Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam khu vực châu Á

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam khu vực châu Á
Chi tiết giải đấu
Thời gian23 tháng 2, 2011 – 29 tháng 3, 2012
Số đội35 (từ 1 liên đoàn)
Thống kê giải đấu
Số trận đấu85
Số bàn thắng195 (2,29 bàn/trận)
Số khán giả717.168 (8.437 khán giả/trận)
Vua phá lướiOman Hussain Al-Hadhri (8 bàn
2008
2016

Vòng loại khu vực châu Á môn Bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2012 là giải đấu vòng loại của Liên đoàn bóng đá châu Á cho giải bóng đá nam Thế vận hội Mùa hè 2012London, Vương quốc Anh. Ba mươi lăm đội đã tham dự vòng loại để cạnh tranh cho ba suất tham dự chính thức và một suất tham dự trận play-off liên lục địa với đội đứng thứ tư của vòng loại khu vực châu Phi. Quá trình vòng loại bắt đầu từ tháng 2 năm 2011 và kết thúc vào tháng 3 năm 2012.

Thể thức thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc vòng loại như sau:

  • Vòng 1: 13 đội đứng đầu của giải đấu trước đó (4 đội tham dự vòng chung kết và 9 đội khác lọt vào đến vòng loại cuối cùng của giải lần trước) được miễn thi đấu vòng này. 22 đội còn lại được chia thành 11 cặp đấu, thi đấu loại trực tiếp hai lượt trận trên sân nhà và sân khách. Đội thắng trong mỗi cặp tiến vào vòng thứ hai.
  • Vòng 2: 24 đội (gồm 13 đội được miễn vòng 1 và 11 đội thắng vòng 1) tiếp tục được chia thành 12 cặp đấu khác, cũng thi đấu theo thể thức hai lượt trận như vòng 1. Đội thắng sẽ lọt vào vòng loại thứ ba.
  • Vòng 3: 12 đội thắng ở vòng 2 sẽ được chia thành 3 bảng, mỗi bảng 4 đội, thi đấu vòng tròn hai lượt trên sân nhà và sân khách. Đội đứng đầu mỗi bảng sẽ trực tiếp giành quyền tham dự vòng chung kết. Đội đứng thứ hai mỗi bảng đấu tiến vào vòng tiếp theo.
  • Vòng 4: Ba đội đứng thứ hai của ba bảng thi đấu vòng tròn một lượt tại một địa điểm tập trung. Đội đứng đầu sẽ tham dự vòng play-off liên lục địa. Nếu giành chiến thắng trong trận gặp đội đứng thứ tư của vòng loại khu vực châu Phi, đội tuyển đó cũng sẽ góp mặt tại vòng chung kết Thế vận hội Mùa hè.

Hạt giống[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng cộng 35 đội đã tham dự vòng loại. 13 đội đứng đầu dựa trên kết quả thi đấu ở vòng loại và vòng chung kết của kỳ Thế vận hội trước đã được miễn thi đấu vòng đầu tiên.

13 đội nhóm đầu 22 đội nhóm cuối Không tham dự

Vòng 1[sửa | sửa mã nguồn]

Các trận đấu diễn ra vào các ngày 23 tháng 2 đến ngày 21 tháng 3 năm 2011.[1] Lễ bốc thăm cho vòng 1 được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 năm 2010 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia.[2]

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Thái Lan  0–4  Palestine 0–31 0–1
Jordan  3–0  Đài Bắc Trung Hoa 1–0 2–0
Yemen  3–0  Singapore 2–0 1–0
Kuwait  5–0  Bangladesh 2–0 3–0
Malaysia  2–0  Pakistan 2–0 0–0
UAE  10–1  Sri Lanka 7–1 3–0
Ấn Độ  3–2  Myanmar 2–1 1–1
Oman  7–2  Tajikistan 4–1 3–1
Indonesia  1–4  Turkmenistan 1–3 0–1
Iran  1–0  Kyrgyzstan 1–0 0–0
Hồng Kông  7–0  Maldives 4–0 3–0

1 Palestine được xử thắng 3–0 ở trận lượt đi sau khi Thái Lan đã sử dụng một cầu thủ không đủ điều kiện trên sân. Tỷ số ban đầu là 0–1 nghiêng về Thái Lan.[3]

Vòng 2[sửa | sửa mã nguồn]

Các trận đấu diễn ra trong hai lượt, lượt đi vào ngày 19 tháng 6 năm 2011 và lượt về vào ngày 23 tháng 6 năm 2011. Lễ bốc thăm cho vòng 2 được tổ chức vào ngày 30 tháng 3 năm 2011 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia.[4]

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Qatar  4–2  Ấn Độ 3–1 1–1
Iraq  5–0  Iran 3–0 1 2–0
Bahrain  2–2 (a)  Palestine 0–1 2–1
Úc  7–0  Yemen 3–0 4–0
Nhật Bản  4–3  Kuwait 3–1 1–2
Syria  6–2  Turkmenistan 2–2 4–0
CHDCND Triều Tiên  1–2  UAE 0–1 1–1
Hàn Quốc  4–2  Jordan 3–1 1–1
Uzbekistan  3–0  Hồng Kông 1–0 2–0
Ả Rập Xê Út  6–1  Việt Nam 2–0 4–1
Trung Quốc  1–4 (h.p.)  Oman 0–1 1–3
Liban  1–2  Malaysia 0–0 1–2

1 Iraq được xử thắng 3 – 0 ở trận lượt đi sau khi Iran đã sử dụng một cầu thủ bị treo giò. Kết quả ban đầu là 1–0 cho Iran.[5]

Vòng 3[sửa | sửa mã nguồn]

12 đội thắng ở vòng 2 được chia thành 3 bảng 4 đội. Đội nhất mỗi bảng giành vé đến Thế vận hội trong khi đội nhì bảng lọt vào vòng play-off. Lễ bốc thăm cho vòng 3 được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 năm 2011 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia.[6]

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Hàn Quốc 6 3 3 0 8 2 +6 12 Giành quyền tham dự vòng chung kết 2–0 0–0 1–0
2  Oman 6 2 2 2 8 8 0 8 Đi tiếp vào vòng 4 0–3 3–0 2–0
3  Qatar 6 1 4 1 6 8 −2 7 1–1 2–2 2–1
4  Ả Rập Xê Út 6 0 3 3 4 8 −4 3 1–1 1–1 1–1

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  UAE 6 4 2 0 8 2 +6 14 Giành quyền tham dự vòng chung kết 0–0 3–0 1–0
2  Uzbekistan 6 2 2 2 7 5 +2 8 Đi tiếp vào vòng 4 2–3 2–0 2–0
3  Iraq 6 1 2 3 2 7 −5 5 0–1 2–1 0–0
4  Úc 6 0 4 2 0 3 −3 4 0–0 0–0 0–0

Bảng C[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Nhật Bản 6 5 0 1 13 3 +10 15 Giành quyền tham dự vòng chung kết 2–1 2–0 2–0
2  Syria 6 4 0 2 12 6 +6 12 Đi tiếp vào vòng 4 2–1 3–1 3–0
3  Bahrain 6 3 0 3 8 11 −3 9 0–2 0–2 2–3
4  Malaysia 6 0 0 6 3 16 −13 0 0–4 0–0 0–0

Vòng 4[sửa | sửa mã nguồn]

Ba đội nhì bảng từ vòng loại thứ ba thi đấu với nhau tại một địa điểm trung lập vào các ngày 25, 27 và 29 tháng 3 năm 2012. Malaysia ban đầu được lựa chọn để diễn ra loạt trận play-off, tuy nhiên do địa điểm thi đấu tại đây vẫn đang trong quá trình cải tạo và không có sẵn các địa điểm khác thay thế, AFC quyết định dời vòng loại sang Việt Nam,[7] với các trận đấu diễn ra trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình tại Hà Nội.[8]

Oman là đội đã đứng thứ nhất ở vòng này và sẽ gặp Senegal trong trận play-off để xác định một suất tham dự Thế vận hội.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Oman 2 1 1 0 3 1 +2 4 Play-off liên lục địa 2–0
2  Uzbekistan 2 1 0 1 2 3 −1 3 2–1
3  Syria 2 0 1 1 2 3 −1 1 1–1
Nguồn: AFC

Play-off liên lục địa[sửa | sửa mã nguồn]

Trận play-off liên lục địa diễn ra vào ngày 23 tháng 4 năm 2012 tại thành phố Coventry, Anh.

Đội 1  Tỉ số  Đội 2
Oman  0–2  Sénégal

Các đội vượt qua vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Ba đội tuyển sau đây từ AFC đã đủ điều kiện tham dự vòng chung kết môn bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2012.

Đội Ngày vượt qua vòng loại Tham dự giải đấu lần trước 1
 Hàn Quốc 22 tháng 2 năm 2012 8 (1948, 1964, 1988, 1992, 1996, 2000, 2004, 2008)
 Nhật Bản 14 tháng 3 năm 2012 8 (1936, 1956, 1964, 1968, 1996, 2000, 2004, 2008)
 UAE 14 tháng 3 năm 2012 0 (lần đầu)
1 In nghiêng chỉ ra chủ nhà của năm đó. Thống kê bao gồm tất cả các thể thức Olympic (thể thức hiện tại dành cho lứa tuổi U-23 bắt đầu vào năm 1992).

Cầu thủ ghi bàn[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 195 bàn thắng ghi được trong 85 trận đấu, trung bình 2.29 bàn thắng mỗi trận đấu.

8 bàn thắng

6 bàn thắng

5 bàn thắng

4 bàn thắng

Về những cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất ở mỗi vòng, xem mục tương ứng trong mỗi bài viết:

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Yemen vs Singapore Olympic qualifier postponed”. the-afc.com. 19 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2011.
  2. ^ “2012 Olympics qualifying draw results”. the-afc.com. 20 tháng 10 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2010.
  3. ^ “Soccer-Thailand's Olympic ban stands, says AFC”. Reuters. 4 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ “U16, U19, Olym, WC q'fiers draw on Mar 30”. the-afc.com. 2 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2011.
  5. ^ “Iran fires football officials for dereliction of duty”. MehrNews. 26 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2011.
  6. ^ Olympics R3 draw on July 7
  7. ^ Vietnam to host London 2012 playoffs[liên kết hỏng]
  8. ^ My Dinh Stadium named playoff venue[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]