Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Madagascar”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 122: Dòng 122:


Kết hợp của gió mậu dịch đông nam và gió mùa tây bắc tạo ra một mùa mưa nóng (tháng 11-4) với các xoáy thuận thường xuyên tấn công, và một mùa khô tương đối mát hơn (tháng 5–10). Những đám mây mưa bắt nguồn trên Ấn Độ Dương trút phần lớn hơi ẩm của chúng xuống bờ biển phía đông của đảo; lượng mưa lớn giúp nuôi dưỡng hệ sinh thái rừng mưa của vùng. Các cao địa trung tâm khô hơn và mát hơn, còn phần phía tây thì còn khô hơn nữa, một khí hậu bán khô hạn chiếm ưu thế tại nội địa phía tây nam và phía nam của đảo.<ref name=endemicstats/> Các xoáy thuận nhiệt đới thường gây thiệt hại đến cơ sở hạ tầng, kinh tế địa phương, cũng như gây thiệt hại về nhân mạng.<ref name="LOC">{{cite web| last = Metz | first = Helen Chapin |year = 1994 | title = Library of Congress Country Studies: Madagascar | url=http://countrystudies.us/madagascar/ | accessdate =1 February 2011 |archiveurl = http://www.webcitation.org/64jOW1dDD |archivedate = 1 February 2011}}</ref>
Kết hợp của gió mậu dịch đông nam và gió mùa tây bắc tạo ra một mùa mưa nóng (tháng 11-4) với các xoáy thuận thường xuyên tấn công, và một mùa khô tương đối mát hơn (tháng 5–10). Những đám mây mưa bắt nguồn trên Ấn Độ Dương trút phần lớn hơi ẩm của chúng xuống bờ biển phía đông của đảo; lượng mưa lớn giúp nuôi dưỡng hệ sinh thái rừng mưa của vùng. Các cao địa trung tâm khô hơn và mát hơn, còn phần phía tây thì còn khô hơn nữa, một khí hậu bán khô hạn chiếm ưu thế tại nội địa phía tây nam và phía nam của đảo.<ref name=endemicstats/> Các xoáy thuận nhiệt đới thường gây thiệt hại đến cơ sở hạ tầng, kinh tế địa phương, cũng như gây thiệt hại về nhân mạng.<ref name="LOC">{{cite web| last = Metz | first = Helen Chapin |year = 1994 | title = Library of Congress Country Studies: Madagascar | url=http://countrystudies.us/madagascar/ | accessdate =1 February 2011 |archiveurl = http://www.webcitation.org/64jOW1dDD |archivedate = 1 February 2011}}</ref>

== Sinh thái ==
{{#switch: {{#expr: {{CURRENTSECOND}} mod 2}}
|0=[[File:Ravenala madagascariensis Maui.jpg|thumb|[[Chuối rẻ quạt]] (''Ravenala madagascariensis'') là thực vật mang tính biểu tượng của đảo, được thể hiện trên quốc huy.]]
|1=[[File:Allée des Baobabs near Morondava, Madagascar.jpg|thumb|Những cây bao báp gần Morondava, phía tây Madagascar.]]
}}
[[File:OaklandZooLemurs.jpg|thumb|[[Vượn cáo đuôi vòng]] là một trong trên 100 loài và phân loài vượn cáo được biết đến chỉ tìm thấy tại Madagascar.<ref name="2009Mittermeier">{{cite journal | editor1-last = Mittermeier | editor1-first = R.A. | editor2-last = Wallis | editor2-first = J. | editor3-last = Rylands | editor3-first = A.B. | editor4-last = Ganzhorn | editor4-first = J.U. | editor5-last = Oates | editor5-first = J.F. | editor6-last = Williamson | editor6-first = E.A. | editor7-last = Palacios | editor7-first = E. | editor8-last = Heymann | editor8-first = E.W. | editor9-last = Kierulff | editor9-first = M.C.M. | editor11-first = J. | editor12-last = Roos | editor12-first = C. | editor13-last = Walker | editor13-first = S. | editor14-last = Cortés-Ortiz | editor14-first = L. | editor15-last = Schwitzer | editor15-first = C. | others = Illustrated by S.D. Nash | year = 2009 | title = Primates in Peril: The World's 25 Most Endangered Primates 2008–2010 | publisher = [[Primate Specialist Group|IUCN/SSC Primate Specialist Group]], [[International Primatological Society]], and [[Conservation International]] | pages = 1–92 | url = http://www.primate-sg.org/storage/PDF/Primates.in.Peril.2008-2010.pdf| format = PDF | editor16-last = Long Yongcheng | editor11-last = Supriatna}}</ref>]]
Do lập kéo dài với các lục địa khác, Madagascar là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật động vật không tìm thấy nơi nào khác trên Trái Đất.<ref name=CIHotSpot/><ref name=tattersall>{{cite book|last=Tattersall|first=Ian|title=Origin of the Malagasy Strepshirhine Primates|year=2006|publisher=Springer|isbn=0-387-34585-X|pages=1–6|url=http://books.google.com/books?id=nsBtrhsMU5EC&pg=PA3#v=onepage&q&f=false}}</ref> Xấp xỉ 90% toàn bộ các loài thực vậtđộng vật được phát hiện được tại Madagascar là loài đặc hữu,<ref>Hobbes & Dolan (2008), p. 517</ref> bao gồm các loài [ơvượn cáo]], [[Cryptoprocta ferox|fossa]] ăn thịt và nhiều loài chim. Sự đặc biệt về sinh thái học này khiến một số nhà sinh thái học gọi Madagascar là "lục địa thứ tám",<ref>Hillstrom & Collier Hillstrom (2003), p. 50</ref> đảo được [[Tổ chức Bảo tồn Quốc tế]] phân loại một điểm nóng đa dạng sinh học.<ref name=CIHotSpot>{{cite web | last = Conservation International | title = Madagascar and the Indian Ocean Islands | work = Biodiversity Hotspots | publisher = Conservation International | year = 2007 | url = http://www.biodiversityhotspots.org/xp/hotspots/madagascar/pages/biodiversity.aspx |archiveurl = http://www.webcitation.org/61BgLGwzk |archivedate = 24 August 2011 | accessdate =24 August 2011}}</ref>

Trên 80% trong số 14.883 loài thực vật của Madagascar không tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới, bao gồm cả năm họ thực vật.<ref name=endemism>{{cite journal | last1 = Callmander | first1 = Martin| last2 = et. al| title = The endemic and non-endemic vascular flora of Madagascar updated | journal = Plant Ecology and Evolution | volume = 144 | issue = 2 | pages = 121–125| year = 2011 | doi = 10.5091/plecevo.2011.513 |url = http://www.mobot.org/MOBOT/Research/curators/pdf/PLECEVO_2011.pdf |accessdate=11 February 2012 |archivedate = 11 February 2012 | archiveurl = http://www.webcitation.org/65NBBr5AX}}</ref> Họ ''[[Didiereaceae]]'' gồm 4 chi và 11 loài chỉ hạn chế trong các khu rừng gai ở tây nam Madagascar.<ref name=endemicstats/> Bốn phần năm số loài trong họ ''[[Pachypodium]]'' là loài đặc hữu của đảo.<ref>{{cite journal | last1 = Lavranos | first1 = John | year = 2004 | title = Pachypodium makayense: A New Species From Madagascar | journal = Cactus and Succulent Journal | volume = 76 | issue = 2| pages = 85–88}}</ref> Ba phần tư<ref name=B2011plant/> trong số 860 loài [[họ Lan|lan]] của Madagascar<ref name=endemism/> chỉ được tìm thấy trên đảo, cũng như sáu trong số 8 loài [[bao báp]] trên thế giới.<ref>{{cite journal | doi = 10.1080/106351598260879 | author=Baum DA, Small RL, Wendel JF | year = 1998 | title = Biogeography and floral evolution of baobabs (Adansonia, Bombacaceae) as inferred from multiple data sets | journal = Systematic Biology | volume = 47 | issue = 2| pages = 181–207 | pmid = 12064226 }}</ref> Đảo nơi sinh sống của khoảng 170 loài thuộc [[họ Cau]], nhiều gấp ba lần so với số loài thuộc họ này tại đại lục châu Phi; 165 trong số đó là loài đặc hữu.<ref name=B2011plant>Bradt (2011), p. 38</ref> Nhiều loài thực vật bản địa được sử dụng làm thảo dược để chữa nhiều bệnh. Các dược phẩm [[vinblastine]] và [[vincristine]], sử dụng để điều trị bệnh u Hodgkin, [[ung thư bạch cầu]] và các loại ung thư khác, được lấy từ [[Catharanthus|dừa cạn Madagascar]].<ref name=periw>{{cite journal | last = Foster | first = Steven | title = From Herbs to Medicines: The Madagascar Periwinkle's Impact on Childhood Leukemia: A Serendipitous Discovery for Treatment | journal = Alternative and Complementary Therapies | volume = 16 | issue = 6 | pages = 347–350 | date = December 2010 | doi = 10.1089/act.2010.16609 }}</ref> [[Chuối rẻ quạt]], người dân địa phương gọi là ''ravinala''<ref>Ellis (1859), p. 302</ref> và là loài đặc hữu trong các rừng mưa phía đông,<ref>{{cite web|url=http://www.floridata.com/ref/R/rave_mad.cfm|archiveurl = http://www.webcitation.org/5xJNG5WcZ | archivedate = 20 March 2011| title= Ravenala madagascariensis |publisher=Floridata.com |accessdate=14 September 2009 |date=16 May 2000| last = McLendon |first = Chuck}}</ref> là loài mang tính biểu tượng cao của Madagascar và được đưa vào quốc huy cũng như biểu trưng của [[Air Madagascar]].<ref>{{cite web | last = Lambahoany Ecotourism Centre | title = Nature of Madagascar | publisher = Lambahoany Ecotourism Centre | date = 24 August 2011 | url = http://www.lambahoany.org/madagascar/nature-of-madagascar/ |archiveurl = http://www.webcitation.org/61Bemker1 |archivedate = 24 August 2011 | accessdate =24 August 2011}}</ref>

Động vật Madagascar cũng đa dạng và có tỷ lệ đặc hữu cao. Vượn cáo được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế mô tả là "loài thú kì hạm của Madagascar".<ref name=CIHotSpot/> Trong môi trường không có khỉ và các đối thủ khác, những động vật linh trưởng này thích nghi với những môi trường sống đa dạng và tiến hóa thành nhiều loài. Năm 2012, chính thức có 103 loài và phân loài vượn cáo,<ref name=lemurextinction/> 39 trong số đó do các nhà động vật học mô tả từ năm 2000 đến năm 2008.<ref name=Mittermeier2008>{{cite journal|title=Lemur diversity in Madagascar|author=[[Russell Mittermeier|Mittermeier, R.]]; Ganzhorn, J.; Konstant, W.; Glander, K.; Tattersall, I.; [[Colin Groves|Groves, C.]]; Rylands, A.; Hapke, A.; Ratsimbazafy, J.; Mayor, M.; Louis, E.; Rumpler, Y.; Schwitzer, C.; Rasoloarison, R.|journal=International Journal of Primatology| doi=10.1007/s10764-008-9317-y| pages=1607–1656| volume=29| issue=6| date=December 2008}}</ref> Chúng hầu như đều được phân loại là loài quý hiếm, dễ bị tổn thương, hoặc gặp nguy hiểm. Có ít nhất 17 loài vượn cáo bị tuyệt chủng kể từ khi loài người đến Madagascar, toàn bộ trong số đó đều lớn hơn các loài vượn cáo còn lại ngày nay.<ref>{{cite journal |author=Jungers, W.L.; Godfrey, L.R.; Simons, E.L.; Chatrath, P.S. |title=Phalangeal curvature and positional behavior in extinct sloth lemurs (Primates, Palaeopropithecidae) |journal=Procedures of the National Academy of Science (U.S.A.) |volume=94 |issue=22 |pages=11998–2001 |year=1997|pmid=11038588 |pmc=23681 |doi=10.1073/pnas.94.22.11998 |bibcode=1997PNAS...9411998J}}</ref>

Một số loài thú khác, bao gồm [[Cryptoprocta ferox|fossa]] giống con mèo, là loài đặc hữu của Madagascar. Ghi nhận được trân 300 loài chim trên đảo, trong đó trên 60% (gồm bốn họ và 42 chi) là loài đặc hữu.<ref name=CIHotSpot/> Một vài họ và chi bò sát đến được Madagascar đã đa dạng hóa thành trên 260 loài, với trên 90% trong số đó là loài đặc hữu<ref name="Okajima" /> (bao gồm một họ đặc hữu).<ref name=CIHotSpot/> Đảo là nơi sinh sống của hai phần ba số loài [[Họ Tắc kè hoa|tắc kè hoa]] trên thế giới,<ref name="Okajima">{{cite journal | author=Okajima Y and Kumazawa Y | title = Mitogenomic perspectives into iguanid phylogeny and biogeography: Gondwanan vicariance for the origin of Madagascan oplurines | journal = [[Gene (journal)|Gene]] | volume = 441 | issue = 1–2 | pages = 28–35 | year = 2009 | pmid = 18598742| doi = 10.1016/j.gene.2008.06.011}}</ref> gồm có ''[[Brookesia micra]]''- loài nhỏ nhất được biết tới.<ref>{{cite doi|10.1371/journal.pone.0031314}}</ref>. Các loài cá đặc hữu tại Madagascar bao gồm hai họ, 14 chi, và trên 100 loài, sống chủ yếu trong các hồ nước ngọt và sông trên đảo. Mặc dù các động vật không xương sống vẫn còn được nghiên cứu ít tại Madagascar, song cac nhà nghiên cứu phát triện ra tỷ lệ cao các loài đặc hữu trong số những loài được biết đến. Toàn bộ 651 loài ốc cạn là loài đặc hữu, tương tự như phần lớn bướm, [[Họ Bọ hung|bọ hung]], [[Bộ Cánh gân|cánh gân]], nhện, chuồn chuồn trên đảo.<ref name=CIHotSpot/>




== Chính trị ==
== Chính trị ==
Dòng 188: Dòng 204:


Đô thị thì được xếp ngang hành với phân bộ.
Đô thị thì được xếp ngang hành với phân bộ.

== Sinh thái ==
một hòn đảo tách biệt một thời gian dài với lục địa châu Phi lân cận, Madagascar là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật bản địa không bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất.<ref name=CIHotSpot/><ref name=tattersall>{{chú thích sách|last=Tattersall|first=Ian|title=Origin of the Malagasy Strepshirhine Primates|year=2006|publisher=Springer|isbn=0-387-34585-X|pages=1–6|url=http://books.google.com/books?id=nsBtrhsMU5EC&pg=PA3#v=onepage&q&f=false}}</ref> Khoảng 90% tất cả các loài độngthực vật được tìm thấy Madagascar là loài [[đặc hữu]],<ref>Hobbes & Dolan (2008), p. 517</ref> như [[vượn cáo]] (một nhóm động vật linh trưởng), các loài động vật ăn thịt [[fossa (động vật)|fossa]] và nhiều loài chim. Hệ sinh thái đặc trưng này đã làm cho nhiều nhà sinh thái học xem Madagascar là "lục địa thứ 8",<ref>Hillstrom & Collier Hillstrom (2003), p. 50</ref> and the island has been classified by [[Conservation International]] as a biodiversity hotspot.<ref name=CIHotSpot>{{chú thích web | last = Conservation International | title = Madagascar and the Indian Ocean Islands | work = Biodiversity Hotspots | publisher = Conservation International | year = 2007 | url = http://www.biodiversityhotspots.org/xp/hotspots/madagascar/pages/biodiversity.aspx |archiveurl = http://www.webcitation.org/61BgLGwzk |archivedate = 24 August 2011 | accessdate =24 August 2011}}</ref>

Có hơn 80% trong số 14.883 loài thực vật của Madagascar không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, bao gồm 5 họ thực vật.<ref name=endemism>{{chú thích tạp chí | last1 = Callmander | first1 = Martin| last2 = et. al| title = The endemic and non-endemic vascular flora of Madagascar updated | journal = Plant Ecology and Evolution | volume = 144 | issue = 2 | pages = 121–125| year = 2011 | doi = 10.5091/plecevo.2011.513 |url = http://www.mobot.org/MOBOT/Research/curators/pdf/PLECEVO_2011.pdf |accessdate=11 February 2012 |archivedate = 11 February 2012 | archiveurl = http://www.webcitation.org/65NBBr5AX}}</ref> Họ [[Họ Xương rồng Madagascar|Didiereaceae]] gồm 4 chi và 11 loài chỉ phân bố ở trong các khu rừng gai rậm rạp miền tây nam Madagascar.<ref name=endemicstats/> 4/5 các loài trong họ ''[[Pachypodium]]'' phân bố trên thế giới là loài đặc hữu của đảo này.<ref>{{chú thích tạp chí | last1 = Lavranos | first1 = John | year = 2004 | title = Pachypodium makayense: A New Species From Madagascar | url = | journal = Cactus and Succulent Journal | volume = 76 | issue = 2| pages = 85–88}}</ref> 3/4<ref name=B2011plant/> trong số 860<ref name=endemism/> loài [[lan]] của Madagascar chỉ được tìm thấy đây, 6 trong 8 loài [[Bao báp|Adansonia]] trên thế giới.<ref>{{chú thích tạp chí | doi = 10.1080/106351598260879 | last1 = Baum | first1 = D. A. | last2 = Small | first2 = R. L. | last3 = Wendel | first3 = J. F. | year = 1998 | title = Biogeography and floral evolution of baobabs (Adansonia, Bombacaceae) as inferred from multiple data sets | url = | journal = Systematic Biology | volume = 47 | issue = 2| pages = 181–207 | pmid = 12064226 }}</ref> Đảo này khoảng 170 loài [[Họ Cau|cau]], gấp 3 lần trong tổng số các loài trên châu Phi lục địa; 165 trong số đó là loài đặc hữu.<ref name=B2011plant>Bradt (2011), p. 38</ref>


