Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường lên đỉnh Olympia”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Sb1593 (thảo luận | đóng góp)
n →‎Các thí sinh lọt vào cuộc thi chung kết: Sửa vị trí đứng của các thí sinh trong trận chung kết các năm 13 và 15
Dòng 284: Dòng 284:


;Năm thứ 13 (Trận CK tổ chức vào 30/06/2013)<ref>[http://vtv.vn/Truyen-hinh/Hoang-The-Anh-tro-thanh-nha-vo-dich-Duong-len-dinh-Olympia-2013/73636.vtv Hoàng Thế Anh trở thành nhà vô địch "Đường lên đỉnh Olympia 2013"], VTV News</ref>
;Năm thứ 13 (Trận CK tổ chức vào 30/06/2013)<ref>[http://vtv.vn/Truyen-hinh/Hoang-The-Anh-tro-thanh-nha-vo-dich-Duong-len-dinh-Olympia-2013/73636.vtv Hoàng Thế Anh trở thành nhà vô địch "Đường lên đỉnh Olympia 2013"], VTV News</ref>
*'''Hoàng Thế Anh – [[Trường Trung học phổ thông chuyên Bắc Giang|Trung học Phổ thông Chuyên Bắc Giang]], [[Bắc Giang]] - 285 điểm'''
*Vũ Hoàng Sơn - [[Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội|Trung học Phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội]], [[Hà Nội]] - 100 điểm
*Đào Nguyễn Thạnh Hưng - [[Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]], [[Thành phố Hồ Chí Minh]] - 185 điểm
*Đào Nguyễn Thạnh Hưng - [[Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]], [[Thành phố Hồ Chí Minh]] - 185 điểm
*Vũ Hoàng Sơn - [[Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội|Trung học Phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội]], [[Hà Nội]] - 100 điểm
*Nguyễn Văn Nam – [[Trường Trung học Phổ thông Phan Đăng Lưu]], [[Nghệ An]] - 85 điểm
*Nguyễn Văn Nam – [[Trường Trung học Phổ thông Phan Đăng Lưu]], [[Nghệ An]] - 85 điểm

*'''Hoàng Thế Anh – [[Trường Trung học phổ thông chuyên Bắc Giang|Trung học Phổ thông Chuyên Bắc Giang]], [[Bắc Giang]] - 285 điểm'''


;Năm thứ 14 (Trận CK tổ chức vào 03/08/2014)
;Năm thứ 14 (Trận CK tổ chức vào 03/08/2014)
Dòng 296: Dòng 297:


;Năm thứ 15 (Trận CK tổ chức vào 16/08/2015)
;Năm thứ 15 (Trận CK tổ chức vào 16/08/2015)
*Nguyễn Huy Hoàng - [[Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]], [[Thành phố Hồ Chí Minh]] - 150 điểm
* Nguyễn Cao Ngọc Vũ - [[Trường Trung học phổ thông Kim Sơn A|Trung học Phổ thông Kim Sơn A]], [[Ninh Bình]] - 150 điểm

* '''Văn Viết Đức - [[Trường Trung học phổ thông Thị xã Quảng Trị|Trung học Phổ thông Thị xã Quảng Trị]], [[Quảng Trị]] - 250 điểm'''
* '''Văn Viết Đức - [[Trường Trung học phổ thông Thị xã Quảng Trị|Trung học Phổ thông Thị xã Quảng Trị]], [[Quảng Trị]] - 250 điểm'''
* Huỳnh Anh Nhật Trường - [[Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận|Trung học Phổ thông Chuyên Trần Hưng Đạo]], [[Bình Thuận]] - 200 điểm
* Huỳnh Anh Nhật Trường - [[Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận|Trung học Phổ thông Chuyên Trần Hưng Đạo]], [[Bình Thuận]] - 200 điểm
* Nguyễn Cao Ngọc Vũ - [[Trường Trung học phổ thông Kim Sơn A|Trung học Phổ thông Kim Sơn A]], [[Ninh Bình]] - 150 điểm
*Nguyễn Huy Hoàng - [[Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]], [[Thành phố Hồ Chí Minh]] - 150 điểm


==Các thí sinh đạt điểm số xuất sắc==
==Các thí sinh đạt điểm số xuất sắc==

Phiên bản lúc 05:35, ngày 14 tháng 2 năm 2016

Đường lên đỉnh Olympia
Olympia, chúng ta là một gia đình!
Tập tin:Olympialogo.JPG
Logo hiện tại của Đường lên đỉnh Olympia
Tập tin:DuonglendinhOlympialogo.png
Logo 15 năm đầu tiên của chương trình
Tên khácOlympia hoặc O
Định dạngTruyền hình thực tế
Thể loạiTrò chơi truyền hình
Phân loạiTV-G: Mọi lứa tuổi
Sáng lập[1]
Đạo diễnTạ Bích Loan (năm 1 - 5)
Nguyễn Tùng Chi (năm 6 - nay)
Dẫn chương trìnhTạ Bích Loan (đầu tiên)
Nguyễn Tùng Chi (hiện nay)
Có vấnBan cố vấn chương trình
Nhạc mở đầu/ kết thúcĐường lên đỉnh núi - Hoàng Vân
Quóc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Đơn vị sản xuất[1] Ban Sản xuất các chương trình giải trí
Địa điểmĐài truyền hình Việt Nam
Trường quay S9 (năm 1 - 13)
Trường quay S14 (CKN13 - nay)
Phát sóng
Lần đầu21 tháng 3 năm 1999
Kênh
[1]
Một số kênh khác của VTV
Định dạng hình576i (4:3 SDTV)
1080i (16:9 HDTV)
Thời lượng TB60 phút
Tình trạngĐang phát sóng năm thứ 16
– từ 23 tháng 8 năm 2015 –
Liên kết ngoài
Trang webTrang chủ
Mạng xã hộiFacebook

Đường lên đỉnh Olympia là một cuộc thi kiến thức trên truyền hình dành cho học sinh trung học phổ thông do VTV3Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, dưới sự tài trợ của công ty LG. Cuộc thi hàng năm này được bắt đầu tổ chức bắt đầu từ năm 1999, và là chương trình có tuổi đời dài nhất trong các chương trình trò chơi truyền hình của VTV3. Trong đó mỗi năm có 36 cuộc thi Tuần, 12 cuộc thi Tháng, 4 cuộc thi Quý và 1 cuộc Chung kết được Truyền hình trực tiếp trên VTV3.[2]. Chương trình hiện đang ghi hình năm thứ 16.

Tên gọi

Chương trình này lấy tên là Đường lên đỉnh Olympia với ý tưởng một cuộc đua leo núi kiến thức dành cho các thí sinh mà người lên đỉnh núi đầu tiên sẽ nhận được vòng nguyệt quế. Có học giả cho là nếu cho đó là đỉnh núi để leo lên thì tựa phải là Đường lên đỉnh Olympus. Olympus là một dãy núi có đỉnh cao nhất Hy Lạp với độ cao 2.917m so với mực nước biển, nằm giữa hai miền MacedoniaThessaly thuộc phía bắc Hy Lạp, còn Olympia chỉ là một đại hội thể thao.[3]

Nhà báo Tạ Bích Loan, một trong những người đầu tiên xây dựng nên chương trình, giải thích rằng: "...Trong cảm hứng về việc tạo ra một đỉnh núi trong ước mơ, trong tưởng tượng, một đỉnh núi mang tính biểu tượng thì cái tên cũng mang tính biểu tượng..."[4] Như vậy đỉnh Olympia thực chất là một đỉnh núi mang tính tượng trưng, nó tồn tại trong "trí tưởng tượng...và trong cuộc thi" này.[4]

Luật chơi

Qua nhiều năm phát sóng, cứ mỗi năm lại có thêm những cải tiến và những luật chơi mới. Sau đây là luật chơi của năm thứ 16.

Khởi động

Trong vòng 1 phút, mỗi học sinh khởi động với tối đa 12 câu hỏi thuộc các lĩnh vực: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh, Thể thao, Nghệ thuật, Hiểu biết chung và các lĩnh vực khác. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai không bị trừ điểm.

Vượt chướng ngại vật

Phần thi này có 4 từ hàng ngang – cũng chính là 4 gợi ý liên quan đến Chướng ngại vật mà các học sinh phải đi tìm. Chương trình đưa ra 1 bức tranh (là một gợi ý quan trọng liên quan đến Chướng ngại vật) được chia làm 5 phần: 4 góc tương đương với 4 từ hàng ngang và 1 ô ở giữa. Ô ở giữa cũng là một câu hỏi. Mở được ô này sẽ mở được phần quan trọng nhất của bức tranh.

Mỗi học sinh có 1 lượt lựa chọn để chọn trả lời 1 trong các từ hàng ngang này. Cả 4 học sinh trả lời câu hỏi bằng máy tính trong thời gian suy nghĩ 15 giây/câu. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang, học sinh được 10 điểm/1 câu. Ngoài việc mở được từ hàng ngang nếu trả lời đúng, 1 góc (được đánh số tương ứng với số từ hàng ngang) của hình ảnh - cũng được mở ra. Học sinh có thể bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào.

  • Trả lời đúng chướng ngại vật trong vòng 1 từ hàng ngang đầu tiên được 80 điểm
  • Trả lời đúng trong vòng 2 từ hàng ngang được 60 điểm.
  • Trả lời đúng trong vòng 3 từ hàng ngang được 40 điểm.
  • Trả lời đúng trong vòng 4 từ hàng ngang được 20 điểm.

Sau 4 từ hàng ngang, câu hỏi thứ 5 sẽ hiện ra ở phần trung tâm của bức tranh. Đáp án của câu hỏi này là gợi ý cuối cùng của chương trình. Trả lời đúng câu hỏi thứ 5 này, học sinh vẫn được 10 điểm. Nếu trả lời đúng chướng ngại vật sau câu hỏi thứ 5, học sinh được 10 điểm. Nếu trả lời sai chướng ngại vật sẽ bị loại khỏi phần chơi này.

Tăng tốc

Phần thi này có 4 câu hỏi với thời gian suy nghĩ là 30 giây/1 câu. Các thí sinh cùng trả lời bằng máy tính.

  • Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm;
  • Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ 2 được 30 điểm;
  • Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm;
  • Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ 4 được 10 điểm.

Một số loại câu hỏi được sử dụng trong phần thi này:

  • 2 câu hỏi dữ kiện: các bức ảnh, dữ kiện được đưa ra theo thứ tự từ mơ hồ tới chi tiết. Bằng các gợi ý này, thí sinh phải trả lời các câu hỏi như: "Đây là ai", "Đây là địa danh nào", "Đây là loài vật nào",...
  • 1 câu hỏi sắp xếp hình ảnh: Có 6 hình ảnh nhỏ, các thí sinh phải sắp xếp các hình ảnh này theo một trật tự xác định theo câu hỏi đặt ra.
  • 1 câu hỏi IQ: các dạng câu hỏi ở dạng này rất rộng, bao gồm tìm số khác trong dãy số, tìm hình khác nhất so với các hình đã cho, tìm quy luật để điền hình đúng, giải mật mã,...

Về đích

Phần thi này có 3 gói câu hỏi 40 điểm, 60 điểm, 80 điểm để các bạn thí sinh lựa chọn. Trong đó gói 40 điểm gồm 2 câu hỏi 10 điểm và 1 câu hỏi 20 điểm, gói 60 điểm gồm 1 câu hỏi 10 điểm, 1 câu hỏi 20 điểm và 1 câu hỏi 30 điểm, gói 80 điểm gồm 1 câu hỏi 20 điểm và 2 câu hỏi 30 điểm.

Thí sinh đang trả lời gói câu hỏi của mình phải đưa ra câu trả lời trong thời gian quy định của chương trình. Nếu không trả lời được câu hỏi thì các bạn còn lại có 5 giây để bấm chuông trả lời. Trả lời đúng được cộng thêm số điểm của câu hỏi từ thí sinh đang thi. Trả lời sai bị trừ đi một nửa số điểm của câu hỏi.

Thí sinh có quyền được đặt ngôi sao hy vọng một lần trước bất kỳ câu hỏi nào. Trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ đi số điểm bằng số điểm của câu hỏi đặt ngôi sao hy vọng.

Điều kiện tham gia các cuộc thi

Cuộc thi tuần

Để được tham gia chương trình, thí sinh phải đang là học sinh trung học phổ thông, đạt học lực giỏi và hạnh kiểm tốt trong tất cả các học kỳ của cấp Trung học phổ thông (tính đến thời điểm đăng ký). Nếu có thêm các giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố và giải quốc gia thì càng được ưu tiên. Có 36 cuộc thi tuần mỗi năm Olympia và mỗi cuộc có 4 thí sinh dự thi.

Cuộc thi tháng

Cuộc thi tháng là cuộc thi dành cho 4 học sinh, trong đó có 3 học sinh đạt giải nhất 3 tuần trong tháng và 1 học sinh có điểm nhì cao nhất. Nếu có 2 thí sinh trở lên đạt điểm nhì cao nhất, các thí sinh này sẽ phải trải qua câu hỏi phụ theo hình thức loại trực tiếp. Thí sinh nào trả lời đúng sẽ lọt vào vòng thi tháng. Nếu sau 3 câu hỏi mà không có thí sinh nào trả lời đúng, chương trình sẽ tổ chức bốc thăm để chọn 1 người may mắn hơn lọt vào vòng tháng. Trong một năm Olympia có 12 cuộc thi tháng

Cuộc thi quý

Cuộc thi quý là cuộc thi dành cho 4 học sinh, trong đó có 3 học sinh đạt giải nhất 3 tháng trong quý và 1 học sinh có điểm nhì cao nhất. Nếu có 2 thí sinh trở lên đạt điểm nhì cao nhất, các thí sinh này sẽ phải trải qua câu hỏi phụ theo hình thức loại trực tiếp. Thí sinh nào trả lời đúng sẽ lọt vào vòng thi quý. Nếu sau 3 câu hỏi mà không có thí sinh nào trả lời đúng, chương trình sẽ tổ chức bốc thăm để chọn 1 người may mắn hơn lọt vào vòng quý.

Cuộc thi này từ năm thứ 1 đến nay được tổ chức ghi hình rồi phát sóng trên VTV3. Riêng với năm thứ 13, quý 1 và quý 2 được truyền hình trực tiếp trên VTV3 với 1 điểm cầu là trường quay S9 (quý 3 và quý 4 không được truyền hình trực tiếp vì chương trình cần rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho trận chung kết diễn ra sau cuộc thi quý 3 có 3 tháng). Trong 1 năm Olympia có 4 cuộc thi quý.

Cuộc thi chung kết năm

Cuộc thi chung kết năm là cuộc thi dành cho 4 học sinh đã giành giải nhất của 4 quý (các thí sinh nhì cao nhất không được tham gia). Cuộc thi này được truyền hình trực tiếp với 5 điểm cầu là trường quay S9 và 4 ngôi trường mà học sinh tham dự đang theo học. Riêng trận chung kết năm thứ 9 có 6 điểm cầu gồm 1 điểm cầu ở S9 và 5 điểm cầu ở 5 trường Trung học phổ thông có học sinh tham dự. Từ chung kết năm thứ 13, Đường lên đỉnh Olympia chuyển qua ghi hình tại trường quay S14. Trong 1 năm Olympia chỉ có 1 trận chung kết.

Dẫn chương trình Đường lên đỉnh Olympia

Thứ tự Người dẫn chương trình Năm cuộc thi
1 Tạ Bích Loan năm 1
2 Lưu Minh Vũ năm 2, năm 4, năm 5
3 Nguyễn Tùng Chi năm 2, năm 3, chung kết năm 4, năm 5, quý 1 năm 6, chung kết năm 9, năm 10, chung kết năm 11, năm 12, năm 13, năm 14, năm 15, năm 16
4 Thuỳ Dương năm 4
5 Đặng Quốc Hiệp quý 2, 3, 4 và chung kết năm 6
6 Nguyễn Kiều Anh quý 2, 3, 4 và chung kết năm 6, năm 7, quý 1 năm 8
7 Bùi Khánh Chi quý 2, 3, 4 và chung kết năm 8
8 Nguyễn Khắc Cường năm 8, năm 10, năm 11, năm 12, năm 13
9 Nguyễn Hữu Việt Khuê năm 8, năm 9, năm 10, năm 11, năm 12, năm 13
10 Hoàng Trung Nghĩa năm 13, năm 14
11 Phạm Ngọc Huy năm 13, năm 14, năm 15, năm 16
12 Nguyễn Giang Nam năm 8
13 Phan Quỳnh Trang năm 9
14 Nguyễn Thanh Vân năm 11 [5]

Các thí sinh lọt vào cuộc thi chung kết

Dưới đây là danh sách các thí sinh xuất sắc nhất hằng năm đã chiến thắng trong các vòng thi tuần, tháng, quý và lọt vào vòng chung kết năm. Tên người chiến thắng được in đậm. Số điểm ghi bên cạnh tên thí sinh là số điểm thí sinh đó giành được trong trận chung kết năm.[6]

Năm thứ 1 (Trận CK tổ chức vào 26/03/2000)
Năm thứ 2 (Trận CK tổ chức vào 29/04/2001)
Năm thứ 3 (Trận CK tổ chức vào 09/06/2002)
Năm thứ 4 (Trận CK tổ chức vào 13/07/2003)
Năm thứ 5 (Trận CK tổ chức vào 22/08/2004)
Năm thứ 6 (Trận CK tổ chức vào 02/10/2005)
Năm thứ 7 (Trận CK tổ chức vào 01/04/2007)
Năm thứ 8 (Trận CK tổ chức vào 27/04/2008)
Năm thứ 9 (Trận CK tổ chức vào 17/05/2009)[7]
Năm thứ 10 (Trận CK tổ chức vào 13/06/2010)[8]
Năm thứ 11 (Trận CK tổ chức vào 19/06/2011)[9]
Năm thứ 12 (Trận CK tổ chức vào 24/06/2012)[10]
Năm thứ 13 (Trận CK tổ chức vào 30/06/2013)[11]
Năm thứ 14 (Trận CK tổ chức vào 03/08/2014)
Năm thứ 15 (Trận CK tổ chức vào 16/08/2015)

Các thí sinh đạt điểm số xuất sắc

Tên thí sinh Năm cuộc thi Điểm Trường
Huỳnh Nguyễn Hồng Chiến 15 460 Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận [12][13]
Nguyễn Minh Quang 12 395 Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học - Huế, Thừa Thiên - Huế
Phạm Triều Dương 13 390 Trung học Phổ thông Chuyên Thái Bình, Thái Bình
Nguyễn Tài Thu 12 390 Trung học Phổ thông Chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn
Phạm Vũ Lộc 8 385 Trung học Phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội
Lê Duy Bách 16 380 Trung học Phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội
Phạm Hải Việt 11 380 Trung học Phổ thông Đông Triều, Quảng Ninh
Phan Đoàn Phú Quốc 11 370 Trung học Phổ thông Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ
Đinh Khắc Nhàn 8 365 Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, Nghệ An
Văn Viết Đức 15 360 Trung học Phổ thông Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị
Lê Hoàng Hải 7 360 Trung học Phổ thông Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ

Phần thưởng

Dưới đây là danh sách giải thưởng của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16[1]

Cuộc thi Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba
Tuần 4.000.000VNĐ 3.000.000VNĐ 2.000.000VNĐ
Tháng 6.000.000VNĐ 4.000.000VNĐ 3.000.000VNĐ
Quý 25.000.000VNĐ 8.000.000VNĐ 4.000.000VNĐ
Năm 35.000USD 20.000.000VNĐ 10.000.000VNĐ

Ngoài ra, trường Đại học Kỹ thuật Swinburne (Australia) còn trao tặng cho các thí sinh nhất, nhì, ba các suất học bổng lần lượt 100%, 50% và 25% khóa học nếu quyết định theo học tại trường.[14]

Nhà vô địch sau cuộc thi

  • Võ Văn Dũng: tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne, ngành Information Systems & Business (Accounting), hiện là kế toán viên ở Melbourne.
  • Đỗ Lâm Hoàng: đã tốt nghiệp chuyên ngành Telecom, hiện làm việc tại Melbourne.

