Vòng loại bóng đá nữ Thế vận hội Mùa hè 2020 khu vực châu Á
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhà
Vòng 1: Tajikistan (Bảng A) Thái Lan (Bảng B) Myanmar (Bảng C) Palestine (Bảng D) Vòng 2: Myanmar (Bảng A) Uzbekistan (Bảng B) Qatar (Bảng C) Vòng 3: Hàn Quốc (Bảng A) Úc (Bảng B)
Thời gian
Vòng 1: 4–13 tháng 11 năm 2018 (2018-11-13) Vòng 2: 3–9 tháng 4 năm 2019 (2019-04-09) Vòng 3: 3–13 tháng 2 năm 2020 (2020-02-13) Vòng play-off: 6–11 tháng 3 năm 2020 (2020-03-11) và 9–14 tháng 4 năm 2020 (2020-04-14)
Đã có 25 trên tổng số 47 quốc gia thành viên Liên đoàn bóng đá châu Á tham dự vòng loại. Thể thức thi đấu như sau:[1]
Vòng 1: Trừ Nhật Bản, năm đội tuyển có thứ hạng cao nhất trên Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA tháng 6 năm 2018 – gồm Úc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan – được vào thẳng vòng ba. Hai đội có thứ hạng kế tiếp – Việt Nam và Uzbekistan – được vào thẳng vòng hai. 18 đội còn lại được chia thành bốn bảng: hai bảng 4 đội và hai bảng 5 đội. Trong mỗi bảng các đội thi đấu vòng tròn tính điểm một lượt ở một quốc gia chủ nhà. Hai đội đứng đầu mỗi bảng và hai đội đứng thứ ba có thành tích tốt nhất lọt vào vòng kế tiếp.[2][3]
Vòng 2: Mười hai đội, gồm mười đội vượt qua vòng một và hai đội được đặc cách tham dự từ vòng này, được chia thành ba bảng bốn đội, mỗi bảng thi đấu vòng tròn tính điểm một lượt ở một quốc gia chủ nhà. Các đội đầu bảng lọt vào vòng tiếp theo.[4]
Vòng 3: Tám đội, gồm ba đội vượt qua vòng hai và năm đội dẫn đầu bảng xếp hạng FIFA, được chia làm hai bảng bốn đội. Mỗi bảng thi đấu vòng tròn tính điểm một lượt ở một quốc gia chủ nhà. Hai đội nhất và nhì mỗi bảng lọt vào vòng chung kết (còn lại 4 đội).
Vòng 4 (vòng cuối cùng): Các đội đứng đầu bảng ở vòng ba gặp các đội nhì của bảng còn lại theo thể thức sân nhà sân khách. Hai đội chiến thắng giành quyền dự Thế vận hội cùng chủ nhà Nhật Bản.
Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu của bảng
Bốc thăm của ban tổ chức.
Các cặp trận play-off được tổ chức trong hai lượt đấu trên sân nhà và sân khách. Nếu có tổng tỷ số bằng nhau sau lượt về, luật bàn thắng sân khách được áp dụng, và nếu vẫn bằng, hai đội sẽ thi đấu tiếp hai hiệp phụ. Luật bàn thắng sân khách vẫn sẽ được áp dụng sau khi kết thúc hiệp phụ, và nếu vẫn hòa, loạt sút luân lưu sẽ được sử dụng để xác định đội thắng cuộc (Điều lệ Giải bóng đá Thế vận hội 2020, mục 19.6).[5]
Lễ bốc thăm cho vòng thứ nhất của vòng loại được tổ chức vào ngày 2 tháng 8 năm 2018 tại tòa nhà AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia.[1] Tất cả các chủ nhà của vòng 1 được chỉ định sau buổi lễ bốc thăm.[2] Thứ hạng của các đội tuyển trên bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA vào tháng 6 năm 2018, nếu có, được hiển thị trong dấu ngoặc đơn.[6]
Do các bảng có số đội khác nhau, kết quả so với các đội xếp thứ tư và thứ năm trong các bảng có 4 đội và 5 đội không được xem xét cho bảng xếp hạng này.
Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ hai được tổ chức vào lúc 16:00 MYT (UTC+8) ngày 13 tháng 2 năm 2019 tại tòa nhà AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia.[10][11] Đối với vòng hai, 12 đội tuyển được bốc thăm chia thành 3 bảng 4 đội. Các đội tuyển được xếp hạt giống theo bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA vào tháng 12 năm 2018 (NR là những đội không được xếp hạng).[12][13] Ba đội tuyển thể hiện ý định là chủ nhà của các bảng đấu loại trước khi bốc thăm được rút thăm chia thành các bảng riêng biệt.