== Kinh tế ==
== Kinh tế ==

Phiên bản lúc 03:16, ngày 18 tháng 4 năm 2014

Cộng hoà Madagascar
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
  • Repoblikan'i Madagasikara (tiếng Malagasy)
    République de Madagascar (tiếng Pháp)
Quốc kỳ Huy hiệu
Bản đồ
Vị trí của Madagascar
Vị trí của Madagascar
Tiêu ngữ
Tanindrazana, Fahafahana, Fandrosoana
(tiếng Madagascar: "Tổ quốc, Tự do, Tiến bộ")
Quốc ca
Ry Tanindraza nay malala ô
(tiếng Madagascar: "Ôi, Tổ quốc yêu dấu của ta")
Hành chính
Chính phủChính phủ lâm thời
Tổng thống
Thủ tướng
Andry Rajoelina
Albert Camille Vital
Thủ đôAntananarivo
18°55′S 47°31′E
18°55′N 47°31′Đ / 18,917°N 47,517°Đ / -18.917; 47.517
Thành phố lớn nhấtAntananarivo
Địa lý
Diện tích587.040 km² (hạng 45)
Diện tích nước0,13% %
Múi giờMSK (UTC+3)
Lịch sử
Ngày thành lậpTừ Pháp
26 tháng 6 năm 1960
Ngôn ngữ chính thứctiếng Anh, tiếng Madagascar, tiếng Pháp
Dân số ước lượng (2005)18.040.341 người (hạng 58)
Dân số (1975)~7.600.000 người
Mật độ31 người/km² (hạng 142)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005)Tổng số: 15,82 tỉ đô la Mĩ
HDI (2003)0,499 thấp (hạng 146)
Đơn vị tiền tệariary Madagascar (MGA)
Thông tin khác
Tên miền Internet.mg

Madagascar, tên chính thức là nước Cộng hòa Madagascar (tiếng Malagasy: Repoblikan'i Madagasikara [republiˈkʲan madaɡasˈkʲarə̥]; tiếng Pháp: République de Madagascar) và trước đây gọi là nước Cộng hòa Malagasy, là một đảo quốc trên Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển đông nam bộ của lục địa châu Phi. Quốc gia bao gồm đảo Madagascar cũng nhiều đảo ngoại vi nhỏ hơn. Sau khi vỡ ra từ siêu lục địa Gondwana, Madagascar tách khỏi Ấn Độ khoảng 88 triệu năm trước, khiến các loài thực vật và động vật bản địa tiến hóa tương đối cô lập. Do vậy, Madagascar là một điểm nóng đa dạng sinh học.

Người Nam Đảo là giống người định cư đầu tiên tại Madagascar, từ 350 TCN đến 550 CN, họ đến từ đảo Borneo bằng các xuống chèo. Khoảng năm 1000, người Bantu vượt qua eo biển Mozambique để di cư sang Madagascar. Theo thời gian, các nhóm khác tiếp tục đến định cư tại Madagascar, mỗi nhóm đều có các đóng góp lâu dài cho sinh hoạt văn hóa trên đảo. Dân tộc Malagasy thường được chia thành 18 hoặc nhiều hơn các phân nhóm, lớn nhất trong số đó là người Merina tại cao địa trung bộ.

Cho đến cuối thế kỷ 18, đảo Madagascar do một loạt các liên minh xã hội-chính trị cai trị. Bắt đầu từ đầu thế kỷ 19, hầu hết đảo được thống nhất và cai trị dưới chính thể Vương quốc Madagascar. Chế độ quân chủ sụp đổ vào năm 1897 khi đảo bị hấp thu vào Đế quốc thực dân Pháp. Đảo giành được độc lập từ Pháp vào năm 1960. Từ năm 1992, quốc gia chính thức được quản lý như một nền dân chủ lập hiến với thủ đô là Antananarivo.

Năm 2012, dân số Madagascar được ước tính là hơn 22 triệu, 90% trong số đó sống dưới 2 USD/ngày. Tiếng Malagasytiếng Pháp đều là các ngôn ngữ chính thức của đảo quốc. Phần lớn dân số trung thành với các đức tin truyền thống, Ki-tô giáo, hoặc pha trộn cả hai. Du lịch sinh thái và nông nghiệp, cùng với đầu tư lớn hơn cho giáo dục, y tế và doanh nghiệp tư nhân, là những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của Madagascar.

Từ nguyên

Trong tiếng Malagasy, đảo Madagascar được gọi là Madagasikara [madaɡasʲˈkʲarə̥] và cư dân trên đảo được gọi là Malagasy.[1] Tên gọi "Madagascar" không có nguồn gốc bản địa song phổ biến đối với người châu Âu từ thời kỳ Trung Cổ.[2] Tên gọi Madageiscar được ghi chép lần đầu trong hồi ký của nhà thám hiểm Venezia Marco Polo trong thế kỷ 13, nó là một dạng sai lệch của tên Mogadishu, cảng tại Somalia mà Marco Polo đã lẫn lộn về đảo. Trong ngày Thánh Lôrensô năm 1500, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Diogo Dias đổ bộ lên đảo và đặt tên thánh cho đảo là São Lourenço, song tên gọi của Marco Polo được ưa dùng và phổ biến trong các bản đồ thời Phục Hưng. Không có tên gọi đơn lẻ trong tiếng Malagasy có trước Madagasikara có vẻ từng được cư dân địa phương dùng để gọi đảo, song một số cộng đồng có tên gọi riêng của họ đối với một phần hoặc toàn bộ vùng đất mà họ cư trú.[3]

Lịch sử

Thời kỳ ban đầu

Các nhà khảo cổ học ước tính rằng những người định cư đầu tiên đến trên những xuồng chèo từ nam bộ Borneo trong các làn sóng liên tiếp trong suốt giai đoạn từ 350 TCN đến 550 CN, do vậy Madagascar là một trong những vùng đất lớn cuối cùng trên Trái Đất có loài người định cư.[4] Khi đến nơi, những người định cư ban đầu này tiến hành nông nghiệp chặt và đốt để phát quang các khu rừng mưa duyên hải nhằm lấy đất trồng cấy. Những người định đầu tiên chạm trán với các động vật cỡ lớn phong phú trên đảo, gồm có vượn cáo khổng lồ, chim voi, cầy fossa khổng lồ (Cryptoprocta spelea), và hà mã Malagasy, sau đó các loài động vật này bị tuyệt chủng do săn bắn và môi trường sống bị tàn phá.[5] Khoảng năm 600 CN, các nhóm thuộc những người định cư ban đầu này bắt đầu phát quang các khu rừng tại các cao địa trung tâm.[6] Người Ả Rập lần đầu tiên đến đảo trong khoảng thời gian từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 9.[7] Một làn sóng những người nhập cư nói tiếng Bantu đến đảo từ phần đông nam của châu Phi vào khoảng năm 1000 CN và đưa đến zebu, một loại gia súc sừng dài và có bướu, chúng được nuôi trong các đàn lớn.[8]

Đến khoảng năm 1600, các ruộng lúa được tưới tiêu xuất hiện tại Vương quốc Betsileo trên cao địa trung tâm, và một thế kỷ sau thì mở rộng với các ruộng bậc thang trên khắp Vương quốc Imerina láng giềng.[6] Cường độ canh tác đất đai tăng lên và yêu cầu ngày càng tăng về các bãi chăn thả bò zebu đã biến đổi phần lớn các cao địa trung tâm từ một hệ sinh thái rừng thành thảo nguyên vào khoảng thế kỷ 17.[8] Lịch sử truyền khẩu của người Merina, dân tộc có thể đến các cao địa trung tâm từ 600 đến 1000 năm trước, miêu tả về việc chạm trán với một dân tộc đã được thành lập từ trước đó mà họ gọi là Vazimba. Người Vazimba có thể là hậu duệ của một làn sóng người Nam Đảo đến định cư từ sớm hơn và có kỹ thuật kém tiến bộ hơn. Các vương Andriamanelo, Ralambo và Andrianjaka của người Merina tiến hành đồng hóa hoặc trục xuất người Vazimba khỏi các cao địa vào thế kỷ 16 hoặc đầu thế kỷ 17.[9] Ngày nay, các linh hồn của người Vazimba được nhiều cộng đồng Malagasy truyền thống súng kính như tompontany (chủ nhân thổ địa nguyên thủy).[10]

Madagascar là một trung tâm mậu dịch xuyên đại dương quan trọng, kết nối các cảng tại Ấn Độ Dương trong các thế kỷ ban đầu sau khi có người đến định cư. Lịch sử thành văn của Madagascar bắt đầu với người Ả Rập, họ thiết lập các trạm mậu dịch dọc theo bờ biển tây bắc từ muộn nhất là thế kỷ 10 và đưa đến Hồi giáo, chữ Ả Rập (dùng để chép tiếng Malagasy bằng một dạng chữ viết gọi là sorabe), thuật chiêm tinh Ả Rập và các yếu tố văn hóa khác.[11] Người châu Âu bắt đầu có tiếp xúc với đảo vào năm 1500, khi thuyền trưởng người Bồ Đào Nha Diogo Dias trông thấy đảo.[12] Người Pháp thiết lập các trạm mậu dịch dọc theo bờ biển phía đông của đảo vào cuối thế kỷ 17.[11]

