Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành phố (Việt Nam)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 23: Dòng 23:
Hiện ở Việt Nam có 5 thành phố được [[Thủ tướng Việt Nam|Thủ tướng Chính phủ]] quyết định công nhận đô thị loại 1, đó là: [[Đà Nẵng]], [[Hải Phòng]], [[Huế]], [[Vinh]] và [[Đà Lạt]] .
Hiện ở Việt Nam có 5 thành phố được [[Thủ tướng Việt Nam|Thủ tướng Chính phủ]] quyết định công nhận đô thị loại 1, đó là: [[Đà Nẵng]], [[Hải Phòng]], [[Huế]], [[Vinh]] và [[Đà Lạt]] .


[[Cần Thơ]], Đà Nẵng và Hải Phòng là ba [[thành phố trực thuộc trung ương]] và là những trung tâm quốc gia. Mặc dù Cần Thơ hiện tại (năm 2008) là thành phố trực thuộc trung ương nhưng vẫn là đô thị loại 2 (giống Đà Nẵng trước đây khi là thành phố trực thuộc trung ương vẫn là đô thị loại 2, cho đến năm 2003 Thủ tướng chính phủ mới có quyết định công nhận Đà Nẵng là đô thị loại 1). Cần Thơ còn là trung tâm của vùng [[Tây Nam Bộ]], Đà Nẵng còn là trung tâm của [[miền Trung]], Hải Phòng còn là trung tâm của [[vùng duyên hải Bắc Bộ]]. Còn [[Huế]], [[Vinh]] và Đà lạt tuy là đô thị loại 1 nhưng hiện vẫn là [[thành phố trực thuộc tỉnh]] và là một trong các trung tâm của miền Trung, tây nguyên.
[[Cần Thơ]], Đà Nẵng và Hải Phòng là ba [[thành phố trực thuộc trung ương]] và là những trung tâm quốc gia. Mặc dù Cần Thơ hiện tại (năm 2008) là thành phố trực thuộc trung ương nhưng vẫn là đô thị loại 2 (giống Đà Nẵng trước đây khi là thành phố trực thuộc trung ương vẫn là đô thị loại 2, cho đến năm 2003 Thủ tướng chính phủ mới có quyết định công nhận Đà Nẵng là đô thị loại 1). Cần Thơ còn là trung tâm của vùng [[Tây Nam Bộ]], Đà Nẵng còn là trung tâm của [[miền Trung]], Hải Phòng còn là trung tâm của [[vùng duyên hải Bắc Bộ]]. Còn [[Huế]], [[Vinh]] và [[Đà lạt]] tuy là đô thị loại 1 nhưng hiện vẫn là [[thành phố trực thuộc tỉnh]] và là một trong các trung tâm của miền Trung, tây nguyên.


==Đô thị loại 2==
==Đô thị loại 2==

Phiên bản lúc 15:38, ngày 28 tháng 3 năm 2009

Việt Nam, thể chế thành phố được xác định theo quyết định của Chính phủ dựa trên một số tiêu chí nhất định như diện tích, dân số, tình trạng cơ sở hạ tầng hay mức độ quan trọng về kinh tế, chính trị.

Về cơ bản, các đô thị từ loại 3 trở lên là những thành phố. Một số thành phố ở Việt Nam được xếp ngang với tỉnh, gọi là các thành phố trực thuộc trung ương. Các thành phố còn lại chỉ ngang cấp huyện, gọi chung là thành phố trực thuộc tỉnh.

Đô thị loại đặc biệt

Đô thị loại đặc biệt, trong cách phân loại đô thịViệt Nam, là những thành phố giữ vai trò "trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước" (trích nghị định 72/2001/NĐ-CP). Trong cơ cấu lao động, khu vực nông nghiệp không được quá 10%. Quy mô dân số của thành phố phải từ 1,5 triệu người trở lên hoặc mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km² trở lên.

Hiện ở Việt Nam có hai thành phố sau đây được chính phủ xếp loại đô thị đặc biệt: Thủ đô Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh. Để hỗ trợ chính quyền hai thành phố này hoàn thành chức năng của đô thị loại đặc biệt, Chính phủ cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hưởng một số cơ chế tài chính-ngân sách đặc thù[1][2].

Đô thị loại 1

Đô thị loại 1, trong cách phân loại đô thị ở Việt Nam, là những thành phố giữ vai trò trung tâm quốc gia hoặc trung tâm vùng lãnh thổ liên tỉnh. Nghị định số 72/2001/NĐ-CP về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị nêu một số tiêu chí xác định thành phố là đô thị loại 1, gồm:

1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh

4. Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên

5. Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên

Hiện ở Việt Nam có 5 thành phố được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị loại 1, đó là: Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế, VinhĐà Lạt .

Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng là ba thành phố trực thuộc trung ương và là những trung tâm quốc gia. Mặc dù Cần Thơ hiện tại (năm 2008) là thành phố trực thuộc trung ương nhưng vẫn là đô thị loại 2 (giống Đà Nẵng trước đây khi là thành phố trực thuộc trung ương vẫn là đô thị loại 2, cho đến năm 2003 Thủ tướng chính phủ mới có quyết định công nhận Đà Nẵng là đô thị loại 1). Cần Thơ còn là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ, Đà Nẵng còn là trung tâm của miền Trung, Hải Phòng còn là trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ. Còn Huế, VinhĐà lạt tuy là đô thị loại 1 nhưng hiện vẫn là thành phố trực thuộc tỉnh và là một trong các trung tâm của miền Trung, tây nguyên.

Đô thị loại 2

Đô thị loại 2 phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh

4. Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên

5. Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên

Đô thị loại 3

Đô thị loại 3 phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

  1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh;
  2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên;
  3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
  4. Quy mô dân số từ 10-35 vạn người trở lên và/hoặc mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km² trở lên.

Thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương được xếp vào hạng các đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại 1/2 nhưng là các thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển, là khu vực quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội là động lực phát triển cho cả quốc gia/vùng lãnh thổ chứ không còn nằm bó hẹp trong phạm vi một tỉnh. Các thành phố này có cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ phát triển, có nhiều cơ sở giáo dục bậc cao, dân cư đông, thuận lợi về vận tải. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, khi Cần Thơ được nâng cấp lên thành thành phố trực thuộc trung ương, Việt Nam có 5 thành phố trực thuộc trung ương:

Tên thành phố Ghi chú
Cần Thơ Đơn vị hành chính cấp tỉnh loại 2
Đà Nẵng Đơn vị hành chính cấp tỉnh loại 1
Hà Nội Thủ đô, đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt
Hải Phòng Đơn vị hành chính cấp tỉnh loại 1
Thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt

Thành phố trực thuộc tỉnh

Thành phố trực thuộc tỉnh là một đơn vị hành chính tương đương với cấp quận, huyện, thị xã, chịu sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân của tỉnh đó. Và đó cũng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ... của một tỉnh (tỉnh lỵ). Một số thành phố lớn trực thuộc tỉnh còn được giữ vai trò làm trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, ... của cả một vùng (liên tỉnh). Không phải tỉnh nào cũng có thành phố trực thuộc mà thay vào đó là thị xã hoặc thậm chí là huyện giữ vai trò là tỉnh lỵ. Song lại có tỉnh có tới hơn một thành phố trực thuộc.

Tên thành phố Tỉnh Năm trở thành thành phố Xếp loại đô thị[3]
Bảo Lộc Lâm Đồng 2009 3
Bắc Giang Bắc Giang 2005 3
Bắc Ninh Bắc Ninh 2006 3
Biên Hòa Đồng Nai trước 1975 2
Buôn Ma Thuột Đăk Lăk 1995 2
Cà Mau Cà Mau 1999 3
Cao Lãnh Đồng Tháp 2007 3
Đà Lạt Lâm Đồng 1920 1
Điện Biên Phủ Điện Biên 2003 3
Đồng Hới Quảng Bình 2004 3
Hà Tĩnh Hà Tĩnh 2007 3
Hạ Long Quảng Ninh 1994 2
Hải Dương Hải Dương 1997 3
Hòa Bình Hòa Bình 2006 3
Hội An Quảng Nam 2008 3
Huế Thừa Thiên-Huế 1945 1
Hưng Yên Hưng Yên 2009 3
Lạng Sơn Lạng Sơn 2002 3
Lào Cai Lào Cai 2004 3
Long Xuyên An Giang 1999 3
Móng Cái Quảng Ninh 2008 3
Mỹ Tho Tiền Giang 1928 2
Nam Định Nam Định 1921 2
Ninh Bình Ninh Bình 2007 3
Nha Trang Khánh Hòa 1977 2
Phan Rang-Tháp Chàm Ninh Thuận 2007 3
Phan Thiết Bình Thuận 1999 3
Phủ Lý Hà Nam 2008 3
Pleiku Gia Lai 1999 3
Quảng Ngãi Quảng Ngãi 2005 3
Qui Nhơn Bình Định 1986 2
Rạch Giá Kiên Giang 2005 3
Sóc Trăng Sóc Trăng 2007 3
Sơn La Sơn La 2008 3
Tam Kỳ Quảng Nam 2006 3
Thái Bình Thái Bình 2004 3
Thái Nguyên Thái Nguyên 1962 2
Thanh Hóa Thanh Hóa 1994 2
Tuy Hòa Phú Yên 2005 3
Việt Trì Phú Thọ 1962 2
Vinh Nghệ An 1927 1
Vĩnh Yên Vĩnh Phúc 2006 3
Vũng Tàu Bà Rịa-Vũng Tàu 1991 2
Yên Bái Yên Bái 2002 3

Thành phố thời thuộc Pháp

Thời thuộc Pháp, có 3 loại thành phố:

1. Thành phố cấp 1 (municipalité de première classe) hay thành phố lớn (grande municipalité), thành lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp, gồm 3 thành phố:

  • Sài Gòn (thành lập theo Sắc lệnh 8/1/1877, ban hành ngày 16/5/1877),
  • Hà Nội (thành lập ngày 18/7/1888)
  • Hải Phòng (thành lập ngày 19/7/1888).

2. Thành phố cấp 2 (municipalité de deuxième classe) ngang cấp tỉnh, thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương (thời kỳ đầu thì của Thống đốc Nam Kỳ), gồm 2 thành phố:

  • Chợ Lớn (Municipalité de Chợ Lớn), thành lập theo Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ngày 20/10/1879
  • Đà Nẵng, thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 20/5/1889

3. Thành phố cấp 3 (commune), thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương và trực thuộc tỉnh, do viên công sứ đầu tỉnh kiêm nhiệm chức đốc lý (tức thị trưởng), gồm:

  • Đà Lạt (thành lập ngày 31/10/1920)
  • Nam Định (thành lập ngày 27/10/1921)
  • Hải Dương (thành lập năm 1923)
  • Vinh - Bến Thủy (thành lập ngày 10/12/1927)
  • Bạc Liêu (thành lập ngày 18/12/1928)
  • Cần Thơ (thành lập ngày 18/121928)
  • Mỹ Tho (thành lập ngày 18/12/1928 và 16/12/1938)
  • Rạch Giá (thành lập ngày 18/12/1928)
  • Thanh Hóa (thành lập ngày 29/5/1929)
  • Huế (thành lập ngày 12/12/1929)
  • Quy Nhơn (thành lập ngày 30/4/1930)
  • Phan Thiết (thành lập ngày 28/11/1933)
  • Cap Xanh Giắc (Cap Saint Jacques, nay là Vũng Tàu) (thành lập ngày 28/12/1934). Trước đó từ 11/11/1899 đến 1/4/1905 Cap Xanh Giắc là thành phố tự trị (commune autonome)
  • Long Xuyên (thành lập ngày 31/1/1935 và 16/12/1938)

Sau Cách mạng Tháng Tám

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945 quy định có các thành phố sau đây: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt. Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác thuộc quyền cấp kỳ (bộ).

Ngày 24/1/1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời lại quy định tạm coi các thành phố Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Huế, Đà Nẵng như thị xã, tức là tỉnh sẽ thay kỳ trong việc quản lý.

Ghi chú

^ Xem Nghị định 2/2001/NĐ-CP để rõ tiêu chí phân cấp đô thị.

Xem thông tư liên tịch của Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức cán bộ chính phủ để biết rõ thêm cách tính điểm các tiêu chí đô thị các loại tại đây http://vinanet.com.vn/Law_content.aspx?id=7799