Bước tới nội dung

Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đường cao tốc
Dầu Giây – Liên Khương
Bảng kí hiệu đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
Đoạn cao tốc Liên Khương – Prenn
Thông tin tuyến đường
Tên khácĐường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt
LoạiĐường cao tốc
Chiều dài220 km
Tồn tại29 tháng 6 năm 2008 (tiền cao tốc)
(16 năm, 3 tháng và 5 ngày)
30 tháng 9 năm 2013 (cao tốc)
(11 năm và 4 ngày)
Ký hiệu đường
trước đây
(2015 – 2021)
Các điểm giao cắt chính
Đầu Tây Nam tại nút giao Dầu Giây, Thống Nhất, Đồng Nai
 ĐT.763 tại Suối Nho, Định Quán, Đồng Nai

tại Phú Trung, Tân Phú, Đồng Nai
ĐT.721 tại Đạ Oai, Đạ Huoai, Lâm Đồng
tại Lộc Phát, Bảo Lộc, Lâm Đồng
tại Tân Châu, Di Linh, Lâm Đồng
tại Liên Hiệp, Đức Trọng, Lâm Đồng

tại Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng
Đầu Đông Bắc tại chân đèo Prenn, Đà Lạt, Lâm Đồng
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốĐồng Nai, Lâm Đồng
Quận/Huyện
Hệ thống đường
Cao tốc

Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (ký hiệu toàn tuyến là CT.27)[1] là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Việt Nam kết nối Đông Nam Bộ với vùng Nam Tây Nguyên Việt Nam. Đường cao tốc bao gồm đoạn Liên KhươngPrenn đã xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2008 và đoạn Dầu GiâyLiên Khương đang chuẩn bị xây dựng. Khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh Tây Nguyên, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 20 hiện tại.

Toàn bộ tuyến đường cao tốc dài khoảng 220 km, bắt đầu tại nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Quy hoạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc này từng được quy hoạch từ năm 2015 đến 2021 với ký hiệu cũ là CT.14.[2]

Các phân đoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoạn Dầu Giây – Liên Khương

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Dầu GiâyLiên Khương dài 200,3 km, trong đó đoạn qua Đồng Nai dài 72 km và đoạn qua Lâm Đồng dài 128 km.[3] Điểm đầu đường cao tốc nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, và điểm cuối nối với đoạn Liên Khương – Prenn tại nút giao sân bay Liên Khương. Dự án này do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (BVEC) làm chủ đầu tư để quản lý và thực hiện dự án. Đường cao tốc được triển khai theo ba giai đoạn:

Toàn bộ đoạn cao tốc được quy hoạch xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 80–120 km/h. Dự kiến đoạn Dầu Giây – Tân Phú sẽ được khởi công vào năm 2024 và dự kiến hoàn thành vào năm 2025.[4]

Đoạn Liên Khương – Prenn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc Liên KhươngPrenn dài 19,2 km nối Cảng hàng không quốc tế Liên Khương, sân bay lớn nhất Tây Nguyên với chân đèo Prenn, cửa ngõ thành phố Đà Lạt. Tuyến đường được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 29 tháng 6 năm 2008 với quy mô tiền cao tốc.

Tháng 2 năm 2012, Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (BVEC) khởi công dự án nâng cấp tăng cường mặt đường cao tốc Liên Khương – Prenn lên cao tốc, đến ngày 30 tháng 6 năm 2013, đã thông xe từ nút giao Quốc lộ 27 đến chân đèo Prenn, đến ngày 30 tháng 9 cùng năm, đã thông xe toàn tuyến dự án này; trong tương lai sẽ nối tiếp với đường cao tốc Nha Trang – Liên Khương tại nút giao này.

Chi tiết tuyến đường

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tốc độ giới hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Lộ trình chi tiết

[sửa | sửa mã nguồn]
Số Tên Khoảng cách
từ đầu tuyến
Kết nối Ghi chú Vị trí
Kết nối trực tiếp với  Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây
1 IC Dầu Giây 0.0 Quốc lộ 1 Đầu tuyến đường cao tốc Đồng Nai Thống Nhất
2 IC Đường tỉnh 763 17.2 Đường tỉnh 763 Chưa thi công Định Quán
BR Cầu La Ngà 2 Vượt sông La Ngà
Chưa thi công
3 IC Gia Canh 40.0 Đường Gia Canh Chưa thi công
SA Trạm dừng nghỉ 53.0 Chưa thi công Tân Phú
4 IC Tân Phú 58.0 Quốc lộ 20 Chưa thi công
BR Cầu vượt Quốc lộ 20 Vượt Quốc lộ 20
Chưa thi công
5 IC Đường tỉnh 721 72.6 Đường tỉnh 721 Chưa thi công Lâm Đồng Đạ Huoai
SA Trạm dừng nghỉ Chưa thi công
6 IC Đambri 114.2 Đường Lý Thái Tổ Chưa thi công Bảo Lộc
7 IC Quốc lộ 55 126.4 Quốc lộ 55 (Đường Nguyễn Văn Cừ) Chưa thi công
SA Trạm dừng nghỉ Chưa thi công Bảo Lâm
8 IC Quốc lộ 28 Quốc lộ 28 Chưa thi công Di Linh
9 IC Gia Hiệp Quốc lộ 20 Chưa thi công
BR Cầu Đại Ninh 2 Vượt sông Đa Nhim
Chưa thi công
Đức Trọng
10 IC Tân Hội Đường Đại Ninh - Ponguar Chưa thi công
11 IC Quốc lộ 27 Quốc lộ 27 Chưa thi công
12 IC Hiệp Thạnh  Đường cao tốc Liên Khương – Prenn Chưa thi công
13 IC Định An Quốc lộ 20
TG Trạm thu phí Định An
14 IC Prenn Quốc lộ 20
Đường Tuyền Lâm
Đèo Prenn
Cuối tuyến đường cao tốc Ranh giới Đức TrọngĐà Lạt
Kết nối trực tiếp với  Đường cao tốc Nha Trang – Liên Khương (Chưa thi công)
1.000 mi = 1.609 km; 1.000 km = 0.621 mi

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định 1454/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 2030”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  2. ^ “Dự thảo QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ - Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (2015)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2017.
  3. ^ DT. “Cập nhật lần cuối các số liệu Dự án đường cao tốc Dầu Giây-Liên Khương”. Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông Vận tải. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2016.
  4. ^ Nam Khánh (25 tháng 12 năm 2023). “13 dự án đường bộ khởi công trong năm 2024”. Báo Giao Thông. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2023.