Bước tới nội dung

Ngô Xuân Lịch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do 117.5.94.181 (thảo luận) sửa đổi vào lúc 03:25, ngày 9 tháng 8 năm 2016. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Ngô Xuân Lịch
Tập tin:Ngo-xuan-lich.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ9 tháng 4, 2016 – nay
8 năm, 74 ngày
Tiền nhiệmPhùng Quang Thanh
Kế nhiệmđương nhiệm
Thứ trưởngNguyễn Chí Vịnh
Bế Xuân Trường
Lê Chiêm
Trần Đơn
Phan Văn Giang
Nhiệm kỳ27 tháng 1, 2016 – nay
8 năm, 147 ngày
Nhiệm kỳ1 tháng 3, 2011 – 15 tháng 4, 2016
5 năm, 45 ngày
Tiền nhiệmLê Văn Dũng
Kế nhiệmLương Cường
Nhiệm kỳ31 tháng 12, 2007 – 1 tháng 3, 2011
3 năm, 60 ngày
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh20 tháng 4, 1954 (70 tuổi)
Duy Tiên, Hà Nam, Việt Nam
Nơi ởHà Nội
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1972-nay
Cấp bậcTập tin:Vietnam People's Army General.jpgĐại tướng
Chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiếnChiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến tranh biên giới Tây Nam
Quốc phòng Việt Nam

Quốc phòng và Quân đội
Việt Nam


Các nước khác

Ngô Xuân Lịch (sinh năm 1954) là một vị tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, hàm Đại tướng.

Thân thế và binh nghiệp

Ông sinh ngày 20 tháng 4 năm 1954, quê tại thôn Lương Xá, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

- Ngày vào Đảng: 04/8/1973 Ngày chính thức: 04/8/1974 - Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân xây dựng Đảng - Lý luận chính trị: Cao cấp - Ủy viên Trung ương Đảng khoá X, XI, XII - Bí thư Trung ương Đảng khoá XI - Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII - Đại biểu Quốc hội khoá XIII

                     TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Ông nhập ngũ vào giai đoạn cuối Chiến tranh Việt Nam và được biên chế vào Sư đoàn 341, Quân đội Nhân dân Việt Nam (còn gọi là Đoàn Sông Lam) Quân khu 4, mới thành lập trước đó không lâu tại Nghệ An. Sau đó, ông cùng đơn vị tham chiến trong chiến dịch Hồ Chí Minh, sau đó là Chiến tranh biên giới Tây Nam, đi lên từ chiến sĩ lên chức vụ Chính trị viên Tiểu đoàn.

Tháng 01/1972 – 7/1973: Chiến sĩ, Tiểu đội phó, Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 320, Sư đoàn 308.

Tháng 8/1973 – 10/1974: Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 55, Sư đoàn 341, Quân khu 4.

Tháng 11/1974 – 10/1978: Trung úy, Trung đội trưởng, Chính trị viên phó, Chính trị viên đại đội, Đảng ủy viên Đảng ủy Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 55, Sư đoàn 341, Quân khu 4.

Tháng 11/1978 – 3/1981: Thượng úy, Trợ lý tổ chức Phòng Chính trị, Sư đoàn 341, Quân khu 4.

Tháng 4/1981 – 8/1982: Thượng úy, Học viên Trung cấp Trường Quân chính, Quân khu 4; Học viên Trường Văn hoá Quân đội.

Tháng 9/1982 – 7/1985: Đại úy, Học viên Học viện Chính trị - Quân sự.

Tháng 8/1985 – 7/1987: Đại úy, Phó Chủ nhiệm chính trị, Phó Trung đoàn trưởng về chính trị, Bí thư Đảng ủy Trung đoàn, Trung đoàn 667, Trung đoàn 779, Sư đoàn 346, Quân đoàn 26, Quân khu 1; Đảng ủy viên Đảng ủy Quân sự tỉnh Cao Bằng.

Tháng 8/1987 – 01/1988: Thiếu tá, Bí thư Đảng ủy Trung đoàn, Phó Trung đoàn trưởng về chính trị Trung đoàn 462, Sư đoàn 392, Quân khu 1.

Tháng 02/1988 – 8/1994: Trung tá, Trợ lý Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị; Học viên Học viện Quốc phòng.

Tháng 9/1994 – 10/2000: Thượng tá, Đại tá, Phó phòng, Trưởng phòng Công tác Chính trị rồi Phó Cục trưởng Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị; Học viên hoàn thiện cử nhân tại Học viện Chính trị - Quân sự (1995 – 1996).

Tháng 11/2000 – 4/2003: Đại tá, Phó Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị.

Tháng 5/2003 – 11/2004: Đại tá, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3.

Tháng 12/2004 – 3/2006: Thiếu tướng, Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh về chính trị Quân khu 3.

Tháng 4/2006 – 11/2007: Thiếu tướng rồi Trung tướng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 3. Học lớp nghiên cứu cán bộ cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2006). Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng; được chỉ định tham gia Đảng ủy Quân sự Trung ương.

Tháng 12/2007 – 01/2011: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương, Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 01/2011 – 02/2011: Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng; được chỉ định Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Tháng 02/2011 – 4/2016: Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thượng tướng (tháng 12/2011), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khoá XIII (Thăng quân hàm Đại tướng tháng 10/2015). Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 4/2016: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 7/2016: Tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XIV, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Lịch sử thụ phong quân hàm

Năm thụ phong 2003 2007 2011 2015
Quân hàm Tập tin:Vietnam People's Army Major General.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Colonel General.jpg Tập tin:Vietnam People's Army General.jpg
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng Đại tướng

 Tham khảo

Liên kết ngoài

Tiền nhiệm:
chức vụ tái lập
Chính ủy Quân khu 3, Quân đội Nhân dân Việt Nam
2006-2007
Kế nhiệm:
Thiếu tướng Lương Cường
Tiền nhiệm:
Đại tướng Lê Văn Dũng
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam
2011-nay
Kế nhiệm:
đương nhiệm
13 năm, 113 ngày
Tiền nhiệm:
Đại tướng Phùng Quang Thanh
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
2016-nay
Kế nhiệm:
đương nhiệm
8 năm, 74 ngày