Bước tới nội dung

Diễn Thánh công

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tống Nhân Tông, người đã tạo ra tước hiệu Diễn Thánh Công và ban cho hậu duệ của Khổng Tử

Diễn Thánh công (衍聖公) là một tước hiệu được các triều đại phong kiến Trung Quốc trao cho các hậu duệ trực hệ của Khổng Tử, được bắt đầu từ thời Tây Hán đến đầu thời Dân quốc. Hiện nay, nó là một chức quan không lương cha truyền con nối tại Đài Loan chuyên phụ trách các nghi lễ về Khổng Tử.

Từ triều đại Tây Hán đến giữa triều đại Bắc Tống, tước hiệu này đã trải qua nhiều lần đổi tên, trước khi tên hiện tại được Bắc Tống Nhân Tông định ra vào năm 1005. Người đầu tiên giữ tước hiệu "Diễn Thánh công" là Khổng Tông Nguyện, hậu duệ đời thứ 46 của Khổng Tử.[1] Các Diễn Thánh công được hưởng nhiều đặc quyền mà các quý tộc khác không có, chẳng hạn như quyền được đánh thuế tại thực ấp Khúc Phụ của họ mà không cần nộp lên triều đình. Thực ấp của họ có hệ thống tư pháp riêng và có quyền lực pháp lý đưa ra mức án tử hình, mặc dù một bản án như vậy vẫn cần sự phê chuẩn của triều đình.

Năm 1935, chính phủ Quốc dân đảng Trung Hoa Dân Quốc đã chuyển tước hiệu Diễn Thánh công thành một chức vụ chính trị, "Đại thành chí thánh tiên sư phụng tự quan" (大成至聖先師奉祀官), có nghĩa là "Quan chức phụ trách nghi lễ về Khổng Tử". Chức vụ này không chỉ được cha truyền con nối mà còn có cấp bậc và mức lương tương đương với một bộ trưởng trong nội các của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Năm 2008, với sự đồng ý của gia tộc họ Khổng, chức vụ chính trị này đã trở thành một chức vụ không được trả lương và chỉ thuần túy mang tính nghi lễ. Hiện tại, chức vụ này được Khổng Thùy Trường, hậu duệ đời thứ 79 của Khổng Tử, đảm nhiệm.

Ngoài ra, cũng tồn tại những chức vụ chính trị tương tự dành cho con cháu của những nhà Nho nổi tiếng khác của Nho giáo như, "Quan chức phụ trách nghi lễ về Mạnh Tử", "Quan chức phụ trách nghi lễ về Tăng Tử", "Quan chức phụ trách nghi lễ về Nhan Hồi". Trong cuộc cải cách luật pháp năm 2009, "Quan chức phụ trách nghi lễ về Mạnh Tử" và "Quan chức phụ trách nghi lễ về Tăng Tử" sẽ trở thành những danh hiệu vinh dự không được trả lương sau khi những người giữ chức được nhiệm qua đời.[2]

Lăng mộ của các Diễn Thánh công của triều đại nhà Minhnhà Thanh được đặt tại nghĩa trang Khổng lâm tại Khúc Phụ, Sơn Đông.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khổng Khâu (551–479 TCN), hay còn gọi là Khổng Tử, là một nhà giáo dục, chính trị gia và triết gia của nước Lỗ vào thời Xuân Thu của Trung Quốc cổ đại. Ông là hậu duệ của hoàng tộc Nhà Thương (khoảng 1558–1046 trước Công nguyên) thông qua các quân chủ của nước Tống (thế kỷ 11 – 286 trước Công nguyên).

Thời Tần (221–206 TCN) và Hán (206 TCN – 220 SCN)

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời Tần Thủy Hoàng (247–210 TCN), Hoàng đế đầu tiên của triều đại Nhà Tần, Khổng Du (孔鮒), hậu duệ đời thứ 9 của Khổng Tử, được phong tước hiệu "Văn Đồng Quân Lỗ quốc" (魯國文通君) và bổ nhiệm chức thiếu phu (少傅).

Vào năm 190 TCN, Hoàng đế Hán Cao Tổ của triều đại Nhà Hán đã phong chức quan lo việc tế tự (奉祀君; "Ceremonial Officer") cho Khổng Đằng (孔騰), em trai của Khổng Du.

Trong thời trị vì của Hoàng đế Hán Nguyên Đế (48–33 TCN), Khổng Bá (孔霸), hậu duệ đời thứ 13 của Khổng Tử, được phong là "Bảo Thành Quân" (褒成君). Ngoài ra, toàn bộ tiền thuế thu được từ 800 hộ gia đình ở thái ấp của Khổng Bá được dùng cho việc thờ cúng Khổng Tử. Khổng Bá cũng hướng dẫn con trai cả của mình, Khổng Phúc (孔福), trở về quê hương để đứng đầu việc tế tự ở miếu thờ Khổng Tử.

Tước hiệu "Âm Thiệu Giai hầu"[4] (殷紹嘉侯) được phong cho Khổng Cơ (孔吉),[5] một hậu duệ đời thứ 14 của Khổng Tử, bởi Hán Thành Đế (33–7 TCN). Hoàng đế cũng cho phép Khổng Cơ thực hiện nghi lễ hiến tế cho Thành Thang, vị hoàng đế đầu tiên của Nhà Thương, và ban cho ông ta Nhị vương Tam khác (二王三恪) đặc quyền nghi lễ.

Dưới thời trị vì của Hán Bình Đế (1 TCN – 6 SCN), phong "Bảo Thành Hầu" (褒成侯) cho Khổng Quân (孔均), hậu duệ đời thứ 16 của Khổng Tử.[6][7]

Hán Minh Đế[8] (58–75 AD) đã phong cho Khổng Quyên (孔損), hậu duệ thế hệ thứ 18 của Khổng Tử, tước hiệu "Bảo Đình Hầu" (褒亭侯).

Hán An Đế (106–125 sau Công Nguyên) đã phong tước vị "Phong Thánh Đình Hầu" (奉聖亭侯) cho Khổng Diệu (孔曜),[9] hậu duệ đời thứ 19 của Khổng Tử.

Tước hiệu Tống Công và "Âm Thiệu Gia Công" (殷紹嘉公) được triều đại Đông Hán ban tặng cho Khổng An (孔安 (東漢) vì là một phần di sản của nhà Thương.[10][11] Nhánh này của gia tộc Khổng Tử là một nhánh riêng biệt với dòng giữ chức Phong Thánh Đình Hầu và sau này là Diễn Thánh công, tục lệ này được gọi là Nhị vương Tam khác (二王三恪).

