Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Real Madrid CF”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Idioma-bot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Thêm min:Real Madrid
Dòng 581: Dòng 581:
[[bn:রিয়াল মাদ্রিদ ফুটবল ক্লাব]]
[[bn:রিয়াল মাদ্রিদ ফুটবল ক্লাব]]
[[jv:Real Madrid CF]]
[[jv:Real Madrid CF]]
[[min:Real Madrid]]
[[be:ФК Рэал Мадрыд]]
[[be:ФК Рэал Мадрыд]]
[[be-x-old:Рэал Мадрыд]]
[[be-x-old:Рэал Мадрыд]]

Phiên bản lúc 18:36, ngày 11 tháng 2 năm 2013

Real Madrid
Logo
Tên đầy đủReal Madrid Club de Fútbol
Biệt danhLos Blancos (Kền Kền Trắng)
Los Merengues
Los Vikingos (Những người Viking)
Thành lập6 tháng 3, 1902
Sân vận độngSantiago Bernabéu,
Madrid, Tây Ban Nha
Sức chứa85,454
Chủ tịchTây Ban Nha Florentino Pérez
Huấn luyện viênBồ Đào Nha Jose Mourinho[1]
Giải đấuLa Liga
2011-2012Vô địch
Sân nhà
Sân khách
Khác

Real Madrid Club de Fútbol (Câu lạc bộ Bóng đá Hoàng gia Madrid), thường được gọi là Real Madrid, là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp tại Madrid, Tây Ban Nha. Đội bóng mặc màu áo trắng truyền thống từ khi được thành lập vào 3 tháng 6 năm 1902 với tên gọi Câu lạc bộ Bóng đá Madrid. Từ Real có nghĩa là Hoàng gia và đã được vua Alfonso XIII phong cho câu lạc bộ vào năm 1920 cùng chiếc vương miện trong logo của đội. Câu lạc bộ đã trở thành một thế lực lớn trên đấu trường trong nước và châu Âu từ những năm 1950.

Không giống như hầu hết các câu lạc bộ bóng đá khác ở châu Âu, những thành viên của Real Madrid (thường được gọi là socios) đã sở hữu và điều hành đội bóng từ khi thành lập. Đây là câu lạc bộ bóng đá giàu nhất thế giới hiện nay với tổng thu nhập năm 2011 lên tới 438,6 triệu euro[2] và câu lạc bộ đáng giá nhất thế giới với tổng giá trị 1,4 tỷ euro.[3] Real Madrid có nhiều kình địch, nổi bật nhất là Barcelona cùng những trận El Clásico (hay còn gọi là Siêu kinh điển) giữa 2 đội. Sân nhà của đội từ năm 1947 là Sân vận động Santiago Bernabéu tại quận Chamartín, trung tâm Madrid. Sân được khánh thành ngày 14 tháng 12 năm 1947 với sức chứa hiện nay là 85.454 khán giảkích thước đường chạy là 106x72 mét.

Cùng với Athletic Bilbao và Barcelona, Real Madrid là một trong ba đội bóng chưa bao giờ bị loại khỏi giải đấu hạng nhất Tây Ban Nha. Ở đấu trường quốc nội, câu lạc bộ đã giành được kỉ lục 32 chức vô địch La Liga, 18 Cúp Nhà vua Tây Ban Nha, 8 Siêu cúp Tây Ban Nha, 1 Copa Eva Duarte and 1 Copa de la Liga.[4] Ở đấu trường quốc tế, Real Madrid lập kỉ lục 9 danh hiệu European Cup/UEFA Champions League, đồng kỉ lục với 3 Intercontinental Cups, 2 UEFA Cups và 1 UEFA Super Cup.

Lịch sử

Những năm đầu tiên (1897–1945)

Đội hình Real Madrid năm 1905

Khởi đầu của Real Madrid bắt đầu khi bóng đá được mang tới thành Madrid bởi những giảng viên và sinh viên của Học viện Tự do, trong đó có nhiều người đến từ Cambridge and Oxford. Họ thành lập Câu lạc bộ Bóng đá Sky vào năm 1897, thi đấu vào những buổi sáng Chủ nhật tại Moncloa. Câu lạc bộ tách ra làm hai vào năm 1900: Câu lạc bộ bóng đá Madrid mớiCâu lạc bộ Madrid.[5] Vào ngày 6 tháng 3 năm 1902, sau khi hội đồng mới đứng đầu là Juan Padrós được bầu ra, Câu lạc bộ Bóng đá thành Madrid được chính thức thành lập.[6] Ba năm sau, vào năm 1905, Madrid FC dành được danh hiệu đầu tiên khi đánh bại Athletic Bilbao trong trận chung kết Cup Nhà vua Tây Ban Nha. Câu lạc bộ trở thành một trong những thành viên đầu tiên của Liên đoàn Bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha vào ngày 4 tháng 1 năm 1909, khi chủ tịch câu lạc bộ Adolfo Meléndez ký thỏa thuận thành lập Hiệp hội Bóng đá Tây Ban Nha. Đội bóng bắt đầu chuyển sang sử dụng sân Campo de O'Donnell vào năm 1912.[7] Năm 1920, câu lạc bộ đổi tên thành Real Madrid sau khi được Vua Alfonso XIII đứng ra bảo hộ và phong tước vị “Hoàng gia”.[8]

Vua Alfonso XIII.

