Bước tới nội dung

A-nan-đà

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ananda)
Tôn giả
Ānanda
आनन्द (tiếng Phạn)
Tranh vẽ Tôn Giả A-Nan-Đà
Tên khai sinhA Nan
Tôn xưngĐa Văn Đệ Nhất
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Sư phụThích-Ca Mâu-Ni
Chức vụTỳ-kheo
Thị giả đức Thích-Ca Mâu-Ni
Nhị Tổ Thiền Tông
Tiền nhiệmMa-ha-ca-diếp
Kế nhiệmThương-na-hòa-tu
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhA Nan
Ngày sinh605 TCN- 485 TCN
Nơi sinhCapilapattu (Ca Tỳ La Vệ, Xá Vệ)
Mất
Ngày mấtNăm 485 TCN
120 tuổi
Nơi mấtVaishali
Giới tínhnam
Thân quyến
Śuklodana
Nghề nghiệptì-kheo
Gia tộcgia đình Phật Gautama
Quốc tịchShakya, Ấn Độ
icon Cổng thông tin Phật giáo
Tôn giả A-nan-đà, nổi danh là người "nghe và nhớ nhiều nhất", được xem là Nhị tổ Thiền tông Ấn Độ

A-nan-đà (Ānanda, zh. 阿難陀, sa., pi. ānanda, bo. kun dga` bo ཀུན་དགའ་བོ་), thường gọi ngắn là A-nan, dịch nghĩa là Khánh Hỉ (慶喜) hoặc Hoan Hỉ (歡喜), sinh năm 605 TCN và viên tịch năm 485 TCN ở tuổi 120, giữa sông Hằng, nơi ranh giới giữa hai nước Magadha và Tì-xá-ly. Ông là anh em chú bác với Thích-ca Mâu-ni, vì cha của ông là vua Amitodana, em của vua Suddhodana (Tịnh Phạn Vương), thân phụ Thích-ca Mâu-ni. A-nan-đà gia nhập giáo đoàn hai năm sau ngày Thích-ca Mâu-ni thành lập Tăng đoàn, vào năm 18 tuổi, cùng hai người anh của mình là A-na-luật, vị A-la-hán nổi tiếng với Thiên nhãn, và Đề-bà-đạt-đa, người sau này ly khai khỏi Tăng đoàn.

Trong số rất nhiều đệ tử của Thích-ca Mâu-ni, A-nan-đà nổi bật với trí nhớ phi thường, được xưng tụng là một trong Thập đại đệ tử. Phần lớn các bài kinh trong Sutta-Piṭaka (Tạng Kinh) thời kỳ đầu đều do ông tụng lại từ ký ức trong kỳ Kết tập kinh điển lần thứ nhất. Trước khi nhập Niết-bàn, Thích-ca Mâu-ni căn dặn Tăng đoàn hãy lấy giáo pháp và giới luật làm nơi nương tựa, không chỉ định người kế nhiệm nào. Những sự kiện vào giai đoạn cuối cuộc đời Thích-ca Mâu-ni cho thấy sự quyến luyến sâu sắc của A-nan-đà với ông, và A-nan-đà vô cùng đau xót khi chứng kiến sự nhập diệt.

Không lâu sau khi Thích-ca Mâu-ni qua đời, A-nan-đà chứng đắc quả vị A-la-hán, điều kiện bắt buộc để tham dự Đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất ngay trong đêm trước kỳ đại hội này diễn ra. Ông đóng vai trò trọng yếu trong đại hội này như "trí nhớ sống" của Thích-ca Mâu-ni, tụng lại nhiều bài pháp thoại và kiểm chứng sự chính xác của chúng. Cũng trong kỳ kết tập này, A-nan-đà bị Ma-ha-ca-diếp (Mahākāśyapa) và một số vị khác khiển trách vì đã thỉnh cầu Thích-ca Mâu-ni cho phép nữ giới xuất gia, dẫn đến sự hình thành Ni đoàn (giáo đoàn Tì-kheo-ni), và do chưa hoàn toàn hiểu rõ một số ý chỉ của Thích-ca Mâu-ni trong các thời khắc quan trọng.

Sau kỳ kết tập thứ nhất, A-nan-đà tiếp tục giảng dạy cho đến cuối đời, truyền thừa giáo pháp cho các đệ tử như ŚāṇavāsīMajjhantika, những người về sau giữ vai trò quan trọng trong các kỳ kết tập thứ haithứ ba. A-nan-đà được xem là Nhị tổ của Thiền tông Ấn Độ và là người đầu tiên phát minh ra "áo cà sa" – trang phục nghi lễ của tăng ni Phật giáo sau này.

A-nan-đà là một trong những nhân vật được kính trọng nhất trong Phật giáo, nổi danh về trí nhớ, lòng từ bi, và kiến thức uyên bác. Dù vậy, trong tương quan với Thích-ca Mâu-ni, ông đôi khi được nhìn nhận như một hình ảnh đối chiếu, thể hiện những lưu luyến thế tục trước khi đạt giác ngộ hoàn toàn. Trong các truyền thống kinh điển Sanskrit, A-nan-đà được xem như Tổ sư của Pháp, tiếp nhận giáo pháp từ Ma-ha-ca-diếp và truyền lại cho các đệ tử.

Từ thời Trung cổ cho tới nay, giới Tì-kheo-ni luôn bày tỏ lòng tôn kính sâu sắc đối với A-nan-đà vì công lao thiết lập Ni đoàn. Các nhân vật văn hóa như nhà soạn nhạc Richard Wagner và nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore cũng từng lấy cảm hứng từ cuộc đời và những câu chuyện về A-nan-đà trong tác phẩm của mình.

Ngoài phạm vi Phật giáo, trong triết học Vedānta của Ấn Độ giáo, "A-nan-đà" (Ānanda) mang ý nghĩa là sự an vui tuyệt đối, vượt trên mọi khái niệm nhị nguyên, là trạng thái chỉ có thể cảm nhận khi nhập Định (samādhi), và thường xuất hiện trong cụm danh từ "Sat-Cit-Ānanda" (Chân lý – Nhận thức tuyệt đối – An vui tuyệt đối).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.

{refbegin |30em}}

Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán