Bước tới nội dung

Bà Rịa – Vũng Tàu

(Đổi hướng từ Bà Rịa-Vũng Tàu)
Bà Rịa – Vũng Tàu
Tỉnh
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Biểu trưng
Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải: Bờ biển Vũng Tàu, Nhà Lớn Long Sơn, Thích Ca Phật Đài, Tượng Chúa Kitô Vua, Bạch Dinh

Biệt danhVựa dầu mỏ
Phố biển vùng Đông Nam Bộ
Xứ Cap Saint Jacques
Tên cũPhước Tuy
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ (địa lý) Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (đô thị)
Tỉnh lỵThành phố Bà Rịa
Trụ sở UBNDSố 1 đường Phạm Văn Đồng, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa
Phân chia hành chính2 thành phố, 1 thị xã, 5 huyện
Thành lập12/8/1991
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Văn Thọ
Hội đồng nhân dân52 đại biểu
Chủ tịch HĐNDPhạm Viết Thanh
Chủ tịch UBMTTQBùi Chí Thành
Chánh án TANDNguyễn Văn Hiến
Viện trưởng VKSNDMai Văn Linh
Bí thư Tỉnh ủyPhạm Viết Thanh
Địa lý
Tọa độ: 10°24′37″B 107°08′12″Đ / 10,410157°B 107,136555°Đ / 10.410157; 107.136555
MapBản đồ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Vị trí tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1.982,56 km²[1][2]:90
Dân số (2022)
Tổng cộng1.337.700 người[2]:93
Thành thị848.500 người (63,43%)[2]:99
Nông thôn489.200 người (36,57%)[2]:101
Mật độ674 người/km²[2]:90
Dân tộcViệt, Hoa, Khmer, Chơ Ro, Chăm
Kinh tế (2022)
GRDP495.793 tỉ đồng (21,11 tỉ USD)
GRDP đầu người370,6 triệu đồng (15.821 USD)
Khác
Mã địa lýVN-43
Mã hành chính77[3]
Mã bưu chính790000
Mã điện thoại0254
Biển số xe72
Websitebaria-vungtau.gov.vn

Bà Rịa – Vũng Tàu (viết tắt BRVT) là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam.

Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không và đường thủy.

Vũng Tàu, thành phố du lịch biển và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam, đã từng là trung tâm hành chính của tỉnh. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, trung tâm hành chính tỉnh chuyển đến thành phố Bà Rịa. Đây cũng là tỉnh đầu tiên của Đông Nam Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh.

Năm 2018, Bà Rịa – Vũng Tàu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 38 về số dân, xếp thứ bảy về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.112.900 người dân[4], GRDP đạt 149.574 tỷ đồng (tương ứng với 6,4961 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 134,4 triệu đồng (tương ứng với 5.837 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,20%,[5] không tính về ngành dầu khí theo quy định của Tổng cục Thống kê (Việt Nam).

Năm 2024, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là 1 trong 8 tỉnh được Chính phủ Việt Nam quy hoạch thành thành phố trực thuộc trung ương.[6]

Tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà Rịa – Vũng Tàu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, với gió mùa Tây Nam. Mùa khô diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với gió mùa Đông Bắc.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 °C, với mức thấp nhất khoảng 26,8 °C và mức cao nhất khoảng 28,6 °C. Bà Rịa – Vũng Tàu có lượng nắng rất lớn, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Lượng mưa trung bình là 1.500 mm. Vùng này ít bị ảnh hưởng bởi cơn bão.

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp, diện tích 82,86 km², độ cao trung bình 3–4 m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở thị xã Phú Mỹ và các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của thị xã Phú Mỹ và các huyện Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 82 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 29 phường, 6 thị trấn và 47 xã.[7]

Đơn vị hành chính cấp Huyện Thành phố
Bà Rịa
Thành phố
Vũng Tàu
Thị xã
Phú Mỹ
Huyện
Châu Đức
Huyện
Côn Đảo
Huyện
Đất Đỏ
Huyện
Long Điền
Huyện
Xuyên Mộc
Diện tích (km²) 91,5 141,1 333,84 422,6 76 189,6 77 640,9 [8]
Dân số (người) 205.192 420.860 207.688 143.306 8.360 76.659 140.485 162.356
Mật độ dân số (người/km²) 2.243 3.737 622 339 110 404 1.825 253
Số đơn vị hành chính 8 phường, 3 xã 16 phường, 1 xã 5 phường, 5 xã 1 thị trấn, 15 xã không phân chia 2 thị trấn, 6 xã 2 thị trấn, 5 xã 1 thị trấn, 12 xã
Năm thành lập 2012[9] 1991[10] 2018[7] 1994[11] 1991 2003[12] 2003[12] 1976
Nguồn: Website tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Lịch sử phát triển
dân số
Năm Dân số
1995 708.900
1996 730.400
1997 752.700
1998 775.600
1999 805.100
2000 829.900
2001 858.000
2002 880.800
2003 899.100
2004 918.900
2005 938.800
2006 955.700
2007 970.200
2008 983.600
2009 998.500
2010 1.012.000
2011 1.027.200
2012 1.057.800
2013 1.041.565
2014 1.059.537
2015 1.104.300
2016 1.091.959
2017 1.098.794
2018 1.112.900
2019 1.148.313
2020 1.167.940
2021 1.181.302
2022 1.178.695
Nguồn:[13]

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh đạt 1.148.313 người, mật độ dân số đạt 556 người/km²[14]. Dân số nam đạt 576.228 người[15], trong khi đó nữ chỉ đạt 572.085 người[16]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1‰[17] 62% dân số sống ở đô thị và 38% dân số sống ở nông thôn.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 28 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sốn

Thành phần tôn giáo tại Bà Rịa-Vũng Tàu trong năm 2019

  Công giáo (23.60%)
  Phật giáo (19.19%)
  Cao đài (2.06%)
  Tin lành (0.36%)
  Khác (Minh sư Đạo, Bahai, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bà-la-môn, Minh Lý Đạo) (0.06%)
  Không tôn giáo (54.52%)

g. Trong đó, người Kinh đông nhất với 972.095 người, tiếp sau đó là người Hoa có 10.042 người, đông thứ ba là người Chơ Ro với 7.632 người, người Khơ Me có 2.878 người, người Tày có 1.352 người, cùng một số dân tộc ít người khác như người Nùng có 993 người, người Mường có 693 người, người Thái có 230 người, ít nhất là các dân tộc như người Xơ Đăng, người Hà Nhì, người Chu Ru, người Cờ Lao, mỗi dân tộc chỉ có một người, người nước ngoài thì có 59 người[18].

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 13 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo có 270.996 người, Phật giáo có 220.336 người, Đạo Cao Đài có 23.600 người, các tôn giáo khác như Tin Lành có 4.077 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 1.424 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.168 người, Phật giáo hòa hảo có 468 người, Hồi giáo 169 người, Minh Sư Đạo có 12 người, Bahá'í có năm người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có bốn người, Bà-la-môn có ba người, còn lại là Minh Lý Đạo có hai người[18].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1658, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đánh thành Mô Xoài của Chân Lạp (thuộc vùng đất Bà Rịa ngày nay). Lý do của cuộc chinh phạt này được chúa Nguyễn đưa ra là để bảo vệ những cư dân người Việt đã vào đây làm ăn sinh sống. Trận này, chúa Nguyễn bắt được vua Chân LạpNặc Ông Chân. Chân Lạp xin được làm chư hầu và triều cống hàng năm. Năm Giáp Tuất, Thái Tông thứ 27 (1674), Chúa Hiền lại sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Diên đem quân đánh lũy Bô Tâm của Chân Lạp ở xứ Mô Xoài mà về sau người Việt gọi là Lũy cũ Phước Tứ (thị trấn Long Điền ngày nay).

Tỉnh Bà Rịa được thành lập tháng 12 năm 1899 trên địa bàn phủ Phước Tuy của tỉnh Biên Hòa.

Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Trường Sa.

Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 12 năm 1963 và từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh Bà Rịa với tỉnh Biên Hòa và tỉnh Long Khánh thành tỉnh Bà Biên.

Từ tháng 2 năm 1976 sáp nhập vào tỉnh Đồng Nai.

Từ ngày 30 tháng 5 năm 1979, thành lập Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo trên cơ sở sáp nhập thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang.[19]

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo vừa giải thể và 3 huyện: Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, thành lập thành phố Vũng Tàu và huyện Côn Đảo trên cơ sở đặc khu vừa giải thể.[20]

Khi mới thành lập, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm thành phố Vũng Tàu (tỉnh lỵ) và 4 huyện: Châu Thành, Côn Đảo, Long Đất, Xuyên Mộc.

Ngày 2 tháng 6 năm 1994, chia huyện Châu Thành thành thị xã Bà Rịa và 2 huyện: Châu Đức, Tân Thành.[11]

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chia huyện Long Đất thành 2 huyện Long ĐiềnĐất Đỏ.[12]

Ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được chuyển từ thành phố Vũng Tàu về thị xã Bà Rịa[21] (nay là thành phố Bà Rịa).

Ngày 22 tháng 8 năm 2012, chuyển thị xã Bà Rịa thành thành phố Bà Rịa.[9]

Ngày 12 tháng 4 năm 2018, chuyển huyện Tân Thành thành thị xã Phú Mỹ.[7]

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện như hiện nay.

Giáo dục & Y tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu

Giáo dục phổ thông. Tính đến thời điểm ngày 8 tháng 9 năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh có 505 trường học ở cấp phổ thông trong đó có trung học phổ thông có 31 trường, trung học cơ sở có 92 trường, tiểu học có 184 trường, bên cạnh đó còn có 198 trường mẫu giáo[22]. Hệ thống trường học này đã góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh[22].

Giáo dục bậc đại học. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một trường đại học là Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, được thành lập vào năm 2006 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đào tạo đa ngành. Năm 2019, Trường có tên trong bảng xếp hạng đại học thế giới[23] Hiện nay Trường đào tạo 05 ngành trình độ thạc sĩ (Quản trị Kinh doanh, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh, Đông phương học, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật hóa học) 48 ngành/chuyên ngành trình độ đại học (trong đó có các ngành: Marketing, Tài chính – Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế, Quản lý công nghiệp, Kế toán, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý vận tải, Luật, Luật kinh tế, Đông phương học, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Anh, Tâm lý học, Quan hệ công chúng, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Thú y, Nông nghiệp, Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Điều dưỡng).

Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 98 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 10 bệnh viện, 6 phòng khám đa khoa khu vực và 82 trạm y tế phường xã, với 1.445 giường bệnh và 480 bác sĩ, 363 y sĩ, 644 y tá và khoảng 261 nữ hộ sinh[24].

Trung tâm thương mại Bà Rịa
Bến cảng tại Phú Mỹ

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.

Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4.000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm (800.000 tấn/năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại tỉnh có hàng chục nhà máy lớn đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm (Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội.

  • Về lĩnh vực cảng biển, kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam Bộ, thuộc nhóm cảng biển số 05 bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải. Cảng Sài Gòn và nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây. Sông Thị Vải có luồng sâu 15 m đảm bảo các tàu container trên 100.000 tấn đã có thể cập cảng Bà Rịa – Vũng Tàu đi thẳng sang các nước châu Âu, châu Mỹ. Tính đến nay, toàn tỉnh có 24/52 cảng đã đi vào hoạt động, các cảng còn lại đang trong quá trình quy hoạch và xây dựng. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ giao thương của khu vực miền Nam, và Việt Nam (nằm gần đường hàng hải quốc tế và là tỉnh có nhiều cảng biển nhất Việt Nam).
  • Về lĩnh vực du lịch, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Nổi tiếng đẹp nhất thành phố Vũng Tàu là bãi biển Thuỳ Vân hay còn gọi là Bãi Sau nằm ở đường Thuỳ Vân. Dọc bờ biển Long Hải, Xuyên Mộc có nhiều bãi biển đẹp và khu du lịch lớn: Hồ Tràm MGM, Vietso resort... Các khu du lịch có khu du lịch Biển Đông, khu du lịch Nghinh Phong... Các khách sạn có khách sạn Pullman, khách sạn Imperial, khách sạn Thuỳ Vân, khách sạn Sammy, khách sạn Intourco Resort, khách sạn DIC...

Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đang có 301 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 27 tỷ USD và 450 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 244.000 tỷ đồng.

  • GDP bình quân đầu người năm 2010 không tính dầu thô và khí đốt ước đạt 5.872 đô la Mỹ (tăng 2,28 lần so với năm 2005)[25].
  • Tổng giá trị GRDP đứng thứ 3 cả nước, sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
  • Trong những năm gần đây, tỉnh luôn đứng trong tốp những địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất tại Việt Nam. Nằm ở vị trí thứ 3 về việc đóng góp ngân sách nhà nước, sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
  • Cơ cấu kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu (năm 2012): công nghiệp – xây dựng 69,7%; dịch vụ 24,5% và nông lâm ngư nghiệp 5,8%.
  • Tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011–2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 61%, cao hơn tỷ lệ của cả nước là 46%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia ước đạt 1,7%, thấp hơn nhiều so với cả nước. 100% xã, huyện đạt phổ cập trung học cơ sở, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ huy động số cháu đi mẫu giáo trong độ tuổi đạt 87,7% và tỉnh đang phấn đấu hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vào cuối năm 2013. Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch đạt 96%. 93% gia đình đạt chuẩn văn hóa.
  • Phấn đấu đến năm 2015, trở thành tỉnh công nghiệp và cảng biển, đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14%/năm, kể cả dầu khí bình quân 10,8%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 11.500 USD, kể cả dầu khí đạt 15.000 USD [25]. Về cơ cấu kinh tế, công nghiệp xây dựng 62%, dịch vụ 35%, nông nghiệp 3%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tỉnh từ 21,69% xuống dưới 2,35% (theo chuẩn mới), cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia. Mức hưởng thụ văn hóa đạt 42 lần/người/năm; 92% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa; 92% thôn, ấp đạt chuẩn văn hóa; 99% dân số nông thôn được sử dụng điện và nước hợp vệ sinh.
  • Định hướng đến năm 2020 trở thành thành phố cảng, đô thị cảng lớn nhất cả nước cùng với Hải Phòng, trung tâm logistics và công nghiệp hỗ trợ, trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Theo đó, GDP bình quân đầu người dự báo đạt 27.000 USD/người/năm (tương đương thu nhập của các nước phát triển).

Năm 2019, tỉnh có tăng trưởng kinh tế khá, GRDP (trừ dầu khí) đạt 7,65%. Ngành công nghiệp đóng góp chủ yếu, sản xuất công nghiệp tăng 9,12%. Khai thác khoáng sản và chế biến tăng 9,8–9,9%. Dịch vụ cảng và logistics tăng 4,8%. Du lịch phát triển tốt, doanh thu lưu trú tăng 17,85%, khách nước ngoài tăng 17,92%. Bán lẻ tăng 13,98%, xuất khẩu (trừ dầu khí) tăng 14,02%. Nông nghiệp tăng 3,45%, ngư nghiệp tăng 4,21%...

Khu công nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có các Khu Công nghiệp sau

Ngoài ra, tỉnh đã quy hoạch 29 cụm công nghiệp tại các huyện, thành phố trong tỉnh và đang quy hoạch thêm các khu công nghiệp ở huyện Đất Đỏ.

