Cổng thông tin:Châu Á
Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới. Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Caucasus, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara ở Kara, Nga. Khoảng 60% của dân số thế giới sinh sống ở châu Á. Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga. [ Đọc tiếp ]
Tiếng Việt (Hán-Nôm: 㗂越), hay Việt ngữ, là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết.
Theo ISO-639-2, mã của tiếng Việt là Với những cơ sở khoa học gần đây được đa số các nhà ngôn ngữ học thừa nhận, tiếng Việt thuộc hệ Nam Á ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, có quan hệ họ hàng gần nhất với tiếng Mường. Xa hơn một chút là các tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Thí dụ, từ tay trong tiếng Việt tương đương trong tiếng Mường là thay, trong tiếng Khmer là đay và trong tiếng Mông là tai.
Gruzia (tiếng Gruzia: საქართველო, chuyển tự thành Sakartvelo) là một quốc gia Âu Á tại vùng Caucasus phía bờ đông Biển Đen. Nước này có biên giới phía bắc giáp với Nga, phía nam với Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, phía đông với Azerbaijan. Đây là một quốc gia liên lục địa, nằm tại điểm nối Đông Âu và Tây Á.
Lãnh thổ Gruzia hiện đại ngày nay từng liên tục có người sinh sống từ đầu Thời đồ đá. Trong thời cổ điển các quốc gia giai đoạn sớm được coi là tiền thân dẫn tới sự thành lập nhà nước Gruzia cũng như văn hoá và bản sắc quốc gia nước này là Colchis và Iberia đã nổi lên. Quá trình du nhập của Thiên chúa giáo diễn ra đầu thế kỷ thứ 4 và được thống nhất trong một chế độ quân chủ duy nhất năm 1008, Gruzia đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và suy tàn cho tới khi bị chia thành nhiều thực thể chính trị nhỏ trong thế kỷ 16. Đế quốc Nga đã dần dần chiếm các vùng đất của Gruzia từ năm 1801 tới 1866. Một nhà nước Cộng hoà Dân chủ Gruzia xuất hiện và tồn tại ngắn ngủi sau Cách mạng Nga 1917 (1918-1921) – sụp đổ sau cuộc xâm lược của những người Bolshevik. Gruzia bị sáp nhập vào Liên bang Xô viết năm 1922. Gruzia giành lại độc lập từ Liên xô năm 1991 và, sau một giai đoạn nội chiến và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, tới cuối thập niên 1990 tình hình Gruzia hầu như đã ổn định. Cuộc Cách mạng hồng không đổ máu năm 2003 đã thiết lập một chính phủ cải cách ủng hộ phương Tây và đang có kế hoạch gia nhập NATO cũng như nỗ lực đưa các vùng đất chủ trương ly khai trở lại dưới quyền kiểm soát của Gruzia. Những nỗ lực đó đã làm xói mòn quan hệ với Nga, một phần vì sự hiện diện hiện tại của quân đội Nga. Tới năm 2007, hầu hết các lực lượng vũ trang Nga đã rút đi, căn cứ cuối cùng của Nga tại Batumi dự kiến sẽ rút năm 2008. Địa hình Gruzia đa dạng từ kiểu núi cao tại Dãy Caucasus tới cận nhiệt đới dọc bờ Biển Đen, khiến nước này trở thành một địa điểm hấp dẫn du lịch. Nông nghiệp -- đặc biệt là truyền thống sản xuất rượu – đã xuất hiện từ thời tiền sử, và vẫn chiếm một phần quan trọng trong nền quốc gia. Những phát triển kinh tế gần đây của đất nước này đã ngang tầm phát triển chung của các quốc gia vùng Âu Á. Gruzia là một quốc gia đại diện dân chủ, được tổ chức như một nhà nước cộng hoà bán tổng thống nhất thể. Gruzia hiện là một thành viên của Liên hiệp quốc, Hội đồng Châu Âu, Cộng đồng các quốc gia độc lập, Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Hợp tác Kinh tế Biển Đen, và đang xin gia nhập Liên minh Châu Âu và NATO. Ả Rập Saudi · Ai Cập · Afghanistan · Armenia · Ấn Độ · Azerbaijan · Bahrain · Bangladesh · Bhutan · Brunei · Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Campuchia · Gruzia · Indonesia · Iran · Iraq · Israel · Jordan · Kazakhstan · Hàn Quốc · Kuwait · Kyrgyzstan · Lào · Liban · Malaysia · Maldives · Mông Cổ · Myanmar · Nepal · Nga · Nhật Bản · Oman · Pakistan · Philippines · Qatar · Singapore · Cộng hòa Síp · Sri Lanka · Syria · Tajikistan · Thái Lan · Bắc Triều Tiên · Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa · Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) · Đông Timor (Timor-Leste) · Thổ Nhĩ Kỳ · Turkmenistan · Uzbekistan · Việt Nam · Yemen
Vịnh Kabira trên đảo Ishigaki, thành phố Ishigaki, tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Một trong những danh lam thắng cảnh của Nhật.
Bán đảo Triều Tiên là dải đất nằm nhô ra biển ở Đông Á, có đường biên giới đất liền với Trung Quốc. Bán đảo này bắt đầu từ lục địa Châu Á chạy dài về phía nam 1.100 km. Nó được bao bọc bởi biển ở ba phía:
Eo biển Triều Tiên là nơi phân cách Biển Nhật Bản và Biển Đông Trung Quốc. Cho đến cuối Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Triều Tiên vẫn là một thực thể chính trị thống nhất nằm trên bán đảo Triều Tiên. Sau khi chiến tranh Triều Tiên ngừng bắn năm 1953, bán đảo này bị chia cắt lâu dài thành hai quốc gia là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) và Đại Hàn Dân Quốc (Nam Triều Tiên). Ranh giới phía bắc của bán đảo Triều Tiền trùng khớp với biên giới của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên với Trung Quốc (dài 1.416 km) và Nga (dài 19 km). Đây là các đường biên giới tự nhiên gồm sông Áp Lục và sông Đồ Môn. Tổng diện tích bán đảo Triều Tiên khoảng 220.000 km². Vì cách tự xưng tên gọi quốc gia khác nhau, bán đảo này được Bắc Triều Tiên gọi là Chosun Bando (조선반도; "Triều Tiên bán đảo"), Nam Triều Tiên gọi là Han Bando (한반도; "Hàn bán đảo").
Hãy giúp chúng tôi phát triển các bài viết chọn lọc liên quan đến Châu Á:
Hãy giúp chúng tôi hồi phục những bài viết từng là bài viết chọn lọc nhưng đã bị rút sao: Tết Nguyên đán • Yuri Gagarin • Đập Tam Hiệp • Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa • Trung Quốc • Moskva • H'Mông • Xứ tuyết • Nga • Hàn Quốc • Tên người Việt Nam
Chủ đề con: Chủ đề liên quan:
|