Cam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cam
Quả cam (Citrus × sinensis)
Tập tin:Trái cây (cam sành) ở BigC tháng 11 năm 2019 để(13).jpg
Quả cam sành ở siêu thị BigC vào tháng 11 năm 2019
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Sapindales
Họ (familia)Rutaceae
Chi (genus)Citrus
Loài (species)C. × sinensis
Danh pháp hai phần
Citrus × sinensis
Cam - toàn bộ, cắt đôi và bóc vỏ
Cam sau khi gọt vỏ
Hoa cam và cam trên cây
Cam và nước cam

Cam là một loại quả của nhiều loài cây có múi khác nhau thuộc họ Cửu lý hương (Rutaceae) (xem danh sách các loài thực vật được gọi là cam); nó chủ yếu đề cập đến Citrus × sinensis,[1] mà còn được gọi là cam ngọt, để phân biệt với Citrus × aurantium có liên quan, được gọi là cam chua. Cam ngọt sinh sản vô tính (apomixis thông qua phôi nucellar); giống cam ngọt phát sinh do đột biến.[2][3][4][5]

Cam là trái lai từ quả chanh và quả bưởi.[2][6] Bộ gen lục lạp, và do đó là dòng ngoại, là bộ gen của bưởi.[7] Quả cam ngọt đã có trình tự bộ gen đầy đủ.[2]

Cam có nguồn gốc ở một khu vực bao gồm Nam Trung Quốc, Đông Bắc Ấn ĐộMyanmar,[8][9] và người ta nhắc đến cam ngọt sớm nhất trong văn học Trung Quốc vào năm 314 trước Công nguyên.[2] Tính đến năm 1987, cây cam được coi là cây ăn quả được trồng nhiều nhất trên thế giới.[10] Cây cam được trồng rộng rãi ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới để cho quả ngọt. Quả của cây cam có thể ăn tươi hoặc chế biến lấy nước cốt hoặc vỏ thơm.[11] Tính đến năm 2012, cam ngọt chiếm khoảng 70% sản lượng cam quýt.[12]

Năm 2019, 79 triệu tấn cam đã được trồng trên toàn thế giới, trong đó Brasil sản xuất 22% tổng số, tiếp theo là Trung QuốcẤn Độ.[13]

Trồng trọt và sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Trồng cam là một hình thức thương mại quan trọng và là một phần đáng kể trong nền kinh tế Hoa Kỳ (tiểu bang FloridaCalifornia), hầu hết các nước Địa Trung Hải, Brasil, México, Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Ai Cập, và Thổ Nhĩ Kỳ và đóng góp một phần nhỏ hơn trong nền kinh tế của Tây Ban Nha, Cộng hòa Nam PhiHy Lạp.

Sản xuất trên thể giới[sửa | sửa mã nguồn]

Lượng sản xuất cam tính theo tấn (trong năm 2004) được xếp hạng như sau (theo FAOSTAT):

Cam "ambersweet"
  1. Brasil 18.256.500
  2. Hoa Kỳ 11.729.900
  3. México 3.969.810
  4. Ấn Độ 3.100.000
  5. Tây Ban Nha 2.883.400
  6. Ý 2.064.099
  7. Trung Quốc 1.977.575
  8. Iran 1.900.000
  9. Ai Cập 1.750.000
  10. Thổ Nhĩ Kỳ 1.280.000

Giữa 1974 và 2004 lượng sản xuất của cam đã gia tăng 99,8%.

Lượng sản xuất (tấn):

Nước cam và các sản phẩm khác từ cam[sửa | sửa mã nguồn]

Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, và vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua. Cam thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt lấy nước. Vỏ cam dày, có vị đắng, thường bị vứt đi nhưng có thể chế biến thành thức ăn cho súc vật bằng cách rút nước bằng sức ép và hơi nóng. Nó cũng được dùng làm gia vị hay đồ trang trí trong một số món ăn. Lớp ngoài cùng của vỏ có thể được dùng làm "zest" để thêm hương vị cam vào thức ăn. Phần trắng của vỏ cam là một nguồn pectin.

Sản phẩm làm từ cam gồm có:

  • Nước cam, Brazil là nước sản xuất nước cam nhiều nhất thế giới, sau đó là Florida, Hoa Kỳ.
  • Dầu cam, được chế biến bằng cách ép vỏ. Nó được dùng làm gia vị trong thực phẩm và làm hương vị trong nước hoa. Dầu cam có khoảng 90% d-Limonene, một dung môi dùng trong nhiều hóa chất dùng trong gia đình, cùng với dầu chanh dùng để làm chất tẩy dầu mỡ và tẩy rửa nói chung. Chất tẩy rửa từ tinh chất cam hiệu quả, thân thiện với môi trường, và ít độc hại hơn sản phẩm cất từ dầu mỏ, đồng thời có mùi dễ chịu hơn.

Dinh dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

Theo [1], 180 gam cam ở dạng đồ tráng miệng nguyên chất cung cấp tới 160% nhu cầu vitamin C trung bình của một người trong một ngày. Cam cũng chứa vitamin A, calcichất xơ.

Trong văn hóa Việt[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Cam trong tiếng Việt có nguồn gốc Hán Việt. Cam có nghĩa là ngọt, như trong

(Sát nghĩa: Ngọt đắng cùng nhau), 
(sát nghĩa: ngọt đắng. Ý nghĩa:những gian nan, thay đổi giữa may mắn và bất lợi).

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vỏ cam dày lớp màu trắng của nó được gọi là trần bì là một vị thuốc Nam dùng chữa ho.

Lưu ý[sửa | sửa mã nguồn]

Cam với nghĩa rộng hơn trong tên gọi thực vật còn được dùng để chỉ một số loài khác cùng chi như cam chanh (cam đắng, cam chua) (Citrus aurantium), cam sành v.v

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Citrus ×sinensis (L.) Osbeck (pro sp.) (maxima × reticulata) sweet orange”. Plants.USDA.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2011.
  2. ^ a b c d Xu, Q; Chen, LL; Ruan, X; Chen, D; Zhu, A; Chen, C; Bertrand, D; Jiao, WB; Hao, BH; Lyon, MP; Chen, J; Gao, S; Xing, F; Lan, H; Chang, JW; Ge, X; Lei, Y; Hu, Q; Miao, Y; Wang, L; Xiao, S; Biswas, MK; Zeng, W; Guo, F; Cao, H; Yang, X; Xu, XW; Cheng, YJ; Xu, J; Liu, JH; Luo, OJ; Tang, Z; Guo, WW; Kuang, H; Zhang, HY; Roose, ML; Nagarajan, N; Deng, XX; Ruan, Y (tháng 1 năm 2013). “The draft genome of sweet orange (Citrus sinensis)”. Nature Genetics. 45 (1): 59–66. doi:10.1038/ng.2472. PMID 23179022.
  3. ^ “Orange Fruit Information”. 9 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2018.
  4. ^ “Orange fruit nutrition facts and health benefits”. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2018.
  5. ^ “Oranges: Health Benefits, Risks & Nutrition Facts”. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2018.
  6. ^ Andrés García Lor (2013). Organización de la diversidad genética de los cítricos (PDF) (Luận văn). tr. 79.
  7. ^ Velasco, R; Licciardello, C (2014). “A genealogy of the citrus family”. Nature Biotechnology. 32 (7): 640–642. doi:10.1038/nbt.2954. PMID 25004231. S2CID 9357494.
  8. ^ Morton, Julia F. (1987). Fruits of Warm Climates. tr. 134–142.
  9. ^ Talon, Manuel; Caruso, Marco; Gmitter Jr., Fred G. (2020). The Genus Citrus. Woodhead Publishing. tr. 17. ISBN 9780128122174.
  10. ^ Morton, J (1987). “Orange, Citrus sinensis. In: Fruits of Warm Climates”. NewCROP, New Crop Resource Online Program, Center for New Crops & Plant Products, Purdue University. tr. 134–142.
  11. ^ “Citrus sinensis”. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017.
  12. ^ Organisms. Citrus Genome Database
  13. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên faostat

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]