Đối ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng mối quan hệ hợp tác về nhiều mặt với nhiều tỉnh thành trong cả nước và quốc tế. Tính đến tháng 9 năm 2015, tỉnh đã ký xác lập quan hệ đối tác kết nghĩa với các địa phương sau đây:

Thành phố/Vùng Ngày xác lập quan hệ
Việt Nam

Quảng Ninh, Việt Nam

1/5/1960
Hàn Quốc

Nam Jeolla, Hàn Quốc

12/5/1997
Nga

Rostov, Liên Bang Nga

28/2/2000
Nga

Sverdlovsk Oblast, Liên Bang Nga

9/9/2000
Hàn Quốc

Goyang, Hàn Quốc

31/7/2003
Hàn Quốc

Ansan, Hàn Quốc

17/8/2004
Úc

Lãnh thổ Bắc Úc, Úc

19/9/2007
Canada

Nova Scotia, Canada

30/9/2009
Hàn Quốc

Pohang, Hàn Quốc

9/3/2010
Nga

Nenets Autonomous Okrug, Liên Bang Nga

31/10/2010
Nhật Bản

Kawasaki, Nhật Bản

15/9/2012
Indonesia

Padang, Indonesia[26]

31/5/2016
Indonesia

Siem Reap, Campuchia [27]

23/12/2022

Giao thông vận tải

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau. Quốc lộ 51A (8 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong những năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu quy mô 6 làn xe song song với quốc lộ 51A, đường vành đai 4 quy mô 6-8 làn xe kết nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tại khu vực thị xã Phú Mỹ, quốc lộ 56 từ Long Khánh đi Bà Rịa, quốc lộ 55A từ Hàm Tân đi Bà Rịa.
  • Đường sông: Hệ thống các cảng biển như nêu trên. Từ Vũng Tàu có thể đến Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu cánh ngầm đến bến Bạch Đằng thuộc Quận 1 hoặc bằng phà biển kết nối đến huyện Cần Giờ.
  • Hàng không: Tỉnh hiện có 2 sân bay đang hoạt động gồm một sân bay chuyên dùng là Sân bay Vũng Tàu tại trung tâm thành phố Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí, cùng một sân bay lưỡng dụng là Sân bay Cỏ Ống tại huyện đảo Côn Đảo. Tỉnh cũng đang triển khai kế hoạch di dời sân bay Vũng Tàu sang đảo Gò Găng thuộc ngoại thành Vũng Tàu và xây dựng Sân bay Gò Găng thành sân bay lưỡng dụng vừa phục vụ hàng không dân dụng kết hợp với phục vụ hoạt động bay thăm dò và khai thác dầu khí, vừa phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành được xây dựng cách Vũng Tàu 70 km, ranh giới tỉnh khoảng 20 km.
  • Đường sắt: Hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2015 của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1,435 m sẽ được xây dựng nối TP. HCM và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/h nhưng hiện chưa có bất kỳ thông tin về việc triển khai.
  • 04: Bình Châu – Phước Bửu – Đất Đỏ – Long Điền – Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • 08: Bình Châu – La Gi (Bình Thuận).
  • 15: Dầu Giây – Long Khánh – Sông Ray – Bàu Lâm – Xuyên Mộc – Hòa Hiệp.
  • 22: Long Khánh – Ngãi Giao – Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • 606: Xuân Trường – Ông Đồn – Sông Ray – Bàu Lâm – Hòa Bình – Ngãi Giao – Bà Rịa – Long Hải.
  • 611: Ngã Tư Vũng Tàu (Biên Hòa) – Long Thành – Phú Mỹ – Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • 15: Bến xe Dầu Giây – Quốc lộ 1A – cây xăng ngã 3 Dầu Giây – Đường Hùng Vương – (thị xã Long Khánh) – Quốc lộ 1A – Ngã ba Xuân Định – Chợ Bảo Bình – Ngã tư Sông Ray – Chợ Bàu Lâm – Chợ Xuyên Mộc đến xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc và ngược lại.
  • 11: Trên Quốc lộ 51 – Trung tâm TM Tân Thành – Ngã ba Mỹ Xuân – Ngã ba 67 – Ngã ba Nhơn Trạch – Thị trấn Long Thành – Bò sữa Long Thành – Ngã ba Thái Lan – Cổng 11 – Bến gỗ – Vòng xoay ngã tư Vũng Tàu – Bến xe ngã tư Vũng Tàu và ngược lại.
  • 6: Bến xe khách Vũng Tàu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Hoàng Hoa Thám – Trần Hưng Đạo – Lê Lợi – Nguyễn An Ninh – Đường 30/4 – Quốc lộ 51 – Trường Chinh – Nguyễn Tất Thành – Bạch Đằng – Phạm Văn Đồng – Trường Chinh – Quốc lộ 51 – Lê Thành Duy – Huỳnh Tịnh Cửa – Bạch Đằng – Nguyễn Thanh Đằng – Cách mạng tháng 8 – Quốc lộ 51 – Tân Thành và ngược lại.