Từ khoảng năm 1774 đến năm 1824, Madagascar được chú ý đặc biệt trong giới hải tặc và thương nhân châu Âu, đặc biệt là những người tham gia vào buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Đảo nhỏ Nosy Boroha ở ngoài khơi bờ biển đông bắc của Madagascar được một số nhà sử học đề xuất là địa điểm của hải tặc truyền thuyết không tưởng Libertalia.[13] Các thủy thủ người châu Âu bị đắm tàu gần các đường bờ biển của đảo, trong số đó có Robert Drury, nhật ký của người này là một trong các miêu tả bằng văn bản hiếm hoi về sinh hoạt tại nam bộ Madagascar trong thế kỷ 18.[14] Sự giàu có bắt nguồn từ mậu dịch hàng hải khuyến khích sự nổi lên của các vương quốc có tổ chức trên đảo, một số trong đó phát triển khá hùng mạnh vào khoảng thế kỷ 17.[15] Trong số đó có liên minh Betsimisaraka ờ bờ biển phía đông và các tù bang Menabe cùng Boina của người Sakalava trên bờ biển phía tây. Vương quốc Imerina nằm tại các cao địa trung tâm với thủ đô tại vương cung Antananarivo, nổi lên vào khoảng thời gian Quốc vương Andriamanelo trị vì.[16]

Vương quốc Madagascar

Quốc vương Andrianampoinimerina (trị vì 1787–1810)

Vào lúc nổi lên trong đầu thế kỷ 17, vương quốc Imerina trên cao địa ban đầu là một thế lực tương đối nhỏ so với các vương quốc lớn hơn ở duyên hải[16] và thậm chí còn yếu hơn vào đầu thế kỷ 18 khi Quốc vương Andriamasinavalona phân chia lãnh thổ cho bốn người con trai của ông. Sau một thế kỷ chiến loạn và đói kém, Quốc vương Andrianampoinimerina tái thống nhất Imerina vào năm 1793.[17] Từ kinh đô ban đầu là Ambohimanga,[18] và sau đó là từ Rova Antananarivo, Andrianampoinimerina nhanh chóng khuếch trương quyền cai trị của mình ra các thân vương quốc lân cận. Tham vọng kiểm soát được toàn bộ đảo của Andrianampoinimerina thực hiện được ở mức độ lớn dưới thời con trai và người kế vị của ông là Quốc vương Radama I, người này được chính phủ Anh Quốc công nhận là Quốc vương Madagascar. Năm 1817, Radama ký kết một hiệp định với thống đốc của Anh Quốc tại Mauritius nhằm bãi bỏ mua bán nô lệ sinh lợi để đổi lấy viện trợ quân sự và chính trị của Anh Quốc. Các sứ tiết truyền giáo từ Hội Truyền giáo Luân Đôn bắt đầu đến đảo vào năm 1818, họ lập nên các trường học, dùng chữ cái Latinh để chép lại tiếng Malagasy, dịch Kinh Thánh, và đưa nhiều kỹ thuật mới đến đảo.[19]

Phản ứng trước các xâm phạm về chính trị và văn hóa ngày càng tăng từ phía Anh Quốc và Pháp, người kế vị Radama là Nữ vương Ranavalona I ban một chiếu chỉ nghiêm cấm hành lễ Ki-tô giáo tại Madagascar và ép buộc hầu hết người ngoại quốc phải rời khỏi lãnh thổ. Trong số những người ngoại quốc tiếp tục cư trú tại Imerina có Jean Laborde, ông phát triển đạn dược và các ngành công nghiệp khác tại vương quốc nhân danh quân chủ, và Joseph-François Lambert, một nhà thám hiểm và thương nhân nô lệ người Pháp, ông đã ký với Vương tử đương thời Radama II một thỏa thuận mậu dịch gây tranh luận được đặt tên là Hiến chương Lambert. Sau khi kế vị, Radama II nỗ lực nới lỏng các chính sách nghiêm ngặt của Nữ vương Ranavalona I, song hai năm sau ông bị lật đổ bới Tể tướng Rainivoninahitriniony và một liên minh gồm các triều thần Andriana (quý tộc) và Hova (bình dân), những người này muốn chấm dứt quyền lực tuyệt đối của quân chủ.[11] Sau chính biến, các triều thần đề nghị cho vương hậu của Radama II là Rasoherina có cơ hội đăng cơ, với điều kiện bà phải chấp thuật một thỏa thuận chia sẻ quyền lực với Tể tướng, khế ước xã hội mới này được xác nhận bằng một cuộc hôn nhân chính trị giữa Nữ vương và Tể tướng.[20] Rasoherina chấp thuận, đầu tiên bà tái giá với Rainivoninahitriniony, sau đó hạ bệ Rainivoninahitriniony và tái giá với em của người này là Tể tướng Rainilaiarivony, vị Tể tướng này sau đó lần lượt kết hôn với Nữ vương Ranavalona II và Nữ vương Ranavalona III.[21]

Trong thời gian 31 năm Rainilaiarivony làm tể tướng, nhiều chính sách được thông qua nhằm hiện đại hóa và củng cố quyền lực của chính phủ trung ương.[22] Trường học được dựng lên trên khắp đảo và việc học tập là bắt buộc. Tổ chức quân đội được cải tiến, và các cố vấn Anh Quốc được thuê để huấn luyện và chuyên nghiệp hóa các quân nhân.[23] Đa thê bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, và triều đình tuyên bố Ki-tô giáo là quốc giáo vào năm 1869, tôn giáo này được chấp thuận đồng thời với các đức tin truyền thống trong một phần ngày càng tăng của dân chúng.[22] Các điều luật được cải cách dựa trên thông luật của Anh Quốc và ba tòa án kiểu Âu được thiết lập tại thủ đô.[23] Trong vai trò đồng thời là Tổng tư lệnh, Rainilaiarivony cũng bảo đảm phòng thủ thành công Madagascar trước một số cuộc xâm nhập của thực dân Pháp.[23]

Pháp thuộc

Chủ yếu dựa trên cơ sở rằng Hiến chương Lambert không được tôn trọng, Phpas xâm chiếm Madagascar vào năm 1883, cuộc chiến được gọi là Chiến tranh Pháp-Hova lần thứ nhất.[24] Đến cuối cuộc chiến, Madagascar nhượng đô thị cảng Antsiranana (Diego Suarez) ở phía bắc cho Pháp và trả 560.000 franc cho những người thừa kế của Lambert.[25] Năm 1890, Anh Quốc chấp thuận đòi hỏi chính thức đầy đủ về một chế độ bảo gộ của Pháp trên đảo, song nhà cầm quyền Pháp không được chính phủ Madagascar công nhận. Để buộc chính phủ Madagascar đầu hàng, người Pháp bắn phá và chiếm cảng Toamasina trên bờ biển phía đông, và Mahajanga trên bờ biển phía tây, lần lượt vào tháng 12 năm 1894 và tháng 1 năm 1895.[26] Một đội quân cơ động của Pháp sau đó hành quân hướng đến Antananarivo, để mất nhiều quân nhân do sốt rét và các bệnh khác. Quân tiếp viện của Pháp đến từ Algeriachâu Phi hạ Sahara. Khi đến thành phố vào tháng 9 năm 1895, đội quân này dùng pháp hạng nặng bắn phá vương chung, gây thượng vong nặng nề và khiến Nữ vương Ranavalona III phải đầu hàng.[27] Pháp sáp nhập Madagascar vào năm 1896 và tuyên bố đảo là một thuộc địa vào năm sau đó, bãi bỏ chế độ quân chủ Merina và đưa vương thất đi sống lưu vong trên đảo Réunion và đến Algeria. Một phong trào phản kháng kéo dài hai năm của người ban địa bị dập tắt trên thực tế vào cuối năm 1897.[28]

Dưới thời cai trị thực dân, các đồn điền được lập ra để sản xuất nhiều nông sản xuất khẩu.[29] Chế độ nô lệ bị bãi bỏ vào năm 1896, song nhiều người trong số 500.000 nô lệ được giải phóng vẫn ở tại gia viên chủ nhân cũ trong thân phận đầy tớ.[30] Các đải lộ trải nhựa rộng rãi và các các tòa nhà hội họp được xây dựng tại thủ đô Antananarivo[31] và tổ hợp cung Rova được chuyển thành một bảo tàng.[32] Có thêm các trường học được xây dựng, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn và duyên hải- những nơi chưa có trường dưới thời Merina. Giáo dục là bắt buộc trong độ tuổi từ 6 đến 13 và tập chung chủ yếu vào tiếng Pháp và các kỹ năng thực hành.[33] Truyền thống của triều đình Merina về trả thuế dưới hình thức lao động vẫn tiếp tục dưới thời Pháp thuộc, những người này được sử dụng để xây dựng một tuyến đường sắt và các đường bộ kết nối các thành thị duyên hải chính yếu đến Antananarivo.[34] Các quân nhân người Malagasy chiến đấu cho Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.[12] Trong thập niên 1930, các nhà tư tưởng chính trị của Đức Quốc Xã phát triển kế hoạch Madagascar trên cơ sở các đề xuất trước đó từ Ba Lan và những nơi khác tại châu Âu rằng xác định đảo là một địa điểm tiềm năng để trục xuất người Do Thái tại châu Âu.[35] Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đảo là nơi diễn ra trận Madagascar giữa Chính phủ Vichy Pháp và Anh Quốc.[36] Việc Pháp bị chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai làm hoan ố uy tín chính quyền thực dân tại Madagascar và kích động phong trào độc lập phát triển, dẫn đến Nổi dậy Malagasy vào năm 1947.[37] Phong trào này khiến Pháp phải lập các thiết chế cải cách vào năm 1956 theo Loi Cadre (Đạo luật Cải cách Hải ngoại), và Madagascar chuyển dịch hướng đến độc lập một cách hòa bình.[38] Cộng hòa Malagasy được tuyên bố vào ngày 14 tháng 10 năm 1958, với địa vị là một nước tự trị trong Cộng đồng Pháp. Một giai đoạn chính phủ lâm thời kết thúc bằng việc thông qua một bản hiến pháp vào năm 1959 và độc lập hoàn toàn vào ngày 26 tháng 6 năm 1960.[39]

Quốc gia độc lập

Philibert Tsiranana, tổng thống đầu tiên của Madagascar (1960–72)

Kể từ khi giành được độc lập, Madagascar trải qua bốn nền cộng hòa tương ứng với số lần sửa đối hiến pháp. Đệ nhất cộng hòa (1960–72) dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Philibert Tsiranana, với đặc trưng là tiếp nối các quan hệ kinh tế và chính trị mạnh mẽ với Pháp. Nhiều vị trí cấp cao mang tính kỹ thuật được trao cho những người gốc Pháp; và các giáo viên tiếng Pháp, sách giáo khoa và chương trình giảng dạy tiếng Pháp tiếp tục được sử dụng trong các trường học toàn quốc. Phẫn uất của quần chúng đối với sự khoan dung của Tsiranana cho dàn xếp "tân thực dân" này kích động một loạt các cuộc biểu tình của nông dân và sinh viên, lật đổ chính quyền của Tsiranana vào năm 1972.[11]

Thiếu tướng quân đội Gabriel Ramanantsoa được bổ nhiệm làm Tổng thống và Thủ tướng lâm thời trong cùng năm, song do sự ủng hộ của quần chúng thấp nên ông buộc phải từ chức vào năm 1975. Đại tá quân đội Richard Ratsimandrava được bổ nhiệm làm người kế nhiệm song bị ám sát chỉ sáu ngày sau khi nhậm chức. Tướng Gilles Andriamahazo sau đó trở thành người cai trị đất nước trong bốn tháng trước khi bị Phó đô đốc Didier Ratsiraka thay thế. Nhiệm kỳ của Didier Ratsiraka tương ứng với Đệ nhị cộng hòa (1975-1992), với chính phủ xã hội chủ nghĩa-Marxist. Trong giai đoạn này, Madagascar liên kết chính trị với các quốc gia trong khối phía Đông và chuyển hướng sang cô lập về kinh tế. Các chính sách này đi đôi với các áp lực kinh tế bắt nguồn từ Khủng hoảng dầu mỏ 1973 khiến cho kinh tế Madagascar nhanh chóng sụp đổ và mức sinh hoạt suy giảm mạnh,[11] còn quốc gia thì hoàn toàn phá sản vào năm 1979. Chính quyền của Ratsiraka chấp thuận các điều kiện về minh bạch, các biện pháp chống tham nhũng và các chính sách thị trường tự do của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ song phương khác để đổi lấy cứu trợ tài chính của họ cho nền kinh tế Madagascar.[40]

Sự ủng hộ cùa quần chúng đối với Chính phủ Ratsiraka suy giảm vào cuối thập niên 1980, và đạt một điểm tới hạn vào năm khi khi vệ binh tổng thống khai hỏa vào những người biểu tình không mang vũ khí trong một cuộc tập hợp. Trong vòng hai thắng, một chính phủ chuyển tiếp được thành lập dưới sự lãnh đạo của [[Albert Zafy], người này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1992 và mở đầu cho Đệ tam cộng hòa (1992–2010).[41] Hiến pháp mới của Madagascar thiết lập một nền dân chủ đa dạng và phân chia quyền lực với quyền kiểm soát đáng kể được trao cho Quốc hội. Hiến pháp mới cũng nhấn mạnh nhân quyền, các quyền tự do xã hội và chính trị, và thương mại tự do .[11] Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ cùa Albert Zafy bị tổn hại do suy thoái kinh tế, các cáo buộc tham nhũng, và đệ trình các dự luật nhằm trao cho bản thân tổng thống thêm nhiều quyền lực. Albert Zafy bị buộc tội vào năm 1996, Norbert Ratsirahonana được bổ nhiệm làm tổng thống lâm thời trong ba tháng cho đến cuộc bầu ử tống thống tiếp theo. Ratsiraka sau đó được bầu làm tổng thống với cương lĩnh chính trị phân quyền và cải cách kinh tế, nhiệm kỳ thứ hai này của ông kéo dài từ năm 1996 đến năm 2001.[40]

Trong bầu cử tổng thống năm 2001 gây tranh luận, thị trưởng Antananarivo khi đó là Marc Ravalomanana cuối cùng trở thành người chiến thắng. Sau đó là bế tắc chính trị kéo dài bày tháng trong năm 2002 giữa những người ủng hộ của Ravalomanana và những người ủng hộ của Ratsiraka. Cuộc khủng hoảng chính trị tác động tiêu cực đến kinh tế, chúng dần được khắc phục bằng các chính sách kinh tế và chính trị tiến bộ của Ravalomanana. Theo đó, chính phủ Madagascar khuyến khích đầu tư vào giáo dục và du lịch sinh thái, tạo thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, và cải thiện quan hệ đối tác thương mại cả ở tầm khu vực và thế giới. Trong nửa sau nhiệm kỳ thứ hai của mình, Ravalomanana bị các quan sát viên quốc nội và quốc tế chỉ trích, họ cáo buộc ông ngày cảng độc đoán và tham nhũng.[40]

Lãnh tụ đối lập và thị trưởng Antananarivo đương thời là Andry Rajoelina tiến hành một phong trào vào đầu năm 2009, kết quả là Ravalomanana bị loại khỏi quyền lực trong một quá trình vi hiến bị chỉ trích rộng rãi là một đảo chính. Tháng 3 năm 2009, Rajoelina được Tòa án Tối cao tuyên bố là Chủ tịch của Chính phủ quá độ cấp cao, chịu trách nhiệm đưa đất nước hướng tới bầu cử tổng thống. Năm 2010, hiến pháp mới được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý, thiết lập Đệ tứ Cộng hòa, theo đó duy trì cấu trúc dân chủ, đa dảng giống như trong hiến pháp trước đó.[41] Hery Rajaonarimampianina giành chiến thắng trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào tháng 12 năm 2013.[42]

Địa lý

Các thảo nguyên chi phối phong cảnh ở phía tây Magagascar, với các núi đá nằm rải rác.

Madagascar có tổng diện tích 592.800 kilômét vuông (228.900 dặm vuông Anh),[12] là quốc gia rộng lớn thứ 47 trên thế giới[43] và đảo chính là đảo lớn thứ tư trên thế giới.[12] Quốc gia hầu như nằm giữa vĩ độ 12°N và 26°N, và giữa kinh độ 43°Đ và 51°Đ.[44] Các đảo lân cận Madagascar gồm có tỉnh hải ngoại Réunion thuộc Pháp và quốc gia Mauritius ở phía đông, quốc gia Comoros và tỉnh hải ngoại Mayotte thuộc Pháp ở phía tây bắc. Phía tây là Mozambique, đây là quốc gia nằm gần Madagascar nhất trong số các quốc gia thuộc lục địa châu Phi, hai quốc gia tách biệt nhau qua eo biển Mozambique.

Việc siêu lục địa Gondwana vỡ vào thời tiền sử đã phân tách đại lục Madagascar-châu Nam Cực-châu Phi khỏi lục địa châu Phi-Nam Mỹ khoảng 135 triệu năm trước. Madagascar sau đó lại tách khỏi Ấn Độ từ khoảng 88 triệu năm trước, do vậy các loài thực vật và động vật trên đảo tiến hóa tương đối cô lập.[45]

Dọc theo chiều dài bờ biển phía đông của đảo là một vách đứng hẹp và dốc, có phần lớn rừng đất thấp nhiệt đới còn lại của đảo. Ở phía tây của dãy này một cao nguyên nằm ở trung tâm của đảo với cao độ từ 750 đến 1.500 m (2.460 đến 4.920 ft) trên mực nước biển. Các cao địa trung tâm này về mặt lịch sử là quê hương của người Merina và có thủ đô Antananarivo, là phần có mật độ dân cư đông đức nhất của đảo và có đặc trưng là địa hình bậc thang bậc thang, các thung lũng trồng lúa nằm giữa các đồi cỏ và các rừng bán ẩm nằm rải rác mà khi trước từng bao phủ khu vực cao địa. Ở phía tây của các cao địa, địa hình ngày càng khô hạn và dần dốc xuống eo biển Mozambique, tiếp đến là các đầm lầy ngập mặn nằm dọc bờ biển.[46]

Các đỉnh cao nhất của Madagascar nổi lên từ ba khối cao địa lồi lên: Maromokotro 2.876 m (9.436 ft) trên khối núi Tsaratanana là điểm cao nhất trên đảo, tiếp theo là đỉnh Boby 2.658 m (8.720 ft) trên khối núi Andringitra và Tsiafajavona 2.643 m (8.671 ft) trên khối núi Ankaratra. Ở phía đông, Canal des Pangalanes (sông đào Pangalanes) là một chuỗi các hỗ nhân tạo và tự nhiên kết nối bằng các kênh đào được người Pháp xây dựng ngay vùng nội địa gần đường bờ biển phía đông, chạy song song với nó khoảng 600 km (370 mi). Mặt phía tây và phía nam nằm trên bóng mây của các cao địa trung tâm, có các rừng rụng lá khô, rừng gai, hoang mạc và cây bụi khô hạn. Do hai vùng này có mật độ dân số thấp, các rừng rụng lá khô của Madagascar được bảo tồn tốt hơn các rừng mưa ở phía đông hay các miền rừng nguyên bản trên cao nguyên trung tâm. Bờ biển phía tây có đặc trưng là nhiều bến cảng được che chắn, song lắng bùn là một vấn đề lớn do trầm tích, chúng xuất phát từ hiện tượng xói mòn nội địa ở mức độ cao và theo các sông chảy qua những đồng bằng phía tây rộng lớn.[47]

Kết hợp của gió mậu dịch đông nam và gió mùa tây bắc tạo ra một mùa mưa nóng (tháng 11-4) với các xoáy thuận thường xuyên tấn công, và một mùa khô tương đối mát hơn (tháng 5–10). Những đám mây mưa bắt nguồn trên Ấn Độ Dương trút phần lớn hơi ẩm của chúng xuống bờ biển phía đông của đảo; lượng mưa lớn giúp nuôi dưỡng hệ sinh thái rừng mưa của vùng. Các cao địa trung tâm khô hơn và mát hơn, còn phần phía tây thì còn khô hơn nữa, một khí hậu bán khô hạn chiếm ưu thế tại nội địa phía tây nam và phía nam của đảo.[46] Các xoáy thuận nhiệt đới thường gây thiệt hại đến cơ sở hạ tầng, kinh tế địa phương, cũng như gây thiệt hại về nhân mạng.[11]

Sinh thái

Những cây bao báp gần Morondava, phía tây Madagascar.
Vượn cáo đuôi vòng là một trong trên 100 loài và phân loài vượn cáo được biết đến chỉ tìm thấy tại Madagascar.[48]

Do cô lập kéo dài với các lục địa khác, Madagascar là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật và động vật không tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái Đất.[49][50] Xấp xỉ 90% toàn bộ các loài thực vật và động vật được phát hiện được tại Madagascar là loài đặc hữu,[51] bao gồm các loài [ơvượn cáo]], fossa ăn thịt và nhiều loài chim. Sự đặc biệt về sinh thái học này khiến một số nhà sinh thái học gọi Madagascar là "lục địa thứ tám",[52] và đảo được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế phân loại là một điểm nóng đa dạng sinh học.[49]

Trên 80% trong số 14.883 loài thực vật của Madagascar không tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới, bao gồm cả năm họ thực vật.[53] Họ Didiereaceae gồm 4 chi và 11 loài chỉ hạn chế trong các khu rừng gai ở tây nam Madagascar.[46] Bốn phần năm số loài trong họ Pachypodium là loài đặc hữu của đảo.[54] Ba phần tư[55] trong số 860 loài lan của Madagascar[53] chỉ được tìm thấy trên đảo, cũng như sáu trong số 8 loài bao báp trên thế giới.[56] Đảo là nơi sinh sống của khoảng 170 loài thuộc họ Cau, nhiều gấp ba lần so với số loài thuộc họ này tại đại lục châu Phi; 165 trong số đó là loài đặc hữu.[55] Nhiều loài thực vật bản địa được sử dụng làm thảo dược để chữa nhiều bệnh. Các dược phẩm vinblastinevincristine, sử dụng để điều trị bệnh u Hodgkin, ung thư bạch cầu và các loại ung thư khác, được lấy từ dừa cạn Madagascar.[57] Chuối rẻ quạt, người dân địa phương gọi là ravinala[58] và là loài đặc hữu trong các rừng mưa phía đông,[59] là loài mang tính biểu tượng cao của Madagascar và được đưa vào quốc huy cũng như biểu trưng của Air Madagascar.[60]

Động vật Madagascar cũng đa dạng và có tỷ lệ đặc hữu cao. Vượn cáo được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế mô tả là "loài thú kì hạm của Madagascar".[49] Trong môi trường không có khỉ và các đối thủ khác, những động vật linh trưởng này thích nghi với những môi trường sống đa dạng và tiến hóa thành nhiều loài. Năm 2012, chính thức có 103 loài và phân loài vượn cáo,[61] 39 trong số đó do các nhà động vật học mô tả từ năm 2000 đến năm 2008.[62] Chúng hầu như đều được phân loại là loài quý hiếm, dễ bị tổn thương, hoặc gặp nguy hiểm. Có ít nhất 17 loài vượn cáo bị tuyệt chủng kể từ khi loài người đến Madagascar, toàn bộ trong số đó đều lớn hơn các loài vượn cáo còn lại ngày nay.[63]

Một số loài thú khác, bao gồm fossa giống con mèo, là loài đặc hữu của Madagascar. Ghi nhận được trân 300 loài chim trên đảo, trong đó trên 60% (gồm bốn họ và 42 chi) là loài đặc hữu.[49] Một vài họ và chi bò sát đến được Madagascar đã đa dạng hóa thành trên 260 loài, với trên 90% trong số đó là loài đặc hữu[64] (bao gồm một họ đặc hữu).[49] Đảo là nơi sinh sống của hai phần ba số loài tắc kè hoa trên thế giới,[64] gồm có Brookesia micra- loài nhỏ nhất được biết tới.[65]. Các loài cá đặc hữu tại Madagascar bao gồm hai họ, 14 chi, và trên 100 loài, sống chủ yếu trong các hồ nước ngọt và sông trên đảo. Mặc dù các động vật không xương sống vẫn còn được nghiên cứu ít tại Madagascar, song cac nhà nghiên cứu phát triện ra tỷ lệ cao các loài đặc hữu trong số những loài được biết đến. Toàn bộ 651 loài ốc cạn là loài đặc hữu, tương tự như phần lớn bướm, bọ hung, cánh gân, nhện, chuồn chuồn trên đảo.[49]


Chính trị

Trong 12 năm đầu sau khi độc lập lãnh tụ đảng Dân chủ xã hộiPhilibert Tsiranana nắm chức tổng thống. Năm 1972, sau nhiều đợt chống đối và xuống đường Tsiranana bị buộc phải từ chức. Phe quân đội do tướng Gabriel Ramanantsoa lên thay nhưng chỉ được ba năm thì trao quyền hành pháp lại cho trung tá Richard Ratsimandrava. Sáu ngày sau Ratsimandrava bị ám sát. Tháng 6 năm 1975 Didier Ratsiraka lên nắm quyền, mở đầu một chế độ độc tài cai trị Madagascar với tên "Đệ nhị Cộng hòa".

Trong suốt 16 năm chính phủ Ratsiraka và đảng AREMA (Andry sy Rihana Enti-Manavotra an'i Madagasikara) chọn theo con đường "cách mạng xã hội chủ nghĩa", quốc hữu hóa nhiều doanh nghiệp dưới kế hoạch kinh tế tập trung. Hậu quả là nền kinh tế Madgascar suy thoái và tê liệt. Đối lập chính trị và tự do báo chí đều bị hạn chế. Trong thời gian đó Ratsiraka tái đắc cử năm 1982 và 1989 nhưng áp lực cải cách dần càng mạnh. Cuối cùng tình hình kinh tế bế tắc buộc Ratsiraka phải nhượng bộ, nới lỏng chính sách kinh tế và cho phép kinh doanh tư nhân. Năm 1989 thì chính phủ bỏ kiểm duyệt báo chí khiến phong trào đối lập chính trị "Hery Velona" càng lớn mạnh.

Những đợt tổng đình công và xuống đường đầu thập niên 1990 ép Ratsiraka phải thay thủ tướng để cứu vãn tình hình và điều đình với phe đối lập nhưng lập trường của Hery Velona không thay đổi. Ngày 31 tháng 10 năm 1991, Ratsiraka phải ngồi cùng các nhóm đối lập trong Hội nghị Panorama kí kết lập một chính phủ chuyển tiếp. Kết quả là Ratsiraka bị tước hết quyền lực trong khi chính phủ lập hiến soạn một hiến pháp mới sửa soạn cho ngày tổng tuyển cử.

Trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 1992, Ratsiraka cũng ra tranh cử nhưng bị lãnh tụ nhóm Hery VelonaAlbert Zafy đánh bại.

Được ba năm thì Quốc hội Madgascar mở cuộc đàn hặc đem Zafy ra luận tội và giao quyền chính phủ cho Norbert Ratsirahonana nhiếp chính. Cuộc bầu cử năm 1997 diễn ra với hai đối thủ cũ: Zafy và Ratsiraka. Lần này Ratsiraka đắc cử. Với đảng AREMA hậu thuẫn Ratsiraka cho tu chính hiến pháp để củng cố quyền lực ngành hành pháp và nới rộng tự trị cho các tỉnh.

Marc Ravalomanana

Với cuộc tổng tuyển cử năm 2001, tình hình bất ổn tái diễn: cả hai ứng cử viên Marc RavalomananaDidier Ratsiraka đều tuyên bố đắc cử và tranh chấp chức tổng thống. Bạo động kéo dài gây nhiều xáo trộn. Tháng 7 năm 2002, Ratsiraka chọn con đường lưu vong sang Pháp, chấm dứt cuộc bế tắc chính trị và Ravalomanana ra chấp chính.

Năm 2006, Ravalomanana tái đắc cử nhiệm kì hai và cho cải tổ kinh tế chủ yếu là cho phép các công ty ngoại quốc đầu tư vào kĩ nghệ chính, nhất là ngành khoáng sản.

Tháng 3 năm 2009, phe quân nhân đại diện bởi Andre Ndriarijaona làm cuộc đảo chánh và đưa lãnh tụ đảng đối lập Andry Rajoelina lên làm tổng thống.[66]

Ông Rajoelina tuyên thệ nhậm chức ngày 21 tháng 3 năm 2009 sau khi được quân đội trao lại quyền Tổng thống. Tổng thống tự xưng Rajoelina chưa được quốc tế công nhận. Một số nước như Nauy, Mỹ phản đối bằng việc cắt viện trợ cho Madagascar. Liên minh châu Phi đình chỉ quy chế thành viên và tước quyền đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh AU tháng 7 năm 2009.[67]

Chính phủ

Cơ chế chính của nước Cộng hòa Madagascar gồm chức tổng thống, lưỡng viện quốc hội, chức thủ tướng cùng nội các và ngành tư pháp độc lập.

Tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm (tối đa 3 nhiệm kì) được dân bầu trực tiếp bằng cách đầu phiếu phổ thông.

Hạ viện quốc hội với 160 dân biểu cũng được bầu trực tiếp với nhiệm kì 5 năm. Thượng viện quốc hội có 60 nghị sĩ với nhiệm kì 6 năm; 2/3 nghị sĩ do các đại biểu cấp địa phương bầu lên; 1/3 là do tổng thống bổ nhiệm.

Các đảng phái chính trị:

+ Đảng Tôi yêu Madagascar (TIM) của cựu Tổng thống Ravalomanana.

+ Phong trào Thanh niên Madagascar tự quyết (TGV) của Andry Rajoelina.

+ Đảng Tiên phong Cách mạng Malgache (AREMA) của cựu Tổng thống Didier Ratsiraka, thành lập 1976.

+ Đảng Đại hội vì độc lập của Madagascar (AKFM), thành lập 1958.

+ Phong trào dân tộc vì độc lập của Madagascar (MONIMA), thành lập 1958.[67]

Hành chính

Madgascar được chia thành sáu tỉnh tự trị (faritany mizakatena) và 22 phân bộ (faritra). Hiện tại, chính phủ nước này đã giải thể cấp tỉnh và lấy phân bộ làm cấp hành chánh địa phương cao nhất.

Sáu tỉnh Madagascar
Tỉnh Phân bộ Dân số
1 Antananarivo
(Tananarive)
Analamanga, Bongolava, Itasy, Vakinankaratra 4 637 000.
2 Antsiranana
(Diégo-Suarez)
Diana, Sava 1 188 500.
3 Fianarantsoa
Amoron'i Mania, Atsimo Atsinanana, Haute Matsiatra, Ihorombe, Vatovavy Fitovinany 3 366 000.
4 Mahajanga
(Majunga)
Betsiboka, Boeny, Melaky, Sofia 1 734 000.
5 Toamasina
(Tamatave)
Alaotra Mangoro, Analanjirofo, Atsinanana 2 593 000.
6 Toliara
(Tuléar)
Androy, Anosy, Atsimo Andrefana, Menabe 2 229 550

Nhỏ hơn phân bộ là 116 quận (fivondronana), 1.548 xã (kaominina) và 16.969 thôn (fokotany).

Đô thị thì được xếp ngang hành với phân bộ.

Kinh tế

Từ giữa năm 1990, Madagascar thực hiện chính sách kinh tế thị trường, theo đuổi chính sách tư nhân hóatự do hóa, khuyến khích nguồn vốn và đầu tư nước ngoài. Chiến lược này đã giúp Madagascar duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đều và ổn định. Madagascar có quan hệ hợp tác kinh tế chủ yếu với các nước phương Tâychâu Á.

Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp bao gồm cả thủy sản và lâm nghiệp (chiếm 80% dân số và đóng góp hơn ¼ GDP). Nông sản chính có: cà phê, vani (đứng đầu thế giới), đinh hương, hồ tiêu, gạo, bông, cao su, mía.. và chiếm tới 90% kim ngạch xuất khẩu.

Khoáng sản có: crôm, graphite, mica, than, kẽm, thạch anh, vàng, uranium...

Công nghiệp khai khoáng chưa phát triển, chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến thịt, thủy sản, dệt may, sản xuất bia, đường, xi măng, lắp ráp ô tô...[67]

Nông nghiệp, kể cả ngư nghiệplâm nghiệp, là chỗ dựa chính của nền kinh tế quốc gia, sử dụng khoảng 74% lực lượng lao động, chiếm 34% GDP và đóng góp hơn 70% giá trị xuất khẩu. Công nghiệp, chỉ chiếm khoảng 13% GDP, dệt và chế biến nông sản là hai ngành công nghiệp chính, ngoài ra còn có nột số ngành công nghiệp khác như sản xuất giấy, xà phòng, đường, thuộc da, xi măngthủy tinh.

Madagascar hiện phải đương đầu với nhiều khó khăn: tình trạng suy dinh dưỡng kinh niên, thiếu hụt tài chính và trang thiết bị giáo dục, diện tích rừng bị thu hẹp nghiêm trọng đi kèm với tình trạng đất xói mòn, tỉ lệ tăng dân số gần 3% / năm. Mức tăng sản lượng trung bình những năm 1992-1997 thấp hơn tỉ lệ tăng dân số. Mức tăng trưởng này còn chậm lại do các cuộc biểu tình, đình công chống chính phủ, nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới giảm, chính phủ lơ là trong cải cách kinh tế. Hiện nay, việc xúc tiến cải cách mạnh mẽ, giúp đỡ tài chính và đầu tư nước ngoài là những nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế đất nước.[68]

Vài số liệu thống kê:

  • GDP chính thức: 9,079 tỷ USD (2009)
  • GDP bình quân: 440 USD (2009)
  • Tăng trưởng: 0,4% (2009)

Quan hệ với nước ngoài

Madagascar là thành viên của Liên minh châu Phi (AU), Phong trào không liên kết. Năm 2004, Madagascar được kết nạp làm thành viên của Cộng đồng Phát triển Nam châu Phi (SADC). Tuy nhiên, do cuộc đảo chính chiếm quyền vào tháng 3 năm 2009, cộng đồng quốc tế không thừa nhận chính quyền của ông Rajoelina. Vì vậy nên tư cách thành viên Liên minh châu PhiCộng đồng Phát triển Nam châu Phi của Madagascar hiện đang bị treo.

Dân số

Dân số khoảng 20,6 triệu người. Gồm các sắc tộc: người Madagascar, người Ả Rập, Saraka, Antaisaka, Sakalava), người Pháp, người Ấn Độ, người Creole, người Comoran.

Ngôn ngữ

Tiếng Pháp, tiếng Anhtiếng Malagasy đều là ngôn ngữ chính thức.

Tôn giáo

Nhà thờ Công giáo La MãAntsirabe.

Khoảng một nửa dân số của Madagascar thực hành tôn giáo truyền thống, mà xu hướng là nhấn mạnh mối liên hệ giữa người sống và người chết.

Khoảng 41% dân số là Kitô giáo, chia gần như đồng đều giữa Công giáoTin lành, nhưng cũng có những Kitô hữu Chính Thống giáo. Tín đồ Hồi giáo chiếm khoảng 7 phần trăm dân số. Họ chủ yếu tập trung ở phía bắc, tây bắc và đông nam.[69] Mặc Môn có hơn 8.000 thành viên trong 33 chi hội ở Madagascar.[70]

Văn hóa

Nghệ thuật

Trò chơi dân gian và thể thao

Tham khảo

  1. ^ National Geographic. “Style Manual”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ Cousins (1895), pp. 11–12
  3. ^ Room (2006), p. 230
  4. ^ Crowley, B.E. (2010). “A refined chronology of prehistoric Madagascar and the demise of the megafauna”. Quaternary Science Reviews. 29 (19–20): 2591–2603. Bibcode:2010QSRv...29.2591C. doi:10.1016/j.quascirev.2010.06.030.
  5. ^ Virah-Sawmy, M. (2010). “Evidence for drought and forest declines during the recent megafaunal extinctions in Madagascar”. Journal of Biogeography. 37 (3): 506–519. doi:10.1111/j.1365-2699.2009.02203.x. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  6. ^ a b Campbell, Gwyn (1993). “The Structure of Trade in Madagascar, 1750–1810”. The International Journal of African Historical Studies. 26 (1): 111. doi:10.2307/219188.
  7. ^ Wink (2004), p. 185
  8. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Gade 1996
  9. ^ Domenichini, J.P. “Antehiroka et Royauté Vazimba”. Express de Madagascar. Madatana.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2010. (tiếng Pháp)
  10. ^ Razafimahazo, S. (2011). “Vazimba: Mythe ou Realité?”. Revue de l'Océan Indien. Madatana.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2010. (tiếng Pháp)
  11. ^ a b c d e f g Metz, Helen Chapin (1994). “Library of Congress Country Studies: Madagascar”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2011.
  12. ^ a b c d Bureau of African Affairs (3 tháng 5 năm 2011). “Background Note: Madagascar”. U.S. Department of State. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2011.
  13. ^ Oliver (1886), p. 16
  14. ^ Kent (1976), pp. 65–71
  15. ^ “Kingdoms of Madagascar: Maroserana and Merina”. Metmuseum.org. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2010.
  16. ^ a b Ogot (1992), p. 418
  17. ^ Hodder (1982), p. 59
  18. ^ “Royal Hill of Ambohimanga”. UNESCO. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2011.
  19. ^ Ade Ajayi (1998), pp. 413–422
  20. ^ Oliver (1886), pp. 124–126
  21. ^ Uwechue (1981), p. 473
  22. ^ a b Thompson & Adloff (1965), pp. 9–10
  23. ^ a b c Fage, Flint & Oliver (1986), pp. 522–524
  24. ^ Van Den Boogaerde (2008), p. 7
  25. ^ Randier (2006), p. 400
  26. ^ Curtin (1998), p. 186
  27. ^ Oliver, Fage & Sanderson (1985), p. 529
  28. ^ Oliver, Fage & Sanderson (1985), p. 532
  29. ^ Campbell (2005), p. 107
  30. ^ Shillington (2005), p. 878
  31. ^ Fournet-Guérin (2007), pp. 45–54
  32. ^ Frémigacci (1999), pp. 421–444
  33. ^ Gallieni (1908), pp. 341–343
  34. ^ Reinsch (1905), p. 377
  35. ^ Browning (2004), pp. 81–89
  36. ^ Kennedy (2007), pp. 511–512
  37. ^ Lehoullier (2010), p. 107
  38. ^ Kitchen (1962), p. 256
  39. ^ Pryor (1990), pp. 209–210
  40. ^ a b c Marcus, Richard (tháng 8 năm 2004). “Political change in Madagascar: populist democracy or neopatrimonialism by another name?” (Occasional Paper no. 89). Institute for Security Studies. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2012. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  41. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên crisisgroup
  42. ^ “Madagascar poll: Rajaonarimampianina wins”. BBC. 3 tháng 1 năm 2014. Truy cập 18 tháng 4 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  43. ^ Central Intelligence Agency (2011). “Madagascar”. The World Factbook. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2011.
  44. ^ Moriarty (1891), pp. 1–2
  45. ^ University of Berkeley: Understanding Evolution (tháng 10 năm 2009). “Where did all of Madagascar's species come from?”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2011.
  46. ^ a b c Vences M, Wollenberg KC, Vieites DR, Lees DC (tháng 6 năm 2009). “Madagascar as a model region of species diversification”. Trends in Ecology and Evolution. 24 (8): 456–465. doi:10.1016/j.tree.2009.03.011. PMID 19500874. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  47. ^ Encyclopaedia Britannica (2011). “Madagascar”. Encyclopaedia Britannica. Eb.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2011.
  48. ^ Mittermeier, R.A.; Wallis, J.; Rylands, A.B.; Ganzhorn, J.U.; Oates, J.F.; Williamson, E.A.; Palacios, E.; Heymann, E.W.; Kierulff, M.C.M.; Supriatna, J.; Roos, C.; Walker, S.; Cortés-Ortiz, L.; Schwitzer, C.; Long Yongcheng biên tập (2009). “Primates in Peril: The World's 25 Most Endangered Primates 2008–2010” (PDF). Illustrated by S.D. Nash. IUCN/SSC Primate Specialist Group, International Primatological Society, and Conservation International: 1–92. |editor10= bị thiếu (trợ giúp); Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  49. ^ a b c d e f Conservation International (2007). “Madagascar and the Indian Ocean Islands”. Biodiversity Hotspots. Conservation International. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2011.
  50. ^ Tattersall, Ian (2006). Origin of the Malagasy Strepshirhine Primates. Springer. tr. 1–6. ISBN 0-387-34585-X.
  51. ^ Hobbes & Dolan (2008), p. 517
  52. ^ Hillstrom & Collier Hillstrom (2003), p. 50
  53. ^ a b Callmander, Martin; và đồng nghiệp (2011). “The endemic and non-endemic vascular flora of Madagascar updated”. Plant Ecology and Evolution. 144 (2): 121–125. doi:10.5091/plecevo.2011.513. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2012. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |last2= (trợ giúp)
  54. ^ Lavranos, John (2004). “Pachypodium makayense: A New Species From Madagascar”. Cactus and Succulent Journal. 76 (2): 85–88.
  55. ^ a b Bradt (2011), p. 38
  56. ^ Baum DA, Small RL, Wendel JF (1998). “Biogeography and floral evolution of baobabs (Adansonia, Bombacaceae) as inferred from multiple data sets”. Systematic Biology. 47 (2): 181–207. doi:10.1080/106351598260879. PMID 12064226.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  57. ^ Foster, Steven (tháng 12 năm 2010). “From Herbs to Medicines: The Madagascar Periwinkle's Impact on Childhood Leukemia: A Serendipitous Discovery for Treatment”. Alternative and Complementary Therapies. 16 (6): 347–350. doi:10.1089/act.2010.16609.
  58. ^ Ellis (1859), p. 302
  59. ^ McLendon, Chuck (16 tháng 5 năm 2000). “Ravenala madagascariensis”. Floridata.com. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2009.
  60. ^ Lambahoany Ecotourism Centre (24 tháng 8 năm 2011). “Nature of Madagascar”. Lambahoany Ecotourism Centre. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2011.
  61. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên lemurextinction
  62. ^ Mittermeier, R.; Ganzhorn, J.; Konstant, W.; Glander, K.; Tattersall, I.; Groves, C.; Rylands, A.; Hapke, A.; Ratsimbazafy, J.; Mayor, M.; Louis, E.; Rumpler, Y.; Schwitzer, C.; Rasoloarison, R. (tháng 12 năm 2008). “Lemur diversity in Madagascar”. International Journal of Primatology. 29 (6): 1607–1656. doi:10.1007/s10764-008-9317-y.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  63. ^ Jungers, W.L.; Godfrey, L.R.; Simons, E.L.; Chatrath, P.S. (1997). “Phalangeal curvature and positional behavior in extinct sloth lemurs (Primates, Palaeopropithecidae)”. Procedures of the National Academy of Science (U.S.A.). 94 (22): 11998–2001. Bibcode:1997PNAS...9411998J. doi:10.1073/pnas.94.22.11998. PMC 23681. PMID 11038588.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  64. ^ a b Okajima Y and Kumazawa Y (2009). “Mitogenomic perspectives into iguanid phylogeny and biogeography: Gondwanan vicariance for the origin of Madagascan oplurines”. Gene. 441 (1–2): 28–35. doi:10.1016/j.gene.2008.06.011. PMID 18598742.
  65. ^ doi:10.1371/journal.pone.0031314
    Hoàn thành chú thích này
  66. ^ http://news.bbc.co.uk/2/hi/africa/7948196.stm Đảo chánh ở Madagascar
  67. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên mofa.gov.vn
  68. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vansu.vn
  69. ^ http://www.state.gov/j/drl/rls/irf/2009/127241.htm
  70. ^ http://www.mormonnewsroom.org/facts-and-statistics/country/madagascar/

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt