Bước tới nội dung

Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2020 – Giải đấu Nữ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải bóng đá nữ Thế vận hội 2020
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàNhật Bản
Thời gian21 tháng 7 – 6 tháng 8 năm 2021 (2021-08-06)
Số đội12 (từ 6 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu7 (tại 6 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Canada (lần thứ 1)
Á quân Thụy Điển
Hạng ba Hoa Kỳ
Hạng tư Úc
Thống kê giải đấu
Số trận đấu26
Số bàn thắng101 (3,88 bàn/trận)
Số khán giả13.913 (535 khán giả/trận)
Vua phá lướiHà Lan Vivianne Miedema (10 bàn)
2016
2024

Giải bóng đá nữ tại Thế vận hội Mùa hè 2020 được tổ chức từ ngày 21 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 2021.[1] Ban đầu, giải dự kiến diễn ra từ ngày 22 tháng 7 đến ngày 7 tháng 8 năm 2020 nhưng phải lùi lại vì Thế vận hội Mùa hè đã bị hoãn lại đến năm sau do đại dịch COVID-19. Tên chính thức của đại hội này vẫn là Thế vận hội Mùa hè 2020.[2] Đây là lần tổ chức thứ 7 của giải bóng đá nữ Olympic. Cùng với giải đấu nam, giải bóng đá Thế vận hội Mùa hè 2020 được tổ chức tại 7 sân vận động thuộc 6 thành phố ở Nhật Bản bao gồm thành phố chủ nhà Olympic Tokyo, nơi sẽ tổ chức tận tranh huy chương vàng của nữ tại sân vận động Quốc gia. Không có giới hạn độ tuổi cầu thủ cho các đội tuyển tham dự giải đấu.

Đức, đội đương kim vô địch, đã không thể vượt qua vòng loại để tham dự giải đấu sau khi bị loại ở vòng tứ kết của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019.

Lịch thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Chú giải
G Vòng bảng ¼ Tứ kết ½ Bán kết B Tranh huy chương đồng F Tranh huy chương vàng


T4
21
T5
22
T6
23
T7
24
CN
25
T2
26
T3
27
T4
28
T5
29
T6
30
T7
31
CN
1
T2
2
T3
3
T4
4
T5
5
T6
6
G G G ¼ ½ B F

Vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài nước chủ nhà Nhật Bản, 11 đội tuyển nữ quốc gia đã vượt qua vòng loại từ 6 liên đoàn châu lục riêng biệt. Ban tổ chức các giải đấu FIFA đã phê chuẩn việc phân bổ các suất vé tại cuộc họp của họ vào ngày 14 tháng 9 năm 2017.[3]

Lần đầu tiên, theo thỏa thuận giữa bốn hiệp hội bóng đá Anh Quốc (Anh, Bắc Ireland, ScotlandWales) cho đội tuyển nữ, Anh Quốc đã được quyền tham dự Thế vận hội thông qua thành tích của đội tuyển Anh tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019 (một thủ tục đã được đội tuyển Anh Quốc áp dụng thành công trong môn khúc côn cầu trên cỏ và bóng bầu dục bảy người). Lần tham dự duy nhất trước đó của đội tuyển này là ở giải đấu năm 2012 trong đó họ tự động vượt qua vòng loại với tư cách là chủ nhà. Anh Quốc đã thành công trong việc vượt qua vòng loại vì Anh là một trong ba đội tuyển châu Âu tốt nhất.[4] Scotland cũng vượt qua vòng loại để tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới, nhưng theo thỏa thuận trong đó quốc gia có thứ hạng cao nhất được đề cử để xét kết quả cho vòng loại Thế vận hội, thành tích của họ không được tính đến (các cầu thủ Scotland, Wales và Bắc Ireland đủ điều kiện tham gia vào đội tuyển Anh Quốc tại Thế vận hội).[5][6][7]


Phương thức vòng loại Các ngày2 Địa điểm2 Số suất Đội vượt qua vòng loại
Quốc gia chủ nhà 1  Nhật Bản
Giải vô địch bóng đá Nam Mỹ 2018 4–22 tháng 4 năm 2018 (2018-04-22)  Chile 1  Brasil
Cúp bóng đá các quốc gia châu Đại Dương 2018 18 tháng 11 – 1 tháng 12 năm 2018 (2018-12-01)  New Caledonia 1  New Zealand
Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019
(tư cách là vòng loại UEFA)
7 tháng 6 – 7 tháng 7 năm 2019 (2019-07-07)  Pháp 3  Anh Quốc
 Hà Lan
 Thụy Điển
Vòng loại bóng đá Thế vận hội Mùa hè 2020 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe 28 tháng 1 – 9 tháng 2 năm 2020 (2020-02-09)  Hoa Kỳ 2  Canada
 Hoa Kỳ
Vòng loại bóng đá Thế vận hội Mùa hè 2020 khu vực châu Phi 5–10 tháng 3 năm 2020 (2020-03-10)  Nhiều địa điểm 1  Zambia
Vòng loại bóng đá Thế vận hội Mùa hè 2020 khu vực châu Á 8–13 tháng 4 năm 2021 (2021-04-13)  Nhiều địa điểm 2  Úc
 Trung Quốc
Play-off CAF–CONMEBOL 10–13 tháng 4 năm 2021 (2021-04-13)  Thổ Nhĩ Kỳ 1  Chile
Tổng số   12  
  • ^2 Ngày và địa điểm của vòng chung kết khu vực đó (hoặc vòng cuối cùng của giải đấu vòng loại), các giai đoạn vòng loại khác nhau có thể diễn ra trước đó ở nhiều địa điểm khác nhau.


Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu được tổ chức tại 7 địa điểm khác nhau trải đều khắp 6 thành phố:

Trận tranh huy chương vàng ban đầu được dự kiến sẽ diễn ra tại Sân vận động Quốc giaTokyo, nhưng vì sân này đã được sắp xếp sẵn cho các nội dung điền kinh vào buổi tối nên trận đấu được chuyển đến sân vận động Quốc tế YokohamaYokohama.[8][9][10] Do đại dịch COVID-19 tại Nhật Bản, hầu hết các trận đấu được diễn ra trong tình trạng không khán giả. Tuy nhiên, sân vận động Miyagi đã cho phép một lượng khán giả hạn chế tham dự các trận đấu và và sân vận động Kashima đã cho phép học sinh địa phương tham dự như một phần trong chương trình học, nhưng khán giả Thế vận hội vẫn không được phép.[11][12]

Đội hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu nữ là một giải đấu quốc tế đầy đủ với độ tuổi tham dự không giới hạn. Theo truyền thống, mỗi đội tuyển phải gửi một danh sách thi đấu gồm 18 cầu thủ (hai trong số đó phải là thủ môn), và một danh sách khác gồm bốn cầu thủ dự bị có thể thay thế cho bất kỳ cầu thủ nào trong đội hình chính trong trường hợp họ bị chấn thương trong quá trình diễn ra giải đấu.[13] Vào cuối tháng 6 năm 2021, Ủy ban Olympic Quốc tếFIFA đã thông báo rằng tất cả 22 cầu thủ của mỗi đội tuyển sẽ có sẵn để lựa chọn trước mỗi trận đấu. Theo đó, các đội tuyển sẽ chọn ra từ tổng số 22 cầu thủ của họ một đội hình 18 cầu thủ sẽ có mặt để thi đấu trong trận đấu đó.[14] IOC cũng quy định rằng một cầu thủ phải xuất hiện trong danh sách 18 cầu thủ trong ngày thi đấu ít nhất một lần để được coi là vận động viên Olympic và nhận được huy chương.[15] Các thay đổi quy tắc được thực hiện liên quan đến những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra.[16]

Trọng tài

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 6 năm 2020, FIFA đã phê duyệt việc sử dụng trợ lý trọng tài video (VAR) cho giải đấu.[17] Các trọng tài đã được công bố vào ngày 23 tháng 4 năm 2021.[18][19]

Bốc thăm

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm cho giải đấu nữ được tổ chức vào lúc 10:00 CEST (UTC+2) ngày 21 tháng 4 năm 2021 tại trụ sở FIFAZürich, Thụy Sĩ.[20] Buổi lễ được thực hiện bởi Sarai Bareman, giám đốc bóng đá nữ FIFA, trong khi Samantha Johnson là người dẫn dắt buổi lễ. Lindsay TarpleyRyan Nelsen đóng vai trò là những trợ lý bốc thăm.[21]

12 đội tuyển được bốc thăm chia thành 3 bảng 4 đội, được ký hiệu là các bảng E, F và G để tránh nhầm lẫn với các bảng đấu của nam (sử dụng ký hiệu từ A đến D).[22] Chủ nhà Nhật Bản tự động được xếp hạt giống vào Nhóm 1 và được xếp vào vị trí E1, trong khi các đội tuyển còn lại được phân hạt giống vào các nhóm tương ứng dựa trên bảng xếp hạng bóng đá nữ thế giới được công bố vào ngày 16 tháng 4 năm 2021 (hiển thị trong dấu ngoặc đơn bên dưới).[23]Anh Quốc không phải là thành viên của FIFA và do đó không có thứ hạng, hạt giống của họ được xét theo vị trí trên bảng xếp hạng FIFA của Anh, đội vượt qua vòng loại đại diện cho Anh Quốc. Không có bảng nào có thể chứa nhiều hơn một đội tuyển từ mỗi liên đoàn.[24]

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

12 đội tuyển được chia thành 3 bảng 4 đội, trong mỗi bảng các đội sẽ thi đấu với nhau theo thể thức vòng tròn một lượt. Hai đội đứng đầu mỗi bảng và hai đội xếp thứ ba tốt nhất giành quyền vào tứ kết.

Tất cả thời gian đều là giờ địa phương, JST (UTC+9).[25]

Các tiêu chí

[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ hạng của các đội tuyển trong vòng bảng được xác định như sau:[13]

  1. Điểm thu được trong tất cả các trận đấu bảng (ba điểm cho 1 trận thắng, một điểm cho 1 trận hòa, không có điểm cho 1 trận thua);
  2. Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng;
  3. Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu bảng;
  4. Điểm thu được trong các trận đấu giữa các đội tuyển được đề cập;
  5. Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đấu giữa các đội tuyển được đề cập;
  6. Số bàn thắng ghi được trong các trận đấu giữa các đội tuyển được đề cập;
  7. Điểm kỷ luật trong tất cả các trận đấu bảng (chỉ có thể áp dụng một khoản trừ cho một cầu thủ trong một trận đấu):
    • Thẻ vàng: −1 điểm;
    • Thẻ đỏ gián tiếp (thẻ vàng thứ hai): −3 điểm;
    • Thẻ đỏ trực tiếp: −4 điểm;
    • Thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp: −5 điểm;
  8. Bốc thăm.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Anh Quốc 3 2 1 0 4 1 +3 7 Tứ kết
2  Canada 3 1 2 0 4 3 +1 5
3  Nhật Bản (H) 3 1 1 1 2 2 0 4
4  Chile 3 0 0 3 1 5 −4 0
Nguồn: TOCOGFIFA
(H) Chủ nhà
Anh Quốc 2–0 Chile
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)
Khán giả: 0[12]
Trọng tài: Salima Mukansanga (Rwanda)
Nhật Bản 1–1 Canada
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)
Khán giả: 0[12]
Trọng tài: Edina Alves Batista (Brasil)

Chile 1–2 Canada
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)
Khán giả: 0[12]
Trọng tài: Esther Staubli (Thụy Sĩ)
Nhật Bản 0–1 Anh Quốc
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)
Khán giả: 0[12]
Trọng tài: Anastasia Pustovoitova (Nga)

Chile 0–1 Nhật Bản
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)
Khán giả: 1,326[12]
Trọng tài: Melissa Borjas (Honduras)
Canada 1–1 Anh Quốc
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Hà Lan 3 2 1 0 21 8 +13 7 Tứ kết
2  Brasil 3 2 1 0 9 3 +6 7
3  Zambia 3 0 1 2 7 15 −8 1
4  Trung Quốc 3 0 1 2 6 17 −11 1
Nguồn: TOCOGFIFA
Trung Quốc 0–5 Brasil
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)
Khán giả: 1.744[12]
Trọng tài: Kateryna Monzul (Ukraina)
Zambia 3–10 Hà Lan
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)

Trung Quốc 4–4 Zambia
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)
Khán giả: 2.212
Trọng tài: Melissa Borjas (Honduras)
Hà Lan 3–3 Brasil
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)
Khán giả: 2.621[12]
Trọng tài: Kate Jacewicz (Úc)

Hà Lan 8–2 Trung Quốc
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)
Brasil 1–0 Zambia
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Thụy Điển 3 3 0 0 9 2 +7 9 Tứ kết
2  Hoa Kỳ 3 1 1 1 6 4 +2 4
3  Úc 3 1 1 1 4 5 −1 4
4  New Zealand 3 0 0 3 2 10 −8 0
Nguồn: TOCOGFIFA
Thụy Điển 3–0 Hoa Kỳ
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)
Úc 2–1 New Zealand
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)

Thụy Điển 4–2 Úc
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)
New Zealand 1–6 Hoa Kỳ
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)

New Zealand 0–2 Thụy Điển
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)
Hoa Kỳ 0–0 Úc
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)

Xếp hạng các đội xếp thứ ba

[sửa | sửa mã nguồn]
VT Bg Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1 E  Nhật Bản 3 1 1 1 2 2 0 4 Tứ kết
2 G  Úc 3 1 1 1 4 5 −1 4
3 F  Zambia 3 0 1 2 7 15 −8 1
Nguồn: TOCOGFIFA
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm; 2) Hiệu số; 3) Tỷ số; 4) Điểm đoạt giải phong cách trong tất cả các trận đấu bảng; 5) Bốc thăm.

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vòng đấu loại trực tiếp, hiệp phụloạt sút luân lưu (nếu cần thiết) sẽ được sử dụng để xác định đội thắng nếu trận đấu có kết quả hòa sau 90 phút chính thức.[13]

 
Tứ kếtBán kếtTranh huy chương vàng
 
          
 
30 tháng 7 – Kashima
 
 
 Anh Quốc3
 
2 tháng 8 – Yokohama
 
 Úc (s.h.p.)4
 
 Úc0
 
30 tháng 7 – Saitama
 
 Thụy Điển1
 
 Thụy Điển3
 
6 tháng 8 – Tokyo (Quốc tế)
 
 Nhật Bản1
 
 Thụy Điển1 (2)
 
30 tháng 7 – Yokohama
 
 Canada (p)1 (3)
 
 Hà Lan2 (2)
 
2 tháng 8 – Kashima
 
 Hoa Kỳ (p)2 (4)
 
 Hoa Kỳ0
 
30 tháng 7 – Rifu
 
 Canada1 Tranh huy chương đồng
 
 Canada (p)0 (4)
 
5 tháng 8 – Kashima
 
 Brasil0 (3)
 
 Úc3
 
 
 Hoa Kỳ4
 

Tứ kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh Quốc 3–4 (s.h.p.) Úc
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)

Thụy Điển 3–1 Nhật Bản
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)

Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoa Kỳ 0–1 Canada
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)

Tranh huy chương đồng

[sửa | sửa mã nguồn]
Úc 3–4 Hoa Kỳ
Chi tiết (TOCOG)
Chi tiết (FIFA)

Tranh huy chương vàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ ghi bàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 101 bàn thắng ghi được trong 26 trận đấu, trung bình 3.88 bàn thắng mỗi trận đấu.

10 bàn thắng

6 bàn thắng

5 bàn thắng

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà

Nguồn: TOCOG

Kỷ luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Một cầu thủ được tự động bị treo giò trong trận đấu tiếp theo nếu các vi phạm sau:[13]

  • Nhận một thẻ đỏ (đình chỉ thẻ đỏ có thể được gia hạn vì vi phạm nghiêm trọng)
  • Nhận hai thẻ vàng trong hai trận đấu; thẻ vàng hết hạn sau khi hoàn thành vòng tứ kết (đình chỉ thẻ vàng không được chuyển tiếp đến bất kỳ trận đấu quốc tế nào khác trong tương lai)

Các vi phạm sau đây đã bị đình chỉ trong suốt giải đấu:

Cầu thủ Vi phạm Đình chỉ
Zambia Martha Tembo Thẻ đỏ trong vòng loại v Cameroon (10 tháng 3 năm 2020 (2020-03-10))[26] Bảng F v Hà Lan (ngày đấu 1; 21 tháng 7 năm 2021 (2021-07-21))[27]
Trung Quốc Li Qingtong Thẻ đỏ trong bảng F v Zambia (ngày đấu 2; 24 tháng 7 năm 2021 (2021-07-24)) Bảng F v Hà Lan (ngày đấu 3; 27 tháng 7 năm 2021 (2021-07-27))[28]
Zambia Lushomo Mweemba Thẻ đỏ trong bảng F v Brasil (ngày đấu 3; 27 tháng 7 năm 2021 (2021-07-27)) Đình chỉ được thực hiên ngoài giải đấu
Brasil Ludmila Thẻ vàng trong bảng F v Hà Lan (ngày đấu 2; 24 tháng 7 năm 2021 (2021-07-24))
Thẻ vàng trong tứ kết v Canada (30 tháng 7 năm 2021 (2021-07-30))
Đội tuyển đã bị loại khỏi giải đấu
Canada Jayde Riviere Thẻ vàng trong bảng E v Anh Quốc (ngày đấu 3; 27 tháng 7 năm 2021 (2021-07-27))
Thẻ vàng trong tứ kết v Brasil (30 tháng 7 năm 2021 (2021-07-30))
Bán kết v Hoa Kỳ (2 tháng 8 năm 2021 (2021-08-02))
Úc Ellie Carpenter Thẻ đỏ trong bán kết v Thụy Điển (2 tháng 8 năm 2021 (2021-08-02)) Tranh huy chương đồng v Hoa Kỳ (5 tháng 8 năm 2021 (2021-08-05))

Bảng xếp hạng giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy ước thống kê trong bóng đá, các trận đấu được quyết định trong hiệp phụ được tính là trận thắng và trận thua, trong khi các trận đấu được quyết định bằng loạt sút luân lưu được tính là trận hòa.

VT Bg Đội ST T H B BT BB HS Đ Kết quả chung cuộc
1 E  Canada 6 2 4 0 6 4 +2 10 Huy chương vàng
2 G  Thụy Điển 6 5 1 0 14 4 +10 16 Huy chương bạc
3 G  Hoa Kỳ 6 2 2 2 12 10 +2 8 Huy chương đồng
4 G  Úc 6 2 1 3 11 13 −2 7 Hạng tư
5 F  Hà Lan 4 2 2 0 23 10 +13 8 Bị loại ở
tứ kết
6 F  Brasil 4 2 2 0 9 3 +6 8
7 E  Anh Quốc 4 2 1 1 7 5 +2 7
8 E  Nhật Bản (H) 4 1 1 2 3 5 −2 4
9 F  Zambia 3 0 1 2 7 15 −8 1 Bị loại ở
vòng bảng
10 F  Trung Quốc 3 0 1 2 6 17 −11 1
11 E  Chile 3 0 0 3 1 5 −4 0
12 G  New Zealand 3 0 0 3 2 10 −8 0
Nguồn: TOCOG
(H) Chủ nhà

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Women's International Match Calendar 2020–2023” (PDF). FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 18 tháng 8 năm 2020. tr. 2. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ “Joint Statement from the International Olympic Committee and the Tokyo 2020 Organising Committee”. Olympic.org. International Olympic Committee. ngày 24 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2020.
  3. ^ “OC for FIFA Competitions approves procedures for the Final Draw of the 2018 FIFA World Cup”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 14 tháng 9 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ “Tokyo 2020 Olympics: Team GB qualify for women's football tournament”. BBC Sport. ngày 28 tháng 6 năm 2019.
  5. ^ “Organising Committee takes important decisions on FIFA Women's World Cup”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 1 tháng 10 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ “Tokyo 2020 Olympics: Home nations agree to GB women's football team”. BBC Sport. ngày 1 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2018.
  7. ^ “Football at Tokyo Olympics 2021: Live Stream Coverage” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ “Statement on 6 August Olympic football medal matches”. Olympics.com. 5 tháng 8 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2021.
  9. ^ “Statement on 6 August Olympic medal matches”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. 5 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2021.
  10. ^ Heroux, Devin (5 tháng 8 năm 2021). “Canada-Sweden Olympic soccer final pushed back due to concerns about heat”. CBC.ca. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2021.
  11. ^ “宮スタの観衆は約2000人 21日のサッカー女子” [The crowd at Miyagi Stadium was about 2,000 on the 21st for women's football]. The Asahi Shimbun (bằng tiếng Nhật). ngày 23 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  12. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y “Attendance Summary” (PDF). Olympics.com. ngày 24 tháng 7 năm 2021. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “attendance” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  13. ^ a b c d “Regulations for the Olympic Football Tournaments Tokyo 2020” (PDF). FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association.
  14. ^ Creditor, Avi (ngày 30 tháng 6 năm 2021). “Report: IOC Approves Expansion of Olympic Soccer Rosters to 22 Players”. si.com. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2021.
  15. ^ “2020 Tokyo Olympics: Bronze Medal Match: USA vs. Australia - Preview, Schedule, TV Channels & Start Time”. US Soccer. 4 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2021. The IOC also ruled that a player must be on an 18-player game day roster in order to be considered an Olympian and receive a medal if her team does win one.
  16. ^ Harris, Rob; Peterson, Anne M. (ngày 1 tháng 7 năm 2021). “FIFA confirms roster changes for Olympic soccer”. washingtonpost.com. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2021.[liên kết hỏng]
  17. ^ “FIFA Council unanimously approves COVID-19 Relief Plan”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 25 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2020.
  18. ^ “Match officials appointed for Olympic Football Tournaments Tokyo 2020”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 23 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2021.
  19. ^ “Olympic Football Tournaments Tokyo 2020: List of appointed Match Officials (International Technical Officials – ITO)” (PDF). FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 23 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2021.
  20. ^ “Tokyo 2020 Olympic draws to be held at the Home of FIFA”. FIFA. ngày 22 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2021.
  21. ^ “Teams ranked and allocated for Tokyo 2020 Olympic football draws”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  22. ^ “Draws set path to Tokyo 2020 gold”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 21 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2021.
  23. ^ “The FIFA Women's World Ranking – Ranking Table (16 April 2021)”. FIFA. ngày 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  24. ^ “Draw Procedures – Olympic Football Tournaments Tokyo 2020: Women's tournament” (PDF). FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  25. ^ “Tokyo 2020 Olympic Football Tournament: Match Schedule” (PDF). FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2020.
  26. ^ “Tokyo 2020 Qualifiers: Copper Queens qualify As Lionesses wait for Chile”. Kick442. ngày 10 tháng 3 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
  27. ^ “Football, Women: Disciplinary Preview (As of Tue 20 Jul 2021)” (PDF). Olympics.com. ngày 20 tháng 7 năm 2021. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
  28. ^ “Football, Women: Disciplinary Preview (As of Sun 25 Jul 2021)” (PDF). Olympics.com. ngày 25 tháng 7 năm 2021. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]