Điều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa – Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam. Đương nhiên lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây.

Tỉnh có ngày lễ Dinh Cô (Long Hải) từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu – Nữ thần và kết hợp cúng thần biển.

Bên cạnh đó vào ngày giỗ ông Trần 20 tháng 2 (âm lịch) và tết trùng cửu 9 tháng 9 (âm lịch) tại Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng thu hút hàng chục ngàn người từ các nơi về tham dự.

Người nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các danh nhân có quê quán, được sinh ra hoặc cư trú tại Bà Rịa – Vũng Tàu gồm:

Nhân vật lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Người làm nghệ thuật, doanh nhân, người dẫn chương trình...

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lý Nhã Kỳ, doanh nhân, diễn viên.
  • Trần Nam Thư, diễn viên.
  • Chi Bảo, diễn viên, doanh nhân.
  • Trúc Nhân, ca sĩ.
  • Kiều Minh Tuấn, diễn viên điện ảnh.
  • Nguyễn Tuyết Ngân, người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
  • Diễn viên - ca sĩ Hà Trí Quang

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020”. Quyết định số 387/QĐ-BTNMT 2022. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam).
  2. ^ a b c d e Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Dân số các tỉnh Việt Nam năm 2018”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập Ngày 30 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2018”. Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  6. ^ Định hướng 8 tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
  7. ^ a b c “Nghị quyết số 492/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị xã Phú Mỹ và các phường thuộc thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
  8. ^ Dân số Huyện Xuyên Mộc vào năm 2007 Lưu trữ 2020-08-10 tại Wayback Machine, Theo Công Đoàn Bà Rịa Vũng Tàu.
  9. ^ a b “Nghị quyết số 43/NQ-CP năm 2012 về việc thành lập thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
  10. ^ Mít tinh kỷ niệm 20 năm thành lập - Vũng Tàu[liên kết hỏng], Cổng thông tin thành phố Vũng Tàu.
  11. ^ a b “Nghị định 45-CP năm 1994 về việc thành lập thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành, huyện Châu Đức thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
  12. ^ a b c “Nghị định 152/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường thuộc thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành, chia huyện Long Đất thành huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
  13. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  14. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  15. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  16. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  17. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  18. ^ a b Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  19. ^ “Nghị quyết về việc thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trực thuộc trung ương”.
  20. ^ “Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội ban hành”.
  21. ^ Bà Rịa - Vũng Tàu "dời đô"
  22. ^ a b Thống kê về Giáo dục Việt Nam, Niên giám thống kê 2011, Theo tổng cục thống kê Việt Nam
  23. ^ Đại học BVU có tên trong bảng xếp hạng đại học thế giới
  24. ^ Y tế, Văn hoá, Thể thao và Mức sống dân cư , Tổng cục thống kê
  25. ^ a b “Tri thức hóa giai cấp công nhân, góp phần xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh công nghiệp cảng biển theo hướng hiện đại”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2011.
  26. ^ “Vung Tau, Padang become twin cities”. Vietnam+. 1 tháng 6 năm 2016.
  27. ^ Mã Thanh (24 tháng 12 năm 2022). “TỔNG LÃNH SỰ NGUYỄN THÀNH VĂN THAM DỰ LỄ KÝ KẾT BẢN GHI NHỚ GIỮA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU VỚI TỈNH SIEM REAP”. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Battambang.
  28. ^ “Báo Bà Rịa Vũng Tàu”. baobariavungtau.com.vn. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]