(H): Chủ nhà bảng vòng loại vòng 2 (Palestine được chọn làm chủ nhà trước lễ bốc thăm, nhưng được thay thế sau lễ bốc thăm và bảng được tổ chức tại địa điểm trung lập)
Vòng 2 đã diễn ra vào các ngày 3–9 tháng 4 năm 2019.[14]
Tất cả các trận đấu được tổ chức ở Qatar (chủ nhà địa điểm trung lập). Các trận đấu ban đầu dự định được tổ chức ở Palestine, nhưng đã bị di chuyển do công dân Iran bị cấm vào lãnh thổ Palestine theo luật Iran.[15][16]
Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ ba được tổ chức vào lúc 16:00 MYT (UTC+8) ngày 18 tháng 10 năm 2019 tại tòa nhà AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia.[17][18] Đối với vòng ba, tám đội tuyển được bốc thăm chia thành 2 bảng 4 đội. Các đội tuyển được xếp hạt giống theo vị trí trên bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA vào tháng 9 năm 2019.[19] Hai đội tuyển được chỉ định làm chủ nhà của hai bảng đấu loại trước khi bốc thăm được rút thăm chia vào các bảng khác nhau.[20]
(H): Chủ nhà bảng vòng loại vòng 3 (* Úc thay thế Trung Quốc làm chủ nhà bảng sau khi bốc thăm)
(W): Rút lui sau khi bốc thăm
Vòng 3 ban đầu dự kiến diễnn ra trong các ngày 3–9 tháng 2 năm 2020.[21] Tuy nhiên, lịch thi đấu của bảng B được mở rộng đến ngày 12 tháng 2 năm 2020 do yêu cầu cách ly của các thành viên đội tuyển quốc gia Trung Quốc.
Vào ngày 26 tháng 1 năm 2020, khi dịch virus corona trở nên nghiêm trọng ở Trung Quốc, Hiệp hội bóng đá Trung Quốc đã từ bỏ quyền chủ nhà và AFC lại chuyển toàn bộ bảng đấu sang Sydney ở Úc.[28][29]
Vào ngày 29 tháng 1 năm 2020, sau khi thông báo về địa điểm và thời gian bắt đầu,[30] trong quá trình di chuyển đến Úc, các thành viên của đội tuyển Trung Quốc đã được yêu cầu phải cách ly tại một khách sạn ở Brisbane trong một khoảng thời gian cho đến ngày 5 tháng 2, sau khi các trận đầu tiên đã được lên kế hoạch để thi đấu, theo yêu cầu của chính phủ Úc nhằm phản ứng trước đại dịch COVID-19 tại Úc.[31] Vào ngày 31 tháng 1 năm 2020, Liên đoàn bóng đá Úc đã công bố lịch thi đấu sửa đổi cho phép đội tuyển Trung Quốc có thể thi đấu trận đầu tiên ngay sau khi thời gian cách ly kết thúc.[32] Vào ngày 2 tháng 2 năm 2020, những thay đổi tiếp theo về lịch thi đấu đã được công bố.[33]
Vòng play-off được dự kiến diễn ra vào ngày 6 tháng 3 năm 2020 (lượt đi trên sân của đội nhất bảng) và ngày 11 tháng 3 năm 2020 (lượt về trên sân của đội nhì bảng).[34] Tuy nhiên, chỉ có một trong hai cặp đấu đã diễn ra theo đúng kế hoạch.
Do đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc, trận đấu sân nhà của Trung Quốc được chuyển đến sân vận động Campbelltown tại Sydney, Úc thay vì Trung Quốc.[35][36] Trận đấu sân nhà của Hàn Quốc ban đầu được dự kiến diễn ra tại Yongin Citizen Sports Park tại Yongin cũng phải hủy bỏ do đại dịch COVID-19 tại Hàn Quốc. Vào ngày 28 tháng 2 năm 2020, AFC thông báo cả hai trận đấu này được thay đổi sang các ngày 9 và 14 tháng 4 năm 2020.[37] Sau đó vào ngày 9 tháng 3 năm 2020, cặp trận đấu giữa Hàn Quốc và Trung Quốc tiếp tục dời sang các ngày 4 và 9 tháng 6 năm 2020.[38][39][40] Ngày 27 tháng 5 năm 2020, FIFA và AFC xác nhận các trận play-off nói trên sẽ được hoãn tới ngày 19 và 24 tháng 2 năm 2021, sau khi Thế vận hội bị hoãn tới tháng 7 năm 2021;[41][42] nhưng đến ngày 2 tháng 2 năm 2021 thì lại tiếp tục dời sang ngày 8 và 13 tháng 4 năm 2021.[43][44] Địa điểm và thời gian thi đấu cho cặp trận play-off giữa Hàn Quốc và Trung Quốc cuối cùng cũng được xác nhận chính thức vào ngày 3 tháng 3 năm 2021.[45]
^“AFC Competitions Calendar 2019”. the-afc.com. Asian Football Confederation. ngày 28 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2018.