Thời Tam Quốc (220–280 sau CN) qua thời kỳ Nam Bắc triều (420–589)

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời Tam Quốc, nước Tào Ngụy (220–265) đã đổi tên tước hiệu "Bảo Thành Hầu" (荤成侯) thành "Tông Thánh Hầu" (宗圣侯).

Triều đại Nhà Tấn (266–420) và Lưu Tống (420–479) đổi tước hiệu thành "Phong Thánh Đình Hầu" (奉聖亭侯).

Triều đại Bắc Ngụy (386–535) đổi tước hiệu thành "Sùng Thánh Hầu" (崇聖侯) trong khi triều đại Bắc Tề (550–577) gọi là "Cung Thánh Hầu" (恭聖侯). Dưới thời Bắc Chu (557–581), tước hiệu này được thăng từ hầu tước lên công tước, với tên gọi "Trâu Quốc Công" (鄒國公).

Một thái ấp gồm 100 hộ và tước hiệu Sùng Thánh Hầu đã được ban cho một hậu duệ của Khổng Tử, dòng dõi của Nhan Hồi có 2 người nối dõi và dòng dõi của Khổng Tử có 4 người trong số họ được phong tước ở Sơn Đông vào năm 495 và một thái ấp gồm 10 hộ cùng với tước Sùng Thánh Đại phu (崇聖大夫) đã được Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế ban tặng cho Khổng Thắng, cháu đời thứ 28 của Khổng Tử, vào năm 472.[12][13]

Triều đại Tùy (581–618) và Đường (618–907)

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào triều đại Nhà Tùy, Tùy Văn Đế (581–604) phong tước hiệu "Trâu Quốc Công" (鄒國公) cho con cháu của Khổng Tử, nhưng Tùy Dạng Đế (604–618) đã hạ 1 cấp và đổi tên tước hiệu thành "Thiệu Thánh Hầu" (紹聖侯).

Vào đầu triều đại Nhà Đường, tước hiệu được đổi tên thành "Bảo Thánh Hầu" (褒聖侯). Vào thời Khai Nguyên (713–741) dưới triều đại của Đường Huyền Tông, hoàng đế truy tặng Khổng Tử là "Văn Tuyên vương" (文宣王)[14][15] và thăng tước hiệu "Bảo Thánh Hầu" thành "Văn Tuyên Công" ( 文宣公).[16][17][18][19][20] Văn Tuyên Công Khổng Nhân Ngọc sống vào thời Hậu Đường.[21]

Cháu đời thứ 32 của Khổng Tử là Khổng Anh Đạt đã viết những diễn giải về 5 tác phẩm kinh điển của Nho giáo được gọi là Ngũ Kinh Công lý (五經正義).[22] Một đoạn mô tả được ông viết về lễ hiến tế Di.[23][24] Triệu Mục cũng được ông nhắc tới.[25][26] Một dòng trong Kinh Lễ có lời giải thích của Khổng Anh Đạt.[27] Khổng Anh Đạt đã viết một số diễn giải trên Lễ Kỷ (樂記).[28] Sách Nghi thức công lý (禮記正義) do Khổng Anh Đạt biên soạn.[29] Khổng Anh Đạt đã viết một ấn bản mới của Thạch Kinh.[30]

Triều đại Bắc và Nam Tống (960–1279)

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1055, Tống Nhân Tông đổi tước vị "Văn Tuyên Công" thành "Diễn Thánh Công" (衍聖公) để tránh việc đặt tên phạm húy gắn liền với Thụy hiệu của các hoàng đế trước đó. Tước hiệu "Diễn Thánh Công" sau đó được trao cho Khổng Tông Nguyên (孔宗願), hậu duệ đời thứ 46 của Khổng Tử.[31][32][33][34] Sau đó nó được đổi thành "Phong Thánh Công" (奉聖公) nhưng nhanh chóng được khôi phục lại thành "Diễn Thánh Công" và tồn tại đến tận thời Trung Hoa Quốc Dân Đảng.

Trong các cuộc chiến tranh giữa Nhà TốngNhà Kim (1115–1234) của người Nữ Chân, kinh đô của nhà Tống là Khai Phong, bị quân Kim chinh phục vào năm 1127. Tàn dư của nhà Tống rút lui về phía nam và thành lập triều đại Nam Tống, và vị quân chủ đầu tiên là Tống Cao Tông (1127–1162). Khổng Đoan Du (孔端友), người lúc đó giữ tước hiệu Diễn Thánh Công, cũng di chuyển về phía Nam và định cư ở Cù Châu, Chiết Giang, nơi tạo ra nhánh phía Nam của dòng dõi Khổng Tử. Khổng Đoan Cao (孔端操), em trai của Khổng Đoan Du, vẫn ở lại Khúc Phụ, Sơn Đông, nơi ông tự gọi mình là "Diễn Thánh Công". Sau này, nhà Kim đã công nhận tính hợp pháp của Khổng Đoan Cao. Điều này dẫn đến sự chia rẽ theo hướng bắc-nam giữa các hậu duệ của Khổng Tử.[35][36][37][38][39][40][41][42][43] Các nhà sử học coi nhánh phía nam là nhánh kế vị (hợp pháp) của dòng Khổng Tử, trong khi nhánh phía bắc được coi là nhánh phụ.

Nhà Nguyên (1271–1368)

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1127 cho đến triều đại Nhà Nguyên của người Mông Cổ, có hai Diễn Thánh Công - một ở Cù Châu, Chiết Giang (ở phía Nam) và người kia ở Khúc Phụ, Sơn Đông (ở phía Bắc). Năm 1233, Oa Khoát Đài (1229–1241) phong tước Diễn Thánh Công cho Khổng Nguyên Thố (孔元措), hậu duệ đời thứ 51 của Khổng Tử ở chi nhánh phía Bắc.

Hốt Tất Liệt (1260–1294) ban đầu muốn hợp nhất hai Diễn Thánh Công và trao cho nhánh phía Nam bằng cách phong cho Khổng Chú (孔洙), trưởng tộc của chi nhánh phía Nam, người kế vị hợp pháp của dòng Diễn Thánh Công. Tuy nhiên, vì Khổng Chú từ chối lời đề nghị, Hốt Tất Liệt đã bãi bỏ tước hiệu Diễn Thánh Công của nhánh phía Nam và bổ nhiệm Khổng Chú làm Tế tửu (祭酒) của Quốc tử giám. Kể từ đó, nhánh phía Bắc vẫn là người thừa kế "hợp pháp" của dòng dõi Diễn Thánh Công.[35][44][45][46] Năm 1307, ngay sau khi lên ngôi, Nguyên Vũ Tông (1307–1311) đã truy tặng tước hiệu "Đại Thành Văn Tuyên Vương" (大成至聖文宣王) cho Khổng Tử.

Nhà Minh (1368–1644)

[sửa | sửa mã nguồn]
Khổng Dận Thực, hậu duệ đời thứ 65 của Khổng Tử, người giữ tước Diễn Thánh Công cuối cùng của Nhà Minh và đầu tiên của Nhà Thanh

Sự sụp đổ của Nhà Nguyên và sự trỗi dậy của Nhà Minh dưới thời Chu Nguyên Chương, đã dẫn đến sự mở rộng đáng kể về quyền lực kinh tế của các Diễn Thánh Công ở Khúc Phụ khi tài sản của họ ngày càng tăng và họ có được nhiều tài nguyên kinh tế và đất đai hơn mặc dù thực tế là nhà Minh đã cắt giảm quyền lực chính trị của thái ấp trao cho con cháu Khổng Tử so với thời Nhà Tống, Nhà KimNhà Nguyên. Nhà Minh cấm các Diễn Thánh Công không được nắm giữ cùng lúc các chức quan với tước hiệu Diễn Thánh Công, trong khi nhà Tống, Kim và Nguyên đã trao các chức quan hành chính ở triều đình trung ương hoặc khu vực hoặc các chức vụ quân sự cho các Diễn Thánh Công. Nhà Minh đảm bảo văn hóa và nghi lễ là nhiệm vụ duy nhất của các Diễn Thánh Công. Sự thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa các quan địa phương và Diễn Thánh Công ở Khúc Phụ bắt đầu từ cuối thời Nguyên cũng đã được ấn định vào thời nhà Minh và được thể chế hóa. Sức mạnh kinh tế của các con cháu Khổng Tử dưới thời nhà Minh khiến họ có khả năng tốt hơn trong việc thao túng hậu trường trong bộ máy quan lại của nhà Minh ở địa phương để đạt được ảnh hưởng chính trị.[47]

Năm 1506, Minh Vũ Tông (1505–1521) bổ nhiệm Khổng Diên Sinh (孔彥繩), một thành viên của chi nhánh phía Nam, làm "Ngũ Kinh Bác sĩ" (五經博士) trong Hàn lâm viện.[46][48][49][50] Việc bổ nhiệm tương đương với chức quan bác phẩm trong triều đình nhà Minh. Con cháu của Khổng Diên Sinh được phép tập ấm chức "Ngũ Kinh Bác sĩ".[51]

Nhà Thanh (1644–1912)

[sửa | sửa mã nguồn]
Khổng Lệnh Di, hậu duệ đời thứ 70 của Khổng Tử, ông là người giữ tước Diễn Thánh công cuối cùng dưới thời nhà Thanh

Vào ngày 31 tháng 10 năm 1644, Hoàng đế Thuận Trị (1643–1661) của triều đại Nhà Thanh do người Mãn lập ra đã xác nhận và công nhận tính hợp pháp của các tước vị Diễn Thánh Công và Ngũ Kinh Bác sĩ được trao cho hậu duệ nhánh phía Nam và Bắc của Khổng Tử.[52][53]

Con gái của Tất Nguyên (毕沅), Lý Trường Xuân (李长森) và Phương Thủ Xương (方受畴) (cháu của Phương Quang Thành, Tổng đốc Trực Lệ) kết hôn với Khổng Phàm Hào (孔繁灏).[54][55]

Khổng Lộ Hoa (họ hàng của Diễn Thánh Công) là vợ thứ hai của Nguyễn Nguyên, một đại thần trải qua 3 đời hoàng đế Nhà Thanh là Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang. Từng giữ qua nhiều chức vụ quan trọng, trong đó có Tổng đốc Hồ Quảng, Lưỡng Quảng rồi Thượng thự, Thể Nhân các Đại học sĩ...[56]

Trung Hoa Dân quốc (1912–nay)

[sửa | sửa mã nguồn]
Khổng Đức Thành, hậu duệ đời thứ 77 của Khổng Tử, và là người cuối cùng nhận tước phong Diễn Thánh Công

Sau Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Nhà Thanh do người Mãn lãnh đạo, hầu hết các tước hiệu quý tộc được sử dụng trong thời kỳ phong kiến đều bị bãi bỏ. Tuy nhiên, tước hiệu Diễn Thánh Công dành cho con cháu của Khổng Tử cùng với tước Ân Hầu dành cho các hậu duệ của Mạnh Tử, Tăng TửNhan Hồi là một ngoại lệ. Trong cuộc cách mạng, một số người phương Tây được thông báo rằng một người Hán sẽ được phong làm hoàng đế. Ứng cử viên có thể là người mang tước hiệu Diễn Thánh Công,[57][58][59][60][61] hoặc người giữ tước hiệu "Ân Hầu", một danh hiệu được trao cho con cháu của hoàng tộc Nhà Minh.[62] Diễn Thánh Công được Lương Khải Siêu đề xuất thay thế quân chủ Nhà Thanh làm hoàng đế Trung Quốc.[63]

Năm 1913, Chính phủ Bắc Dương, do Viên Thế Khải lãnh đạo, đã thông qua luật Sùng Thắng cho phép tước vị Diễn Thánh Công được giữ lại và nắm giữ bởi Khổng Lệnh Di (孔令貽), một thành viên của chi nhánh phía Bắc. Mặt khác, danh hiệu Ngũ Kinh Bác sĩ được đổi tên thành "Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Phụng tự quan nhánh phía Nam" (大成至聖先師南宗奉祀官) và do Khổng Thanh Di (孔慶儀), một thành viên của chi nhánh phía Nam nắm giữ.

Viên Thế Khải đã gia phong tước Thân vương cho Diễn Thánh Công ngay trước khi tuyên bố thành lập Hồng Hiến Đế chế.[64]

Người giữ vai trò nhiếp chính cho Diễn Thánh Công Khổng Đức Thành là Khổng Linh Quân 孔令儁.[65] Ông là quản gia của Khổng phủ.[66][67]

Chính phủ Quốc Dân Đảng bắt đầu bảo vệ Nho giáo trong Phong trào Tân sinh sau khi Phong trào Tân văn hóaPhong trào Ngũ Tứ bắt đầu tấn công Nho giáo, điều này đã tạo điều kiện cho gia tộc Khổng và Diễn Thánh Công chống lại những người chỉ trích.[68]

Năm 1935, chính phủ Quốc dân đảng đã bãi bỏ hệ thống quý tộc cha truyền con nối của thời kỳ đế quốc và chuyển tước hiệu Diễn Thánh công thành một chức vụ chính trị, "Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Phụng tự quan" (大成至聖先師奉祀官), có nghĩa đơn giản là "Văn quan nghi lễ cho Khổng Tử".[69]

Trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai (1937–1945), Khổng Đức Thành người giữ chức Phụng tự quan, sơ tán đến Hán Khẩu, Vũ Hán, nơi ông được Khổng Tường Hy, một hậu duệ của Khổng Tử tiếp đón.[70] Sau đó họ chuyển đến Trùng Khánh, nơi đặt trụ sở của chính phủ Quốc dân đảng trong chiến tranh.

Sau chiến thắng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong Nội chiến, Khổng Đức Thành cùng chính phủ Quốc Dân đảng sơ tán đến Đài Loan, nơi đặt trụ sở của Phụng tự quan. Cho đến năm 2008, chức vụ "Phụng tự quan" có cấp bậc và mức lương tương đương với chức vụ bộ trưởng nội các trong Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan. Mặt khác, Nhan Thạch Dũng (顏世鏞, Phụng tự quan của Nhan Hồi, 1903–1975) và Khổng Tương Khải (孔祥楷, Phụng tự quan của Khổng Tử nhánh phía Nam, 1938-) không chuyển đến Đài Loan nên tước hiệu của họ là bị bãi bỏ sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[71]

Năm 1998, chính phủ Đài Loan đã phá bỏ tòa nhà văn phòng của Phụng tự quan nhưng vẫn giữ nguyên chức năng. Ký túc xá của Đại học Quốc gia Trung Hưng dọc theo Đường Quốc Quang ở Quận Nam, Đài Trung toạ lạc ở vị trí cũ của tòa nhà văn phòng Phụng sự quan.

Khổng Thùy Trường, hậu duệ đời thứ 79 của Khổng Tử, người đang giữ chức "Phụng tự quan" ở Đài Loan

Năm 2008, với sự chấp thuận của Gia tộc họ Khổng, Bộ Nội vụ Đài Loan đã chuyển đổi việc bổ nhiệm chính thức theo nghi lễ thành bổ nhiệm không lương. Chức vụ này hiện do Khổng Thùy Trường (Kong Chuichang), hậu duệ đời thứ 79 của Khổng Tử nắm giữ, người được bổ nhiệm vào tháng 9 năm 2009 sau cái chết của ông nội ông là Khổng Đức Thành. Bộ Nội vụ cũng tuyên bố rằng nữ hậu duệ của Khổng Tử có đủ điều kiện để được bổ nhiệm chức quan này trong tương lai.

Nhánh phía Nam của gia tộc họ Khổng vẫn còn ở Cù Châu nơi họ sinh sống cho đến ngày nay, và con cháu Khổng Tử chỉ riêng ở Cù Châu đã lên tới 30.000 người.[44][72] Người đứng đầu chi nhánh phía Nam là Khổng Tương Khải (孔祥楷), hậu duệ đời thứ 75 của Khổng Tử.[73] Ông là giám đốc ủy ban quản lý Nam Khổng Tổ Miếu ở Cù Châu.[74]

Theo truyền thống, con cháu của Khổng Tử sử dụng các bài thơ thế hệ (hệ thi) do Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh đặt cho họ cùng với con cháu của Tứ Thánh khác (四氏).[75][76] Tuy nhiên, họ Nhan, một trong Tứ Thánh và là hậu duệ của Nhan Hồi, cuối cùng đã không sử dụng hệ thi này vì Nhan Hồi có thể là anh em họ ngoại của Khổng Tử, vì vậy Minh Anh Tông của nhà Minh đã làm một bài hệ thi khác cho gia tộc họ Nhan.[77]

Những chiếc áo choàng Hán phục truyền thống của triều đại nhà Minh do Hoàng đế nhà Minh tặng cho các Diễn Thánh công là hậu duệ của Khổng Tử vẫn được bảo tồn trong Khổng phủ sau hơn 5 thế kỷ. Áo choàng của các hoàng đế nhà Thanh cũng được bảo quản ở đó.[78][79][80][81][82] Người Nữ Chân trong triều đại Nhà Kimngười Mông Cổ trong triều đại Nhà Nguyên tiếp tục bảo trợ và ủng hộ các Diễn Thánh công của gia tộc Khổng.[83]

Có một cuộc biểu tình của các thành viên tộc họ Khổng ở Khúc Phụ chống lại việc xây dựng một nhà thờ Tin Lành do Khúc Phụ là quê hương của họ.[84][85][86][87][88][89]

Các đầu bếp của hậu duệ Khổng Tử, Diễn Thánh Công đã tạo ra những món ăn thuộc phong cách ẩm thực quý tộc ở Trung Quốc và cũng được phục vụ cho các hoàng đế.[90] Con cháu của Khổng Tử sống trong Khổng phủ và giữ tước hiệu cha truyền con nối tổ chức những bữa tiệc với nền ẩm thực độc đáo.[91] Một món ăn được phục vụ bởi đầu bếp của Diễn Thánh Công ở Khúc Phụ được gọi là "Bát tiên vượt biển".[92][93] Con cháu của Khổng Tử có nền văn hóa ẩm thực 2.000 năm tuổi, độc nhất vô nhị trong tầng lớp quý tộc Trung Quốc.[94][95] Kho lưu trữ của Diễn Thánh Công ghi lại các món ăn được phục vụ trong các bữa tiệc khác nhau tại Khổng phủ, nơi có nhiều quan chức, học giả quốc tế và các hoàng đế đã đến thăm.[96]

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ tự Thế hệ Tên
(Sinh–Mất)
Nhiệm kỳ
Thời gian tại vị
Quân chủ / Nguyên thủ
Diễn Thánh công
1 46 Khổng Tông Nguyện
孔宗願
1055 1067? Tống Nhân Tông
Tống Anh Tông
12 năm
47 Khổng Nhược Mông
孔若蒙
1068 1098 Tống Thần Tông
Tống Triết Tông
30 năm
47 Khổng Nhược Hư
孔若虛
(?–1104)
1098 1104 Tống Triết Tông
Tống Huy Tông
6 năm
2 48 Khổng Đoan Hữu
孔端友
(1078–1132)
1104 1132 Tống Huy Tông
Tống Khâm Tông
Tống Cao Tông
28 năm
3 (nam) 49 Khổng Giới
孔玠
(1122–1154)
1132 1154 Tống Cao Tông
22 năm
4 (nam) 50 Khổng Tấn
孔搢
(1145–1193)
1154 1193 Tống Cao Tông
Tống Hiếu Tông
Tống Quang Tông
39 năm
5 (nam) 51 Khổng Văn Viễn
孔文遠
(1185–1226)
1193 1226 Tống Quang Tông
Tống Ninh Tông
Tống Lý Tông
33 năm
6 (nam) 52 Khổng Vạn Xuân
孔萬春
(1207–1241)
1226 1241 Tống Lý Tông
15 năm
7 (nam) 53 Khổng Thù
孔洙
(1228–1287)
1241 1276 Tống Lý Tông
Tống Độ Tông
Tống Cung Tông
41 năm
3 (bắc) 49 Khổng Phan
孔璠
(1106–1143)
1140 1143 Kim Hi Tông
3 năm
4 (bắc) 50 Khổng Chửng
孔拯
(1136–1161)
1142 1161 Kim Hi Tông
Hoàn Nhan Lượng
Kim Thế Tông
19 năm
5 (bắc) 50 Khổng Tổng
孔摠
(1138–1190)
1163 1190 Kim Thế Tông
Kim Chương Tông
27 năm
6 (bắc) 51 Khổng Nguyên Thố
孔元措
(1182–1251)
1191 1251 Kim Chương Tông
Hoàn Nhan Vĩnh Tế
Kim Tuyên Tông
Kim Ai Tông
Oa Khoát Đài
Quý Do
60 năm
7 (bắc) 53 Khổng Trinh
孔湞
1251 1253 Mông Kha
2 năm
8 53 Khổng Trị
孔治
(1236–1308)
1295 1308 Nguyên Thành Tông
Nguyên Vũ Tông
13 năm
9 54 Khổng Tư Thành
孔思誠
1308 1316 Nguyên Vũ Tông
Nguyên Nhân Tông
8 năm
10 54 Khổng Tư Hối
孔思晦
(1267–1333)
1316 8 tháng 4, 1333 Nguyên Nhân Tông
Nguyên Anh Tông
Nguyên Thái Định Đế
Nguyên Thiên Thuận Đế
Nguyên Văn Tông
Nguyên Minh Tông
Nguyên Ninh Tông
Nguyên Huệ Tông
17 năm
11 55 Khổng Khắc Kiên
孔克堅
(1316–1370)
1340 1355 Nguyên Huệ Tông
15 năm
12 56 Khổng Hi Học
孔希學
(1335–1381)
1355 7 tháng 10, 1381 Nguyên Huệ Tông
Minh Thái Tổ
26 năm
13 57 Khổng Nột
孔訥
(1358–1400)
1384 3 tháng 10, 1400 Minh Thái Tổ
Minh Huệ Tông
16 năm
14 58 Khổng Công Giam
孔公鑑
(1380–1402)
1400 6 tháng 5, 1402 Minh Huệ Tông
2 năm
15 59 Khổng Ngạn Tấn
孔彥縉
(1401–1455)
1410 30 tháng 11, 1455 Minh Thành Tổ
Minh Nhân Tông
Minh Tuyên Tông
Minh Anh Tông
Minh Đại Tông
45 năm
15 60 Khổng Thừa Khánh
孔承慶
(1420–1450)
truy phong
16 61 Khổng Hoằng Tự
孔弘緒
(1448–1504)
1456 1469 Minh Đại Tông
Minh Anh Tông
Minh Hiến Tông
13 năm
17 61 Khổng Hoằng Thái
孔弘泰
(1450–1503)
1476 9 tháng 6, 1503 Minh Hiến Tông
Minh Hiếu Tông
27 năm
18 62 Khổng Văn Thiều
孔聞韶
(1482–1546)
1503 12 tháng 3, 1546 Minh Hiếu Tông
Minh Vũ Tông
Minh Thế Tông
43 năm
19 63 Khổng Trinh Càn
孔貞幹
(1519–1556)
1546 9 tháng 9, 1556 Minh Thế Tông
10 năm
20 64 Khổng Thượng Hiền
孔尚賢
(1544–1622)
1559 26 tháng 1, 1622 Minh Thế Tông
Minh Mục Tông
Minh Thần Tông
Minh Quang Tông
Minh Hy Tông
63 năm
21 65 Khổng Dận Thực
孔胤植
(1592–1648)
1622 9 tháng 1, 1648 Minh Hy Tông
Minh Tư Tông
Thuận Trị
26 năm
22 66 Khổng Hưng Tiếp
孔興燮
(1636–1668)
1648 7 tháng 1, 1668 Thuận Trị
Khang Hi
19 năm
23 67 Khổng Dục Kỳ
孔毓圻
(1657–1723)
1 tháng 3, 1668 8 tháng 12, 1723 Khang Hi
Ung Chính
55 năm, 282 ngày
24 68 Khổng Truyện Đạc
孔傳鐸
(1674–1735)
1723 1731 Ung Chính
8 năm
25 69 Khổng Kế Hoạch
孔繼濩
(1697–1719)
truy phong
25 70 Khổng Quảng Khể
孔廣棨
(1713–1743)
1731 31 tháng 1, 1743 Ung Chính
Càn Long
12 năm
26 71 Khổng Chiêu Hoán
孔昭煥
(1735–1782)
1743 4 tháng 10, 1782 Càn Long
39 năm
27 72 Khổng Hiến Bồi
孔憲培
(1756–1793)
29 tháng 10, 1782 7 tháng 12, 1793 Càn Long
11 năm, 39 ngày
28 73 Khổng Khánh Dung[97]
孔慶鎔
(1787–1841)
1794 22 tháng 3, 1841 Càn Long
Gia Khánh
Đạo Quang
47 năm
29 74 Khổng Phồn Hạo
孔繁灝
(1806–1862)
1841 11 tháng 11, 1862 Đạo Quang
Hàm Phong
Đồng Trị
21 năm
30 75 Khổng Tường Kha
孔祥珂
(1848–1876)
1863 14 tháng 11, 1876 Đồng Trị
Quang Tự
13 năm
31 76 Khổng Lệnh Di
孔令貽
(1872–1919)
1877 8 tháng 11, 1919 Quang Tự
Phổ Nghi
Tôn Trung Sơn
Viên Thế Khải
Lê Nguyên Hồng
Từ Thế Xương
42 năm
32 77 Khổng Đức Thành
孔德成
(1920–2008)
6 tháng 6, 1920 8 tháng 7, 1935 Từ Thế Xương
Lê Nguyên Hồng
Tào Côn
Đoàn Kỳ Thụy
Trương Tác Lâm
Đàm Diên Khải
Tưởng Giới Thạch
Lâm Sâm
15 năm, 32 ngày
Quan chức phụ trách nghi lễ về Khổng Tử
1 77 Khổng Đức Thành
孔德成
(1920–2008)
8 tháng 7, 1935 28 tháng 10, 2008 Lâm Sâm
Tưởng Giới Thạch
Nghiêm Gia Cam
Tưởng Kinh Quốc
Lý Đăng Huy
Trần Thủy Biển
Mã Anh Cửu
73 năm, 112 ngày
2 79 Khổng Thùy Trường
孔垂長[98]
(1975– )
25 tháng 9, 2009 đương nhiệm Mã Anh Cửu
Thái Anh Văn
Lại Thanh Đức
14 năm, 332 ngày

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Updated Confucius family tree has two million members”. News.xinhuanet.com. 16 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010.
  2. ^ “制度變革/奉祀官改無給職 可有女官 - 民生戰線 - udn城市”. city.udn.com.
  3. ^ 孔林: 墓葬 Lưu trữ 2013-12-21 tại Wayback Machine (Cemetery of Confucius: Burials)
  4. ^ McNicholas, Mark Peter (2007). Forgery and Impersonation in Late Imperial China: Popular Appropriations of Official Authority, 1700--1820. tr. 186–. ISBN 978-0-549-52893-7.[liên kết hỏng]
  5. ^ Wilt Lukas Idema; Erik Zèurcher (1990). Thought and Law in Qin and Han China: Studies Dedicated to Anthony Hulsewâe on the Occasion of His Eightieth Birthday. Brill Archive. tr. 101–. ISBN 90-04-09269-2.
  6. ^ Xinzhong Yao (11 tháng 5 năm 2015). The Encyclopedia of Confucianism: 2-volume set. Taylor & Francis. tr. 58–. ISBN 978-1-317-79348-9.
  7. ^ Xinzhong Yao (2003). RoutledgeCurzon Encyclopedia of Confucianism. RoutledgeCurzon. tr. 26–. ISBN 978-0-415-30652-2.
  8. ^ Jacques Sancery (2009). Confucius. Cerf. tr. 19. ISBN 978-2-204-08582-3.
  9. ^ Rafe de Crespigny (28 tháng 12 năm 2006). A Biographical Dictionary of Later Han to the Three Kingdoms (23-220 AD). BRILL. tr. 393–. ISBN 978-90-474-1184-0.
  10. ^ Rafe de Crespigny (28 tháng 12 năm 2006). A Biographical Dictionary of Later Han to the Three Kingdoms (23-220 AD). BRILL. tr. 389–. ISBN 978-90-474-1184-0.
  11. ^ 《汉书·杨胡朱梅云传》:初,武帝时,始封周后姬嘉为周子南君,至元帝时,尊周子南君为周承休侯,位次诸侯王。使诸大夫博士求殷后,分散为十余姓,郡国往往得其大家,推求子孙,绝不能纪。时,匡衡议,以为"王者存二王后,所以尊其先王而通三统也。其犯诛绝之罪者绝,而更封他亲为始封君,上承其王者之始祖。《春秋》之义,诸侯不能守其社稷者绝。今宋国已不守其统而失国矣,则宜更立殷后为始封君,而上承汤统,非当继宋之绝侯也,宜明得殷后而已。今之故宋,推求其嫡,久远不可得;虽得其嫡,嫡之先已绝,不当得立。《礼记》孔子曰:'丘,殷人也。'先师所共传,宜以孔子世为汤后。"上以其语不经,遂见寝。
  12. ^ John Lagerwey; Pengzhi Lü (30 tháng 10 năm 2009). Early Chinese Religion: The Period of Division (220-589 Ad). BRILL. tr. 257–. ISBN 978-90-04-17585-3.
  13. ^ John Lagerwey; Pengzhi Lü (23 tháng 11 năm 2009). Early Chinese Religion, Part Two: The Period of Division (220-589 AD) (2 vols). BRILL. tr. 257–. ISBN 978-90-474-2929-6.
  14. ^ Zhong yang yan jiu yuan. Ya tai qu yu yan jiu zhuan ti zhong xin (2006). The frontiers of Southeast Asia and Pacific studies. Center for Asia-Pacific Area Studies, Research Center for Humanities & Social Sciences, Academia Sinica. tr. 101. ISBN 978-986-00-8256-2.
  15. ^ Cuong Tu Nguyen (1997). Zen in Medieval Vietnam: A Study and Translation of the Thiè̂n Uyẻ̂n Tập Anh. University of Hawaii Press. tr. 341–. ISBN 978-0-8248-1948-4.
  16. ^ Peimin Ni (18 tháng 2 năm 2016). Confucius: The Man and the Way of Gongfu. Rowman & Littlefield Publishers. tr. xx–. ISBN 978-1-4422-5743-6.
  17. ^ Xinzhong Yao (11 tháng 5 năm 2015). The Encyclopedia of Confucianism: 2-volume Set. Routledge. tr. 659–. ISBN 978-1-317-79349-6.
  18. ^ Thomas A. Wilson (2002). On Sacred Grounds: Culture, Society, Politics, and the Formation of the Cult of Confucius. Harvard University Asia Center. tr. 177. ISBN 978-0-674-00961-5.
  19. ^ Xinzhong Yao (2003). O - Z. RoutledgeCurzon. tr. 659–. ISBN 978-0-415-30653-9.
  20. ^ University of Toronto. Cheng Yu Tung East Asian Library; George Qingzhi Zhao; Stephen Qiao; Royal Ontario Museum; H.H. Mu Far Eastern Library; Thomas Fisher Rare Book Library (tháng 5 năm 2010). Leaves of enchantment, bones of inspiration: the dawn of Chinese studies in Canada : an exhibition of Chinese rare books. Thomas Fisher Rare Book Library. tr. 34. ISBN 9780772760821.
  21. ^ Davis, Richard L. (1 tháng 11 năm 2014). From Warhorses to Ploughshares: The Later Tang Reign of Emperor Mingzong. Hong Kong University Press. tr. 143–. ISBN 978-988-8208-10-4.
  22. ^ Modern Chinese Religion I (2 vol.set): Song-Liao-Jin-Yuan (960-1368 AD). BRILL. 8 tháng 12 năm 2014. tr. 804–. ISBN 978-90-04-27164-7.
  23. ^ John Lagerwey; Pengzhi Lü (30 tháng 10 năm 2009). Early Chinese Religion: The Period of Division (220-589 Ad). BRILL. tr. 120–. ISBN 978-90-04-17585-3.
  24. ^ John Lagerwey; Pengzhi Lü (23 tháng 11 năm 2009). Early Chinese Religion, Part Two: The Period of Division (220-589 AD) (2 vols). BRILL. tr. 120–. ISBN 978-90-474-2929-6.
  25. ^ John Lagerwey; Pengzhi Lü (30 tháng 10 năm 2009). Early Chinese Religion: The Period of Division (220-589 Ad). BRILL. tr. 123–124. ISBN 978-90-04-17585-3.
  26. ^ John Lagerwey; Pengzhi Lü (23 tháng 11 năm 2009). Early Chinese Religion, Part Two: The Period of Division (220-589 AD) (2 vols). BRILL. tr. 123–124. ISBN 978-90-474-2929-6.
  27. ^ Modern Chinese Religion I (2 vol.set): Song-Liao-Jin-Yuan (960-1368 AD). BRILL. 8 tháng 12 năm 2014. tr. 287–. ISBN 978-90-04-27164-7.
  28. ^ Modern Chinese Religion I (2 vol.set): Song-Liao-Jin-Yuan (960-1368 AD). BRILL. 8 tháng 12 năm 2014. tr. 1229–. ISBN 978-90-04-27164-7.
  29. ^ Modern Chinese Religion I (2 vol.set): Song-Liao-Jin-Yuan (960-1368 AD). BRILL. 8 tháng 12 năm 2014. tr. 1538–. ISBN 978-90-04-27164-7.
  30. ^ Modern Chinese Religion I (2 vol.set): Song-Liao-Jin-Yuan (960-1368 AD). BRILL. 8 tháng 12 năm 2014. tr. 815–. ISBN 978-90-04-27164-7.
  31. ^ H.S. Brunnert; V.V. Hagelstrom (15 tháng 4 năm 2013). Present Day Political Organization of China. Routledge. tr. 493–. ISBN 978-1-135-79795-9.
  32. ^ “P.492-3. Present Day Political Organization of China”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2016.
  33. ^ Brunnert, I. S. (Ippolit Semenovich); Gagelstrom, V. V.; Kolesov, N. F. (Nikolai Fedorovich); Bielchenko, Andrei Terentevich; Moran, Edward Eugene. “Present day political organization of China”. New York : Paragon – qua Internet Archive.
  34. ^ H.S. Brunnert; V.V. Hagelstrom (15 tháng 4 năm 2013). Present Day Political Organization of China. Routledge. ISBN 978-1-135-79794-2.
  35. ^ a b “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  36. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  37. ^ “AAS Abstracts: China Session 45”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  38. ^ “Session 45: On Sacred Grounds: The Material Culture and Ritual Formation of the Confucian Temple in Late Imperial China”. Bản gốc lưu trữ 18 Tháng Ba năm 2015. Truy cập 3 tháng Năm năm 2016.
  39. ^ Wilson, Thomas (1 tháng 8 năm 1996). “The Ritual Formation of Confucian Orthodoxy and the Descendants of the Sage” – qua ResearchGate.
  40. ^ Wilson, Thomas A. “Cult of Confucius”. academics.hamilton.edu.
  41. ^ “- Quzhou City Guides - China TEFL Network”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.
  42. ^ “confucianism”. kfz.freehostingguru.com.
  43. ^ “孔子家族全书:家事本末_17.孔浈不幸被夺爵_米花在线书库”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.
  44. ^ a b “Nation observes Confucius anniversary”. China Daily. 29 tháng 9 năm 2006.
  45. ^ “Confucius Anniversary Celebrated”. China Daily. 29 tháng 9 năm 2006.
  46. ^ a b “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết) p. 14.
  47. ^ Agnew, Christopher S. (2019). The Kongs of Qufu: The Descendants of Confucius in Late Imperial China. University of Washington Press. tr. 33. ISBN 978-0295745947.
  48. ^ https://www.researchgate.net/publication/248653434_The_Ritual_Formation_of_Confucian_Orthodoxy_and_the_Descendants_of_the_Sage p. 575.
  49. ^ Thomas A. Wilson (2002). On Sacred Grounds: Culture, Society, Politics, and the Formation of the Cult of Confucius. Harvard University Asia Center. tr. 69, 315. ISBN 978-0-674-00961-5.
  50. ^ Thomas Jansen; Thoralf Klein; Christian Meyer (21 tháng 3 năm 2014). Globalization and the Making of Religious Modernity in China: Transnational Religions, Local Agents, and the Study of Religion, 1800-Present. BRILL. tr. 188–. ISBN 978-90-04-27151-7.
  51. ^ Charles O. Hucker (1 tháng 4 năm 2008). A Dictionary of Official Titles in Imperial China. Peking University Press. tr. 569. ISBN 978-7-301-13487-0.
  52. ^ Frederic E. Wakeman (1985). The Great Enterprise: The Manchu Reconstruction of Imperial Order in Seventeenth-century China. University of California Press. tr. 858–. ISBN 978-0-520-04804-1.
  53. ^ Evelyn S. Rawski (15 tháng 11 năm 1998). The Last Emperors: A Social History of Qing Imperial Institutions. University of California Press. tr. 72–. ISBN 978-0-520-92679-0.
  54. ^ A History of Food Culture in China. World Scientific. 23 tháng 7 năm 2015. tr. 24–. ISBN 978-1-938368-27-1.
  55. ^ Rongguang Zhao; Gangliu Wang; Aimee Yiran Wang (1 tháng 1 năm 2015). A History of Food Culture in China. World Scientific. tr. 24–. ISBN 978-1-938368-28-8.
  56. ^ Betty Peh-T'I Wei (1 tháng 8 năm 2006). Ruan Yuan, 1764-1849: The Life and Work of a Major Scholar-Official in Nineteenth-Century China before the Opium War. Hong Kong University Press. tr. 246–. ISBN 978-962-209-785-8.
  57. ^ Eiko Woodhouse (2 tháng 8 năm 2004). The Chinese Hsinhai Revolution: G. E. Morrison and Anglo-Japanese Relations, 1897-1920. Routledge. tr. 113. ISBN 978-1-134-35242-5.
  58. ^ Jonathan D. Spence (28 tháng 10 năm 1982). The Gate of Heavenly Peace: The Chinese and Their Revolution. Penguin Publishing Group. tr. 84. ISBN 978-1-101-17372-5.
  59. ^ Shêng Hu; Danian Liu (1983). The 1911 Revolution: A Retrospective After 70 Years. New World Press. tr. 55.
  60. ^ The National Review, China. 1913. tr. 200.
  61. ^ Monumenta Serica. H. Vetch. 1967. tr. 67.
  62. ^ Percy Horace Braund Kent (1912). The Passing of the Manchus. E. Arnold. tr. 382–.
  63. ^ Modernisation of Chinese Culture: Continuity and Change . Cambridge Scholars Publishing. 2014. tr. 74. ISBN 978-1443867726.
  64. ^ Parker, Edward Harper (14 tháng 2 năm 2018). “China, her history, diplomacy, and commerce, from the earliest times to the present day”. N.Y. : Dutton – qua Internet Archive.
  65. ^ “第22章 康有为与孔令儁_中国历史网”. lishi.zhuixue.net. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2023.
  66. ^ A History of Food Culture in China. World Scientific. 23 tháng 7 năm 2015. tr. 21–. ISBN 978-1-938368-27-1.
  67. ^ Rongguang Zhao; Gangliu Wang; Aimee Yiran Wang (1 tháng 1 năm 2015). A History of Food Culture in China. World Scientific. tr. 21–. ISBN 978-1-938368-28-8.
  68. ^ Zhou, Zehao (2011). THE ANTI-CONFUCIAN CAMPAIGN DURING THE CULTURAL REVOLUTION, AUGUST 1966-JANUARY 1967 (PDF) (Dissertation submitted to the Faculty of the Graduate School of the University of Maryland, College Park in partial fulfillment of the requirements for the degree of Doctor of Philosophy). University of Maryland. tr. 19, 20.
  69. ^ “Confucius - People's Daily Online”. english.people.com.cn.
  70. ^ “Foreign News: Warlike Confucian”. TIME. 17 tháng 1 năm 1938. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2008.
  71. ^ “曲阜市情网-第二章 近现代名人”. www.qfsq.com. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2017.
  72. ^ “Confucius Anniversary Celebrated”. China Daily. 29 tháng 9 năm 2006.
  73. ^ Thomas Jansen; Thoralf Klein; Christian Meyer (21 tháng 3 năm 2014). Globalization and the Making of Religious Modernity in China: Transnational Religions, Local Agents, and the Study of Religion, 1800-Present. BRILL. tr. 189–. ISBN 978-90-04-27151-7.
  74. ^ He Shan (20 tháng 10 năm 2017). “Kong Xiangkai restores Confucianism traditions”. China.org.cn.
  75. ^ (tiếng Trung Quốc) 孔姓 (The Kong family, descendants of Confucius) Lưu trữ tháng 9 3, 2011 tại Wayback Machine
  76. ^ (tiếng Trung Quốc) 孟姓 (The Meng family, descendants of Mencius) Lưu trữ tháng 1 16, 2006 tại Wayback Machine
  77. ^ 颜子家世 [Family of Yanyuan] (bằng tiếng Trung). 齐鲁书社. 1998. ISBN 9787533307400.
  78. ^ Zhao, Ruixue (14 tháng 6 năm 2013). “Dressed like nobility”. China Daily.
  79. ^ “Confucius family's secret legacy comes to light”. Xinhua. 28 tháng 11 năm 2018.
  80. ^ Sankar, Siva (28 tháng 9 năm 2017). “A school that can teach the world a lesson”. China Daily.
  81. ^ Wang, Guojun (tháng 12 năm 2016). “The Inconvenient Imperial Visit: Writing Clothing and Ethnicity in 1684 Qufu”. Late Imperial China. Johns Hopkins University Press. 37 (2): 137–170. doi:10.1353/late.2016.0013. S2CID 151370452. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2023.
  82. ^ Kile, S.E.; Kleutghen, Kristina (tháng 6 năm 2017). “Seeing through Pictures and Poetry: A History of Lenses (1681)”. Late Imperial China. Johns Hopkins University Press. 38 (1): 47–112. doi:10.1353/late.2017.0001.
  83. ^ Sloane, Jesse D. (tháng 10 năm 2014). “Rebuilding Confucian Ideology: Ethnicity and Biography in the Appropriation of Tradition”. Sungkyun Journal of East Asian Studies. 14 (2): 235–255. doi:10.21866/esjeas.2014.14.2.005. ISSN 1598-2661.
  84. ^ Jaffe, Gabrielle (2 tháng 10 năm 2013). “Qufu, China: a tour of Confucius's home town”. The Telegraph.
  85. ^ ANNA, CARA (24 tháng 12 năm 2010). “Church plan in hometown of Confucius draws protest”. ASSOCIATED PRESS.
  86. ^ MCCLURE, ROSEMARY (27 tháng 6 năm 2013). “China: Shangri-La to open new hotel in Confucius' birthplace”. Los Angeles Times.
  87. ^ MEYER, MIKE (14 tháng 6 năm 1998). “Encounters With Confucius”. Los Angeles Times.
  88. ^ DEMICK, BARBARA (25 tháng 3 năm 2011). “Confucius is a hometown hero again”. LOS ANGELES TIMES.
  89. ^ Miller, Stephen (1 tháng 11 năm 2008). “Lineal Descendant of Confucius Fostered Tradition”. The Wall Street Journal.
  90. ^ Gao, Ceng (20 tháng 6 năm 2013). “Sublime cuisine from royal kitchens”. Shanghai Daily.
  91. ^ “With 'Confucius cuisine', they cook to order”. AFP. 11 tháng 9 năm 2013.
  92. ^ Mark Zuiderveld biên tập (5 tháng 7 năm 2018). “A Dish of 'Eight Immortals Crossing the Sea'. Translated by Wu Li.
  93. ^ Justin Davis biên tập (17 tháng 1 năm 2019). “Confucius: A Model Teacher”. Translated by Li Yi. pressreader.
  94. ^ “4: Food Culture at the Mansion of Duke Yansheng (衍圣) in Qufu”. A History of Food Culture in China. SCPG PUBLISHING CORPORATION. 2015. tr. 21–28. doi:10.1142/9781938368271_0004. ISBN 978-1-938368-16-5.
  95. ^ Zhao, Rongguang; Wang, Gangliu; Wang, Aimee Yiran (2015). A History Of Food Culture In China. World Scientific. tr. 4. ISBN 978-1938368288.
  96. ^ Zhao, Rongguang; Wang, Gangliu; Wang, Aimee Yiran (2015). A History Of Food Culture In China. World Scientific. tr. 21. ISBN 978-1938368288.
  97. ^ Nephew of Kong Xianpei.
  98. ^ Grandson of Kung Teh-cheng.