Năm 1929, Giải Vô địch Quốc gia Tây Ban Nha được thành lập. Real Madrid dẫn đầu mùa giải đầu tiên cho tới trận đấu cuối cùng, thất bại trước Athletic Bilbao khiến đội chỉ xếp ở vị trí thứ 2 sau Barcelona.[9] Đội bóng giành được Chức Vô địch Quốc gia vào mùa giải 1931–1932 và trở thành đội đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch ở mùa giải tiếp theo.[10]

Ngày 14 tháng 4 năm 1931, đội bóng mất danh xưng Real và dùng lại tên Madrid C.F. vì sự ra đời của nền Cộng hòa ở Tây Ban Nha. Bóng đá được vẫn được diễn ra trong Thế chiến 2 và vào ngày 13 tháng 6 năm 1943, Madrid đè bẹp Barcelona 11–1 trong trận lượt về bán kết[11] Cúp Nhà vua Tây Ban Nha. Có người cho rằng những cầu thủ đã bị đe dọa bởi chính quyền,[12] như việc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã "khẳng định với đội bóng rằng một vài người trong số họ còn chơi bóng chẳng qua là nhờ sự rộng lượng của chế độ này cho phép họ có mặt tại đất nước."[13](tr26) Chủ tịch Barcelona, Enric Piñeyro, đã bị hành hung bởi các cổ động viên Madrid.[14](tr284)

Santiago Bernabéu Yeste và thành công ở châu Âu (1945–1978)

Santiago Bernabéu Yeste trở thành chủ tịch Real Madrid năm 1945.[15] Dưới thời ông, câu lạc bộ, sân nhà Santiago Bernabéu và sân tập Ciudad Deportiva được tu sửa lại sau khi bị hư hại trong cuộc nội chiến. Từ năm 1953, ông đưa về Madrid một loạt các cầu thủ ngoại đẳng cấp thế giới mà tiêu biểu nhất chính là Alfredo Di Stéfano.[16]

Năm 1955, dựa trên ý tưởng của tổng biên tập tờ báo thể thao Pháp L'Équipe Gabriel Hanot, Bernabéu, Bedrignan và Gusztáv Sebes khởi xướng một giải đấu thường niên kêu gọi tất cả các đội bóng châu Âu tham dự, giải đấu mà ngày nay được biết đến dưới tên UEFA Champions League.[17] Dưới thời Bernabéu, Real Madrid trở thành một thế lực hùng mạnh của cả bóng đá Tây Ban Nha nói riêng và châu Âu nói chung. Đội bóng đoạt năm Cúp châu Âu từ năm 1956 đến năm 1960, trong đó có chiến thắng 7-3 trước Eintracht Frankfurt trong trận chung kết Cúp châu Âu mùa 1959-1960 trên sân Hampden Park.[16] Sau năm thành công liên tiếp, Real được phép giữ phiên bản thật của chiếc Cup, và có quyền in Huy chương Danh dự của UEFA lên áo thi đấu.[18] Real Madrid dành chiếc cup thứ sáu mùa 1965-1966 khi đánh bại FK Partizan 2–1 trong trận chung kết với một đội hình mà tất cả các cầu thủ đều có cùng quốc tịch.[19] Đội hình ấy được gọi là Yé-yé. Cái tên "Ye-yé" xuất phát từ đoạn điệp khúc "Yeah, yeah, yeah" trong bài hát "She Loves You" của The Beatles sau khi bốn thành viên của đội chụp hình cho tờ Marca với những bộ tóc giả trên đầu. Thế hệ Ye-yé cũng là Á quân các kì Cúp châu Âu 1962 và 1964.[19]

Amancio Amaro, đội trưởng của Yé-yé.

Vào những năm 1970s, Real Madrid dành thêm 5 danh hiệu La Liga và 3 Cúp nhà Vua.[20] Đội bóng lọt vào trận chung kết UEFA Cup lần đầu tiên vào năm 1971 và thất bại trước đội bóng Anh là Chelsea với tỉ số 1-2.[21] Ngày 2 tháng 7 năm 1978, chủ tịch câu lạc bộ Santiago Bernabéu qua đời khi World Cup đang được tổ chức tại Argentina. Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA quyết định để tang ba ngày trong thời gian diễn ra giải đấu để vinh danh ông.[22] Mùa giải sau đó, câu lạc bộ tổ chức Cúp Santiago Bernabéu đầu tiên để tưởng nhớ vị cố chủ tịch.

Quinta del Buitre và Cúp châu Âu thứ 5 (1980–2000)

Đầu những năm 1980s, Real Madrid mất đi vị thế của mình ở La Liga cho đến khi một nhóm những ngôi sao “cây nhà lá vườn” mang thành công ở đấu trường quốc nội tới câu lạc bộ.[23] Phóng viên thể thao người Tây Ban Nha Julio César Iglesias đặt cho thế hệ cầu thủ ấy cái tên La Quinta del Buitre (Tạm dịch là "Năm con Kền kền") lấy từ biệt danh của một trong những cầu thủ, Emilio Butragueño. Bốn người còn lại là Manuel Sanchís, Martín Vázquez, MíchelMiguel Pardeza.[24] Với La Quinta del Buitre (chỉ còn bốn thành viên sau khi Pardeza chuyển tới Zaragoza năm 1986) cùng những trụ cột như thủ môn Francisco Buyo, hậu vệ phải Miguel Porlán Chendo và tiền đạo người Mexico Hugo Sánchez, Real Madrid sở hữu một trong những đội hình xuất sắc nhất Tây Ban Nha và châu Âu suốt nửa cuổi thập kỉ 80, đoạt 2 cúp UEFA, 5 chức La LigaVô địch Tây Ban Nha liên tiếp, 1 Cúp nhà Vua và 3 Siêu cúp Tây Ban Nha.[24] Đầu những năm 1990s, La Quinta del Buitre chia rẽ sau khi Martín Vázquez, Emilio Butragueño và Míchel rời khỏi câu lạc bộ.

Năm 1996, Chủ tịch Lorenzo Sanz chỉ định Fabio Capello làm huấn luyện viên của đội. Dù nhiệm kỳ của ông chỉ kéo dài đúng một mùa, Real Madrid vẫn khẳng định được vị thế nhà vô địch. Những cầu thủ như Roberto Carlos, Predrag Mijatović, Davor ŠukerClarence Seedorf được đưa về để củng cố đội hình vốn đã hùng mạnh với những Raúl, Fernando Hierro, Iván Zamorano, và Fernando Redondo. Kết quả, Real Madrid (với sự gia nhập của Fernando Morientes năm 1997) cuối cùng cũng kết thúc 32 năm mòn mỏi chờ đợi chiếc Cúp châu Âu thứ bảy. Năm 1998, dưới sự dẫn dắt của Jupp Heynckes, đội bóng áo trắng đánh bại Juventus 1–0 trong trận chung kết nhờ bàn thắng của Predrag Mijatović.[25]

Los Galácticos (Dải ngân hà) (2000-2006)

Beckham và Zidane là hai "Galácticos" điển hình.

Tháng 7 năm 2000, Florentino Pérez được bầu làm chủ tịch câu lạc bộ.[26] Ông tuyên bố trong chiến dịch tranh cử của mình sẽ xóa bỏ khoản nợ 270 triệu Euro của câu lạc bộ và nâng cấp cơ sở vật chất cho đội. Dù vậy, lời hứa quan trọng nhất của ông đã thành công khi đưa về Luís Figo.[27] Năm tiếp theo, đội bóng tái phân vùng khu tập luyện và bắt đầu tập hợp Dải ngân hà Galáctico nổi tiếng với những gương mặt lẫy lừng như Zinédine Zidane, Ronaldo, Luís Figo, Roberto Carlos, RaúlDavid Beckham. Không thể phủ nhận đây là một canh bạc lớn khi đội bóng không thể dành được danh hiệu gì trong ba mùa giải sau khi dành một cúp UEFA Champions League, 1 Cúp liên lục địa năm 2002 và La Liga năm 2003.[28]

Những ngày sau chiến thắng của đội bóng tại giải vô địch quốc gia 2003 diễn ra một loạt các cuộc tranh cãi. Đầu tiên là khi Perez sa thải vị huấn luyện viên vừa mang vinh quang về cho đội sau khi Giám đốc Thể thao của Real khẳng định rằng del Bosque không phải người thích hợp cho công việc này; rằng họ cần một người trẻ hơn để cải tổ đội bóng.[cần dẫn nguồn] Bầu không khí căng thẳng tiếp tục khi huyền thoại đội trưởng Fernando Hierro rời bỏ câu lạc bộ sau một sự bất đồng ý kiến với ban giám đốc, theo chân là Steve McManaman.[cần dẫn nguồn] Dù vậy, đội bóng vẫn lên đường đi thi đấu giao hữu chuẩn bị cho mùa giải sau ở châu Á và giới thiệu bản hợp đồng mới: David Beckham. Perez và ban giám đốc từ chối gia hạn hợp đồng và tăng lương Claude Makélélé. Makelele cảm thấy thất vọng và chuyển đến Chelsea F.C..[cần dẫn nguồn] Vào những ngày cuối cùng của thị trường chuyển nhượng, Fernando Morientes ra đi theo dạng cho mượn đến Monaco. [cần dẫn nguồn] Real Madrid, với sự dẫn dắt của HLV mới Carlos Queiroz, bắt đầu mùa giải La Liga một cách chậm chạp với chiến thắng nhọc nhằn trước Real Betis.[cần dẫn nguồn]

Mùa giải 2005-2006 khởi đầu với một loạt những bản hợp đồng đầy hứa hẹn — Julio Baptista (20 triệu Euro), Robinho (30 triệu Euro) và Sergio Ramos (30 triệu Euro – Điều khoản phá vỡ hợp đồng) — nhưng vị HLV người Brazil không thể tìm ra đội hình phù hợp. Real Madrid tiếp diễn màn trình diễn nghèo nàn với thất bại nhục nhã trước F.C. Barcelona trên sân nhà Santiago Bernabéu.[cần dẫn nguồn] Luxemburgo từ chức và được thay thế bởi Juan Ramón López Caro, huấn luyện viên đội B là Real Madrid Castilla lúc bấy giờ.[cần dẫn nguồn] Thay đổi không hề đem lại làn gió mới mà thay vào đó là thất bại 1-6 trước Real Zaragoza ở lượt đi tứ kết Cúp nhà Vua.[cần dẫn nguồn] Một thời gian ngắn sau đó, Real Madrid bị loại khỏi Champions League năm thứ tư liên tiếp sau khi thua Arsenal. Ngày 27 tháng 2 năm 2006, Florentino Pérez từ chức.[29]

Thời Ramón Calderón (2006-2009)

Cầu thủ Real Madrid ăn mừng chức vô địch Siêu cúp Tây Ban Nha vừa dành được trước Valencia năm 2008.

Ramón Calderón được bầu làm chủ tịch câu lạc bộ ngày 2 tháng 7 năm 2006 đồng thời chỉ định Fabio Capello làm huấn luyện viên mới và Predrag Mijatović làm Giám đốc Thể thao. Real Madrid đoạt danh hiệu La Liga đầu tiên trong 4 năm vào năm 2007.[30] Ngày 9 tháng 6 năm 2007, Real làm khách của Zaragoza tại La Romareda. Trận đấu khởi đầu một cách tệ hại khi Real Madrid phải thay đổi đội hình chỉ vài phút trước giờ bóng lăn sau khi hậu vệ trẻ Miguel Torres gặp phải chấn thương gân kheo khi khởi động. [cần dẫn nguồn] Zaragoza dẫn trước Real 2-1 cho đến gần cuối trận trong khi Barcelona cũng đang dẫn trước Espanyol 2-1. Cơ hội vô địch của Kền kền trắng xem như đã chấm hết. Thế nhưng, hai bàn thắng của Ruud van Nistelrooy vào lưới Zaragoza và của Raúl Tamudo vào lưới Barca trong những phút cuối đã đem lại hy vọng cho Real Madrid.[cần dẫn nguồn] Sevilla lúc đó bị Mallorca cầm chân với tỉ số 0-0. Vậy là chiến thắng trước Mallorca trên sân nhà ở vòng sau sẽ mang lại cho đội bóng áo trắng danh hiệu La Liga thứ 30.[cần dẫn nguồn]

Ngày 17 tháng 6, Real đối mặt với Mallorca trên sân Bernabéu trong khi BarcelonaSevilla lần lượt gặp Gimnàstic de TarragonaVillarreal. Real bị dẫn 0-1 ở hiệp 1, trong khi Barcelona dẫn 3-0 trên sân Tarragona; nhưng ba bàn thắng trong vòng 30 phút cuối đã đem chiến thắng 3-1 tới cho Real Madrid và danh hiệu quốc nội đầu tiên từ năm 2003. Reyes ghi bàn mở tỉ số sau đường kiến tạo của Higuaín. Một pha phản lưới nhà và một bàn thắng tuyệt đẹp khác của Reyes báo hiệu giờ ăn mừng đã tới với đội bóng áo trắng. Hàng ngàn cổ động viên của Real Madrid đã bắt đầu diễu hành đến Quảng trường Cibeles để ăn mừng chức vô địch.[cần dẫn nguồn] [31]

Kỷ nguyên thứ hai của Pérez và Mourinho (2009–hiện tại)

Cristiano Ronaldo là cầu thủ đắt nhất thế giới hiện nay.

Ngày 1 tháng 6 năm 2009, Florentino Pérez bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai trên cương vị chủ tịch câu lạc bộ.[32][33] Ông tiếp tục với chính sách xây dựng đội hình Galácticos bằng việc đem Kaká về từ A.C. Milan[34] rồi ký hợp đồng mua Cristiano Ronaldo từ Manchester United với giá kỷ lục 80 triệu Bảng.

Tháng 5 năm 2010 José Mourinho trở thành huấn luyện viên trưởng.[35][36] Tháng 4 năm 2011, một sự kiện hiếm có diễn ra khi lần đầu tiên, 4 trận Siêu kinh điển diễn ra liên tiếp trong vòng 8 ngày. Trận đầu tiên trong khuôn khổ La Liga diễn ra ngày 17 tháng 4 (kết thúc với tỉ số hòa 1-1 từ 2 quả penalty), trận chung kết Cúp nhà Vua (Real thắng 1-0) và hai lượt trận bán kết Champions League đầy tranh cãi vào 27 tháng 4 và 2 tháng 5 (Real thua 1-3 sau cả hai lượt).

Trận Siêu kinh điển đầu tiên chứng kiến bàn thắng đầu tiên của Cristiano Ronaldo vào lưới Barcelona bằng một quả penalty sau pha phạm lỗi với Marcelo trong vòng cấm. Trận chung kết Cup nhà Vua mang lại cho Real Madrid danh hiệu đầu tiên dưới thời Mourinho với một cú đánh đầu của Cristiano Ronaldo trong khoảng thời gian bù giờ. Hai trận bán kết Champions League có lẽ chính là những trận gây tranh cãi nhiều nhất sau khi Pepe bị truất quyền thi đấu trong trận lượt đi trên sân Santiago Bernabéu, sau khi anh được cho là đã thực hiện một pha tranh bóng nguy hiểm đối với hậu vệ Barcelona Dani Alves. Alves đã được đưa lên cáng để đưa ra khỏi sân với lý do anh “không thể tự đi được”. Nhưng sau khi Pepe nhận thẻ đỏ một thời gian rất ngắn, Alves đã trở lại sân thi đấu. Sau khi Pepe bị đuổi, HLV José Mourinho cũng bị truất quyền thi đấu, bị phạt tiền và cầm chỉ đạo 5 trận. Trận đấu này cũng gây tranh cãi khi tiền vệ của Barcelona Sergio Busquets bị ghi hình trong một đoạn video cho thấy anh đang văng một từ ngữ mang tính phân biệt chủng tộc với hậu vệ trái cuả Madrid Marcelo. Trận lượt về không nhiều tranh cãi như trận trước, ngoại trừ bàn thắng bị trọng tài từ chối của Gonzalo Higuaín vì Cristiano Ronaldo đã “phạm lỗi” với Javier Mascherano do bị phạm lỗi trước đó bởi Gerard Piqué.[cần dẫn nguồn]

Mùa bóng năm 2011-2012 Real Madrid đã thi đấu thành công trong giải quốc nội, thắng Barcelona trong trận Siêu kinh điển lượt về và giành chức vô địch với số điểm và số bàn thắng kỷ lục (120), tuy Ronaldo vẫn phải xếp sau Messi của Barcelona về danh hiệu Vua phá lưới.

Biểu trưng và đồng phục thi đấu

Biểu trưng của Real Madrid qua những năm tháng.

Phiên bản biểu trưng đầu tiên là một thiết kế đơn giản với 3 ký tự "MCF" viết tắt của Madrid Club de Fútbol màu trắng được xếp đè lên nhau trên nền xanh thẫm. Lần thay đổi đầu tiên vào năm 1908 mang lại những ký tự có dáng vẻ thuôn gọn hơn và được đặt trong một đường tròn.[37] Biểu trưng của câu lạc bộ vẫn giữ nguyên cho đến thời chủ tịch Pedro Parages năm 1920. Khi đó, Vua Alfonso XIII chính thức ban cho đội bóng tước vị hoàng gia và đứng ra bảo trợ cho họ.[38] Câu lạc bộ đổi tên thành "Real Madrid" và vương miện của Alfonso được vẽ thêm vào biểu trưng để thể hiện cho từ “Real”.[37] Do sự sụp đổ của chế độ quân chủ năm 1931, mọi dấu hiệu của hoàng gia (hình ảnh vương miện và danh xưng “Real”) được gỡ bỏ. Vương miện được thay thế bằng dải băng màu tím của chính quyền Castile.[10] Năm 1941, hai năm sau Cuộc nội chiến, biểu tượng "Real Corona", hay "Vương miện Hoàng gia", được khôi phục khi dải băng của Castile vẫn được duy trì.[15] Ngoài ra, vương miện được tô thêm màu vàng nổi bật, và câu lạc bộ lại một lần nữa mang tên Câu lạc bộ Bóng đá Hoàng gia Madrid.[37] Lần chỉnh sửa gần đây nhất là vào năm 2001 khi đội bóng muốn tiêu chuẩn hóa biểu trưng và khẳng định vị trí của chính mình cho thế kỷ 21. Từ đó, dải băng màu tím đã được đổi thành màu xanh thẫm.[37]

Thành tích

  • Vô địch Tây Ban Nha (La Liga): 32 lần (Kỷ lục quốc gia)
    1931/32; 1932/33; 1953/54; 1954/55; 1956/57; 1957/58; 1960/61; 1961/62; 1962/63; 1963/64; 1964/65; 1966/67; 1967/68; 1968/69; 1971/72; 1974/75; 1975/76; 1977/78; 1978/79; 1979/80; 1985/86; 1986/87; 1987/88; 1988/89; 1989/90; 1994/95; 1996/97; 2000/01; 2002/03; 2006/07; 2007/08; 2011/12.
  • Cúp Nhà vua (Copa del Rey): 18 lần.
    1904/05; 1905/06; 1906/07; 1907/08; 1916/17; 1933/34; 1935/36; 1945/46; 1946/47; 1961/62; 1969/70; 1973/74; 1974/75; 1979/80; 1981/82; 1988/89; 1992/93; 2010/2011.
Trường hợp độc đáo là trận chung kết Cúp Nhà vua năm 1980, Real Madrid gặp đội dự bị của họ là Castilla (đội này thi đấu ở hạng nhì, nay gọi là Real Madrid B), và đội "đàn anh" đã thắng 6-1.
  • Vô địch khu vực: 18 lần.
    1903/04; 1904/05; 1905/06; 1906/07; 1907/08; 1912/13; 1915/16; 1916/17; 1917/18;
    1919/20; 1921/22; 1922/23; 1923/24; 1925/26; 1926/27; 1928/29; 1929/30; 1930/31.

Các giải thưởng khác

  • Cúp Santiago Bernabéu (18): 1981; 1983; 1984; 1985; 1987;1989; 1991; 1994; 1995; 1996;1997; 1998; 1999; 2000; 2003;2005; 2009;2010
  • Cúp Latinh (2): 1955; 1957.
  • Cúp Bách niên AC Milan (1): 2000.
  • Cúp Thế giới Nhỏ(2): 1952; 1956.
  • Cúp Teresa Herrera(8): 1949; 1953; 1966; 1976; 1978;1979; 1980; 1994.
  • Cúp Thành phố Barcelona(3): 1983; 1985; 1988.
  • Cúp Ramón de Carranza(6): 1958; 1959; 1960; 1966; 1970; 1982.
  • Cúp Benito Villamarín(1): 1960.
  • Cúp Thành phố La Línea(5): 1978; 1981; 1982; 1986; 2000.
  • Cúp Ciutat de Palma(4): 1975; 1980; 1983; 1990.
  • Cúp Euskadi Asegarce(3): 1994; 1995; 1996.
  • Cúp Colombino(3): 1970; 1984; 1989.
  • Cúp Thành phố Vigo(2): 1951; 1982.
  • Cúp Cam (Orange Cup) (2): 1990; 2003.
  • Cúp Mohamed V(1): 1966.
  • Cúp Thành phố Caracas(1): 1980.
  • Cúp Iberia(1): 1994.
  • Cúp Mancomunado(5): 1931/32; 1932/33; 1933/34; 1934/35;1935/36.
  • Cúp Año Santo Compostelano(1): 1970.

Tổ chức

Căn cứ theo website chính thức của câu lạc bộ

Chủ tịch danh dự

{{{alias}}} {{{alias}}} Alfredo Di Stéfano

Chủ tịch

{{{alias}}} Florentino Pérez

Tổng giám đốc

{{{alias}}} José Ángel Sánchez

  • Giám đốc Thể thao

và HLV trưởng đội một:{{{alias}}} José Mourinho

Giám đốc Thông tin

{{{alias}}} Antonio Galeano

Giám đốc Quan hệ Hợp tác

{{{alias}}} Emilio Butragueño

Giám đốc Nhân sự và Quản lý nội bộ

{{{alias}}} Carlos MTz. de Albornoz

Giám đốc Hành chính và Văn phòng Chủ tịch

{{{alias}}} Manuel Redondo

Biên chế kỹ thuật

Căn cứ theo website chính thức của câu lạc bộ

Huấn luyện viên trưởng {{{alias}}} José Mourinho
Trợ lý {{{alias}}} Aitor Karanka
Trợ lý {{{alias}}} Rui Faria
Trợ lý {{{alias}}} Silvino Louro
Trợ lý {{{alias}}} José Morais
Trợ lý {{{alias}}} Luis Campos

