Hoa hậu Thế giới 2003

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoa hậu Thế giới 2003
Ngày06 tháng 12 năm 2003
Dẫn chương trình
  • Phil Keoghan
  • Amanda Byram
  • Angela Chow
Biểu diễn
  • Luis Fonsi
  • Bryan Ferry
Địa điểmNhà hát Vương miện sắc đẹp, Tam Á, Trung Quốc
Truyền hìnhQuốc tế:
Địa phương:
Tham gia106
Số xếp hạng20
Lần đầu tham gia
Bỏ cuộc
Trở lại
Người chiến thắngRosanna Davison
 Ireland
← 2002
2004 →
Kết quả cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2003

Hoa hậu Thế giới 2003 là cuộc thi Hoa hậu Thế giới lần thứ 53 được diễn ra vào ngay 06 tháng 12 năm 2003 tại Nhà hát Vương miện sắc đẹp, thành phố Tam Á, Trung Quốc. Dẫn chương trình là Phil Keoghan, Amanda Byram, và Châu Anh Kỳ (Angela Chow). Các thí sinh đã có dịp được đi đến các địa danh nổi tiếng của Trung Quốc như: Hồng Kông, Tây An, Bắc Kinh, Thượng Hải. Hoa hậu Thế giới 2002 Azra Akin đến từ Thổ Nhĩ Kỳ đã trao lại vương miện cho Rosanna Davison đến từ Ireland, con gái của nhạc sĩ nổi tiếng Chris de Burgh và trở thành người Ireland đầu tiên chiến thắng danh hiệu Hoa hậu Thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc đăng cai cuộc thi.

Kết quả cuộc thi[sửa | sửa mã nguồn]

Các danh hiệu cao nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả Thí sinh
Hoa hậu Thế giới 2003
Á hậu 1
Á hậu 2
Top 5
Top 20

Các nữ hoàng sắc đẹp châu lục[sửa | sửa mã nguồn]

Châu lục Thí sinh
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Á và châu Đại dương
Vùng biển Caribe
Châu Âu

Các phần thi phụ[sửa | sửa mã nguồn]

Các thí sinh chiến thắng các phần thi phụ dưới đây (trừ giải thưởng Học bổng) sẽ được vào thẳng Top 20.

Hoa hậu Bãi biển[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chiến thắng: Rosanna Davison (Ireland)
  • Á hậu 1: Bianca Sissing (Thụy Sĩ)
  • Á hậu 2: Helen Aponte (Bolivia)
  • Top 10 bán kết: Julie Taton (Bỉ), Hayat Ahmed (Ethiopia), Jade Fulford (Jamaica), Melanie Paul (New Zealand), Maria Rafaela Yunon (Philippines), Karolina Gorazda (Ba Lan), Natalia Rodríguez (Uruguay)

Hoa hậu Thể thao[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chiến thắng: Nazanin Afshin Jam (Canada)
  • Á hậu 1: Lucie Vachova (Cộng hòa Séc)
  • Á hậu 2: Patricia Filomena Chifor (Romania)

Hoa hậu Cá tính[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chiến thắng: Helen Aponte (Bolivia)
  • Á hậu 1: Racquel Wilkinson (Barbados)
  • Á hậu 2: Anne-Marie Browne (Antigua và Barbuda)

Hoa hậu Tài Năng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chiến thắng: Irina Onashvili (Gruzia)
  • Á hậu 1: Joyceline Montero (Puerto Rico)
  • Á hậu 2: Kriistina Gabor (Estonia)
  • Top 20 bán kết: Anne-Marie Browne (Antigua và Barbuda), Grisel Hitoff (Argentina), Nathalie Biermans (Aruba), Boingotlo Motlalekgosi (Botswana), Nazanin Afshin-Jam (Canada), Quan Kỳ (Trung Quốc), Claudia Molina (Colombia), Julie Taton (Cộng hòa Séc), Maria Eugenia Vargas (Cộng hòa Dominican), Hayat Ahmed (Ethiopia), Ami Vashi (Ấn Độ), Rosanna Davison (Ireland), Park Ji-yea (Hàn Quốc), Irina Askolska (Latvia), Vaida Griksaite (Lithuania), Marija Vašik (Macedonia), Kimberly Castro (Bắc Mariana), Valentina Patruno (Venezuela)

Hoa hậu do khán giả bình chọn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chiến thắng: Olivia Stratton (Úc)

Nhà thiết kế trang phục đẹp nhất thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chiến thắng: Claudia Hermández (Peru)

Hoa hậu được nhận học bổng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chiến thắng: Denisa Kola (Albania)

Các thí sinh[sửa | sửa mã nguồn]

106 Thí sinh tham gia cuộc thi:

Thông tin khác[sửa | sửa mã nguồn]

Những con số "không tưởng" tại kỳ Hoa hậu Thế giới 2003[1]:

Sự kiện cuộc thi tổ chức ở Trung Quốc lần đầu tiên đã tạo ra một cơn sốt chưa từng có tại đất nước này.

  • Chính phủ Trung Quốc đã chi hơn 30 triệu USD (hơn 700 tỷ) để nâng cấp hạ tầng đảo Hải Nam. Ngoài ra chính quyền còn chi 12 triệu USD để xây dựng riêng Nhà hát Vương miện sắc đẹp (Crown of Beauty Theatre) để tổ chức cuộc thi. Ban tổ chức Hoa hậu Thế giới cũng nhận được 4,8 triệu USD để mang cuộc thi đến Trung Quốc.
  • Đổi lại, Trung Quốc được truyền hình trực tiếp đến khoảng 2 tỷ khán giả toàn cầu. Theo ước tính sau cuộc thi, đảo Hải Nam đã thu được khoản lợi nhuận 100 triệu USD (hơn 2300 tỷ) từ các hoạt động quảng bá du lịch.
  • Bàn của ban giám khảo ngồi chấm điểm tại vòng thi chung kết được bán với số tiền 45.000 USD. Vé xem đêm chung kết đã bán hết từ ba tháng trước với giá từ 80 - 2800 USD. Một vé V.I.P. được bán đấu giá cho từ thiện với giá 42.000 USD. BTC cũng đã chuẩn bị 100.000 quả tim vàng, được hộ tống bằng đường thủy tới Trung Quốc và được bán để gây quỹ. Bộ trang phục của chủ tịch Trung Quốc mặc vào đêm chung kết và cặp vé của ông cũng đã được đem đi bán đấu giá. Toàn bộ số tiền trên đã được gửi cho Quỹ từ thiện của Trung Quốc.
  • Các thí sinh đã có một cuộc diễu hành trên đường phố với hơn 500.000 người dân.
  • Hãng hàng không Hainan dùng hai chiếc máy bay Boeing 737 để chuyên chở các thí sinh và BTC vòng quanh Trung Quốc trong hai tuần.
  • Chính quyền Trung Quốc lần đầu tiên cho phép 10 thí sinh may mắn nhất được đứng cạnh những quân lính bằng đất nung thời Tần Thủy Hoàng.
  • Tại Tân An, lần đầu tiên chính quyền cho mở cánh cổng vào thành phố kể từ khi cựu tổng thống Bill Clinton viếng thăm Trung Quốc để các thí sinh đi qua. Các thí sinh cũng được trao tặng chìa khóa họ có thể dùng chiếc chìa khóa này để mở cửa vào thành phố bất cứ khi nào họ trở lại Trung Quốc.
  • Một trong những cây cầu đông đúc nhất Hong Kong, cầu Tsing Ma, lần đầu tiên trong lịch sử bị chặn lại để cho các thí sinh diễu hành qua đó.
  • Trong buổi diễn tập cuối cùng đã có 4.000 người đến xem vì không thể mua vé vào xem đêm chung kết. Vé xem diễn tập có giá từ 50 - 400 USD. Sau buổi tập là một màn pháo hoa kéo dài 15 phút.
  • Microsoft đã loan báo rằng trang web của cuộc thi là trang web được truy cập nhiều nhất với 100 triệu lượt người xem mỗi ngày.
  • Hàng ngày có 1 tấn hoa quả tươi được bảo quản trong điều kiện tốt nhất cung cấp cho các thí sinh.

Do sự ủng hộ nồng nhiệt từ chính quyền và người dân, Hoa hậu Thế giới đã tiếp tục tổ chức tại Hải Nam vào các năm 2004, 2005, 2007...

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “25 kỷ lục tại cuộc thi Hoa hậu thế giới 2003”. Tuổi Trẻ Online. 6 tháng 12 năm 2003.