩa là nó di động (nên gọi là Tổng hành dinh). Còn tư đầu chí cuối cuộc chiến STAVKA chỉ đóng tại một nơi: Moskva mà không hề di chuyển đi đâu cả. --Двина-C75MT 12:28, ngày 9 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

P/S: Còn một điều nữa là người Nga trong Chiến tranh Xô-Đức không coi mình là quân viễn chinh. Còn các nước Đức cũng như các nước đồng minh chủ chốt của Liên Xô như Anh, Mỹ đều có quân đội viễn chinh, tác chiến ngoài lãnh thổ nước mình nên gọi là Tổng hành dinh (chẳng hạn Tổng hành dinh của thống chế Eishenhow). Trong chiến tranh Afganistan, Cơ quan chỉ huy quân đội Liên Xô tại Kabul cũng đuợc gọi là Tổng hành dinh, không gọi là STAVKA. Trong chiến dịch Mãn Châu 1945 cũng vậy, cơ quan chỉ huy của Vasilevsky đặt tại Chita cũng được gọi là Tổng hành dinh, không gọi là STAVKA. Mọi thứ đều có lý do của nó đấy.--Двина-C75MT 12:34, ngày 9 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Trong thế chiến 2 thì hơi khác. Đánh nhanh thắng nhanh một phần cũng là chuyện chẳng đặng đừng. Vì cù cưa lâu với quân Liên Xô thì sức đâu mà Đức chịu cho nổi. Tuy nhiên thắng nhanh người Nga là chuyện không thể được, và Hitler thì không tiên lượng được chuyện đó. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:24, ngày 9 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

1-Phải xem lúc đó Vasilevsky và Vatutin đang ở đâu. Nếu họ đang họp ở Bộ Tổng tư lệnh tối cao QĐ Liên Xô thì "ông chủ" STAVKA là I. V. Stalin chứ không phải họ. Còn nếu Vasilevsky ở Syaulyai (cuối 1944 và đầu 1945) hay ở Chita (tháng 8-1945) thì gọi là Tổng hành dinh là đúng vì họ là "ông chủ" của Tổng hành dinh đó. Tổng hành dinh của quân đội mặt trận (Phương diện quân) hoặc Tổng hành dinh Bộ chỉ huy dã chiến của quân đội Liên Xô (ở Chita). Vatutin ở Oboyan (1943) hay ở Belaya Cherkov hay ở Chernigov (1944) cũng vậy.
2-Còn "thủy quân" và "hải quân" là cổ ngữ hay tân ngữ thì cũng do quan niệm của từng thời kỳ kịch sử. Thời xưa, quân thủy với phương tiện không đủ để ra khơi, chủ yếu chỉ hoạt động trên sông ngòi, lạch, đầm, hồ và các vùng nước biển ven bờ nên dùng "thủy quân" là hợp lý. Còn ngày nay, quân thủ hiện đại vưon ra biển xa, ra đại dương nên gọi là "hải quân". Các đoàn tàu chiến hoạt động biển thì gọi là hạm đội, hải đoàn, hải đội. Còn trên sông ngòi, đàm, hồ thì gọi là giang đoàn, giang đội.
3-Về quân đội Ai Cập cổ đại thì Ti đúng. Đó là Ramesses II cứ không phải Ramesses III. Lỗi dánh máy, quen tay, không thích số chẵn (triệt), thích số lẻ (tuần) hơn. --Двина-C75MT 03:45, ngày 10 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời
"Dinh" hay "doanh" đều là từ Hán-Việt cổ. Hai cái này cũng khác nhau: "Dinh" là từ gọi tắt của "dinh trấn" hoặc "dinh cơ". Nghĩa cổ của "dinh" thì vừa là nơi đóng trị sở của quan lại (dinh trấn), vừa có nghĩa là bất động sản của quý tộc (dinh cơ}. Còn "doanh" (có nghĩa đen là thu vào), dùng trong quân sự thì là "doanh trại", nơi thu quân vào/về, tóm lại là nơi đóng quân. Nhưng trong thuật ngữ quân sự không có ai gọi là "Tổng hành doanh". Cái này cũng làm một thứ tưởng tượng "tối tạo". Người ta thường gọi là "Bản doanh" --Двина-C75MT 04:42, ngày 10 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Hình[sửa mã nguồn]

Những tấm ảnh chụp bởi Uchida Kuichi trong các năm 1872 (trái) và 1873 (phải). Trong hình bên trái, Thiên hoàng mặc trang phục Sokuda còn trong hình bên phải thì ông mặc quân phục

Làm sao để chuyển cái hình này qua bên trái? Cảm ơn!Trongphu (thảo luận) 00:51, ngày 12 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Friedrich II của Phổ ‎[sửa mã nguồn]

Mình vừa mới đề cử bài này nè! Mời bạn vô Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc để ủng hộ bài do bạn viết! Chúc may mắn! Mình nghĩ ắt sẽ thành công.Trongphu (thảo luận) 01:24, ngày 12 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thú thật tôi bất ngờ vì Trongphu bảo là "ắt sẽ thành công", cũng như bạn nói tôi mà chấp nhận đề cử BQV thừ "thành công chắc" ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:47, ngày 15 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trả lời[sửa mã nguồn]

Có thể nói là cả hai. Còn Ti thì sao ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 01:30, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bungari[sửa mã nguồn]

Vấn đề lúc đó Bungari có xưng là đế quốc không đã. Thời Trung cổ thì Bungari là 1 thế lực lớn làm mưa làm gió trong khu vực, còn vào cuối thế kỷ 19 thì... Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 02:25, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cái đấy chắc là "nghĩa thay đổi tùy theo thời đại". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:03, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Họp mặt TP HCM[sửa mã nguồn]

Xin mời bạn có gì tham gia, rất mong bạn sẽ đến được! Vô Thảo luận Wikipedia:Họp mặt#24/6/2012 để biết thêm thông tin chi tiết:D!Trongphu (thảo luận) 09:20, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Rất tiếc là tôi phải tuân theo khẩu hiệu ở đầu trang!:D--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:49, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xét về giá trị lịch sử thì nó không thể hiện được mấy, điều thể hiện rõ nhất là nó mang tính bênh vực người thấp cổ bé họng, phê phán chủ nghĩa bảo hoàng cực đoan Pháp thời giờ. Và nói thật, tên De Chaumereys và đồng bọn đã mù tịt về biển lại còn tham lam (cứ xem về cách tính toán của chúng) tranh nhau đến từng miếng ăn-- "Qu' il meure sans laisser de traces" (discuter) 15:43, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Re:Tuổi trẻ Fritz[sửa mã nguồn]

Bạn từng nói sẽ tách ra các bài con nhưng còn bận nên mình tách giùm chứ không có gì mà cần phải cảm ơn. Vả lại cũng nên tách dần dần ra, mình sẽ giúp bạn thu gọn lại bài chính sau khi các bài con được tạo, nhưng rút được nhiều thì mình không dám chắc bởi vì có nhiều đoạn được viết rất hay --Napoleon's Signature Napoléon Bonaparte (thảo luận) 14:18, ngày 15 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Mình cũng có vài quyển về Friedrich, nhưng kể về những cuộc chinh phạt sau khi lên ngôi. Còn mấy quyển về tuổi trẻ thì chưa có nhưng chắc chắn mình sẽ tìm mua vài quyển về đọc. Điều này chắc không khó, vì tuần trước mình đi dạo thấy ở một hiệu sách có bày mấy quyển về Napoléon, Fritz, những trận đánh trong thế kỷ 18. Nếu tìm được, mình sẽ giúp--Napoleon's Signature Napoléon Bonaparte (thảo luận) 14:30, ngày 15 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Mời bạn Ti2008/Lưu 18 cho ý kiến ủng hộ bài Trận Austerlitz do bạn viết thành bài viết chọn lọc tại trang Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Trận Austerlitz, cảm ơn rất nhiều!
—--Napoleon's Signature Napoléon Bonaparte (thảo luận) 14:03, ngày 16 tháng 6 năm 2012 (UTC)

Chưa, mình chưa nghe!Trongphu (thảo luận) 11:21, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

[sửa mã nguồn]

?????????. 118.68.96.225 (thảo luận) 14:26, ngày 21 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thảo luận tại dự án CTTG II[sửa mã nguồn]

Mời Ti cho ý kiến về cái này. --Двина-C75MT 07:25, ngày 27 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Cứ cho là vậy nhưng đem ý kiến của Aleksandr I - một kẻ ngu dốt về quân sự vào để "minh chứng" cho sự "yếu kém" của Kutuzov thì là quá đáng. Bênh cũng phải bênh có tình có lý cho dân nó nhờ chứ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:41, ngày 27 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hoàng đế La Mã[sửa mã nguồn]

mình muốn nhờ Ti viết đoạn khởi đầu của tất cả các bài về hoàng đế La Mã đang còn thiếu được không, củ yếu là mấy ông trước thời đế quốc Tây La Mã sụp đổ lộn lại, rồi sau đó mình dần dần viết bổ sung tiếp:), mình cũng lười khởi tạo mấy cái bài mới quá^^--nemo (thảo luận) 05:48, ngày 28 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nhờ bạn dịch câu này hộ mình với ^^ With the annexation of Decebalus’ kingdom, Dacia was turned into Rome's newest province, only the second such acquisition since the death of Augustus nearly a century before.[27]--nemo (thảo luận) 15:21, ngày 30 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hỏi ti câu này chút:)) As part of his military reforms, Severus allowed Roman soldiers to live away from the fortified camps, within the accompanying canabae, where they were allowed to tend nearby plots of land.--nemo (thảo luận) 15:11, ngày 3 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tạm dịch: "Như một phần của cải cách quân sự của ông, Severus cho phép các chiến binh được sống ngoài doanh trại, nội trong canabae kề bên, nơi họ được chăm sóc các thửa ruộng gần kề" - bài dịch cực khó!:))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:22, ngày 3 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Một lần nữa cám ơn Ti nhé^^--nemo (thảo luận) 10:26, ngày 4 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bên bài Constatinus I có nói rằng hoàng đế đã tiến hành chinh phạt người Goth vào cuối năm 332 còn trong khi bài Roman Dacia lại cho là đầu năm 336, mời bạn cho ý kiến ^^--nemo (thảo luận) 09:40, ngày 5 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Diễn biến trong bài Agesilaos có vẻ đi quá nhanh:)), ti thấy sao, mình so với trong sách khá là khó bổ sung:))--nemo (thảo luận) 13:45, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trận Trường Bình[sửa mã nguồn]

Phải rồi, bên en và zh ghi khác nhau, không rõ căn cứ vào chỗ nào. Anh đã chỉnh lại. Đặc biệt trong thế trận như vậy mà nói phía Tần cũng bị mất tới vài chục vạn thì hơi khó tin. Trong khi quân Triệu chết chủ yếu vì bị Bạch Khởi chôn sống, chứ trong thế thua mà quân Triệu Quát cũng chỉ chết vài vạn khi giao tranh mà quân Tần lại chết đến 25 vạn thì... Triệu Quát cũng quá giỏi mà Bạch Khởi thì quá kém vì chỉ nướng quân để đổi chiến thắng! Trước đó Vương Hột cầm quân thì Liêm Pha cũng chỉ phòng thủ, ít có giao tranh, vì thế thiệt hại cả 2 bên có thể coi là ko đáng kể. Nếu nước Tần tổng động viên được trên 60 vạn (như Tần vương Chính sau này giao cho Vương Tiễn đi đánh Sở, cũng là 60 vạn khi tổng động viên) mà mất tới 25 vạn thì cũng có thể coi là "vãn đi gần nửa trai tráng"! Nếu hao hụt đến thế thì liền những năm sau làm sao duy trì nhịp độ chinh phạt 6 nước một cách khủng khiếp đến thế!--Trungda (thảo luận) 03:17, ngày 4 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Viết[sửa mã nguồn]

Bạn lâu nay vẫn viết về Kito giáo chứ. Truonghongtrung (thảo luận) 16:52, ngày 10 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xóa bài[sửa mã nguồn]

Xin phiền bạn vui lóng cho ý kiến trong vấn đề xóa bài Cosma Hoàng Văn Đạt và loạt bài liên quan tại trang này --113.165.143.254 (thảo luận) 11:02, ngày 14 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thích thì người ta tham gia từ đầu sao IP 113.165.143.254 phải gõ cửa từng nhà làm việc này.--113.190.216.144 (thảo luận) 11:07, ngày 14 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bài chọn lọc TBD[sửa mã nguồn]

Mời bạn vào trang Ứng cử viên danh sách chọn lọc cho ý kiến ủng hộ đề cử của mình.--LVP (thảo luận) 08:04, ngày 15 tháng 7 năm 2012 (UTC).Trả lời

Xem ra trong quân đội Nga hoàng thì có khá nhiều tướng lĩnh gốc Đức. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:45, ngày 15 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chubengo giờ chuẩn bị hoạt động lại trên Wiki nhưng cũng tốn thời gian lâu hơn trước để dịch bài.Hiện mình mới thi xong giờ mới có thời gian rảnh--Chubengo (thảo luận) 13:40, ngày 17 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Anna Ivanovna không chỉ xài nhiều tướng lĩnh Đức mà, thực tế nhiều quan đại thần, viện sĩ Đức cũng được bà ta che chở. Hồi Lomonosov mới về Viện Hàn lâm Nga làm thì ngôn ngữ de facto mà Viện này làm là tiếng Đức và đa số nhân viên cấp cao của Viện là người Đức (trừ ông Viện trưởng bù nhìn là người Nga). Không rõ tại sao người Nga lại sùng những nhân lực của Đức như thế. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:49, ngày 17 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Quân Áo Hung từ nửa thế kỷ 19 trờ về sau thì yếu xìu, trong thế chiến thứ nhất dựa vào Đức là chính. Đây là cái đội quân nhục nhã nhất của cuộc chiến, đánh đâu thua đó, cho nên phía Đức cứ phải chạy khắp Đông Tây để cứu trợ cho "đế quốc nghèo khổ". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:50, ngày 21 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tử thủ[sửa mã nguồn]

Đúng như thế, nhưng tôi nghĩ quân Hy Lạp ở đấy có đánh nhau liên tục, không được ăn uống tử tế suốt nhiều ngày không đã (tức là đến khi da bọc xương vẫn còn đánh tốt ấy). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:40, ngày 23 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Help[sửa mã nguồn]

Bạn Ti có am hiểu gì về bài này không, xin viết thêm 1 ít, Tuần lễ Vàng (năm 1945). TemplateExpert (thảo luận) 12:24, ngày 4 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Kị binh trong thế chiến 1[sửa mã nguồn]

Nhìn cái ảnh kị binh Pháp chuẩn bị hành quân ra trận đôi khi tôi thấy... buồn cười. Lý do: kỵ binh gặp (súng máy+súng trường+đại bác+chiến hào) = banzai. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:15, ngày 9 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tình hình là người Pháp & Anh (và cả Đức) quên mất rằng mặt trận Pháp-Đức không có địa hình bằng phẳng và rộng mênh mông như ở Nga, và người Pháp, Anh, Đức thì xây dựng chiến hào tốt hơn là Nga. Cho nên trong khi kị binh và chiến thuật vận động vây bọc mặc sức tung hoành ở Nga thì ở Pháp các phe tham chiến cứ tỉ mẩn bóc vỏ từng phòng tuyến của nhau. Đó là lý do mà "tác chiến chiều sâu" không có đất sống ở Anh, Pháp, những kẻ đã quen với vai trò của bộ binh và pháo binh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:36, ngày 9 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi không ngạc nhiên về quyết định "đại banzai" đó. Người ra lệnh là Luigi Cardona - một trong những tướng lĩnh ngu dốt nhất của cuộc chiến - cơ mà. Thế mà vẫn được phong hàm Thống chế cơ đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:48, ngày 9 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Quá lớn. Không chỉ nước Pháp chịu ơn ông ta trong trận Marne, mà 1 số tướng lĩnh giỏi như Petain và Nivelle cũng được Joffre kịp thời cất nhắc trong trận đó. Trong khi Luigi trảm lính vô tội vạ thì Joffre kịp thời trảm tướng để giữ nghiêm lòng quân. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:02, ngày 9 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời
T.B.: một số "đại tướng" quyền cao chức trọng tỉ như Haig của Anh cũng không hoàn toàn xứng với vinh quang và chức vụ ông ta đạt được. Ông này đôi khi ra 1 số quyết định ngớ ngẩn như trong các trận Passchendaele và Somme, suýt nữa hại chết quân mình. Và 1 quyết định ngớ ngẩn khác là chia nhỏ xe tăng ra hỗ trợ cho bộ binh thay vì tổ chức các mũi thọc sâu xe tăng cực kì thành công như ở Amiens. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận)

Trong các tướng tổng chỉ huy quân Pháp thì Joffre và Nivelle đều là "chủ lò mổ" hết, chỉ có Petain là được việc nhất. Foch cũng không bằng Petain. Tiếc là sau chiến tranh thì tư tưởng của Petain lại chuyển sang hướng bảo thủ và đến thế chiến 2 thì ông này là tội đổ.

Tuy nhiên, những chủ lò mổ lớn nhất chính là các sĩ quan cao cấp của quân đội Nga (ngoại trừ Brusilov). Lý do: quý tộc thì quan tâm quái gì đến đời sống con dân (các sĩ quan của Anh cũng thế, một số người chả có tài gì nhưng nhờ làm "sir" nên được lên tướng). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:30, ngày 9 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Phía Nga cũng thế. Chỉ có Brusilov là đáng kể, ngoài ra thì mấy ông bự ngồi trong bộ tư lệnh + tên Nga hoàng ngu dốt + đều là tướng làng nhàng. Nhưng sĩ quan cấp thấp và hạ sĩ quan của Nga thì cực kì giỏi và rất thương binh sĩ. Lính Nga cũng chiến đấu rất dũng cảm trong hồi đầu chiến tranh. Nhìn mấy tướng lĩnh nổi tiếng của Liên Xô trong giai đoạn 1919-1945 xem. Rất nhiều người trong số họ là hạ sĩ quan và sĩ quan cấp thấp của quân đội Nga hoàng đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:37, ngày 9 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không rõ quân Thổ thế nào; nhưng họ đánh mấy trận ở Galipoli và Irak thì quá hay. Ataturk cũng xứng đánh là danh tướng. Có điều đứng trước quân Nga thì hình như người Thổ bị "khớp". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:45, ngày 9 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không báo thù lên Nga nhưng báo thù lên dân Armenia: 140.000 người bị giết và 3 tỉnh phía Tây của họ bị Ataturk cướp mất. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:49, ngày 9 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trận Arras 1917[sửa mã nguồn]

Dạo này thấy Tí viết nhiều bài về mặt trận phía Tây của Thế chiến I, không biết Tí có ý định viết bài về trận Arras 1917 chưa ? Mình đang chuẩn bị dịch bài này nên hỏi ý kiến Tí trước, nếu Tí chưa có ý định thì mình sẽ dịch và viết luôn tại lâu lâu muốn đổi "chiến trường" cho nó vui.--Prof MK (thảo luận) 14:55, ngày 10 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

OK, để mình lâu lâu nảy qua tham chiến WW1 tí, hehe. À có thời gian thì hai đứa mình "gặm" luôn cái bài Mặt trận phía Tây WW1, bài đó bên en wiki gắn sao mà cho wiki mình.--Prof MK (thảo luận) 16:37, ngày 11 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời
Nếu đã có tư liệu chứng minh đây là tên riêng của chiến dịch thì OK. Tại hồi trước lúc mình dịch mình không thấy nguồn, nên gọi chắc ăn là cuộc tổng tấn công của Brusilov và Kerensky.--Prof MK (thảo luận) 08:48, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hỏi linh tinh[sửa mã nguồn]

  • Ti chịu khó qua hiệu đính và góp ý mình bài Mafia II đc không?Chubengo nghĩ chắc bài nhìn hơi dài nên chẳng ai dám qua hiệu đính (chỉ nhờ Ti hiệu đính phần cốt truyện thôi, xem lỗi chính tả,...).
  • Dạo này Ti có còn hay viết bài về lịch sử nữa không?Hay đổi đề tài rồi?

--Chubengo (thảo luận) 10:55, ngày 15 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hai trận Custoza[sửa mã nguồn]

Trong khi Garibaldi đánh giỏi bao nhiêu thì tướng lĩnh triều đình Ý đánh ngu bấy nhiêu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:33, ngày 16 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Albert chỉ "đọc" đến mức chiến thuật chứ chưa thấy mức chiến lược. Nguyên tắc của phá vây là cần phải nhanh chóng tìm ra mắt xích yếu nhất của vòng vây (không ai khác đó là Ý) và phải nhanh chóng chặt đứt mắt xích đó. Chậm chạp là điều đại kỵ, nhưng đáng tiếc là Albert đã phạm phải đại kỵ đó. Tiếc hơn nữa là mắt xích Ý đã bị chặt được một nửa, nhưng "nhờ" sự chần chừ của Áo mà đã có cơ hội để liền lại. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:36, ngày 18 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Haig[sửa mã nguồn]

Mãi đến năm 1917 ông ta mới mò lên được Nguyên soái mà.;) Tức là lúc cái "cối xay thịt" Somme diễn ra thì vẫn là Đại tướng:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:38, ngày 19 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Foch. Còn Ti ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:05, ngày 19 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi thấy G. K. Zhukov cũng có nhiều điểm tương đồng với Grant: đều được thăng cấp nhờ những chiến thắng mang tính táo bạo và sáng tạo, đều bị nhiều người ganh ghét, đì ếm, và trong thời gian làm Tổng chỉ huy cũng đã "gặm" phải nhiều "cối xay thịt" cỡ bự ("cối xay" Rzhev hay các trận thua tơi tả của Tập đoàn quân Potomac); tuy nhiên các "cối xay thịt" này là do thuộc tướng của họ đánh quá dở chứ Grant và Zhukov không có lỗi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:13, ngày 19 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ngoài ra, trong các trận đánh ở đồn Henry, Donelson và nhất là Vicksburg cũng cho thấy nhiều điều hơn là "chiến tranh tiêu hao", tỉ như chiến thuật kết hợp thủy binh và bộ binh, hay đòn đánh bọc vòng quá đẹp trong trận Vicksburg, nhốt trọn ổ 33.000 quân miền Nam trong "cái chảo" Vicksburg. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:24, ngày 19 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chào[sửa mã nguồn]

Biết cậu ở quy ẩn giang hồ đã lâu nhưng nay mời cậu đi bỏ phiếu dùm hai cuộc thảo luận biểu quyết trên Wikipedia. đâyđây. Sau khi bỏ phiếu xong rồi gác kiếm ẩn dật lại vẫn chưa muộn:D! Cảm ơn! Mình tính quy ẩn lâu rồi nhưng hình như bị nghiện rồi hic... Như mà đang giảm bớt rồi. Ngay xưa là tham gia đủ 100% còn bây giờ thì hình như tuột xuống 50% các thảo luận thôi. Đâu phải muốn bỏ là bỏ liền được. Phải từ từ chứ nhỉ? Trongphu (thảo luận) 06:42, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không, tôi ko rành mấy vấn đề đó và tôi thật sự cũng ko có hứng với nó!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:09, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Arras[sửa mã nguồn]

Bài Arras từ không khó, mình dịch tương đối rồi nhưng vướng mắc lớn nhất là có nhiều thuật ngữ quân sự không rõ, như "graze fuze", "creeping barrage" hay những đoạn giới thiệu về địa hình vùng Arras mình cũng không chắc là dịch đúng với tinh thần. Bài này nhìn vậy chứ khó viết. Mình mới xong bài Erich Hartmann rồi, chắc tiếp sẽ là bài Arras. Các thuật ngữ quân sự trước mắt sẽ giữ nguyên và ghi lên trang thảo luận.--Prof MK (thảo luận) 04:38, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cái Creeping barrage mình hiểu nôm na là bộ binh tiến đến đâu, pháo bắn theo sát đến đó chứ không phải là bắn dọn đường tan tành như trong trận Verdun hay Somme. Nhưng mà dịch cho nó thực sự nghe đúng thuật ngữ quân sự thì thật là khó. Giống Ti dịch là hàng rào pháo di động mình có thể dịch là làn pháo yểm trợ trực tiếp, không có sự thống nhất.--Prof MK (thảo luận) 04:48, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời
Trong bài Trận Verdun có nói tới chiến thuật này của Nivelle, mà nó chỉ miêu tả chứ không có cái tên! Để mình tìm hiểu thêm xem sao.--Prof MK (thảo luận) 04:54, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời
Vậy thì thêm vào bài thôi:"> Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:34, ngày 28 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi chịu, bạn hỏi bác Tâm ấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:35, ngày 28 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Góp ý chút. Ti thông cảm nhé. "Creeping barrage" là chiến thuật của nhóm bộ binh nhỏ (cỡ dưới đại đội). Được biết đến bằng các hoạt động "len lỏi", "trườn qua", "leo qua".v.v... các "chướng ngại vật", cũng có nghĩa là "len lỏi" qua "hàng rào hỏa lực" của địch. Chiến thuật này được huấn luyện phổ dụng ở Học viện Westpoint (Hoa Kỳ). --Двина-C75MT 14:41, ngày 28 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Napoléon[sửa mã nguồn]

Hiện tôi đang cố gắng dịch lại trọn vẹn bài Napoléon Bonaparte từ tiếng Anh, tuy nhiên công việc dịch khá đồ sộ, đề nghị bạn giúp đỡ.Josephk (thảo luận) 09:21, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cho mình hỏi về nghĩa của từ "brother-in-law" là gì vậy bạn, xuất hiện trong một đoạn ghi về quan hệ giữa Joachim Murat và Napoleon. Trong từ điển ko thấy ghi về từ này, mình nghĩ chắc bạn am hiểu về lĩnh vực này nên hỏi. Cảm ơn nhiều nha!-- "Qu' il meure sans laisser de traces" (discuter) 20:04, ngày 3 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trận sông Aisne lần thứ nhất có nằm trong khuôn khổ cuộc đại rút lui về sông Marne không Ti?--Volga (thảo luận) 14:48, ngày 15 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thành viên Traisg/Tempora/Saboche/Soranto[sửa mã nguồn]

Thầy Kay đi chưa xa thì đã có "nhân vật mới" xuất hiện rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:24, ngày 30 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tò mò[sửa mã nguồn]

IP tò mò chút, có phải Ti2008 là nhà nghiên cứu lịch hay không mà bạn thành thạo và dành nhiều thời gian viết về chủ đề này vậy? Đây là câu hỏi liên quan đến cá nhân, bạn có thể ko trả lời mình cũng ko sao.113.160.85.34 (thảo luận) 14:03, ngày 13 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không bạn ạ! Cùng lắm thì là nhà nghiên cứu dỏm!:))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:32, ngày 14 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi không nhớ rõ, nhưng những sự kiện quan trọng của mặt trận Tây Âu như trận Sicillia và chiến dịch Ý thì họ không thể bỏ qua được (nhưng của mặt trận Xô-Đức thì có). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:35, ngày 16 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hình như chỉ ở châu Âu mà thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:43, ngày 16 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Wikisource[sửa mã nguồn]

Hiện đang có một cuộc biểu quyết BQV ở bên Wikisource đây. Do bên dự án đó ít người hoạt động nên cần ý kiến và phiếu bầu của những thành viên ở dự án Wikipedia. Mong bạn cho phiếu và ý kiến!Trongphu (thảo luận) 05:01, ngày 23 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Dự án CTTG 2[sửa mã nguồn]

Không biết tại sao dự án này bị chết yểu thế này hic? Đã đi được nửa đoạn đường rồi sao không đi cho hết? Hay là nhiều thành viên viết nhiều quá chán nên muốn đổi chủ đề. Một dự án một thời từng hoành tráng và hùng cường trên Wikipedia biết bao nhiêu thì giờ đây đã đi toi nhà tông, chả hiểu tại sao nhiều thành viên lại tử trận trong chiến tranh thứ giới 2 hết cùng một lúc mới chết chứ, hay là bị Mỹ ném bom nguyên tử làm quân ta bị đo ván rồi? (HAA nói lòng vòng cho vui thôi, tóm lại thì mình thấy tiếc khi một dự án một thời đã tạo ra không biết bao nhiêu BVCL nhưng bây giờ như đã chết!)Trongphu (thảo luận) 06:26, ngày 23 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ludwig II của Bayern[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn đã sửa bài giùm. Khi nào tôi có dịch trang nào, loan báo nhờ bạn xem hộ có được không? Nhiều chữ mình chả biết tiếng Việt nghĩa là gì. DanGong (thảo luận) 23:37, ngày 29 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Suleiman I[sửa mã nguồn]

Mới dòm lại mấy bài BQCL hồi đó, nhìn lại thì ôi có nhiều kỉ niệm quá! Cái thời mà còn nhiều thành viên năng động. Đó cũng là ấn tượng gặp gỡ đầu tiên giữa mình và bạn mà mình còn nhớ. Mình nhớ cũng có vô sửa dùm bạn chút ít nhưng cũng chả đáng gì cả! Nhớ Wikipedia hồi xưa quá, lúc đó mới thấy vui còn bây giờ thì căng thẳng quá. Nhức cả cái đầu, thiết nghĩ cậu cũng khôn chán. Biết trước cái đà này nên cậu đã rút lui ra khỏi giang hồ từ đời nào rồi. Ờ mà sao lâu rồi không thấy cậu viết BVCL nữa? Chán rồi à? Mình thấy những bài viết của bạn đa số đều được dày dựng tỉ mỉ công phu, sao lại không đề cử làm BVCL?Trongphu (thảo luận) 07:06, ngày 20 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

HEEE ghi nhận gì ở đây, mình chỉ sửa có 1 câu à nên có cũng bằng không. Không thể ghi nhận những gì mình không làm... Ờ mà thôi nếu bạn đã không thích thì chịu. Ờ mà cậu khôn thật đấy, lẩn tránh khỏi trốn giang hồ hẳn luôn. Bất kể cái gì liên quan tới cộng đồng là biệt tâm biệt tích luôn, ví dụ như BVCL cũng là một hình thức lãng vãng của trốn giang hồ. (Chắc lý do là vậy, thôi thì mình cũng hiểu) Mình muốn rút khỏi lắm như đã nói cả năm nay mà chưa được... Pótay.com. Được như cậu thiết nghĩ lại hay, đóng góp được nhiều mà còn đỡ căng thẳng.Trongphu (thảo luận) 07:32, ngày 20 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời
Nói đúng hơn là Wikipedia là thế giới ảo hết đấy chứ, cái khác là bạn rút khỏi thế giới ảo xung đột. Hiện giờ bạn vẫn ở trong thế giới ảo nhưng mà là thế giới ảo yên bình đóng góp:D!Trongphu (thảo luận) 07:42, ngày 20 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Xin chào bạn, xin mời bạn ghé qua Wikipedia:Dự án/Lịch sử/Hợp tác để góp sức giúp dự án-- "μολὼν λαβέ" (συζητήσουν) 12:15, ngày 1 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hai cuộc đại chiến thế giới đều là chiến tranh giữa những người có nhiều tiền và những người có ít tiền, và kết quả đều là gần giống nhau cả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:08, ngày 3 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Không phải là nước Đức không hiểu mà là tất cả các nước tham chiến đều không ý thức được về một cuộc chiến tranh tổng lực, kéo dài vả đẫm máu sẽ xảy ra ở châu Âu. Kể từ giữa thế kỷ 19, không có những cuộc chiến tranh lớn nào xảy ra ở châu Âu hoặc xảy ra cho các nước châu Âu. Họ chỉ phải đánh nhau với các bộ tộc tiền sử, những nước phong kiến lạc hậu và những cuộc chiến như vậy rất là chóng vánh. Những cuộc chạm trán tại châu Âu như chiến tranh Pháp - Phổ, Áo - Phổ, chiến tranh Ban Căng cũng diễn ra rất nhanh. Tất cả những thứ ấy gieo vào đầu người châu Âu những ảo tưởng sai lầm về một thứ chiến tranh lẹ làng, có thể giải quyết nhanh trong vòng vài ba trận đánh, đặc biệt là nước Đức. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:35, ngày 4 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi đặc biệt ấn tượng trước cuộc kháng chiến dũng cảm của nhân dân Boer. Có lẽ chưa có một cuộc chiến tranh nào mà đế quốc Anh phải chịu nhiều trận thua thê thảm và nhục nhã như cuộc chiến này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:37, ngày 4 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chưa kể quân xâm lược Ý bị người Êtiôpi đánh cho tan nát hồi thế kỷ 19 nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:51, ngày 4 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đúng thế. Về điểm này thì họ khá giống Napoleon I. Nếu như Napoleon có chính sách đối ngoại mềm dẻo và hòa hoãn hơn thì biết đâu biên giới Pháp ngày nay đã lan tói tận Bỉ và Hà Lan rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:03, ngày 5 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bởi vì họ là những nhà quân sự chuyên nghiệp chứ không phải những nhà chính trị hay ngoại giao. Bản thân Bitxmac cũng không giải thích tường tận các chính sách của ông cho đám tướng lĩnh này hiểu rõ. Cho nên giới quân sự Đức suốt mấy chục năm đã ảo tưởng về sự vô địch và quyết định của "sắt và máu" nhưng không hề biết Bitxmac ngoài sắt & máu còn sử dụng cả ba tấc lưỡi của mình để giúp cho nước Đức hùng mạnh.
Đến đây thì có thể hiểu tại sao hoàng đế Đức Vinhem II lại than vãn rằng mình đọc binh pháp Tôn Tử quá muộn. Bởi vì binh pháp này chú trọng rất nhiều đến tình báo và ngoại giao. Thắng mà có thể không cần đánh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:22, ngày 5 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Cứng nhắc là bởi vì không ai nghĩ đến khả năng thất bại của nó. Người Đức tự tin rằng với sức mạnh quân sự vượt trội, họ có thể dễ dàng đập nát quân Pháp và tiến nhanh đến thủ đô Pari như 4 thập kỷ trước đó. Phía Pháp cũng vậy, kế hoạch phòng ngự của Anh-Pháp cũng cho rằng họ sẽ dễ dàng xắt lát đội hậu binh của quân Đức và sau đó đè bẹp quân xâm lược từ phía sau. Nhưng thực tế chiến tranh đã cho thấy giới quân sự các nước tham chiến hoàn toàn ngây thơ về khái niệm "chiến tranh tổng lực". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:01, ngày 6 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Năm mới[sửa mã nguồn]

Năm mới chúc Ti ăn tết vui vẻ nhé. Tết giữa thời bão giá và kinh tế suy thoái không dễ dàng tí nào, nhưng đời vui ít buồn nhiều, có cơ hội vui thì cứ vui cho thỏa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:51, ngày 9 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chúc mừng năm mới[sửa mã nguồn]

Cảm ơn Ti về lời chúc và cũng mong năm mới, mọi lời chúc tốt đẹp đến với Ti đều sẽ thành sự thật! Cố gắng đóng góp cho wiki một cách có chọn lọc và bớt tràn lan hơn để có những bài viết chất lượng của riêng mình. Happy new year! Volga (thảo luận) 16:28, ngày 9 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Năm mới chúc Ti và gia đình thật nhiều sức khỏe và vạn sự như ý, riêng đối với wikipedia thì bài viết đều đều nhé:d.--Prof MK (thảo luận) 18:58, ngày 9 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời
Chúc Ti2008 năm mới tràn ngập niềm vui, hạnh phúc, nhiều may mắn và đặc biệt là sức khỏe dồi dào để tiếp tục những bài viết lịch sử cho dự án này ngày càng phát triển!--Trungda (thảo luận) 04:17, ngày 10 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chúc mừng năm mới (theo lịch mặt trăng)! Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của bạn trong năm "con rắn" của Việt Nam. Chúc bạn mạnh khỏe và thành đạt. --Двина-C75MT 07:44, ngày 12 tháng 2 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Dù đã qua tết lâu rồi nhưng cứ chúc mừng năm mới Ti phát=))=))(adua theo phong trào):))--nemo (thảo luận) 11:57, ngày 5 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

cho mình hỏi cái là mấy cái liên kết liên wiki mỗi khi viết bài mới nó chuyển đi đâu rồi nhỉ:)), lâu rồi k biết trên wiki thay đổi lộn tùng phèo thế nào nữa:))--nemo (thảo luận) 02:58, ngày 8 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

cái State church nghĩa là gì nhỉ??--nemo (thảo luận) 14:37, ngày 14 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Wikivoyage[sửa mã nguồn]

Chào bạn, Wikivoyage tiếng Việt cần sự hỗ trợ của bạn!
Dự án Wikivoyage tiếng Việt đang được thực hiện thử nghiệm tại Vườn ươm Wikimedia. Bạn có thể hỗ trợ dự án chỉ với 5 phút/tháng với ít nhất 11 sửa đổi, bằng cách làm theo hướng dẫn sau:

  • Đến trang chính Wikivoyage tiếng Việt, bạn sẽ thấy những mục thỉnh cầu và các mẫu bài viết kế bên trong dấu ngoặc đơn.
  • Đối với các bài cần phát triển: bạn có thể viết nó theo kinh nghiệm của mình.
  • Các bản mẫu bài viết khác có thể tham khảo tại đây.

Bạn cảm thấy không phiền nếu tôi thông báo những tin mới cho bạn trong tương lai chứ?

Cảm ơn bạn đã đọc đến đây.

--Voyageditor (thảo luận) 13:17, ngày 12 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

hỏi[sửa mã nguồn]

Cho mình hỏi Ti là từ Promagistrate trong tiếng Việt gọi là gì vậy (en:Alexander Severus#Early reign), cảm ơn nhiều--A (thảo luận) 08:21, ngày 20 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nhờ anh bạn viết hộ mình phần bộ máy nhà nước trong bài đế quốc Byzantine với nhé:)--nemo (thảo luận) 00:09, ngày 21 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Từ "emir" nên dịch ra thế nào bạn nhỉ, mình tra mấy từ điển đều không rõ ràng lắm, chẳng lẽ lại là "thủ hiến"--Imperator (Thảo luận · Đóng góp) 06:46, ngày 3 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bộ ba cuộc chiến tranh Punic đã xong rồi:)):)), còn loạt bài các trận đánh và bác Hannibal nữa thôi:), hi--nemo (thảo luận) 08:47, ngày 7 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nhờ ti giúp mình cái này phát:) helped foster a sense of "Romanness".[72]--nemo (thảo luận) 14:52, ngày 10 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

nhờ anh bạn giúp mình tạo liên kết liên wiki bài Maxentius hộ mình với, hôm qua quên làm lỗi nên h mình k thể thêm được:))--nemo (thảo luận) 02:28, ngày 25 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đề cử BQV[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia đề cử BQV. Huy-/talk\-

HAAA cậu chưa chấp nhận đề cử mà chưa gì ai cũng ủng hộ. Lần nào đề cử cậu cũng từ chối. Sao cậu giống như bác Mekong thế... Chừng nào mới định tái xuất giang hồ đây anh bạn? Nhận cái chổi để giúp dùm Wikipedia dùm đi!Trongphu (thảo luận) 23:55, ngày 11 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Mời Ti xem bài, nêu ý kiến và cho nhận xét về ZenoKonstantinos XI mà mình vừa mới up lên hôm qua, thank nhiều!--Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 18:50, ngày 16 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Cách mạng khoa học-kỹ thuật (mass mail, dành cho những ai am hiểu về lịch sử)[sửa mã nguồn]

Hình như nước ngoài họ "hiểu" CM khoa học-kỹ thuật không giống với VN và khối XHCN, không thấy bài nào ở wiki Anh nói về cuộc cách mạng KHKT trong phạm vi từ năm 1945 về sau như các sách lịch sử chính thống tại VN hay viết cả. (lý do: tính soạn bài này) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:09, ngày 23 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mối thù Pháp-Đức[sửa mã nguồn]

Hoan nghênh và cảm ơn bạn Ti2008 đã viết nhiều bài về lịch sử Đức và bài này. Trong bài này bạn đã đề cập tới "mầm mống" của mối thù khi Đế quốc Frank bị chia đôi. Tuy nhiên bạn viết rất ít về tranh chấp giữa quyền lực của hậu duệ 2 nước được thành lập này. Chả hạn như trong bài "Habsburgisch-Französischer Gegensatz" bên tiếng Đức, khi Pháp muốn bành trướng lãnh thổ và thế lực về phía Đông. Ngoài ra chiến tranh giữa Pháp và Phổ đã bắt đầu từ cuộc Chiến tranh Bảy năm. DanGong (thảo luận) 09:25, ngày 25 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mình chỉ thêm mắm muối vào để lôi cuốn những người thích đọc về những chuyện ngoài lề. Ông Leopold được mọi người ở München biết tới là nhờ được đặt tên cho một con đường đẹp bắt đầu từ Khải hoàn môn tại München, hay được du khách tới đi dạo phố Leopoldstraße. Còn vợ ông ta, bà Gisela thì được đặt tên cho một đường nhánh từ con đường chính này, tên đường của bà lại được dùng cho tên một trạm xe điện ngầm (U-Bahn) cũng nằm trên con đường chính. DanGong (thảo luận) 08:54, ngày 4 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

Cấp bậc của De Gaulle[sửa mã nguồn]

Hình như không phải là chuẩn tướng mà là thiếu tướng hay trung tướng kia. Trong ảnh này, mình thấy trên mũ ông ấy có hai ngôi sao. --Двина-C75MT 05:14, ngày 2 tháng 6 năm 2013 (UTC)--Trả lời

"Brigadier general" (tiếng Anh), "Général de Brigad" (tiếng Pháp) hay "Командира бригад" (tiếng Nga) đều là tướng/lữ đoàn trưởng. Theo hệ thống cấp bậc quân đội Pháp: Tướng 2 sao là thiếu tướng, tướng 1 sao là chuẩn tướng. Quân đội VNCH cũng dùng hệ thống cấp bậc hàm này. Một số quân đội như Đức, Nga (hiện nay), không có chuẩn tướng thì thiếu tướng có quân hàm một sao. Khi thay đổi hệ thống cấp bậc hàm vào 1940-1941 ở Liên Xô cũ, các cấp bậc "lữ đoàn trưởng" (Комбриг) đều được phiên ngang sang "Thiếu tướng". --Двина-C75MT 05:56, ngày 2 tháng 6 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Một số nước khộng gọi là "chuẩn tướng" (nói chung không đứng trong hàng tướng) nhưng lại gọi là đại tá cao cấp (trên đại tá). Nhưng đó là thuật ngữ. Chứ chiểu theo hai ngôi sao trên mũ của De Gaulle và hệ thống cấp bậc hàm của quân đội Pháp thì De Gaulle là thiếu tướng. --Двина-C75MT 08:55, ngày 2 tháng 6 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Nói dzầy cho dễ! Cấp bậc général de brigade của De Gaulle trong bảng quân hàm NATO thuộc OF-6, tuy mang 2 sao nhưng lại xếp ngang với ông Brig.Gen. Mẽo mang 1 sao thôi. Trong quân đội Pháp kể từ năm 1793 không có cấp hiệu tướng 1 sao, do đó tướng 2 sao là bậc tướng đầu tiên. Tức là nếu đúng thì phải dịch général de brigadeChuẩn tướng.
Còn nói về cái sự ông Chuẩn tướng 2 sao thì trước năm 1793 (trước CM Pháp) các cấp bậc tướng của gồm Lieutenant-general (Khâm sai quân sự, cấp hiệu lon tua vàng và 3 ngôi sao), Maréchal de camp (Thống soái chiến dịch, lon tua vàng và 2 ngôi sao) và Brigadier des armées (chỉ huy lữ đoàn, lon tua vàng và 1 ngôi sao). Sau CM Pháp, hệ thống cấp bậc được cải theo quy tắc bậc sĩ quan + đơn vị chỉ huy (Hồng quân Liên Xô thời kỳ đầu chính là bắt chước cái này). Cấp tướng (Officiers généraux) bị gom lại chỉ còn có Général de division (Tướng sư đoàn) và Général de brigade (Tướng lữ đoàn). Thời Napoleon, các tranh vẽ cho thấy các cấp bậc này mang 3 hoặc 2 sao, không hề có 1 sao.
Nước Pháp lạ lùng là thế! Không chỉ không có tướng 1 sao, mà thậm chí cũng không có tướng 6 sao. Bắt đầu bằng 2 sao, rồi 3, 4, 5, lại nhảy cái phẹt lên 7 sao! Nghe nói từng có cấp bậc 6 sao cho Tướng Chỉ huy trưởng Phân khu Paris (Général commandant la place de Paris), nhưng hình như chả có ông nào đeo nó. Thái Nhi (thảo luận) 16:10, ngày 10 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời
Người Hoa cũng là Cộng sản đó thôi, mà sao thấy thầy nghiên về phía VNCH và Hoa Kỳ là sao chả hiểu.Trongphu (thảo luận) 13:08, ngày 4 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

Một ngôi sao dành cho bạn![sửa mã nguồn]

Ngôi sao Biên dịch viên
==Ferdinand von Zeppelin==

Đừng quên ông này nhe bạn. DanGong (thảo luận) 10:17, ngày 8 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

Sao bạn đã nghe tới tên Gerhard von Scharnhorst chưa? Báo die Zeit vừa có một bài về ông này, kỷ niệm 200 năm ngày chết của ông ta. Ông này nổi tiếng vì không những là một tướng giỏi, biết học hỏi chiến thuật của đối phương từ các kinh nghiệm chiến trường, như huấn luyện viên đá banh Pep-Guardiola của Bayern München, giỏi về tình hình chính trị, mà còn truyền bá kiến thức mình cho các học trò. Tướng Carl von Clausewitz cho biết, là sẽ nhớ ơn ông ta suốt đời. DanGong (thảo luận) 06:31, ngày 24 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời
Mình cũng từng đọc sách viết về ông này, ông này là người cải cách quân đội Phổ--Imperator (Thảo luận · Đóng góp) 19:11, ngày 24 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

Góp ý Bổ sung quy định cho quy trình Giải quyết mâu thuẫn[sửa mã nguồn]

Hiện tại mình có đề xuất quy định nhằm giảm bút chiến trên bài chính. Mời bạn cùng tham gia và góp ý hoàn thiện. Thái Nhi (thảo luận) 14:25, ngày 27 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nhờ giúp đở!!![sửa mã nguồn]

Xin chào Ti2008! Dạo này bạn vẫn khỏe chứ! Bạn đã tạo ra bài Nhà Bourbon, nhưng bài này khá ít thông tin so với bài House of Bourbon bên tiếng Anh, bạn có thể giúp dịch và hoàn thiện bài này không. Tại mình đang viết một loạt bài về các Nhân vật Hoàng gia Tây Ban Nha thuộc nhà Bourbon, cần tham khảo rỏ hơn về bài này, bạn giúp đỡ mình nhé! Cảm ơn trước nha! Chúc buổi tối vui vẻ!--Windrain (thảo luận) 14:09, ngày 5 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Xin ý kiến[sửa mã nguồn]

Mời Ti2008 cho ý kiến tại Trưng cầu ý kiến về việc dùng bắt buộc dùng bản mẫu Bài dịch. Xin cám ơn bạn. Gaconnhanhnhen (thảo luận) 18:43, ngày 19 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hồi âm[sửa mã nguồn]

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Ti2008. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận:Cuộc vây hãm Thionville.
Tin nhắn được ghi vào 14:12, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC). Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

CNBH (thảo luận) 14:12, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hình như vẫn có nhầm lẫn, theo nội dung bên dưới thì trận chiến không kéo dài sang tháng 11?. --CNBH (thảo luận) 06:34, ngày 8 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nhờ[sửa mã nguồn]

Nhờ bạn kiểm chứng bài này Cách mạng tư sản Hà Lan hộ, tôi không rành lắm mảng này.  TemplateExpert  Thảo luận 15:30, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mời bạn xem và cho biết ý kiến ba bài Caracalla, ElagabalusZenobia mình vừa up hôm qua.--Thành viên:Yakushosama (thảo luận) 13:55, ngày 11 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Một ngôi sao dành cho bạn![sửa mã nguồn]

Ngôi sao Nguyên bản
Tặng bạn ngôi sao này vì những đóng góp bậc nhất cho Wikipedia  TemplateExpert  Thảo luận 17:04, ngày 16 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đánh giá bài viết ở biểu quyết xóa bài

Xin mời bạn vào Wikipedia:Biểu quyết xoá bài cho ý kiến về các bài viết được đưa ra biểu quyết.  TemplateExpert  Thảo luận 13:57, ngày 29 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bài cơ bản[sửa mã nguồn]

Khi nào rảnh nhờ bạn phát triển bài Cách mạng Nga (1917). Cảm ơn bạn trước.--Cheers! (thảo luận) 07:47, ngày 4 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thế chiến thứ nhất[sửa mã nguồn]

Chúc mừng năm mới Tí. Năm nay gần đến kỷ niệm 100 năm Thế chiến thứ nhất, mình đang có dự tính sẽ nâng cấp và viết mới hệ thống loạt bài về để tài này, bắt đầu từ năm 1914. Có gì Tí hỗ trợ mình nhé.--Prof MK (thảo luận) 02:00, ngày 7 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời

Friedrich Wilhelm IV của Phổ[sửa mã nguồn]

Ông này bị David Strauss chê là "mơ hão" vì ông ta hay mơ mộng về sự "hoàng kim" của xã hội Trung Cổ, trong khi sự thật là xã hội trung cổ không còn thích hợp với đà tiến hóa của nhân loại nữa. Ông này cũng bị Strauss chê như vậy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:57, ngày 27 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời