Bước tới nội dung

Spetsnaz

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Spetsnaz (Nga: спецназ, IPA: [spʲɪtsˈnas]; là viết tắt cho Войска специа́льного назначе́ния; tr. Voyska spets ialnovo naz nacheniya; phát âm [vɐjˈska spʲɪtsɨˈalʲnəvə nəznɐˈtɕenʲɪjə] [ tiếng Anh: Special Purpose Forces; "Đơn vị quân sự có nhiệm vụ đặc biệt"]) là một thuật ngữ chung chỉ nhiệm vụ đặc biệt trong tiếng Nga và trong nhiều quốc gia hậu Xô Viết. Trong lịch sử, thuật ngữ này nói đến các đơn vị hoạt động đặc biệt được kiểm soát bởi Tổng cục Tình báo GRU (Spetsnaz GRU) và mô tả lực lượng đặc nhiệm của các bộ khác (như Bộ Nội vụ ODON và đơn vị cứu hộ đặc biệt của Bộ Quốc phòng)[1] tại các nước hậu Xô Viết. Lực lượng đặc nhiệm Nga đội các loại mũ nồi màu khác nhau tùy vào nhánh lực lượng vũ trang mà họ phục vụ. Gồm:

Vì Spetsnaz là thuật ngữ của Nga nên nó thường liên quan đến các đơn vị đặc biệt của Nga, nhưng các quốc gia hậu Xô Viết khác cũng dùng từ này để chỉ các đơn vị lực lượng đặc biệt của họ vì các quốc gia này cũng thừa hưởng các đơn vị đặc biệt từ các cơ quan an ninh của Liên Xô cũ. Lữ đoàn Spetsnaz thứ năm của Belarus hoặc Nhóm Alpha của Cục An ninh Ukraine là những ví dụ của các lực lượng Spetsnaz không thuộc Nga.[2]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Lính bắn tỉa của Spetsnaz.

Các từ tiếng Nga spetsnazosnaz là các chữ viết tắt[cần giải thích] cho spetsialnovo naznacheniyaosobovo naznacheniya và đều có nghĩa là "nhiệm vụ đặc biệt". Chúng là từ viết tắt âm tiết, không phải là từ viết tắt cho các chữ đầu và thường không được viết hoa.

Chúng là những thuật ngữ được sử dụng cho nhiều đơn vị hoạt động đặc biệt của Liên Xô (spetsoperatsiya). Ngoài ra, các đơn vị Cheka và Quân đội của Bộ Nội vụ (như OMSDONODON) cũng chứa osobovo naznacheniya trong tên đầy đủ. Các lực lượng thông thường khi được giao cho các nhiệm vụ đặc biệt đôi khi cũng được gọi bằng các thuật ngữ như spetsnazosnaz.

Spetsnaz sau này chỉ dùng để chỉ mục đích (spetsialnovo) đặc biệt (naznacheniya) hoặc các lực lượng đặc nhiệm (spetsoperatsiya; spec ops). Sự sử dụng rộng rãi của từ này là tương đối gần đây sau đợt cải tổ (perestroika) của Nga. Công chúng Liên Xô biết rất ít về lực lượng đặc biệt của đất nước họ cho đến khi nhiều bí mật nhà nước được tiết lộ theo chính sách glasnost "cởi mở" của Mikhail Gorbachev vào cuối những năm 1980. Kể từ đó, những câu chuyện về spetsnaz và năng lực phi thường đáng kinh ngạc có khi là sự thật, có khi đáng nghi ngờ, đã thu hút trí tưởng tượng của những người Nga yêu nước, đặc biệt là quân đội và lực lượng an ninh vào giữa thời kỳ hậu Xô Viết suy tàn trong thời kỳ perestroika dưới thời Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin. Một số cuốn sách về các lực lượng đặc biệt của tình báo quân đội Liên Xô, như cuốn Spetsnazː Câu chuyện đằng sau đội SAS của Liên Xô được viết bởi một điệp viên đã đào tẩu của GRU là Viktor Suvorov [3] đã giúp giới thiệu thuật ngữ này với công chúng phương Tây. Trong cuốn Aquarium (tạm dịchː Thủy cung) [4] được xuất bản bởi Viktor Suvorov sau khi đào tẩu về phương tây đã cáo buộc Spetsnaz sử dụng những tên tội phạm bị kết án từ hệ thống trại cải tạo lao động Gulag (có cả những thành viên hoạt động bí mật khác) như đối thủ cho việc huấn luyện chiến đấu đến chết. Việc này đã dừng lại ở một thời điểm nào đó không rõ. Tác giả nói rằng những cuộc đấu tay đôi tới chết đã trở nên hiếm hơn trong thời gian phục vụ của ông do việc kiếm "đối thủ" ngày càng trở nên khó khăn. Suvorov còn thường xuyên nói về các địa điểm của một số cơ sở đào tạo Spetsnaz bí mật đã giết chết tù nhân trong khóa huấn luyện nằm liền kề các trại cải tạo tập trung.

Nga thời hậu Xô viết, từ "Spetsnaz" đã trở thành một thuật ngữ thông dụng khi các hoạt động đặc biệt (spetsoperatsiya), từ các cuộc tấn công của cảnh sát đến các hoạt động quân sự trong các xung đột nội bộ ngày càng trở nên phổ biến. Các báo cáo về những chiến dịch này và sự nổi tiếng của các lực lượng đặc biệt đã khuyến khích người dân goi những lực lượng này bằng tên: SOBR, Alpha, Vityaz. Thuật ngữ Spetsnaz cũng được sử dụng ở một số quốc gia hậu Xô Viết khác như Belarus, UkraineKazakhstan để chỉ các lực lượng hoạt động đặc biệt của nước họ. Ở Nga, các lực lượng đặc biệt nước ngoài cũng được gọi là "Spetsnaz" (ví dụ như lực lượng đặc nhiệm của Hoa Kỳ sẽ được gọi là "amerikanskiy spetsnaz").

Lịch sử hoạt động được biết

[sửa | sửa mã nguồn]
Viktor Leonov đã giúp đặt nền móng cho Hải quân Spetsnaz hiện đại.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ban lãnh đạo Liên Xô đã nhận thức được rằng họ rất cần tin tình báo sớm nhất về các lực lượng trên bộ của Đức Quốc xã ở miền bắc Na UyPhần Lan. Vào ngày 5 tháng 7 năm 1941, Đô đốc Arseniy Golovko của Hạm đội phương Bắc đã cho phép thành lập một đội trinh sát mặt đất. Đơn vị này là "Đội Tình nguyện Đặc biệt thứ tư" sẽ tuyển dụng những thành viên khỏe mạnh của hạm đội và có số lượng ban đầu từ 65 đến 70. Sau đó đơn vị được đổi tên thành Đội trinh sát đặc biệt thứ 181.[5] Nổi bật nhất trong số những tân binh này là Viktor Leonov, đã gia nhập Hải quân Liên Xô vào năm 1937. Ông được chỉ định vào một đội huấn luyện thủy thủ tàu ngầm và sau được chuyển đến một trạm sửa chữa trong Hạm đội phương Bắc tại Polyarnyy.[6] Leonov đã được đào tạo để trở thành thợ lặn. Khi ông tham gia Đội tình nguyện Đặc biệt thứ 4, ông đã chứng minh được sự gan dạ và kỹ năng lãnh đạo của mình khi tham gia nhiều chiến dịch mật và hai lần được trao danh hiệu Anh hùng Liên Xô.[5]

Ban đầu, đơn vị này bị giới hạn để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát quy mô nhỏ như các cuộc đổ bộ cỡ trung đội trên đường biển và trong một số dịp lên đất liền để vào Phần Lan, sau đó là vào Na Uy.[5] Họ bắt đầu tiến hành các nhiệm vụ phá hoại và đột kích bắt tù nhân để thẩm vấn.[5] Họ cũng phá hủy kho đạn dược, hàng tiếp tế, trung tâm liên lạc và tấn công quân Đức dọc bờ biển Phần Lan và Nga.[7]

Khi cuộc xung đột ở châu Âu kết thúc, các trinh sát hải quân được cử đến để đánh quân Nhật. Leonov cùng với Đại úy Kulebyakin và 140 người đã hạ cánh xuống một sân bay của Nhật Bản tại cảng Vonsan, không nhận ra rằng họ sẽ phải chiến đấu với hơn 3.500 lính địch. Một cuộc chiến căng thẳng kéo dài tới khi các sĩ quan chỉ huy của đơn vị đã lừa quân Nhật đầu hàng.[8]

Vụ án Crabb

[sửa | sửa mã nguồn]

Lionel Crabb là người nhái của Hải quân Hoàng gia Anh và là một thợ lặn của MI6 đã mất tích trong một nhiệm vụ trinh sát xung quanh một tàu tuần dương Liên Xô neo đậu tại Cảng Portsmouth vào năm 1956. Vào ngày 16 tháng 11 năm 2007, đài BBCDaily Mirror đã đưa tin rằng Eduard Koltsov, một người nhái Liên Xô, tuyên bố đã bắt được Crabb đang đặt một quả mìn lên thân tàu tuần dương Ordzhonikidze gần kho đạn dược và Crabb đã bị ông cắt cổ. Trong một cuộc phỏng vấn cho một bộ phim tài liệu của Nga, Koltsov cho xem cây dao găm mà ông được cho đã sử dụng cũng như một Huân chương Sao đỏ mà ông tuyên bố đã được trao tặng cho vụ đó.[9][10] Koltsov, 74 tuổi tại thời điểm phỏng vấn, nói rằng ông muốn giải tỏa lương tâm và cho mọi người biết chính xác những gì đã xảy ra với Crabb.[11] (Có lẽ đáng chú ý là Peter Mercer của S.B.S (Đặc nhiệm thuộc Hải quân Hoàng gia Anh) mô tả sự cố này trong cuốn tự truyện của mình, tạm dịchː "Tàu tuần dương [Ordzhonikidze] đang chở hai nhà lãnh đạo Liên Xô là Khruschev và Bulganin trong chuyến thăm thiện chí tới Anh. Nhiệm vụ của anh ta [Crabb] là đo chân vịt của tàu và tìm hiểu cách con tàu di chuyển với tốc độ gấp đôi tốc độ ban đầu mà tình báo hải quân Anh ước tính.")

Chiến tranh Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ phận của máy bay F-111 A tại bảo tàng hàng không Moscow

Khoảng 11000 chuyên gia quân sự Liên Xô, trong số đó có Spetsnaz, đã được cử đến Đông Nam Á trong Chiến tranh Việt Nam. Ở Việt Nam Cộng Hòa, lực lượng Spetsnaz được miêu tả là những người đàn ông có đôi mắt xanh được cho là đang thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và thử nghiệm súng trường bắn tỉa SVD Dragunov mới của họ. John Stryker Meyer làm việc cho Nhóm Nghiên cứu và Quan sát RT Idaho và đã có hai cuộc gặp gỡ với những gì họ tin rằng là các đơn vị Spetsnaz hoạt động ở Lào vào năm 1968.

Lực lượng Spetsnaz có nhiệm vụ chính, giúp đỡ Bắc Việt Nam trong cuộc chiến và đánh giá các vũ khí của Liên Xô trong màn độ sức với các phi cơ của Hoa Kỳ. Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, Spetsnaz đã thu được hai tin tình báo quan trọng của Hoa Kỳ, một máy giải mã tình báo và bộ phận máy bay F-111A. Ngày nay bộ phận của chiếc máy bay được trưng bày tại bảo tàng hàng không Moscow.[12]

Quân cảnh chuẩn bị cho một nhiệm vụ ở Afghanistan.

Các lực lượng Spetsnaz của Liên Xô đã tham gia vào cuộc chiến tranh Liên Xô - Afghanistan giai đoạn 1979-1989 ở Afghanistan. Họ thường dùng chiến thuật đánh nhanh/ rút nhanh bằng trực thăng. Chiến dịch nổi tiếng nhất của họ, Chiến dịch Bão tố-333 (27 tháng 12 năm 1979), lực lượng đặc nhiệm Liên Xô đã xông vào Cung điện Tajbeg ở Afghanistan, giết Tổng thống Afghanistan Hafizullah Amin và 200 vệ sĩ riêng của ông.[13] Liên Xô sau đó cài Babrak Karmal làm người kế vị của Amin.

Chiến dịch này có khoảng 660 đặc nhiệm Liên Xô mặc đồng phục Afghanistan tham gia, bao gồm 50 sĩ quan KGBGRU từ Đội AlphaĐội Zenith. Các lực lượng Liên Xô chiếm đóng các tòa nhà chính phủ, các hạ tầng quân sự và truyền thông lớn ở Kabul, bao gồm mục tiêu chính của họ là Dinh Tổng thống Tajbeg.

Các đơn vị Spetsnaz đã thực hiện nhiều nhiệm vụ không kích bao gồm cả phục kích và đột kích. Spetsnaz thường tiến hành các nhiệm vụ phục kích và tiêu diệt các đoàn xe tiếp tế của địch.[14] Phiến quân Mujahideen rất tôn trọng Spetsnaz, coi họ là một đối thủ mạnh hơn nhiều so với lính trong chế độ quân dịch bắt buộc của Liên Xô. Họ nói rằng các cuộc không kích của Spetsnaz đã thay đổi độ phức tạp của cuộc chiến. Họ cũng tin rằng Spetsnaz đã đóng tất cả các tuyến đường tiếp tế dọc biên giới Afghanistan-Pakistan vào năm 1986. Vào tháng 4 năm 1986 phiến quân đã mất một trong những căn cứ lớn nhất tại Zhawar ở tỉnh Paktia trong một cuộc không kích của Spetsnaz. Spetsnaz đã đánh sập một số vị trí của phiến quân phía trên căn cứ (là một loạt các hang động kiên cố dài hàng dặm trong một hẻm núi xa xôi). Spetsnaz cũng đã thành công trong việc đưa lực lượng không quân vào các khu vực trong Thung lũng Konar gần Barikot, nơi trước đây được xem là không thể tiếp cận được đối với họ.[15]

Xung đột với đặc công Pakistan

[sửa | sửa mã nguồn]

Người ta tin rằng trong cuộc chiến ở Afghanistan, Spetsnaz đã có xung đột trực tiếp với Đội đặc vụ của Pakistan do đơn vị này đã cải trang thành người Afghanistan hỗ trợ Mujahideen chiến đấu với Liên Xô. Một cuộc giao tranh được báo cáo giữa quân đội Pakistan và Liên Xô đã diễn ra tại tỉnh Kunar vào tháng 3 năm 1986. Các nguồn tin của Liên Xô cho rằng đó là trận chiến giữa Lữ đoàn Spetsnaz thứ 15 của GRU với trung đoàn Usama Bin Zaid của phiến quân Afghan Mujahideen dưới quyền chỉ huy của Assadullah, thuộc phe Abdul Rasul Sayyaf.[16] Giao tranh cũng được cho là đã xảy ra trong Chiến dịch Magistral, gần 200 người Mujahideen đã chết trong nỗ lực thất bại để chiếm Đồi chiến lược 3234 gần biên giới Pakistan với một đại đội lính dù Liên Xô 39 người.

Cuộc khủng hoảng con tin ở Beirut

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 10 năm 1985, các chuyên gia từ Đội "A" (Alpha) của KGB được phái đến Beirut, Lebanon. Điện Kremlin đã được thông báo về vụ bốn nhà ngoại giao Liên Xô bị bắt cóc bởi Tổ chức Giải phóng Hồi giáo (một nhánh cực đoan của Huynh đệ Hồi giáo). Người ta tin rằng đây là sự trả đũa cho sự hỗ trợ của Liên Xô can dự vào Syria trong Nội chiến Lebanon.[17] Tuy nhiên, khi đội Alpha tới nơi thì một trong những con tin đã bị giết. Người ta cho rằng thông qua một mạng lưới các thành viên KGB, các thành viên của đội đặc nhiệm đã xác định được từng thủ phạm liên quan; một khi xác định được, nhóm sẽ bắt thân nhân của những chiến binh này làm con tin. Theo chính sách tiêu chuẩn của Liên Xô là không đàm phán với khủng bố, một con tin mà Alpha bắt được đã bị cắt tinh hoàn gửi cho các chiến binh, sau đó đã bị giết. Lời cảnh cáo rất rõ ràng: nhiều người sẽ bị tương tự trừ khi các con tin còn lại được thả ra ngay lập tức. Việc sử dụng vũ lực đã có hiệu quả và trong vòng 20 năm sau đó, không có quan chức Liên Xô hay Nga nào bị bắt cóc cho đến năm 2006 đã xảy ra một vụ bắt cóc và sát hại bốn nhân viên sứ quán Nga ở Iraq.

Tuy nhiên tính chân thực của câu chuyện này đã bị nghi vấn. Một phiên bản khác nói rằng việc thả các con tin Liên Xô là kết quả của các cuộc đàm phán ngoại giao với nhà lãnh đạo tinh thần của Hezbollah là Grand Ayatollah Mohammad Hussein Fadlallah. Ông đã kêu gọi vua Hussein của Jordan và các nhà lãnh đạo của Libya và Iran sử dụng ảnh hưởng của họ lên những kẻ bắt cóc.[18]

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, các lực lượng Spetsnaz của các nước cộng hòa mới thành lập của Liên Xô đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột trong nước như Nội chiến Tajikistan, Chiến tranh Chechen, Chiến tranh Nga-GruziaKhủng hoảng Crimea. Spetsnaz cũng đã được kêu gọi để giải quyết một số tình huống bắt giữ con tin cấp cao như cuộc khủng hoảng con tin tại nhà hát Moscow và cuộc khủng hoảng con tin ở trường Beslan (vụ thảm sát trường Beslan).[19]

Khủng hoảng con tin ở bệnh viện Budyonnovsk

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:Spetsnaz gru 1999.jpg
Lực lượng Spetsnaz trong cuộc xung đột Dagestan năm 1999.

Diễn ra từ ngày 14 tháng 6 đến ngày 19 tháng 6 năm 1995 khi một nhóm gồm 80 đến 200 tên khủng bố người Chechnya do Shamil Basayev chỉ huy đã tấn công thành phố Budyonnovsk miền nam nước Nga. Chúng đã xông vào đồn cảnh sát chính và tòa thị chính. Sau nhiều giờ chiến đấu và khi quân tiếp viện của Nga sắp tới, quân Chechen rút lui về khu dân cư và tập hợp lại trong bệnh viện thành phố, ở đó chúng bắt giữ từ 1.500 đến 1.800 con tin, hầu hết là thường dân (bao gồm khoảng 150 trẻ em và một số phụ nữ có trẻ sơ sinh).[20]

Sau ba ngày bao vây, chính quyền Nga đã ra lệnh cho lực lượng an ninh chiếm lại khu bệnh viện. Các lực lượng được triển khai là những nhân viên ưu tú từ Đội Alpha của Cục An ninh Liên bang cùng với MVD militsiya và Quân nội vụ. Lực lượng tấn công đã tiến vào khu bệnh viện vào rạng sáng ngày thứ tư và gặp phải sự kháng cự quyết liệt. Sau nhiều giờ chiến đấu nhiều con tin đã bị giết bởi đạn lạc, một lệnh ngừng bắn đã được đồng ý và 227 con tin được thả ra; 61 người khác đã được các lực lượng Nga giải cứu.

Một cuộc tấn công thứ hai của quân Nga vào bệnh viện vài giờ sau đó cũng thất bại và lần thứ ba cũng vậy, làm tăng số thương vong lên nữa. Chính quyền Nga cáo buộc quân Chechen sử dụng con tin làm lá chắn sống.

Theo các số liệu chính thức, chung cuộc có 129 thường dân đã thiệt mạng và 415 người bị thương (trong đó 18 người sau đó đã chết do bị thương nặng).[21] Trong đó có ít nhất 105 con tin đã tử vong.[20] Tuy nhiên có một nguồn độc lập đã ước tính 166 con tin đã thiệt mạng và 541 người bị thương trong cuộc tấn công của lực lượng đặc nhiệm.[22][23] Ít nhất 11 sĩ quan cảnh sát Nga và 14 binh sĩ đã thiệt mạng.[20] Lực lượng của Basayev có 11 người thiệt mạng và một người mất tích; hầu hết thi thể của họ đã được đưa về Chechnya bằng một chiếc xe tải đông lạnh chuyên dụng. Trong những năm sau đó, hơn 30 kẻ tấn công còn sống đã bị giết, trong đó có Aslambek Abdulkhadzhiev vào năm 2002, Shamil Basayev vào năm 2006 và hơn 20 tên khác đã bị tòa án lãnh thổ Stavropol kết án.

Lực lượng đặc biệt của Nga là công cụ hỗ trợ cho Nga và Kremlin trong thành công của chính phủ trong Chiến tranh Chechnya lần thứ hai. Dưới sự chỉ huy chung của Quân đoàn thống nhất (OGV), các đặc nhiệm Spetsnaz của GRU, FSB, MVD đã tiến hành vô số các nhiệm vụ chống quân nổi dậy và khủng bố bao gồm cả việc tiêu diệt các lãnh đạo phe ly khai và gây ra thương vong nặng nề cho phe ly khai Hồi giáo. Một trong số này là những kẻ khủng bố và các nhà lãnh đạo ly khai đã bị quốc tế lên án như Aslan Maskhadov, Sheikh Abdul Halim, Dokka Umarov, Turpal-Ali Atgeriyev, Akhmed Avtorkhanov, Ibn al-Khattab, Abu al-Walid, Abu Hafs al-Urduni, Muhannad, Ali Taziev, Supyan Abdullayev, Shamil Basayev, Ruslan Gelayev, Salman Raduyev, Sulim Yamadayev, Rappani Khalilov, Yassir al-Sudani. Trong các chiến dịch này, nhiều đặc nhiệm đã được vinh danh vì lòng dũng cảm và năng lực của họ trong chiến đấu và được tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga. Ít nhất 106 đặc nhiệm FSB và GRU đã chết trong cuộc chiến.[24]

Khủng hoảng con tin nhà hát Moscow

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà hát Dubrovka vào ngày 23 tháng 10 năm 2002 đã bị chiếm đóng bởi 40 đến 50 người Chechnya có vũ trang tuyên bố trung thành với phong trào ly khai của phiến quân Hồi giáo ở Chechnya và được xác nhận do Movsar Barayev lãnh đạo..[25] Chúng bắt giữ 850 con tin và yêu cầu các lực lượng Nga rút khỏi Chechnya và chấm dứt Chiến tranh Chechen lần thứ hai.

Do thiết kế của nhà hát, các lực lượng đặc nhiệm sẽ phải chiến đấu qua 100 foot (30 m) hành lang và tấn công lên một cầu thang được phòng thủ chắc chắn để có thể đến hội trường nơi con tin bị giam giữ. Những kẻ khủng bố cũng mang nhiều chất nổ, với sức nổ mạnh nhất là ở trung tâm của khán phòng, nếu nổ có thể làm sập trần và gây thương vong hơn 80%.[26] Sau cuộc vây hãm kéo dài hai ngày rưỡi và hai con tin đã bị xử tử, Spetsnaz của đội Alpha từ Tổng cục An ninh Liên bang (FSB) và Vympel (còn được gọi là Nhóm Vega) được đơn vị SOBR của Bộ Nội vụ Nga (MVD) hỗ trợ đã bơm một chất hóa học không được tiết lộ vào hệ thống thông gió của nhà hát và đột kích vào trong.[25]

Trong cuộc đột kích, tất cả 40 tên khủng bố đã thiệt mạng, Spetsnaz không có thương vong nào, nhưng khoảng 130 con tin, trong đó có chín người nước ngoài, đã chết do sơ cứu kém sau khi bất tỉnh vì khí gas. Hầu hết trong số đó sau khi được sơ tán đã nằm ngửa lên trên thay vì nằm ở tư thế hồi phục đã được phê chuẩn và rồi bị ngộp thở đến chết. Các cơ quan an ninh Nga từ chối tiết lộ loại khí được sử dụng dẫn đến các bác sĩ tại các bệnh viện địa phương không thể chữa trị cho các nạn nhân.[27] Tất cả trừ hai con tin đã chết trong cuộc bao vây đã bị giết bởi chất độc được bơm vào nhà hát để khuất phục những kẻ tấn công.[28][29] Việc sử dụng khí gas này bị lên án mạnh mẽ và được coi là quá mạnh tay nhưng chính phủ MỹAnh coi hành động của Nga là chính đáng.[30]

Các bác sĩ ở Moscow đã lên án việc từ chối tiết lộ tên của loại khí đã không cho họ có thể cứu nhiều người hơn. Một số báo cáo cho biết naloxone đã được sử dụng để chữa cho một số nạn nhân.[31]

Vụ tấn công trường Beslan

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình ảnh các nạn nhân trường Beslan.

Còn gọi là vụ thảm sát trường Beslan [32][33][34] bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 năm 2004, kéo dài ba ngày và có sự bắt giữ hơn 1.100 người làm con tin (bao gồm 777 trẻ em),[35] kết cục 334 người đã thiệt mạng, trong đó có 186 trẻ em. Vụ việc đã để lại hậu quả an ninh và chính trị ở Nga; sau vụ này đã có sự gia tăng thù địch sắc tộc giữa người IngushOssetia đồng thời góp phần vào một loạt các cải cách của chính phủ liên bang nhằm củng cố quyền lực ở Kremlin và tăng cường quyền lực của Tổng thống Nga.[36]

Vào ngày 1 tháng 9 năm 2004, một nhóm các chiến binh Hồi giáo cực đoan có vũ trang, chủ yếu là người IngushChechen đã chiếm Trường số 1 (School Number One, SNO) tại thị trấn Beslan, Bắc Ossetia (một nước cộng hòa tự trị ở vùng Bắc Caikaus thuộc Liên bang Nga). Chúng là Tiểu đoàn Riyadus-Salikhin được lãnh chúa khủng bố Chechen là Shamil Basayev phái đến. Ông là người đã yêu cầu sự công nhận độc lập của Chechnya tại Liên Hợp Quốc và yêu cầu quân Nga rút khỏi Chechnya.

Vào ngày thứ ba, các đơn vị chống khủng bố đã xông vào tòa nhà bằng xe tăng, tên lửa cháy và các vũ khí hạng nặng khác sau khi nhiều vụ nổ xảy ra làm rung chuyển tòa nhà và trẻ em bắt đầu trốn ra. Chính trong sự hỗn loạn này hầu hết các sĩ quan đã chết trong nỗ lực đưa những đứa trẻ ra khỏi cuộc chiến.[37][38] Ít nhất 334 con tin đã thiệt mạng trong vụ này, bao gồm 186 trẻ em.[39][40] Các báo cáo chính thức về số các thành viên của lực lượng đặc nhiệm của Nga đã thiệt mạng bắt đầu từ 11, 12, 16 (7 của Alpha và 9 của Vega) cho đến hơn 20 người [41]. Nhưng chỉ có 10 tên trên tượng đài vinh danh họ ở Beslan.[42] Những người thiệt mạng gồm cả ba chỉ huy của nhóm tấn công: Đại tá Oleg Ilyin, Trung tá Dmitry Razumovsky của Vega và Thiếu tá Alexander Perov của Alpha.[43] Ít nhất 30 lính biệt kích bị thương nặng.[44]

Vụ tấn công cũng đánh dấu sự kết thúc của chủ nghĩa khủng bố hàng loạt trong cuộc xung đột ly khai ở Bắc Kavkaz cho đến năm 2010 khi hai phụ nữ Dagestan đã đánh bom tự sát tấn công hai nhà ga ở Nga. Sau vụ Beslan, trong vài năm sau không có cuộc tấn công tự sát nào ở trong và ngoài Chechnya.

Bài học kinh nghiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến giữa những năm 2000, các lực lượng đặc nhiệm đã chiếm thế thượng phong trước các phần tử ly khai. Các cuộc tấn công khủng bốNga đã giảm dần từ 257 vụ năm 2005 xuống còn 48 vụ vào năm 2007. Nhà phân tích quân sự Vitaly Shlykov đánh giá cao hiệu quả làm việc của các cơ quan an ninh Nga, nói rằng kinh nghiệm học được ở ChechnyaDagestan là chìa khóa dẫn tới thành công. Năm 2008, tạp chí Chính sách đối ngoại của Carnegie Endowment đã gọi Nga là "nơi tệ nhất để trở thành một kẻ khủng bố", đặc biệt nhấn mạnh việc Nga sẵn sàng đặt an ninh quốc gia lên trên các quyền công dân.[45] Đến năm 2010, các lực lượng đặc biệt của Nga do FSB lãnh đạo đã loại bỏ thành công lãnh đạo cao nhất của lực lượng nổi dậy Chechen, trừ Dokka Umarov.[46]

Từ năm 2009, mức độ khủng bốNga đã tăng trở lại. Đặc biệt đáng lo ngại là sự gia tăng các vụ tấn công tự sát. Từ tháng 2 năm 2005 đến tháng 8 năm 2008 không có thường dân nào thiệt mạng trong các vụ tấn công liều chết đó, nhưng trong năm 2008 ít nhất 17 người đã thiệt mạng và năm 2009 con số đã tăng lên 45.[47] Vào tháng 3 năm 2010, phiến quân Hồi giáo đã thực hiện vụ đánh bom tàu điện ngầm Moscow năm 2010 làm 40 người thiệt mạng. Trong hai vụ nổ xảy ra tại nhà ga Lubyanka, gần trụ sở trung tâm của FSB. Thủ lĩnh phiến quân Doku Umarov biệt danh "Osama Bin Laden của Nga" đã chịu trách nhiệm cho vụ tấn công. Vào tháng 7 năm 2010, Tổng thống Dmitry Medvedev đã mở rộng quyền hạn của FSB trong cuộc chiến chống khủng bố.

Năm 2011, Tổng cục An ninh Liên bang đã phát hiện và lật tẩy 199 gián điệp nước ngoài, bao gồm 41 điệp viên chuyên nghiệp và 158 điệp viên làm việc cho tình báo nước ngoài.[48] Con số này đã tăng lên trong những năm gần đây: năm 2006, FSB đã bắt được khoảng 27 sĩ quan tình báo nước ngoài và 89 đặc vụ nước ngoài.[49] So sánh với số lượng gián điệp bị phát hiện trong lịch sử, năm 1996 giám đốc thời đó của FSB là Nikolay Kovalyov nói rằng: "Chưa bao giờ chúng tôi bắt được nhiều điệp viên như thế này kể từ hồi Đức cài gián điệp vào trong thời Thế chiến II." Con số năm 2011 cũng giống như con số đã được báo cáo vào năm 1995-1996, trong hai năm đó có khoảng 400 điệp viên tình báo nước ngoài bị phát hiện.[50]

Chiến dịch chống khủng bố trước Thế vận hội Sochi 2014

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà tổ chức Olympic đã nhận được một số đe dọa trước thềm Thế vận hội. Trong một video hồi tháng 7 năm 2013, chỉ huy Hồi giáo Chechen Dokka Umarov đã kêu gọi tấn công vào sự kiện này, nói rằng Thế vận hội đang được tổ chức "trên xương của rất rất nhiều người Hồi giáo bị giết... và được chôn trên đất của chúng ta kéo dài ra tận Biển Đen."[51] Các lời cảnh báo đã nhận được từ Vilayat Dagestan là nhóm đã nhận trách nhiệm về vụ đánh bom Volgograd theo yêu cầu của Umarov. Một số Ủy ban Olympic Quốc gia cũng đã nhận được những lời đe dọa qua e-mail rằng những tên khủng bố sẽ bắt cóc hoặc "thổi bay" các vận động viên trong suốt kì Thế vận hội.

Để đối phó với các lời đe dọa, lực lượng đặc nhiệm Nga đã tiến hành trấn áp các tổ chức khủng bố bị nghi ngờ, thực hiện nhiều vụ bắt giữ. Họ tuyên bố đã ngăn chặn nhiều âm mưu [52] và giết chết nhiều thủ lĩnh Hồi giáo bao gồm Eldar Magatov, nghi phạm tấn công các mục tiêu Nga và bị cáo buộc là thủ lĩnh của một nhóm nổi dậy ở quận Babyurt, Dagestan.[53] Dokka Umarov đã bị đầu độc vào ngày 6 tháng 8 năm 2013 và chết vào ngày 7 tháng 9 năm 2013.[54]

Can thiệp vào Ukraine năm 2014

[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn vị Spetsnaz của VDV RF đã tham gia vào cuộc khủng hoảng Crimea 2014. Họ là hàng trăm lính của Lữ đoàn trinh sát độc lập thứ 45 và Lữ đoàn Spetsnaz thứ 22 đã cải trang thành thường dân.[55][56][57][58]

Nổi dậy ở vùng Kavkaz

[sửa | sửa mã nguồn]

So với năm trước, tội phạm giảm rõ rệt và sự ổn định đã tăng trên toàn Nga nhưng đã có khoảng 350 chiến binh nổi dậy ở Bắc Kavkaz đã bị giết trong các chiến dịch chống khủng bố trong bốn tháng đầu năm 2014, theo thông báo của Bộ trưởng Nội vụ Vladimir Kolokoltsev tại Đuma Quốc gia.[59]

Ngày 23 tháng 9 năm 2014, các cơ quan thông tấn Nga đã đánh dấu kỷ niệm 15 năm thành lập Quân đoàn thống nhất (OGV, hay còn gọi là ОГВ ở Bắc Kavkaz). OGV là trụ sở liên cục được thành lập tại Khankala, Chechnya để chỉ huy mọi chiến dịch của Nga (MOD, MVD, FSB) từ khi bắt đầu cuộc chiến Chechen lần thứ hai vào năm 1999.

Kể từ khi thành lập, các chiến dịch kết hợp OGV đã thực hiện 40.000 nhiệm vụ đặc biệt, phá hủy 5.000 các căn cứ và kho đạn dược, tịch thu 30.000 vũ khí các loại và giải giáp 80.000 chất nổ các loại (quá trình này đã tiêu diệt hơn 10.000 lính nổi dậy trong 15 năm). Bộ Nội vụ (MVD) lưu ý rằng danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga đã được trao cho 93 quân nhân MVD trong OGV (trong đó có 66 danh hiệu được truy tặng). Hơn 23.000 lính MVD đã được vinh danh cho hành động của họ trong các chiến dịch.[60]

Lực lượng Spetsnaz của Nga đã tham gia vào cuộc đụng độ Grozny 2014.[61]

Nhiều đơn vị đặc nhiệm khác của Nga đã công khai hỗ trợ các đơn vị quân đội Syria, và cùng với Lực lượng Không quân vũ trụ Nga, đã cực kì hữu ích trong việc đẩy lùi các lực lượng chống chính phủ.[62]

Vào lúc cao điểm, có một đội khoảng 250 lính GRU, có lẽ được chọn ra từ một số đơn vị, bao gồm cả Hải quân Spetsnaz từ Điểm Trinh sát Hải quân 431, trong khi các đặc nhiệm từ SSO chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ bắn tỉa, chống bắn tỉa của địch và trinh sát.[63]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân đội Đế quốc Nga có các đơn vị đặc công được thành lập từ một sắc lệnh của Sa hoàng vào năm 1886, và đơn vị này đã chiến đấu trong Thế chiến I trước cách mạng Nga. Cũng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Tướng Aleksei Brusilov là một trong những người đầu tiên sử dụng chiến thuật tấn công nhanhː triển khai bộ đội xung kích ngay trong hỏa lực pháo tập trung chính xác trong cuộc tổng tấn công của Brusilov. Chiến thuật như vậy được coi là cách mạng vào thời đó và sau đó truyền cảm hứng cho những người như Đại úy Phổ Willy Rohr dẫn tới sự hình thành lính Stormtrooper của Phổ.

Các mốc thời gian

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc sử dụng các chiến thuật và chiến lược đặc biệt ban đầu được đề xuất bởi nhà lý thuyết quân sự Nga Mikhail Svechnykov (bị tử hình trong Đại thanh trừng năm 1938). Ông đã dự tính phát triển các loại chiến tranh không chính thống để khắc phục những bất lợi mà các lực lượng thông thường phải đối mặt. Những ý tưởng này được triển khai bởi "ông nội của spetsnaz" Ilya Starinov. [cần dẫn nguồn]

Trong Thế chiến II, các cuộc trinh sát và phá hoại của Hồng quân được đặt dưới sự giám sát của Cục cơ sở của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô. Các lực lượng này nhận lệnh của các chỉ huy mặt trận.[64] Cơ quan gián điệp và an ninh nội bộ khét tiếng NKVD cũng có các đội đặc nhiệm (osnaz) riêng gồm nhiều đội phá hoại được đưa vào các vùng lãnh thổ của kẻ thù để hoạt động chung (thường là tiếp nhận rồi lãnh đạo) với du kích Liên Xô.

Năm 1950, Georgy Zhukov chủ trương thành lập 46 đại đội spetsnaz, mỗi đại đội gồm 120 quân nhân. Đây là lần đầu tiên từ "spetsnaz" được sử dụng để biểu thị một nhánh quân sự riêng biệt kể từ Thế chiến II. Các đại đội này sau đó được mở rộng lên thành các tiểu đoàn và sau đó đến các lữ đoàn. Tuy nhiên, một số đại đội riêng (orSpN) và các biệt đội (ooSpN) vẫn tồn tại chung với các lữ đoàn cho đến khi Liên Xô tan rã.

Lực lượng đặc nhiệm của lực lượng vũ trang RF bao gồm mười bốn lữ đoàn trên bộ, hai lữ đoàn hải quân và một số biệt đội và đại đội tách biệt, tất cả đều hoạt động dưới quyền Tổng cục Tình báo Chính (GRU), gọi chung là Spetsnaz GRU. Sự tồn tại của các đơn vị và đội hình này được bảo mật nhất có thể, từng có đồng phục và phù hiệu làm giống của lính dù Liên Xô (quân Spetsnaz) hoặc bộ binh hải quân (Spetsnaz hải quân).

24 năm sau khi Spetsnaz ra đời thì một đơn vị chống khủng bố đầu tiên được thành lập bởi Chủ tịch của KGBYuri Andropov. Từ cuối những năm 1970 đến những năm 1980, một số đơn vị chuyên dụng đã được thành lập bên trong KGB và Bộ Nội vụ (MVD).

Trong những năm 1990, các phân đội đặc biệt đã được thành lập trong Cục Tòa án Liên bang (FSIN) và Lực lượng quân dù (VDV). Một số cơ quan dân sự có không có chức năng như cảnh sát đã lập ra các đơn vị đặc nhiệm được gọi là Spetsnaz như trung tâm đặc biệt trong Bộ Tình huống khẩn cấp (MChS).

Vào năm 2013, một Bộ Tư lệnh Lực lượng Hoạt động Đặc biệt đã được thành lập, trước đó được thành lập từ khoảng năm 2009 theo một nghiên cứu về các đơn vị và chỉ huy lực lượng đặc biệt của phương Tây. Bộ Tư lệnh đã không phải chịu sự kiểm soát của GRU nhưng đã báo cáo trực tiếp cho Bộ Tổng tham mưu cũng như GRU.[65]

Danh sách và cơ cấu lực lượng đặc nhiệm quân sự Liên XôNga

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị tinh nhuệ của Lực lượng Vũ trang Liên XôLực lượng Vũ trang Liên bang Nga, phần lớn được kiểm soát bởi tình báo quân sự GRU (Spetsnaz GRU) thuộc Bộ Tổng tham mưu kiểm soát. Họ đã tham gia rất nhiều vào các nhiệm vụ bí mật và huấn luyện các lực lượng thân Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, ở Afghanistan trong những năm 1980 và Chechnya trong những năm 1990 và 2000. Sau cuộc cải cách quân đội Nga vào năm 2008, năm 2010 các lực lượng đặc nhiệm GRU sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Lục quân Nga, "trực tiếp phụ thuộc vào sự chỉ huy của các chỉ huy chiến lược kết hợp".[66] Tuy nhiên vào năm 2013, các lực lượng Spetsnaz này đã được đặt lại dưới quyền GRU. Lực lượng Không quân Nga (VDV, một nhánh riêng của Lực lượng Vũ trang Liên Xô và Liên bang Nga) đã bao gồm cả Lữ đoàn Spetsnaz thứ 45. Năm 2009, một Tổng cục Tác chiến đặc biệt được thành lập và đã báo cáo trực tiếp cho Bộ Tổng tham mưu chứ không phải cho GRU để thành lập Lực lượng tác chiến đặc biệt mà năm 2013 đã trở thành Bộ tư lệnh lực lượng tác chiến đặc biệt.[65]

Hầu hết các đơn vị đặc nhiệm của quân đội Nga được biết đến bởi đội hình (đại đội, tiểu đoàn hoặc lữ đoàn) và một con số. Hai trường hợp ngoại lệ là Tiểu đoàn đặc biệt VostokZapad (Đông và Tây) người Chechnya trong những năm 2000. Dưới đây là danh sách các đơn vị đặc nhiệm năm 2012 trong Lực lượng Vũ trang Nga:[67][68]

Đặc nhiệm Spetsnaz
MoD SOF trong khóa huấn luyện nhảy dù HALO.
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm (KSSO) [65][69][70][71]
  • Lực lượng đặc nhiệm (SSO) [65][69][70][71]
    • Trung tâm đặc nhiệm "Senezh" [70][71]
    • Trung tâm đặc nhiệm "Kubinka-2" [70][71]
    • Trung tâm tác chiến miền núi "Terskol" [63]
    • Lữ đoàn hàng không đặc biệt [72]
    • Phi đội cứu hộ khẩn cấp 561
Tổng cục tình báo chính (GRU);

Các đơn vị tiếp theo thuộc các nhánh quân sự cụ thể nhưng chịu sự kiểm soát của GRU trong các nhiệm vụ thời chiến

  • Lục quân Nga [73][74] - 8 lữ đoàn Spetsnaz với số lượng khác nhau và một trung đoàn Spetsnaz (thứ 25) trong chế độ.
    • Lữ đoàn đặc nhiệm thứ 2 - có trụ sở tại Promezhitsa, Pskov Oblast
      • Lữ đoàn bộ
        • Tiểu đoàn tín hiệu (2x Đại đội)
        • Đại đội hỗ trợ
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 70
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 329
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 700
      • Tiểu đoàn huấn luyện (2x Đại đội)
    • Lữ đoàn đặc nhiệm thứ 3 - có trụ sở tại Tolyatti
      Lữ đoàn Spetsnaz lần thứ 3 trong cuộc diễu hành, ngày 9 tháng 5 năm 2011.
      • Lữ đoàn bộ
        • Đại đội tín hiệu
        • Đại đội vũ khí đặc biệt
        • Đại đội hỗ trợ
        • Đại đội hậu cần
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 330
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 501
      • Biệt đội đặc nhiệm 503 (Tiểu đoàn 2)
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 509 (Tiểu đoàn 1)
      • Biệt đội đặc biệt thứ 510
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 512
      • Trường huấn luyện
    • Lữ đoàn đặc nhiệm thứ 10 - có trụ sở tại Mol'kino, Lãnh thổ Krasnoyarsk
      • Lữ đoàn bộ
        • Đại đội tín hiệu
        • Đại đội vũ khí đặc biệt
        • Đại đội hỗ trợ
        • Đại đội hậu cần
        • Đơn vị K-9
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 325
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 328
      • Tiểu đoàn huấn luyện (2x Đại đội)
    • Lữ đoàn đặc nhiệm thứ 14 - có trụ sở tại Ussuriysk
      • Lữ đoàn bộ
        • Đại đội tín hiệu
        • Đại đội hậu cần
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 282
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 294
      • Biệt đội đặc nhiệm 308
      • Tiểu đoàn huấn luyện (2x Đại đội)
    • Lữ đoàn đặc nhiệm thứ 16 - có trụ sở tại Tambov, với tất cả các đơn vị được triển khai trong Tambov ngoại trừ SPD thứ 664.[75]
      SPD thứ 370 tiến hành huấn luyện trinh sát đặc biệt (2017).
      • Lữ đoàn bộ
        • Đại đội EOD
        • Đại đội tín hiệu
        • Đại đội hậu cần
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 370
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 379
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 585
      • Biệt đội đặc nhiệm 664
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 669
    • Lữ đoàn đặc nhiệm thứ 22 - toàn bộ đơn vị đóng tại Stepnoi, tỉnh Rostov [76][77]
      Các hợp tác xã SPB thứ 22 thực hiện khóa huấn luyện chống khủng bố mùa đông (2017).
      • Lữ đoàn bộ
        • Đại đội tín hiệu
        • Đại đội hỗ trợ
        • Đại đội vũ khí đặc biệt
        • Đơn vị hậu cần
        • Đơn vị kỹ sư
      • Biệt đội đặc biệt thứ 108
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 173
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 304
      • Biệt đội đặc biệt thứ 411
    • Lữ đoàn đặc nhiệm thứ 24 - có trụ sở tại Irkutsk, với tất cả các đơn vị và đơn vị được triển khai tại Irkutsk [78]
      • Lữ đoàn bộ
        • Đại đội tín hiệu
        • Đại đội vũ khí đặc biệt
        • Đơn vị hậu cần
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 281
      • Biệt đội đặc nhiệm thứ 297
      • Biệt đội đặc nhiệm 641
    • Lữ đoàn đặc nhiệm thứ 346 tại Prokhladny
    • Trung đoàn đặc nhiệm thứ 25 tại Stavropol
  • Quân đoàn không vận Nga [79]
    • Lữ đoàn trinh sát đặc biệt thứ 45
  • Trinh sát đặc nhiệm hải quân (OMRP) [80] - Thợ lặn trinh sát nằm dưới sự điều hành của Tổng cục tình báo chính (GRU).
Lực lượng và phương tiện đa năng dưới nước (PDSS)
Người nhái của lực lượng PDSS thứ 313 đang thực hiện các chiến dịch trên bộ.
Người nhái từ lực lượng PDSS thứ 311 tại Kamchatka (2017).

Hải quân Nga cũng chuyên dùng các đơn vị thợ lặn phá hoại và chống phá hoại trên biển. Các đơn vị này cũng bao gồm những người nhái, được huấn luyện để chiến đấu dưới nước, phá thủy lôi và giải phóng mặt bằng. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ tàu và các hạm đội khác khỏi lực lượng đặc nhiệm dưới nước của kẻ thù. Thuật ngữ "combat swimmer" (tạm dịchː người nhái) là thuật ngữ chính xác khi nói đến các thành viên của OSNB PDSS. Mỗi đơn vị PDSS có khoảng 50 người.[81] Các căn cứ Hải quân lớn đều có các đơn vị PDSS.[81]

  • Biệt đội PDSS thứ 101 - có trụ sở tại Petropavlovsk-Kamchatsky
  • Biệt đội PDSS thứ 102 - có trụ sở tại Sevastopol
  • Biệt đội PDSS thứ 136 - có trụ sở tại Novorossiysk
  • Biệt đội PDSS thứ 137 - có trụ sở tại Makhachkala
  • Biệt đội PDSS thứ 140 - có trụ sở tại Vidyayevo
  • Biệt đội PDSS thứ 152 - có trụ sở tại Polyarny, tỉnh Murmansk
  • Biệt đội PDSS thứ 153 - có trụ sở tại Ostrovnoy, tỉnh Murmansk
  • Biệt đội PDSS thứ 159 - có trụ sở tại Razboynik
  • Biệt đội PDSS thứ 160 - có trụ sở tại Murmansk
  • Biệt đội PDSS thứ 269 - có trụ sở tại Gadzhiyevo
  • Biệt đội PDSS thứ 311 - có trụ sở tại Petropavlovsk-Kamchatsky
  • Biệt đội PDSS thứ 313 - có trụ sở tại Baltiysk
  • Biệt đội PDSS thứ 473 - có trụ sở tại Kronstadt

Lực lượng đặc nhiệm Liên bang Nga của KGBFSB

[sửa | sửa mã nguồn]
Tổng thống Nga Medvedev thăm căn cứ Dagestan của đặc nhiệm FSB tại Makhachkal năm 2009

Trung tâm Chiến dịch đặc biệt của FSB (CSN FSB, центр специального назначения ФСБ) có khoảng 4.000 đặc nhiệm [82] trong ba bộ phận:

  • Ban "A" (Spetsgruppa Alpha)
  • Ban "V" (Spetsgruppa Vympel)
  • Ban "S" (Spetsgruppa Smerch)
  • Đơn vị FSB khu vực

Trụ sở chính của CSN FSB là một khu phức hợp lớn gồm các tòa nhà và khu vực đào tạo, với hàng chục hec đất và nhiều điểm đào tạo. Trung bình một sĩ quan CSN được đào tạo trong khoảng năm năm.[83]

Spetsgruppa "A" (Nhóm Alpha) là một đơn vị chống khủng bố được thành lập vào năm 1974. Đây là một đơn vị chuyên nghiệp, bao gồm khoảng 720 nhân viên, trong đó khoảng 350 người được đào tạo cho các chiến dịch tấn công và phần còn lại là nhân viên hỗ trợ.[84] Họ được phân ra thành năm đội, trong đó có một đội dài hạn tại Cộng hòa Chechen. Các đơn vị khác đóng quân tại Moscow, Krasnodar, YekaterinburgKhabarovsk. Tất cả các thành viên của Alpha đều trải qua khóa huấn luyện trên không, trên núi và chống phá hoại. Alpha đã hoạt động ở các nước khác, đặc biệt là Chiến dịch Bão tố-333 (các đơn vị của nhóm Alpha và Zenith đã hỗ trợ biệt đội Spetsnaz Độc lập 154, nổi tiếng là "Tiểu đoàn Hồi giáo ", trong một nhiệm vụ của GRU là lật đổ và giết Tổng thống Afghanistan Hafizullah Amin).[85]

Spetsgruppa "V" viết tắt cho Ban в (là V trong bảng chữ cái Cyrillic của Nga) còn được gọi là "Vega" trong giai đoạn 1993-1995, được thành lập năm 1981, hợp nhất hai đơn vị đặc biệt thời Chiến tranh Lạnh của KGB là Cascade (Kaskad) và Zenith (Zenit), hoạt động tương tự như Cục tình báo trung ương CIA (chịu trách nhiệm về các hoạt động bí mật liên quan đến việc phá hoại và ám sát ở các quốc gia khác) và sau được chỉ định lại thành các hoạt động chống khủng bố và chống phá hoại. Vega được giao nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở chiến lược, chẳng hạn như các nhà máy và trung tâm vận tải. Vega và Alpha được sử dụng rất nhiều ở Bắc Kavkaz. Vympel có bốn đơn vị hoạt động tại Moscow có các văn phòng chi nhánh ở gần như ở mọi thành phố có nhà máy điện hạt nhân.

Spetsgruppa "S", viết tắt của Ban C (S trong bảng chữ cái Cyrillic của Nga), còn được gọi là Smerch, nhưng còn được gọi là Cục chiến dịch đặc biệt (ССO) là một đơn vị tương đối mới được thành lập vào tháng 7/1999. Các thành viên của Smerch thường xuyên tham gia bắt giữ và chuyển giao tội phạm đã gây rối ở Bắc Caucasus và khắp nước Nga, chống lại những tên cướp ở miền Nam nước Nga cũng như bắt giữ mục tiêu cấp cao ở các thành phố đông dân hơn và bảo vệ các quan chức chính phủ. Do tên viết tắt của nó, nhóm này vẫn thường được gọi là "Smerch" (Cơn lốc). Nhiều đơn vị lực lượng đặc biệt của FSB hoạt động ở cấp khu vực cùng với các đội tinh nhuệ của Trung tâm chiến dịch đặc biệt. Những phân đội này được gọi là ROSN hoặc ROSO (Bộ Khu Vực đặc biệt được chỉ định), chẳng hạn như Grad (Mưa đá) của Saint Petersburg hoặc Kasatka Orca của Murmansk.

Cục tình báo đối ngoại của Liên bang Nga

[sửa | sửa mã nguồn]

SVR RF, trước đây là Tổng cục trưởng đầu tiên của KGB Liên Xô, có lực lượng đặc nhiệm bí mật hàng đầu được biết đến với cái tên Zaslon (Заслон) (có nghĩa là rào chắn hoặc khiên) mà rất ít được biết đến.

Trong Bộ Điều hành của Ban Z có Nhóm Đặc nhiệm ưu tú được gọi là Zaslon. Trước đây trong PGU KGB SSSR được gọi là Vympel (ví dụ tương tự của Pháp là Bộ phận hành động). Tuy nhiên, sự tồn tại của một nhóm như vậy trong SVR bị chính quyền Nga phủ nhận. Tuy nhiên, có một số tin đồn rằng nhóm như vậy thực sự tồn tại và được giao nhiệm vụ thực hiện các chiến dịch rất đặc biệt ở nước ngoài chủ yếu để bảo vệ nhân viên đại sứ quán Nga và điều tra nội bộ. Người ta tin rằng nhóm này rất bí mật và bao gồm khoảng 300-500 đặc nhiệm có nhiều kinh nghiệm có thể nói nhiều ngôn ngữ và có lịch sử hoạt động rất dài trong khi phục vụ trong các đơn vị bí mật khác của quân đội Nga.[86][87][88]

Lực lượng đặc nhiệm MVD của Liên Xô và Vệ binh Quốc gia Nga

[sửa | sửa mã nguồn]
Lính của Trung tâm Đặc nhiệm thứ 604
Thử thách vượt chướng ngại vật trong đợt tuyển quân cho OSN Maroon Beret (mũ nồi màu hạt dẻ).
Đặc nhiệm OSN "Grom" của Cục kiểm soát ma túy liên bang Nga mặc quân phục hoa văn SURPAT.

Cơ quan đại diện các đơn vị đặc biệt của Vệ binh Quốc gia của Nga (củng cố và thay thế các lực lượng của Quân nội vụ MVD, SOBR, OMON) bao gồm một số quân nội vụ Nga (VV, có tiền thân là quân nội vụ Liên Xô) đơn vị bán quân sự để chống lại các mối đe dọa nội bộ, chẳng hạn như nổi dậy và bạo động phản quốc. Các đơn vị này thường có một tên duy nhất và số OSN chính thức, và một số thuộc ODON (còn được gọi là Bộ phận Dzerzhinsky). OBrON (Lữ đoàn chỉ định đặc biệt độc lập) VV (spetsgruppa) đã được triển khai đến Chechnya.[89]

Vệ binh quốc gia Nga

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là danh sách Vệ binh quốc gia OSN (отряд специального назначения, "biệt đội đặc nhiệm") vào năm 2012:[90]

Cảnh sát

[sửa | sửa mã nguồn]

MVD còn có lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Politsiya (trước đây là Militsiya) có mặt ở hầu hết mọi thành phố của Nga. Hầu hết các sĩ quan cảnh sát đặc biệt của Nga thuộc các đơn vị OMON, chủ yếu là cảnh sát chống bạo động và không được coi là lực lượng tinh nhuệ. không như SOBR (được gọi là OMSN từ 2002 đến 2011), là đơn vị phản ứng nhanh, được đào tạo tốt hơn và. Cộng hòa Chechen có các đội cảnh sát đặc biệt độc lập và có tính tự trị cao được giám sát bởi Ramzan Kadyrov và được thành lập từ Kadyrovtsy, bao gồm cả Trung đoàn Kadyrov (Akhmad hoặc Akhmat) ("Spetsnaz của Kadyrov").

Các cơ quan MVD khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục phòng chống ma túy Liên bang Nga

  • OSN "Grom"

Bộ Tư pháp

[sửa | sửa mã nguồn]
Lực lượng đặc nhiệm FSIN dùng vũ khí có phụ kiện của FAB Defense

Bộ Tư pháp duy trì một số tổ chức spetsnaz:

Sau đây là danh sách các đội trong Cục Thi hành án Liên bang:

Các đơn vị Spetsnaz ở các nước hậu Xô Viết khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Spetsnaz của Belarus

[sửa | sửa mã nguồn]

Lữ đoàn Spetsnaz thứ 5 là một lữ đoàn đặc nhiệm của Lực lượng Vũ trang Belarus, trước đây là một phần của Spetsnaz Liên Xô.[105] Ngoài ra, Ủy ban An ninh Nhà nước (KGB) của Belarus được thành lập từ các nhân viên và đặc vụ cũ sau khi Liên Xô tan rã. KGB của Belarus có Spetsgruppa "A" (Nhóm Alpha) là đơn vị chống khủng bố chính của đất nước.[106]

Cũng như nhiều quốc gia hậu Xô Viết khác, Kazakhstan cũng dùng thuật ngữ Alpha Group để chỉ các lực lượng đặc nhiệm. Đơn vị Alpha thuộc lãnh thổ Almaty đã được chuyển thành đơn vị đặc biệt Arystan (có nghĩa là "Sư tử" trong tiếng Kazakhstan) của Ủy ban An ninh Quốc gia (KNB) của Kazakhstan.[107] Năm 2006, năm thành viên của Arystan đã bị bắt và bị buộc tội bắt cóc một chính trị gia của phe đối lập là Altynbek Sarsenbayuly với tài xế và vệ sĩ của ông; ba nạn nhân được cho rằng đã bị giao cho những người sau đó đã sát hại họ.[108]

Kokhzal (có nghĩa là Bầy sói trong tiếng Kazakhstan) là một đơn vị đặc biệt của Kazakhstan chịu trách nhiệm thực hiện các chiến dịch chống khủng bố và bảo vệ cho Tổng thống Kazakhstan.[109]

Spetsnaz của Ukraine

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như tất cả các quốc gia hậu Xô Viết, Ukraine kế thừa từ tàn dư của các lực lượng vũ trang Liên Xô là các đơn vị Spetsnaz GRU và KGB. Ukraine hiện duy trì cấu trúc Spetsnaz riêng dưới sự kiểm soát của Bộ Nội vụ và thuộc Bộ Quốc phòng, trong khi Cục An ninh Ukraine có lực lượng Spetsnaz của riêng họ là nhóm Alpha. Thuật ngữ "Alpha" cũng được sử dụng bởi nhiều quốc gia khác thuộc Liên Xô như Nga, BelarusKazakhstan vì các đơn vị này dựa trên Nhóm Alpha của Liên Xô. Lực lượng cảnh sát đặc biệt Berkut của Ukraine đã giành được sự chú ý trong cuộc cách mạng Ukraine năm 2014 khi được cho là đã được chính phủ sử dụng để dập tắt cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, điều này còn gây tranh cãi vì nhiều sĩ quan cũng bị thương và thiệt mạng trong sự kiện.[110]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lunev, Stanislav. “The Degradation of Russia's Special Forces”. The Jamestown Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  2. ^ “5th independent military police Brigade GRU”. ngày 3 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ Suvorov, Victor (1987). Spetsnaz. The Story Behind the Soviet SAS. London: Hamish Hamilton Ltd. ISBN 0-241-11961-8.
  4. ^ Aquarium (Аквариум), 1985, Hamish Hamilton Ltd, ISBN 0-241-11545-0
  5. ^ a b c d Spetsnaz: Lực lượng đặc biệt của Nga bởi Mark Galeotti
  6. ^ Leonov, Viktor (tháng 4 năm 2011). Blood on the Shores. Ballantine Books. ISBN 0804107327.
  7. ^ Anh hùng Liên Xô 1941-45 của Henry Sakaida
  8. ^ Anh hùng Hardcore 1 mùa 2014
  9. ^ Nick Webster and Claire Donnelly (ngày 17 tháng 11 năm 2007). “Cold war spy riddle ends”. Daily Mirror. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2019.
  10. ^ “Russian 'killed UK diver' in 1956”. BBC.co.uk. ngày 16 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  11. ^ Williams, David (ngày 16 tháng 11 năm 2007). “Cold War mystery solved? I killed Buster Crabb says Russian frogman”. Daily Mail. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2013.
  12. ^ “Russian 'military experts': The Bigfoot sightings of the Vietnam War”. SOFREP. Truy cập 15 tháng 9 năm 2024.
  13. ^ McCauley, Martin (2008). Russia, America and the Cold War, 1949-1991. Pearson Longman. tr. 142. ISBN 978-1-4058-7430-4.
  14. ^ "Soviet Special Forces (Spetsnaz): Experience in Afghanistan" by Gusinov, Timothy - Military Review, Vol. 82, Issue 2, March/April 2002 - Online Research Library: Questia”. questia.com. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2019.
  15. ^ Tempest, Rone (ngày 24 tháng 5 năm 1986). “Afghan Rebels Face Tougher Foe in Elite Soviet Commando Units”. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  16. ^ Grau, Lester W.; Ahmad Jalali, Ali (2005). “Forbidden Cross-border Vendetta: Spetsnaz Strike into Pakistan during the Soviet-Afghan War” (PDF). The Journal of Slavic Military Studies. 18 (4): 1–2. doi:10.1080/13518040500354943. ISSN 1351-8046. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016 – qua Foreign Military Studies Office (referenced copy).
  17. ^ “Terrorist Organization Profile: Islamic Liberation Organization”. University of Maryland. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  18. ^ “Вячеслав Лашкул. Бейрутская операция советской разведки/Vyacheslav Lashkul” [The Beirut Soviet intelligence operations] (bằng tiếng Nga). Chekist.ru. ngày 31 tháng 3 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2014.
  19. ^ “18 famous and infamous special forces missions”. CNN. ngày 7 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  20. ^ a b c (tiếng Nga) Буденновск Lưu trữ 2014-10-06 tại Wayback Machine
  21. ^ History of Chechen rebels' hostage taking Lưu trữ 2016-09-11 tại Wayback Machine Gazeta.Ru, ngày 24 tháng 10 năm 2002
  22. ^ Nga: Dòng thời gian của chủ nghĩa khủng bố từ năm 1995, Đài phát thanh Châu Âu / Đài tự do vô tuyến, ngày 30 tháng 8 năm 2006
  23. ^ Adam Dolnik, Hiểu về đổi mới khủng bố: Công nghệ, Chiến thuật và Xu hướng toàn cầu, 2007 (trang 105)
  24. ^ “The Second Chechen War”. The History Guy. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  25. ^ a b “Modest Silin, Hostage, Nord-Ost siege, 2002”. Russia Today. ngày 27 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2008.
  26. ^ “The Moscow Theatre Siege Documentary”. YouTube. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  27. ^ Moscow theatre siege: Questions remain unanswered BBC Retrieved on ngày 16 tháng 12 năm 2013
  28. ^ “Gas "killed Moscow hostages", ibid”.
  29. ^ "Moscow court begins siege claims" , BBC News, ngày 24 tháng 12 năm 2002
  30. ^ “Moscow siege gas 'not illegal'. BBC News. ngày 29 tháng 10 năm 2002. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  31. ^ MacKenzie, Debora (ngày 29 tháng 10 năm 2002). “Mystery of Russian gas deepens”. New Scientist. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  32. ^ Beslan mothers' futile quest for relief , BBC News, ngày 4 tháng 6 năm 2005
  33. ^ “United States Expresses Sympathy on Anniversary of Beslan Attack”. US Department of State. ngày 31 tháng 8 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  34. ^ “Putin's legacy is a massacre, say the mothers of Beslan”. The Independent. ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  35. ^ “Beslan - Two Years On”. UNICEF. ngày 31 tháng 8 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  36. ^ “Chechnya Vow Cast a Long Shadow”. The Moscow Times. ngày 26 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  37. ^ “Beslan School Massacre, Dramatic Scenes (2004)”. YouTube. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  38. ^ Satter, David (ngày 13 tháng 11 năm 2006). “The Truth About Beslan. What Putin's government is covering up”. The Weekly Standard. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  39. ^ “Woman injured in 2004 Russian siege dies”. The Boston Globe. ngày 8 tháng 12 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2007.
  40. ^ “Putin meets angry Beslan mothers”. BBC News. ngày 2 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2006.
  41. ^ Baker, Peter; Susan B. Glasser (ngày 7 tháng 9 năm 2004). “Hostage Takers in Russia Argued Before Explosion”. The Washington Post. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2017.
  42. ^ “Monument to special forces and rescuers unveiled in Beslan”. NEWS.rin.ru. ngày 2 tháng 9 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  43. ^ “More and more evidence implicates authorities in Beslan disaster. Beslan's tragic end: Spontaneous or planned?”. jamestown.org. ngày 18 tháng 10 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  44. ^ “After School Siege, Russia Also Mourns Secret Heroes”. The New York Times. ngày 13 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  45. ^ Biberman, Yelena (ngày 6 tháng 12 năm 2008). “No Place to Be a Terrorist”. Russia Profile. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014.
  46. ^ Saradzhyan, Simon (ngày 31 tháng 3 năm 2010). “Eliminating Terrorists, Not Terror”. International Relations and Security Network.
  47. ^ Saradzhyan, Simon (ngày 23 tháng 12 năm 2010). “Russia's North Caucasus, the Terrorism Revival”. International Relations and Security Network.
  48. ^ “Russia Busted 200 Spies Last Year – Medvedev”. RIA Novosti. ngày 7 tháng 2 năm 2012.
  49. ^ “Story to the Day of Checkist”. grani.ru.
  50. ^ Counterintelligence Cases , by GlobalSecurity.org
  51. ^ “Caucasus Emirate Leader Calls On Insurgents To Thwart Sochi Winter Olympics”. ngày 3 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  52. ^ Novogrod, James; Becky Bratu (ngày 14 tháng 10 năm 2014). “Inside Russia's pre-Olympics terrorist crackdown”. NBC News. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  53. ^ “Russian police kill Islamist militant leader before Olympics”. canoe.ca. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  54. ^ Fuller, Liz (ngày 23 tháng 7 năm 2014). “Insurgency Commanders Divulge Details Of Umarov's Death”. Radio Free Europe/Radio Liberty. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  55. ^ “Ukraine crisis: Pretext and plotting behind Crimea's occupation”. Financial Times. ngày 7 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  56. ^ Willis Raburu (ngày 17 tháng 4 năm 2014). “Putin admits unmarked soldiers in Ukraine were Russian; optimistic about Geneva talks”. Public Broadcasting Service. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2014.
  57. ^ “Photos and roses for GRU's 'spetsnaz' casualties”. Financial Times. ngày 8 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  58. ^ Woloshyn, George (ngày 26 tháng 12 năm 2014). “George Woloshyn: Take the fight to the enemy”. Kyiv Post. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  59. ^ “МВД России ликвидировало за 4 месяца более 350 боевиков”. Новости Mail.Ru. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  60. ^ “ОГВ на Кавказе за 15 лет уничтожила более 10 тысяч боевиков”. РИА Новости. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  61. ^ “Heavy Fighting And Firefights In Grozny Chechenya”. Live Leak. ngày 4 tháng 12 năm 2014.
  62. ^ Galeotti, Mark (ngày 21 tháng 3 năm 2016). “The Three Faces of Russian Spetsnaz in Syria”. Warontherocks.com. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  63. ^ a b “Information archivée dans le Web” (PDF). Truy cập 17 tháng 3 năm 2019.
  64. ^ Carey Schofield, The Elite Elite: Inside Spetsnaz and the Air Force Forces, Greenhill, London, 1993, p.34-37
  65. ^ a b c d “Shoigu sozdaet otvergnutye Serdyukovym sily spetsoperatsii, otstav of SShA na 26 let”. Newsru.com (bằng tiếng Nga). ngày 6 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  66. ^ Roger McDermott, Bat or Mouse? The Strange Case of Reforming Spetsnaz , Eurasia Daily Monitor Volume: 7 Issue: 198, ngày 2 tháng 11 năm 2010.
  67. ^ ГРУ (Главное Разведывательное Управление) ГШ ВС РФ. Russian Military Analysis (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2012.
  68. ^ Военно-Морской Флот. Russian Military Analysis (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2012.
  69. ^ a b Marsh, Dr. Christopher (2017). Developments in Russian Special Operations - Russia's Spetsnaz, SOF and Special Operations Forces Command (PDF). CANSOFCOM Education & Research Centre Monograph Series. Ottawa, Ontario: Canadian Special Operations Forces Command. ISBN 9780660073538. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  70. ^ a b c d Nikolsky, Alexey (2015). “Little, Green and Polite: The Creation of Russian Special Operations Forces”. Trong Howard, Colby; Pukhov, Ruslan (biên tập). Brothers armed: military aspects of the crisis in Ukraine (ấn bản thứ 2). Minneapolis: East View Press. ISBN 9781879944657.
  71. ^ a b c d Mikhailov, Aleksey (ngày 18 tháng 4 năm 2016). “Boitsy Chetvertovo Izmereniya”. Voyenno Promyshlennyy Kuryer (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  72. ^ http://publications.gc.ca/collections/collection_2017/mdn-dnd/D4-10-21-2017-eng.pdf
  73. ^ John Pike. “Spetsnaz Order of Battle”. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  74. ^ “1 Декабря День Рождения 2 ОБр.СпецНаз ГРУ. - 30 Ноября 2012 - "Союз десантников" г.Локня”. vdvloknya.ucoz.ru.
  75. ^ Trang chủ. Пп // Ứng dụng 5. Ấn Độ. 1999-2010 г.. - Москва: ууу - 400 tr. - 3 000 з
  76. ^ “22 гв ОБрСпН – первая в Российской Гвардии”. voenpro.ru.
  77. ^ 22 гвардейская отдельная бригада сп
  78. ^ Trang chủ. Пп // Ứng dụng 5. Ấn Độ. 1999-2010 г г.. - Москва: ууу - 400 tr. - 3 000 з
  79. ^ John Pike. “45th Special Purpose Regiment”. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  80. ^ John Pike. “Naval Spetsnaz [Spetsialnaya Razvedka]”. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  81. ^ a b staff (ngày 29 tháng 1 năm 2009). “Delfin”. ShadowSpear: Russian Special Operations. www.shadowspear.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2017.
  82. ^ Sakwa, Richard. Russian Politics and Society (ấn bản thứ 4). tr. 98.
  83. ^ Kozlov, Sergei (ngày 8 tháng 9 năm 2010). “FSB Special forces: 1998–2010”. Agentura.ru. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2013.
  84. ^ http://www.academia.edu/17563421/Russian_Milname_Forces_of_the_MVD_the_Border_Troops_and_the_ecial_Forces
  85. ^ “The Take-Down of Kabul: An Effective Coup de Main”. GlobalSecurity.org. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2013.
  86. ^ “Vietnamdefence.com - Tin Quân sự 24h”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  87. ^ “Special force deployment to Syria may signal Moscow's doubts”. BLOUIN BEAT: Politics. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  88. ^ “Russian Zaslon Special Operations - Business Insider”. Business Insider. ngày 19 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  89. ^ Patrick E. Tyler (ngày 25 tháng 1 năm 2002). “Police in Chechnya Accuse Russia's Troops of Murder”. New York Times. Russia; Chechnya (Russia). Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2014.
  90. ^ Министерство Внутренних Дел (МВД). Russian Military Analysis (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2013.
  91. ^ “ОСН "Факел" УФСИН России по Московской области принял участие в Международной выставке "Интерполитех-2013". Federal Penal Service. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  92. ^ “Отдел специального назначения "Россы" ГУФСИН России по Свердловской области отпраздновал 21-ю годовщину со дня создания”. The Federal Penal Service. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  93. ^ “В ОСН(б) "Акула" УФСИН России по Краснодарскому краю прошли испытания на право ношения крапового берета”. FPS of Russia, Krasnodar Territory. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  94. ^ “Офицеры ОСН АЙСБЕРГ - Официальный сайт Филиала "Красная Поляна" Южного межрегионального учебного центра ФСИН России”. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  95. ^ “Отдел специального назначения "Гюрза" УФСИН России по Республике Калмыкия отметил 20-ти летие”. FPS of Russia, Republic of Kalmykia. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.[liên kết hỏng]
  96. ^ “ОСН ГУФСИН России по Новосибирской области "Корсар" исполнилось 20 лет”. Federal Penal Service. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  97. ^ “Сотрудники ОСН "Росомаха" УФСИН Росси по Ямало-Ненецкому автономному округу признаны победителями регионального чемпионата по рукопашному бою”. Federal Penal Service. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  98. ^ “В ОСН "Сокол" УФСИН России по Белгородской области прошёл День открытых дверей”. FPS of Russia, Belgorod region. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  99. ^ “ОСН "Сатурн" Официальный сайт”. OSN "Saturn", Federal Penitentiary Service of Russia in Moscow. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  100. ^ ru: Ястреб
  101. ^ “Бойцы отряда «Беркут» на Камчатке учатся подавлять массовые беспорядки зэков. КАМЧАТКА-ИНФОРМ”. ngày 24 tháng 3 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  102. ^ “Страница памяти. Отдел специального назначения "ГРИФ". OSN "Grif" memorial page. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  103. ^ “Из Чечни вернулся липецкий отряд спецназа "Титан". Gorod48.ru. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  104. ^ “Вестник Мордовии: Бойцы спецназа "Гепард" сразились за краповый берет (фоторепортаж)”. The Mordovian Bulletin. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  105. ^ “5th independent Special Forces Brigade”. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  106. ^ “The State Security Committee of the Republic of Belarus”. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  107. ^ Mariya Y. Omelicheva, Chính sách chống khủng bố ở Trung Á, trang 119.
  108. ^ Kazakh security officers suspected of kidnapping, not murdering oppositionist. , BBC Monitoring International Reports, ngày 22 tháng 2 năm 2006.
  109. ^ “SPECIAL FORCES OF KAZAKHSTAN (2007)”. Kazakh military site.
  110. ^ “Special Report: Flaws found in Ukraine's probe of Maidan massacre”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  • Viktor Suvorov, Spetsnaz: The Story Behind the Soviet SAS, Hamish Hamilton, London 1987
  • David C. Isby, Weapons and Tactics of the Soviet Army, Jane's Publishing Company Limited, London, 1988
  • Carey Schofield, The Russian Elite: Inside Spetsnaz and the Airborne Forces, Greenhill, London, 1993

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]