Các vụ việc quanh chương trình

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 nghi dàn xếp kết quả

Trước khi phát sóng chương trình Đường lên đỉnh Olympia tháng 3, quý 3, năm thứ 9, trên mạng Internet xuất hiện một bài blog của thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn - giáo viên dạy toán trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Giang về việc chương trình Đường lên đỉnh Olympia dàn xếp kết quả, xử ép các thí sinh tỉnh lẻ để thí sinh Hà Nội đạt giải nhất. Cụ thể, cuộc thi tháng 3, quý 3 diễn ra giữa các thí sinh Lưu Hoàng Hải (Hà Nội), Nguyễn Hoàng Hiệp (Bắc Giang), Chí Thiện (Bình Thuận) và Phạm Minh Ngọc Hảo (Phú Yên). Thầy giáo Tuấn khẳng định chương trình gian lận từ khâu trang trí (chưa tới dịp Tết nhưng xếp hoa đàohoa mai quanh trường quay để chương trình phát vào thời điểm đó), tới câu hỏi (thí sinh Hoàng Hải trả lời sai nhưng MC Việt Khuê nói đó là câu đã hỏi từ tuần trước nên đổi câu hỏi khác), và việc bấm chuông trả lời chướng ngại vật (màn hình hiện tên Chí Thiện nhưng MC lại mời Hoàng Hải trả lời). Lần lượt rất nhiều các thí sinh đã từng dự thi Olympia đứng lên thanh minh cho chương trình. Ngay sau khi nhận được phản hồi, VTV và ekip Olympia đã tiến hành làm rõ, mời thầy giáo Tuấn đến trường quay và cho xem quy trình thực hiện một chương trình Olympia hoàn chỉnh và Đạo diễn chương trình - BTV Tùng Chi, cùng các kĩ thuật viên, MC giải thích cặn kẽ những nghi vấn xung quanh cuộc thi. Sau đó, thầy giáo Tuấn đã tiến hành xin lỗi VTV và gỡ bỏ bài blog xuống. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đã khiến uy tín chương trình bị sụt giảm.[16]

Trận chung kết "hy hữu" có 5 thí sinh

Theo luật của chương trình, một cuộc thi chỉ có 4 thí sinh được tham dự. Nhưng trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 đã có 5 thí sinh. Lý do là vào trận thi quý 3, thí sinh Bạch Đình Thắng đứng trước câu hỏi 30 điểm cuối cùng và đang kém thí sinh dẫn đầu (Hồ Ngọc Hân) 60 điểm và quyết định chọn ngôi sao hi vọng. Câu hỏi dành cho Thắng là nêu 6 hệ cơ quan trong cơ thể người. Thí sinh này trả lời đúng 5 hệ (là hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ hô hấp) còn hệ thứ 6 là nội tiết không được ban cố vấn chấp nhận (phải là hệ vận động). Do đó, Thắng bị trừ 30 điểm và không được vào trận chung kết. Sau một thời gian, Thắng đã tiếp tục gửi cho chương trình quyển sách giáo khoa sinh học lớp 8 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành có viết "Hệ nội tiết là hệ quan trọng trong cơ thể người". Trước bằng chứng này, VTV đã mời ban cố vấn sinh học cũng như người biên soạn sách giáo khoa để tranh luận, phản bác. Cả hai bên đều đưa ra lập luận khoa học riêng, không ai chấp nhận mình sai. Cuối cùng, VTV quyết định "thí sinh học thế nào thì trả lời thế ấy", chấp nhận câu trả lời này, dẫn đến Thắng không những không bị trừ điểm mà còn được cộng thêm 60 điểm, bằng số điểm của Hồ Ngọc Hân, và cả hai đã cùng được vào trận chung kết.[17]

Phát âm sai vẫn vô địch Olympia 10

Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10, trước câu hỏi cuối cùng của thí sinh Giang Thanh Tùng, người dẫn đầu là Phan Minh Đức đang hơn Đỗ Đức Hiếu (đứng thứ 2) 15 điểm. Câu hỏi của họ Giang là câu hỏi tiếng Anh về thợ sửa ống nước "plumber" nhưng họ Giang trả lời sai (river) và Đức giành quyền trả lời rất tự tin "Câu trả lời của em là "pờ-lăm-bờ"". Sau đó, MC Tùng Chi yêu cầu thí sinh đánh vần lại. Đức đánh vần "p-l-u-m-p-e-r". Nếu trả lời đúng, Đức sẽ đạt 295 điểm và có vòng nguyệt quế còn nếu sai, thí sinh này sẽ bằng điểm với Đỗ Đức Hiếu (250 điểm). Người dẫn Tùng Chi chấp nhận đáp án của Đức. Tuy nhiên, cách phát âm của Đức có vấn đề (âm /b/ trong từ plumber là âm câm), cùng như cậu đánh vần sai, và nhiều khán giả không đồng ý với kết quả chung cuộc và nghĩ rằng thật thiệt thòi cho Đỗ Đức Hiếu. Sau cùng, cố vấn tiếng Anh đã khẳng định, câu trả lời của Đức không có vấn đề gì vì "hầu hết người châu Á đều dễ bị nhầm lẫn như vậy, còn phần đánh vần trong câu hỏi không yêu cầu". Cuối cùng kết quả Đức vẫn giành suất học bổng 35000 USD.[18]

Tranh cãi muối - muối ăn trong chung kết Olympia 11

Trong câu hỏi tăng tốc số 3 của trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 11, có 8 dữ kiện được đưa ra cho các thí sinh:

  1. Đây là hợp chất vô cơ (không phải hợp chất hữu cơ như các loại hợp chất khác)
  2. Gia vị cần hạn chế ăn nhiều và ăn mặn để tránh bị bệnh huyết áp cao (cũng như nước tương) làm cho mọi người bị khát nước
  3. Gia vị này có chứa iốt để tránh bị bệnh bướu cổ và phát triển cả về thể lực và trí tuệ và cũng có thể cho người có nhiều chất đạm
  4. Cấu trúc mạng tinh thể, liên kết ion như các loại hợp chất khác
  5. Được thực hiện và phổ biến chủ yếu trong nấu ăn
  6. ..?.. của rừng (tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp)
  7. Một loại gia vị mặn, thơm ngon, bổ dưỡng, chống bướu cổ, có iốt, phát triển cả về thể lực và trí tuệ
  8. Salt

Đáp án mà 3 thí sinh Ngọc Huy, Bạch Nhật và Bảo Lộc đưa ra là muối được MC chấp nhận là chính xác, còn đáp án của Ngọc Oanh là muối ăn không được điểm. Ngay sau đó, Ban cố vấn, đứng đầu là cố vấn môn hóa thầy Nguyễn Đức Chuy cho rằng, muối ăn là câu trả lời chính xác nhất vì hình ảnh cuối cùng là hình ảnh người nông dân làm muối. Sau cùng, nhờ câu trả lời được Ban cố vấn chấp thuận này mà Ngọc Oanh vô địch. Ngay sau khi trận chung kết diễn ra, trên khắp các báo mạng và các diễn đàn nổ ra sự tranh cãi kịch liệt đáp án muối và muối ăn cho câu hỏi này.[19] Đáp án muối ăn của Ngọc Oanh cũng thỏa mãn dữ kiện 6 (Tác phẩm Muối ăn của rừng). Nhưng câu trả lời muối lại không thỏa mãn dữ kiện 4, 5, 7 và 8 (có loại muối là muối hữu cơ cũng như không phải muối nào cũng làm gia vị). Cuối cùng, ban tổ chức chương trình Đường lên đỉnh Olympia - VTV3 giữ nguyên kết quả chung cuộc.

Nghi vấn lộ đề và câu hỏi sai trong chung kết Olympia 12

Tiếp tục một trận chung kết Olympia nữa bị đưa vào vòng tranh cãi. Cụ thể, trong phần thi vượt chướng ngại vật, sau khi hai ô hàng ngang đầu tiên không được lật mở, bất ngờ thí sinh Thái Hoàng bấm chuông xin trả lời chướng ngại vật trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người vì đây là cuộc thi rất quan trọng vả lại chưa có một gợi ý nào được đưa ra. Đáp án của Thái Hoàng là "Tiếng Việt" và thí sinh này giành được 80 điểm, bỏ xa tất cả các thí sinh còn lại. Điều kì lạ hơn đó là MC Tùng Chi không hỏi lý do tại sao Hoàng đưa ra đáp án trong khi chưa có gợi ý mà tự mình dẫn các từ hàng ngang tới chướng ngại vật. Vụ việc dấy lên nghi ngờ chương trình lộ đề cho Thái Hoàng và ekip đã bị "mua chuộc". Nhiều trang web đã đưa ra những clip minh oan cho Hoàng khi thí sinh này đã trả lời được các chướng ngại vật ở các vòng trước một cách nhanh chóng và đi đến kết luận là không thể có chuyện lộ đề.[20]

Tiếp tục, tại phần thi tăng tốc, trong câu hỏi IQ "Cần bao nhiêu mặt trời để cân thăng bằng", đáp án chương trình đưa ra là 6 mặt trời, cùng đáp án với Thái Hoàng và Lê Phương. Trong khi Lê Phương trả lời là "Em hi vọng vào sự may mắn của mình", Thái Hoàng tự tin trả lời "sau một hồi tính toán em đã giải ra đáp án như vậy". Hai thí sinh này được cộng điểm. Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc thi kết thúc, khán giả xem đài phát hiện ra đáp án thực sự của câu hỏi này phải là 17/3 mặt trời. Như vậy, câu hỏi này không thí sinh nào đưa ra đáp án đúng, và Thái Hoàng bị trừ 30 điểm, kém người đạt giải nhì Ngọc Tĩnh 10 điểm và vòng nguyệt quế phải thuộc về Ngọc Tĩnh. Tuy nhiên việc trừ điểm này bị nhiều người chỉ trích rằng không công bằng, vì nếu bị trừ điểm thì Hoàng sẽ chọn gói điểm cao hơn ở phần về đích nên không thể khẳng định rằng Ngọc Tĩnh thắng cuộc.[21]

Hàng loạt các trang Facebook được lập ra để ủng hộ cả Thân Ngọc Tĩnh và Đặng Thái Hoàng, fanpage của chương trình quá tải vì những lời đòi hỏi chương trình phải xử lý vụ việc thỏa đáng cũng như minh oan cho Thái Hoàng. Nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra trong đó có quy định của ban tổ chức cuộc thi mà các thí sinh phải cam kết trước khi dự thi là: 'Mọi khiếu nại phải do chính thí sinh đưa ra và chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi hình phần thi đó' nên cuộc thi không thể tổ chức lại.[22]

Tranh cãi về đáp án trong trận chung kết Olympia 14

Trong trận chung kết Olympia 14, đứng trước câu hỏi "vì sao dung dịch muối có tính sát trùng", thí sinh Nguyễn Hoàng Bách đã trả lời: Vì dung dịch nước muối tạo môi trường ưu trương nên khi vi khuẩn ở trong dung dịch nước muối sẽ bị mất nước mà chết. Vì không giống với câu trả lời của chương trình, MC Tùng Chi mời ban cố vấn nhận xét. PGS.TS Vũ Quốc Trung, cố vấn chương trình, đã không chấp nhận câu trả lời này. MC Tùng Chi đọc đáp án chính thức: Dung dịch nước muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong tế bào của vi khuẩn. Cho nên do hiện tượng thẩm thấu thì muối đi vào tế bào làm nồng độ muối trong tế bào tăng lên đẩy nước từ trong tế bào ngược trở lại trong vi khuẩn làm cho quá trình nước trở lại tế bào từ vi khuẩn được đầy ra ngoài. Vi khuẩn vì vậy mất nước và bị tiêu diệt. Nếu được chấp nhận, Nguyễn Hoàng Bách sẽ bằng điểm với Nguyễn Trọng Nhân và hai thí sinh sẽ tiếp tục cuộc thi để quyết định ngôi vô địch. Tuy nhiên do mất điểm câu hỏi này, Nguyễn Hoàng Bách kém Nguyễn Trọng Nhân 20 điểm, đoạt giải nhì cuộc thi. Dư luận có nhiều ý kiến không đồng tình với quyết định trên của Ban Cố vấn. Tiến sĩ Phạm Văn Lập, chủ biên sách giáo khao môn Sinh học lớp 10 và 12, cho rằng câu trả lời của Bách hoàn toàn chấp nhận được.[23] Ban Cố vấn chương trình sau đó đã đưa ra lời giải thích chính thức vì sao Bách mất điểm, và bảo lưu kết quả cuộc thi.[24]

Các chương trình mở rộng của Đường lên đỉnh Olympia

Olympia Trung học cơ sở

Cuộc thi "Olympia dành cho học sinh Trung học cơ sở" là một sân chơi kiến thức mới dành cho các em học sinh từ 11 đến 14 tuổi. Chương trình được thực hiện dưới hình thức gameshow, mỗi gameshow có 3 đội tham gia dự thi và các đội trả lời câu hỏi liên quan đến những nội dung kiến thức của chương trình Trung học cơ sở và kiến thức xã hội phù hợp với lứa tuổi.[25]

Ở năm đầu tiên tổ chức thí điểm, chương trình được tổ chức với sự tham gia của đại diện 18 tỉnh thành trên toàn quốc, trải dài cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Chương trình bắt đầu từ tháng 10 năm 2012 và kết thúc vào tháng 4 năm 2013, trước khi kết thúc năm học 2012-2013, được phát sóng trên kênh truyền hình các địa phương.

"Olympia dành cho học sinh Trung học cơ sở" cũng có luật thi khá giống Đường lên đỉnh Olympia gồm 5 vòng chơi: xuất phát, leo núi, tiếp sức, bứt phá và chinh phục. Cặp MC dẫn chương trình "Olympia THCS" gồm Phí Nguyễn Thuỳ Linh đọc câu hỏi và Bùi Nguyên Bảo tương tác với khán giả.

Trận chung kết cuộc thi Olympia dành cho học sinh Trung học cơ sở năm thứ nhất được tổ chức vào ngày 31 tháng 3 năm 2013 với chức vô địch thuộc về trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu.[26]

Olympia dành cho sinh viên đại học

Sau cuộc thi đường lên đỉnh Olympia dành cho học sinh THPT, THCS, sáng ngày 24 tháng 10 năm 2012, sân chơi Olympia cho sinh viên được ra mắt. Đây được xem là cơ hội cho sinh viên cả nước trổ tài nghiên cứu công trình khoa học.[27]

Sinh viên có thể dự thi theo hình thức "đội", được gửi nhiều công trình cùng lúc, nhưng phải có xác nhận và đánh giá đạt tiêu chuẩn, ghi rõ thông tin tham khảo của giáo viên hướng dẫn. Bài thi được đánh máy trên giấy A4, tối đa 50 trang (không tính phụ lục, hình ảnh, số liệu). Những công trình đã đoạt giải nghiên cứu khoa học từ cấp thành phố trở lên không được tham gia.

"Olympia cho sinh viên" trải qua 3 vòng thi. Vòng sơ loại (ngày 24 tháng 10 đến 24 tháng 11), Ban tổ chức và Hội đồng khoa học sẽ đánh giá và chọn ra 12 công trình xuất sắc nhất của 3 khu vực Bắc, Trung, Nam. Vòng bán kết (tháng 1 năm 2013) tổ chức tại Hà Nội (khu vực miền Bắc), Đà Nẵng (khu vực miền Trung) và thành phố Hồ Chí Minh (khu vực miền Nam).[28]

Tại vòng bán kết, các đội sẽ trình bày đề tài nghiên cứu, trả lời các câu hỏi của khán giả tham dự chương trình và phản biện trước hội đồng khoa học. Hội đồng khoa học sẽ đánh giá và chọn 6 đội xuất sắc tham dự vòng chung kết toàn quốc.[29]

Tại vòng chung kết, các đội sẽ trình bày đề tài nghiên cứu, trả lời các câu hỏi của khán giả tham dự chương trình và phản biện trước hội đồng khoa học, từ đó xếp hạng và trao giải.[29]

Thành viên của 2 đội đoạt giải giải nhất sẽ lần lượt hùng biện trước hội đồng khoa học và ban tổ chức về chủ đề: Đất nước Hàn Quốc và Tập đoàn LG. Cá nhân xuất sắc nhất sẽ nhận được học bổng du học thạc sĩ tại Hàn Quốc trị giá 400 triệu đồng. Trường đại học có đội đoạt giải nhất được tặng tivi LG trị giá 10 triệu đồng.

Mỗi khối ngành sẽ trao 2 giải nhất, mỗi giải trị giá 60 triệu đồng gồm một chuyến du lịch Hàn Quốc trị giá 30 triệu đồng, một bộ sản phẩm LG trị giá 30 triệu đồng và cơ hội thực tập 2 tháng (có lương) tại LG Electronics Vietnam (dành cho sinh viên từ năm thứ 3). Hai giải nhì gồm một bộ sản phẩm LG trị giá 20 triệu đồng và 2 giải ba mỗi giải một bộ sản phẩm LG trị giá 10 triệu đồng.[30]

Chương trình Olympia dành cho sinh viên đại học đã nhận được gần 100 công trình nghiên cứu khoa học từ hơn 17 trường đại học trong cả nước đăng ký tham gia. Theo đánh giá của ban tổ chức và hội đồng khoa học, nhiều công trình được đánh giá là độc đáo, mang tính ứng dụng cao, có thể ứng dụng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Ban tổ chức đã trao giải nhất khối ngành khoa học tự nhiên cho công trình "Ngôi nhà thông minh chống lũ" của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, thành phố Hồ Chí Minh; giải nhất khối ngành kinh tế được trao cho công trình "Nghiên cứu các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng Việt Nam" của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Ban tổ chức cũng chọn được cá nhân xuất sắc nhất là sinh viên Đặng Ngọc Dũng (trường Đại học Kinh tế Quốc dân) với một suất học bổng du học thạc sĩ tại Hàn Quốc trị giá 400 triệu đồng.[31]

Chú thích

  1. ^ a b c d “CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA” (bằng tiếng tếng Việt). Olympia.vtv.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  2. ^ Lịch sử chương trình - Olympia.net.vn
  3. ^ "Đỉnh Olympia" ở đâu mà…lên (?!), antg, 04/06/2009
  4. ^ a b “Ga la đường lên đỉnh Olympia - 09/8/2015”. vtv.vn. ngày 9 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ H.H. “Thanh Vân Hugo trở thành MC mới của Đường lên đỉnh Olympia”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  6. ^ Lịch sử chương trình
  7. ^ Hồ Ngọc Hân giành vòng nguyệt quế Olympia
  8. ^ Phan Minh Đức - Tân vô địch Đường lên đỉnh Olympia
  9. ^ Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 11
  10. ^ Đặng Thái Hoàng - nhà vô địch mới của Olympia
  11. ^ Hoàng Thế Anh trở thành nhà vô địch "Đường lên đỉnh Olympia 2013", VTV News
  12. ^ “Đường lên đỉnh Olympia tuần 1, tháng 3, Quý II, Olympia năm thứ 15”. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2014. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  13. ^ “Olympia và cuộc sống / Gặp chàng trai đã tạo ra một đỉnh núi mới”. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2015. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  14. ^ Tổng hợp báo chí viết về chung kết Đường lên đỉnh Olympia
  15. ^ Lương Phương Thảo: Những hạt giống khác biệt
  16. ^ Nghi vấn gian lận ở cuộc thi Olympia, báo Tuổi Trẻ, ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  17. ^ Sẽ có một trận chung kết "hy hữu" ở Đường lên đỉnh Olympia, Dân Trí.
  18. ^ băn khoăn về kết quả Đường lên đỉnh Olympia
  19. ^ Tranh cãi xung quanh đáp án "muối" và "muối ăn", Tuổi Trẻ.vn
  20. ^ Nghi án lộ đề Đường lên đỉnh Olympia, Tuổi Trẻ.
  21. ^ Sai đề Olympia: Hứa "rút kinh nghiệm", BTC không hủy kết quả Chung kết, Dân Trí.
  22. ^ Nếu đề Olympia sai, nên tổ chức thi lại, VnExpress.net.
  23. ^ “Olympia 14: Chủ biên sách Sinh học ủng hộ Hoàng Bách - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  24. ^ “Ban cố vấn Olympia giải thích đầy đủ đáp án gây tranh cãi - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  25. ^ Lần đầu tổ chức cuộc thi Olympia cho học sinh THCS, Vietnamplus.vn
  26. ^ Olympia dành cho học sinh trung học cơ sở: Đội Đà Nẵng đoạt giải nhất, Citinews.net
  27. ^ Olympia dành cho sinh viên Đại Học, VnExpress.net
  28. ^ Khởi động cuộc thi "Olympia dành cho sinh viên đại học", Dân Trí, ngày 24 tháng 10 năm 2012.
  29. ^ a b Hấp dẫn cuộc thi "Olympia dành cho sinh viên đại học", Giáo Dục.
  30. ^ Điều lệ Olympia dành cho sinh viên đại học mùa thứ 1 (2012 – 2013, LG Việt Nam.
  31. ^ "Olympia dành cho sinh viên đại học": Đặng Ngọc Dũng giành giải thưởng 400 triệu, Công An Nhân Dân, ngày 06 tháng 04 năm 2013.

Liên kết ngoài