Đội hình hiện tại

Số áo căn cứ theo website chính thức của câu lạc bộ

Cập nhật : 3 tháng 9, 2012

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Tây Ban Nha Iker Casillas (đội trưởng)
2 HV Pháp Raphael Varane
3 HV Bồ Đào Nha Pepe
4 HV Tây Ban Nha Sergio Ramos (đội phó)
5 HV Bồ Đào Nha Fábio Coentrão
6 TV Đức Sami Khedira
7 Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo
8 TV Brasil Kaká
9 Pháp Karim Benzema
10 TV Đức Mesut Özil
12 HV Brasil Marcelo (đội phó)
13 TM Tây Ban Nha Antonio Adán
14 TV Tây Ban Nha Xabi Alonso
15 TV Ghana Michael Essien
16 HV Bồ Đào Nha Ricardo Carvalho
17 HV Tây Ban Nha Álvaro Arbeloa
18 HV Tây Ban Nha Raúl Albiol
19 TV Croatia Luka Modric
20 Argentina Gonzalo Higuaín
21 TV Tây Ban Nha José Callejón
22 TV Argentina Ángel di María
29 Tây Ban Nha Álvaro Morata
35 TM Tây Ban Nha Jesus Fdez

Ngoài ra, đội hình còn bao gồm một vài cầu thủ không chính thức được đôn lên từ đội B là Real Madrid Castilla

Đội hình dự kiến Real Madrid mùa bóng 2012/2013

Thống kê mùa bóng 2011/2012

CLBVị tríĐiểmTrậnThắngHòaBạiHiệu số
Real Madrid1100383242121-32

Các cầu thủ ghi bàn hàng đầu:

Cầu thủ La Liga Champions League Copa del Rey Tổng cộng
{{{alias}}} Cristiano Ronaldo 46 10 4 60
{{{alias}}} Karim Benzema 21 7 4 32
{{{alias}}} Gonzalo Higuaín 22 3 1 26

Các cầu thủ kiến tạo hàng đầu:

Cầu thủ La Liga Champions League Copa del Rey Tổng cộng
{{{alias}}} Mesut Ozil 17 3 4 24
{{{alias}}} Ángel di María 13 1 0 14

Chủ tịch câu lạc bộ

Tên Năm
Tây Ban Nha Julián Palacios 1900-1902
Tây Ban Nha Juan Padrós 1902-1904
Tây Ban Nha Carlos Padrós 1904-1908
Tây Ban Nha Adolfo Meléndez 1908-1916
Tây Ban Nha Pedro Parages 1916-1926
Tây Ban Nha Luis de Urquijo 1926-1930
Tây Ban Nha Luis Usera 1930-1935
Tây Ban Nha Rafael Sánchez Guerra 1935-1936
Tây Ban Nha Adolfo Meléndez 1936-1940
Tây Ban Nha Antonio Santos Peralba 1940-1943
Tây Ban Nha Santiago Bernabéu Yeste 1943-1978
Tây Ban Nha Luis de Carlos 1978-1985
Tây Ban Nha Ramón Mendoza 1985-1995
Tây Ban Nha Lorenzo Sanz 1995-2000
Tây Ban Nha Florentino Pérez 2000-2006
Tây Ban Nha Fernando Martín Álvarez 2-4/2006
Tây Ban Nha Luis Gómez-Montejano 4-7/2006
Tây Ban Nha Ramón Calderón 2006-2009
Tây Ban Nha Vicente Boluda 1-5/2009
Tây Ban Nha Florentino Pérez 2009-nay

Từ ngày thành lập đến nay, các chủ tịch câu lạc bộ Real Madrid đều là người Tây Ban Nha.

Huấn luyện viên

Danh sách này chỉ liệt kê những huấn luyện viên đã từng giành được một chức vô địch nào đó với đội bóng[39][40]
.
Tên Giai đoạn Vô địch Tổng cộng
Quốc nội Quốc tế
LL SC SS LC C1 C3 USC IC
Anh Arthur Johnson 1910–20
5
5
Hungary Lippo Hertzka 1930–32
1
1
Anh Robert Firth 1932–34
1
1
Tây Ban Nha Francisco Bru 1934–36, 1939–41
1
1
Tây Ban Nha Jacinto Quincoces 1945–46, 1947–48
1
1
Tây Ban Nha Baltasar Albéniz 1946–47, 1950–51
1
1
Uruguay Enrique Fernández 1953–54
1
1
Tây Ban Nha José Villalonga 1954–57
2
2
4
Argentina Luis Carniglia 1957–59, 1959
1
2
3
Tây Ban Nha Miguel Muñoz 1959, 1960–74
9
2
2
1
14
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Miljan Miljanić 1974–77
2
1
3
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Vujadin Boškov 1979–82
1
1
2
Tây Ban Nha Luis Molowny 1974, 1977–79, 1982, 1985–86
3
3
1
2
9
Hà Lan Leo Beenhakker 1986–89, 1992
3
1
1
5
Wales John Toshack 1989–90, 1999
1
1
2
Tây Ban Nha Alfredo di Stéfano 1990–91
1
1
Tây Ban Nha Benito Floro Sanz 1992–94
1
1
2
Argentina Jorge Valdano 1994–96
1
1
Đức Jupp Heynckes 1997–98
1
1
2
Hà Lan Guus Hiddink 1998–99
1
1
Tây Ban Nha Del Bosque 1999-2003
2
1
2
1
1
7
Bồ Đào Nha Carlos Queiroz 2003–04
1
1
Ý Fabio Capello 1996-97, 2006–07
2
2
Đức Bernd Schuster 2007–08
1
1
2
Bồ Đào Nha José Mourinho 2010–nay
1
1
2
Tổng thành tích 1902–2012 32 18 8 1 9 2 1 3 74

Các đối thủ cùng thành Madrid

Ba câu lạc bộ chính khác cùng thành phố là Atlético Madrid, Getafe (ít nổi tiếng hơn) và Rayo Vallecano đều thì đấu tại La Liga.

Tham khảo

  1. ^ Official announcement: Jose Mourinho, new Real Madrid coach
  2. ^ “Deloitte Football Money League 2011”. Deloitte UK. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2011.
  3. ^ Bigman, Dan. “The World's Most Valuable Soccer Teams”. Forbes. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2011.
  4. ^ “World Football: The 11 Most Successful European Clubs in History”. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2012.
  5. ^ Ball, Phil p. 117.
  6. ^ Luís Miguel González. “Pre-history and first official title (1900–1910)”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  7. ^ “History — Chapter 1 – From the Estrada Lot to the nice, little O'Donnel pitch”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2008.
  8. ^ Luís Miguel González. “Bernabéu's debut to the title of Real (1911–1920)”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  9. ^ Luís Miguel González (28 tháng 2 năm 2007). “A spectacular leap towards the future (1921–1930)”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  10. ^ a b Luís Miguel González. “The first two-time champion of the League (1931–1940)”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2008.
  11. ^ “Real Madrid v Barcelona: six of the best 'El Clásicos'. London: The Telegraph. 9 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2011.
  12. ^ Aguilar, Paco (10 tháng 12 năm 1998). “Barca - Much more than just a Club”. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2011.
  13. ^ Ball, Phil (12 tháng 12 năm 2003). Morbo: the Story of Spanish Football. WSC Books Ltd. ISBN 978-0-9540134-6-2. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  14. ^ Spaaij, Ramn (2006). Understanding football hooliganism: a comparison of six Western European football clubs. Amsterdam: Amsterdam University Press. ISBN 978-90-5629-445-8. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2011.
  15. ^ a b Luís Miguel González. “Bernabéu begins his office as President building the new Chamartín Stadium (1941–1950)”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  16. ^ a b Luís Miguel González. “An exceptional decade (1951–1960)”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  17. ^ Matthew Spiro (12 tháng 5 năm 2006). “Hats off to Hanot”. uefa.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2008.
  18. ^ “Regulations of the UEFA Champions League” (PDF). UEFA. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.; Page 4, §2.01 "Cup" & Page 26, §16.10 "Title-holder logo"
  19. ^ a b Luís Miguel González. “The generational reshuffle was successful (1961–1970)”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  20. ^ “Trophy Room”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  21. ^ “European Competitions 1971”. RSSS. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2008.
  22. ^ “Santiago Bernabéu”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
  23. ^ “The "Quinta del Buitre" era begins”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2008.
  24. ^ a b Luís Miguel González (5 tháng 3 năm 2008). “1981–1990 – Five straight League titles and a new record”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  25. ^ “1991–2000 – From Raúl González to the turn of the new millennium”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  26. ^ “Florentino Pérez era” (bằng tiếng Spanish). Realmadrid.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  27. ^ “Figo's the Real deal”. BBC Sport. 24 tháng 7 năm 2000. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  28. ^ “2001 – present — Real Madrid surpasses the century mark”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  29. ^ “BBC Sport | Football | Europe | Perez resigns as Madrid president”. BBC News. 27 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2012.
  30. ^ Cristina Monge (18 tháng 6 năm 2007). “Real Madrid 3–1 Mallorca”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  31. ^ Ghi chú tại đây
  32. ^ “First measures adopted by the Real Madrid Board of Directors”. Realmadrid.com. 1 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2011.
  33. ^ “Perez to return as Real president”. BBC Sport. 1 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2009.
  34. ^ The Times Madrid Signs Kaká timesonline.co.uk
  35. ^ Tynan, Gordon (28 tháng 5 năm 2010). “Mourinho to be unveiled at Madrid on Monday after £7m compensation deal”. The Independent. London. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2010.
  36. ^ “Real Madrid unveil José Mourinho as their new coach”. BBC Sport. 31 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2010.
  37. ^ a b c d “Escudo Real Madrid” (bằng tiếng Spanish). santiagobernabeu.com. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2008.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  38. ^ “Presidents — Pedro Parages”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2008.
  39. ^ “Coaches”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  40. ^ “Aquí están todos los entrenadores del Real Madrid” (bằng tiếng Spanish). Historialago.com. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2008.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Các câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt