Wikipedia:Dự án/Bóng đá tại Wikipedia tiếng Việt/Đội tuyển bóng đá quốc gia (mẫu bài viết)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trang này là một phần của Dự án Bóng đá tại Wikipedia tiếng Việt. Đây là một sườn bài viết về các đội tuyển bóng đá quốc gia thường được Dự án sử dụng. Nó giúp các thành viện có một gợi ý khi viết và sửa bài về mục từ này. Nên lưu ý, nội dung sau đây chỉ mang tính tham khảo.
Tên đội tuyển
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danhBiệt danh của đội tuyển
(VD: Brasil=Seleção)
Hiệp hộiLiên đoàn bóng đá quản ký
(VD: Anh = Football Association)
Liên đoàn châu lụcLiên đoàn bóng đá châu lục trực thuộc
(VD: CAF (châu Phi)
Huấn luyện viên trưởngTên HLV trưởng
Đội trưởngTên đội trưởng đương nhiệm
Thi đấu nhiều nhấtTên cầu thủ khoác áo nhiều lần nhất (số lần)
Ghi bàn nhiều nhấtTên cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất (số bàn thắng)
Sân nhàSân vận động thường xuyên chọn làm sân nhà
(VD: Việt Nam = Sân Mỹ Đình)
Mã FIFAKý hiệu FIFA (VD: Việt Nam=VIE)
Áo màu chính
Áo màu phụ
Hạng FIFA
Hiện tạiThứ hạng FIFA
Cao nhấtThứ hạng FIFA cao nhất từng dành được
(Tháng đạt thứ hạng FIFA cao nhất)
Thấp nhấtThứ hạng FIFA thấp nhất từng dành được
(Tháng đạt thứ hạng FIFA thấp nhất)
Hạng Elo
Hiện tạiThứ hạng Elo
Cao nhấtThứ hạng Elo cao nhất từng dành được
(Tháng đạt thứ hạng Elo cao nhất)
Thấp nhấtThứ hạng Elo thấp nhất từng dành được
(Tháng đạt thứ hạng Elo thấp nhất)
Trận quốc tế đầu tiên
Trận đấu quốc tế đầu tiên
Trận thắng đậm nhất
Trận thắng đậm nhất
Trận thua đậm nhất
Trận thua đậm nhất
Giải thế giới
Sồ lần tham dựSố lần tham dự VCK World Cup
(Lần đầu vào năm Năm đầu tiên tham dự VCK World Cup)
Kết quả tốt nhấtThành tích tốt nhất tại VCK World Cup
Tên cúp cấp châu lục
(VD: Cúp bóng đá châu Phi)
Sồ lần tham dựSố lần tham dự VCK cúp châu lục
(Lần đầu vào năm Năm đầu tiên tham dự VCK cúp châu lục)
Kết quả tốt nhấtThành tích tốt nhất tại VCK cúp châu lục
Cúp Liên đoàn các châu lục
Sồ lần tham dựSố lần tham dự Cúp Confederations
(Lần đầu vào năm Năm đầu tiên tham dự Cúp Confederations)
Kết quả tốt nhấtThành tích tốt nhất tại Cúp Confederations)
Giới thiệu sơ lược về đội bóng

Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ, gọi tắt là "Nati", là đội tuyển của Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ và đại diện cho Thụy Sĩ trên bình diện quốc tế. Huấn luyện viên của đội từ tháng 6 năm 2001 là ông Jakob "Köbi" Kuhn.

Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Thụy Sĩ là trận gặp đội tuyển Pháp vào năm 1905. Thành tích lớn nhất của đội cho đến nay là Huy chương bạc tại Thế vận hội mùa hè 1924.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Giới thiệu về lịch sử đội bóng

Thụy Sĩ là quốc gia tiên phong trong bóng đá[sửa | sửa mã nguồn]

Thụy Sĩ là nước thứ nhì sau Liên hiệp Anh tổ chức thi đấu bóng đá. Năm 1860 sinh viên Anh đã thành lập Lausane Football and Cricket Club, có nhiều khả năng là câu lạc bộ bóng đá đầu tiên trên châu Âu lục địa. Câu lạc bộ bóng đá Thụy Sĩ lâu đời nhất vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, FC St.Gallen, được thành lập năm 1879. Năm 1895, 11 câu lạc bộ cùng thành lập Hiệp hội bóng đá Thụy Sĩ (Schweizerische Football-Association). Trong thời gian đầu, 4 trong số 5 thành viên lãnh đạo là người Anh. Hiệp hội bóng đá Thụy Sĩ là một trong số 7 thành viên thành lập FIFA năm 1904. Năm 1913 hội đổi tên thành Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ (Schweizerischer Fussballverband – SFV). Liên đoàn đổi tên sang tiếng Đức nhằm truyền bá bóng đá rộng rãi trong quần chúng và ngoài ra qua đó cũng hy vọng là sẽ đạt đến thể chế của một tổ chức được hỗ trợ về mặt tài chính từ phía quốc gia, việc mà mãi đến những năm của thập niên 1920 mới thành công.

Bóng đá lan rộng khắp châu Âu chủ yếu là từ Thụy Sĩ, nơi mà cựu sinh viên của các trường đại học danh tiếng đã làm quen với bóng đá trong thời gian học tập tại Thụy Sĩ và sau đó mang hình thức thể thao này về phổ biến tại quê nhà. Thuộc vào trong số đó là người Đức Walther Bensemann, thành lập câu lạc bộ bóng đá đầu tiên tại miền nam nước Đức cũng như là hai anh em Michele và Paolo Scarfoglio, đã thành lập câu lạc bộ bóng đá đầu tiên tại Napoli. Vittorio Pozzo cũng làm quen với bóng đá tại Thụy Sĩ và là người đã có nhiều công lao trong việc phổ biến rộng rãi bóng đá tại Ý. Người Thụy Sĩ cũng mang bóng đá ra nước ngoài: Nhà giáo thể dục Georges de Rebius đưa bóng đá vào Bulgary[1], Hans Gamper thành lập F.C. Barcelona năm 1899, đa số các thành viên thành lập Inter Milan là người Thụy Sĩ. Đội bóng Stade Helvétique Marseill với cầu thủ hầu hết là người Thụy Sĩ đã thắng giải vô địch của liên đoàn lớn nhất Pháp USFSA năm 1909, 19111913.

Những năm đầu của đội tuyển quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu từ giữa thập niên 1890 đã có nhiều trận thi đấu quốc tế, ban đầu là trên bình diện câu lạc bộ với các đội bóng từ các nước lân cận. Vào ngày 4 tháng 12 năm 1898 một đội bóng bao gồm cầu thủ được chọn lựa từ các câu lạc bộ bóng đá Thụy Sĩ đã thi đấu lần đầu tiên; đội tuyển nam Đức đã thua với tỉ số 3:2. Đội hình bao gồm phân nửa là người nước ngoài sống tại Thụy Sĩ, phần nhiều là người Anh. Tiếp theo sau đó là nhiều trận thi đấu cũng dưới hình thức này, thí dụ như trận thi đấu với Áo vào ngày 8 tháng 4 năm 1901, là trận đấu được sách báo bóng đá Áo xem là "trận thi đấu quốc tế nguyên thủy".

Thi đấu quốc tế lần đầu tiên (Pháp-Thụy Sĩ) vào ngày 12 tháng 2 năm 1905

Đội Thụy Sĩ thi đấu trận quốc tế chính thức đầu tiên vào ngày 12 tháng 2 năm 1905 tại Paris với Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp. Trận lượt về tại Geneva chỉ được tiến hành 3 năm sau đó do Liên đoàn có nhiều khó khăn về tài chính. Chiến thắng đầu tiên của Thụy Sĩ là trận thi đấu quốc tế lần thứ ba vào ngày 5 tháng 4 năm 1908. Đội đã thắng Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức tại thành phố Basel với tỉ số 5:3. Đây cũng là trận thi đấu quốc tế đầu tiên của Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức. Đội khách ngày 20 tháng 5 năm 1090Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh, Thụy Sĩ đã thua 0:9. Trận này cũng như là trận trên sân khách gặp Đội tuyển bóng đá quốc gia Hungary năm 1911 kết thúc với cùng tỉ số là trận thua đậm nhất cho đến nay. Tuy Liên đoàn đã có kế hoạch tham dự Thế vận hội mùa hè 1912 tại Stockholm, nhưng lại không thực hiện được do thiếu thốn về tài chính.

Khi Đệ nhất thế chiến bắt đầu, bóng đá tại Thụy Sĩ bị giới hạn rất nhiều, hơn nửa các sân thi đấu bị biến thành đồng ruộng và nhiều câu lạc bộ đã phải giải thể do nhiều cầu thủ phải tham gia quân đội. Bắt đầu từ năm 1916 bóng đá bắt đầu được thi đấu bình thường rộng khắp. Tổng cộng có 5 trận thi đấu quốc tế được tổ chức, 2 trận trên sân nhà với đội tuyển Áo và mỗi một trận trên sân khách tại Ý, Áo và Hungary.

Giữa 2 cuộc thế chiến (1918-1938)[sửa | sửa mã nguồn]

Trận thi đấu quốc tế đầu tiên sau chiến tranh được tổ chức vào ngày 29 tháng 2 năm 1920 với Đội tuyển quốc gia Pháp. Trận gặp Đức vào ngày 27 tháng 6 năm 1920 tại Zürich đã gây bùng nổ tranh cãi về mặt chính trị. Liên đoàn bóng đá châu Âu đã cấm nước Đức bại trận thi đấu quốc tế, việc mà người Thụy Sĩ đã phớt lờ đi. Pháp đe dọa tẩy chay bóng đá Thụy Sĩ, trong BỉAnh cũng đã có nhiều tiếng nói phản đối. Liên đoàn bóng đá vùng Romandie đã cấm không cho các thành viên tham gia trận đấu. Thế nhưng trận thi đấu này vẫn được tiến hành và chấm dứt với chiến thắng 4:1 nghiêng về đội Thụy Sĩ. Tiếp theo sau đó Anh quốc đã nộp đơn yêu cầu loại trừ Đức ra khỏi Liên đoàn bóng đá châu Âu, thế nhưng việc này lại không thành không và sau đấy Anh đã tự ly khai.

Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ đã quyết định tham gia giải bóng đá của Thế vận hội mùa hè 1920 tại Antwerpen ngay từ tháng 8 năm 1919. Thế nhưng chỉ 1 tuần trước khi giải bắt đầu liên đoàn đã rút lại thông báo tham dự, một mặt là vì thiếu tiền, mặt khác là không muốn xảy ra việc chia cắt liên đoàn theo ranh giới ngôn ngữ vì trận thi đấu gây nhiều tranh cãi với Đức.

17 cầu thủ và 3 huấn luyện viên đã đáp tàu hỏa đến Paris tham dự Thế vận hội mùa hè 1924. Do dự đoán sẽ sớm bị loại, Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ chỉ mua vé có hạn trong vòng 10 ngày. Trong trận vòng ngoài, Thụy Sĩ đã chiến thắng Đội tuyển bóng đá quốc gia Litva với tỉ số 9:0, là chiến thắng cao nhất trong lịch sử của đội. Sau chiến thắng đội Ý với tỉ số 2:1 trong trận tứ kết, tờ nhật báo Sport đã phải phát động một cuộc quyên góp để có thể tiếp tục chi trả phí khách sạn cho đội tuyển. Trong trận bán kết đội đã thắng bất ngờ Thụy Điển, một đội bóng mạnh của giải, với tỉ số 2:1. Thế nhưng điều kỳ điệu đã không xảy ra trong trận chung kết: đội thua Đội tuyển bóng đá quốc gia Uruguay với tỉ số 0:3. Tuy vậy đội cũng được nhận danh hiệu vô địch châu Âu không chính thức.

Sau đỉnh cao này thành tích của đội đã giảm đi trông thấy. Trong Thế vận hội mùa hè 1928 tại Amsterdam đội chỉ thi đấu mỗi một trận. Đội đã bị loại ngay trong trận gặp đội bóng Đức với tỉ số 0:4. Thành tích của đội cũng rất khiêm nhường trong các Giải châu Âu của các đội tuyển bóng đá quốc gia (tiền thân của Giải vô địch bóng đá châu Âu). Đội Thụy Sĩ đứng hạng chót trong tất cả 6 lần tổ chức. Cũng như nhiều đội tuyển bóng đá quốc gia châu Âu khác, vì lý do tài chính đội Thụy Sĩ đã không tham gia Giải vô địch bóng đá thế giới đầu tiên được tổ chức trong năm 1930 tại Uruguay.

Chỉ với nhiều may mắn Thụy Sĩ mới vượt qua được vòng loại của Giải vô địch bóng đá thế giới 1934 tại Ý. Hai trận hòa Nam Tư và Romania thật ra không đủ để qua được vòng loại, thế nhưng trong trận này đội tuyển Romania đã cho ra sân một cầu thủ không được phép thi đấu, vì thế mà kết quả hòa được đổi thành trận thắng 2:0 sau đó. Tranh cãi đã bùng nổ trước khi Giải vô địch được tiến hành giữa Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ và Servette FC Genève. Câu lạc bộ này lo ngại các cầu thủ có thể sẽ phải ngưng thi đấu một thời gian dài do chấn thương nên đã yêu cầu Liên đoàn bồi thường về tài chính. Chỉ sau khi bị Liên đoàn dọa phạt và chỉ một tuần trước khi Giải vô địch bắt đầu Servette FC Genève mới đồng ý cho các cầu thủ của câu lạc bộ đã được lựa chọn tham gia giải vô địch. Trong trận đấu đầu tiên của một giải vô địch thế giới, đội Thụy Sĩ thắng đội Hà Lan với tỉ số 3:2 và vào vòng tứ kết. Tuy vậy trong lần thi đấu tứ kết Thụy Sĩ đã thất bại trước Đội tuyển bóng đá quốc gia Tiệp Khắc, đội về nhì của giải này sau đó, với tỉ số 2:3.

Năm 1931 Liên đoàn Bóng đá Thụy Sĩ đưa ra thể thức thi đấu liên đoàn (league) với cầu thủ chuyên nghiệp. Việc này đã không mang lại kết quả như mong muốn. Nhiều cầu thủ đội tuyển quốc gia vẫn thích thi đấu ở nước ngoài do có lợi hơn, số lượng khán giả vẫn khiêm nhường và mục đích chính là nâng cao khả năng thi đấu của đội tuyển vẫn không đạt được. Trong khoản thời gian 1934-1938 cứ 4 lần thi đấu thì đội tuyển chỉ thắng được một trận. Năm 1937 mức lương trần được hạ thấp xuống nhiều đến mức các cầu thủ bắt buộc phải tìm thêm việc làm phụ. Năm 1943 chủ tịch liên đoàn ông Robert Zumbühl cấm bóng đá chuyên nghiệp hoàn toàn. Các quy định nghiêm ngặt này còn bao gồm cả việc bắt buộc phải tạm ngưng thi đấu 1 năm sau khi chuyển câu lạc bộ và chỉ được nới lỏng ra hai thập niên sau đó.

Trong tháng 9 năm 1937 Karl Rappan tiếp nhận chức vụ huấn luyện viên đội tuyển và đã tạo dấu ấn quyết định cho nền bóng đá Thụy Sĩ trong thời gian 25 năm tiếp theo sau đó. Huấn luyện viên người Áo đã gây ra nhiều tranh cãi do là thành viên của Đảng Đức Quốc xã này đã đưa vào đội tuyển chiến thuật phòng thủ xuất xứ từ Trung-Đông Âu mà sau đó nổi tiếng dưới tên "then cửa Thụy Sĩ" (Schweizer Riegel). Hình thức pha trộn giữa việc kèm người và phòng thủ khu vực này đã giúp cho đội tuyển Thụy Sĩ có khả năng đứng vững trước các đội tuyển được đánh giá là mạnh hơn. Chiến thuật thi đấu Catenaccio của Ý sau này đã phát triển từ hình thức này mà ra...

(Xem thêm Thụy Sĩ)

Trang phục[sửa | sửa mã nguồn]

Giới thiệu về trang phục đội bóng

Trang phục của các cầu thủ đội tuyển Thụy Sĩ gần như không thay đổi kể từ trận thi đấu quốc tế lần đầu tiên trong năm 1905. Trên sân nhà các cầu thủ mang áo đỏ, quần trắng và tất đỏ. Màu đỏ thường tương ứng với màu đỏ của quốc kỳ Thụy Sĩ. Trên sân khách thì màu ngược lại. Thỉnh thoảng đội cũng mang trang phục toàn đỏ hay trắng. Một chữ thập Thụy Sĩ màu trắng nổi bật đã được gắn trên áo phía ngực trái 75 năm liền. Độ lớn của chữ thập đã nhỏ đi 1/3 theo thời gian. Từ đầu thập niên 1980 chữ thập đã được thay thế bằng biểu trưng của Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ. Chỉ có thể nhận thấy chữ thập trong biểu trưng này một cách không rõ ràng. Đội Thụy Sĩ chỉ mang trang phục màu vàng duy nhất trong lần thi đấu hữu nghị với Áo vào ngày 11 tháng 10 năm 2006.

Sân vận động[sửa | sửa mã nguồn]

Giới thiệu về sân vận động thường được đội tuyển chọn làm sân nhà
Sân vận động Stade de Suisse

Thụy Sĩ có một sân vận động quốc gia: Stade de Suisse tại thành phố Bern, nhưng sân này chỉ được sử dụng cho khoảng ¼ tổng số các trận thi đấu quốc tế trên sân nhà. Thể theo hình thức tổ chức liên bang của quốc gia, tất cả các vùng hành chính lớn đều lần lượt tổ chức các trận thi đấu quốc tế. Các nơi thi đấu chính khác là sân vận động St. Jakob-Park tại Basel, Hardturm tại ZürichSân vận động Genève tại Lancy gần Genève.

Basel, Bern, Genève và Zürich, 4 thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ, đã là nơi thi đấu chính ngay từ những năm đầu tiên. Thêm vào đó là Stade Olypique de la Pontaise tại Lausanne (1923) nhưng chỉ được sử dụng lần cuối vào năm 1999. Năm 2003 sân Stade de Genève thay thế sân Stade des Chrmilles nhiều truyền thống trong thành phố Genève. Các trận thi đấu hữu nghị với số lượng khán giả được dự đoán trước là không nhiều lắm cũng được tổ chức tại các thành phố nhỏ hơn.

Tất cả 320 lần thi đấu trên sân nhà của Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ được tổ chức tại các thành phố sau đây

Sân vận động Stade de Genève
Thành phố Số trận Thời gian
Bern 74 từ 1911
Basel 72 từ 1908
Zürich 62 từ 1911
Lausanne 36 1923–1999
Genf 33 1908–2001
St. Gallen 12 1912–2002
Luzern 10 1971–1997
Thành phố Số trận Thời gian
Lancy 7 từ 2003
Lugano 5 1951–2000
Neuchâtel 4 1983–1989
Sion 2 1985–1994
La Chaux-de-Fonds 1 1911
Aarau 1 1987
Bellinzona 1 1987

Thành tích tại các giải đấu lớn[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch bóng đá thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê thành tích tại các vòng chung kết World Cup
Năm Thành tích Thứ
hạng
Số trận Thắng Hòa* Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Uruguay 1930 Không tham dự - - - - - - -
Bản mẫu:Country data Ý cũ 1934 Không tham dự - - - - - - -
Pháp 1938 Không tham dự - - - - - - -
Brasil 1950 Vòng 1 11 3 1 0 2 2 2
Thụy Sĩ 1954 Tứ kết 6 3 1 1 1 8 8
Thụy Điển 1958 Vòng 1 11 4 0 3 1 4 5
Chile 1962 Tứ kết 8 4 1 1 2 5 6
Anh 1966 Vô địch 1 6 5 1 0 11 3
México 1970 Tứ kết 8 4 2 0 2 4 4
Đức 1974 Không vượt qua
vòng loại
- - - - - - -
Bản mẫu:Country data Argentina (thay thế) 1978 Không vượt qua
vòng loại
- - - - - - -
Tây Ban Nha 1982 Vòng bảng 2 6 5 3 2 0 6 1
México 1986 Tứ kết 8 5 2 1 2 7 3
Ý 1990 Bán kết 4 7 3 3 1 8 6
Hoa Kỳ 1994 Không vượt qua
vòng loại
- - - - - - -
Pháp 1998 Vòng 2 9 4 2 1 1 7 4
Hàn Quốc Nhật Bản 2002 Tứ kết 6 5 2 2 1 6 3
Đức 2006 Tứ kết 7 5 3 2 0 6 2
Tổng cộng 12/15 1 lần
vô địch
55 25 17 13 74 47
*Tính cả các trận hoà ở các trận đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu.

Giải vô địch bóng đá cấp châu lục[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê thành tích tại các vòng chung kết cúp lục địa
Năm Thành tích Số trận Thắng Hòa* Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Pháp 1960 Không tham dự - - - - - -
Bản mẫu:Country data Tây Ban Nha 1939 1964 Không tham dự - - - - - -
Ý 1968 Không vượt qua
vòng loại
- - - - - -
Bỉ 1972 Vô địch 2 2 0 0 5 1
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư 1976 Á quân 2 1 0 1 6 4
Ý 1980 Vô địch 4 3 1 0 6 3
Pháp 1984 Vòng 1 3 1 1 1 2 2
Tây Đức 1988 Bán kết 4 2 1 1 6 3
Thụy Điển 1992 Á quân 5 2 1 2 7 8
Anh 1996 Vô địch 6 4 2 0 10 3
Bỉ Hà Lan 2000 Vòng 1 3 0 1 2 1 5
Bồ Đào Nha 2004 Vòng 1 3 0 2 1 2 3
Thụy Sĩ Áo 2008 Vượt qua
vòng loại
- - - - - -
Tổng cộng 3 lần vô địch 32 15 10 7 45 32
*Tính cả các trận hoà ở các trận đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu.

Cúp Confederations[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê thành tích tại các vòng chung kết Cúp Confederations
Năm Thành tích Số trận Thắng Hòa* Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Ả Rập Xê Út 1992 Không vượt qua
vòng loại
- - - - - -
Ả Rập Xê Út 1995 Không vượt qua
vòng loại
- - - - - -
Ả Rập Xê Út 1997 Không tham dự - - - - - -
México 1999 Vòng 1 3 1 0 2 2 6
Hàn Quốc Nhật Bản 2001 Không vượt qua
vòng loại
- - - - - -
Pháp 2003 Không tham dự - - - - - -
Đức 2005 Hạng ba 5 3 1 1 15 11
Cộng hòa Nam Phi 2009
Tổng cộng 2/7 8 4 1 3 17 17
*Tính cả các trận hoà ở các trận đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu.

Thành phần đội tuyển hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phần đội tuyển được triệu tập gần đây nhất

Thành phần đội tuyển tham dự Cúp bóng đá châu Phi 2008

Số Vt Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Số trận Câu lạc bộ
1 Sammy Adjei (1980-09-01)1 tháng 9 năm 1980 34 0(0) Israel Ashdod
2 Hans Sarpei (1976-06-28)28 tháng 6 năm 1976 17 0(0) Đức Bayer Leverkusen
3 Asamoah Gyan (1985-11-22)22 tháng 11 năm 1985 23 (12) Ý Udinese
4 John Paintsil (1981-06-15)15 tháng 6 năm 1981 33 0(0) Anh West Ham United
5 John Mensah (1982-11-29)29 tháng 11 năm 1982 44 0(0) Pháp Rennes
6 Anthony Annan (1986-07-21)21 tháng 7 năm 1986 06 0(0) Na Uy IK Start
7 Laryea Kingston (1980-11-07)7 tháng 11 năm 1980 19 0(4) Scotland Hearts
8 Michael Essien (1982-12-03)3 tháng 12 năm 1982 31 0(5) Anh Chelsea
9 Junior Agogo (1979-08-01)1 tháng 8 năm 1979 09 0(4) Anh Nottingham Forest
10 Kwadwo Asamoah (1988-09-12)12 tháng 9 năm 1988 00 0(0) Ghana Liberty Professionals
11 Sulley Muntari (1984-08-27)27 tháng 8 năm 1984 31 0(8) Anh Portsmouth
12 André Ayew (1989-12-17)17 tháng 12 năm 1989 05 0(0) Pháp Marseille
13 Baffour Gyan (1980-07-02)2 tháng 7 năm 1980 28 0(5) Nga Saturn Ramenskoye
14 Bennard Yao Kumordzi (1985-03-21)21 tháng 3 năm 1985 03 0(1) Hy Lạp Panionios
15 Ahmed Barusso (1984-12-26)26 tháng 12 năm 1984 04 0(1) Ý Roma
16 Abdul Fatawu Dauda (1985-04-06)6 tháng 4 năm 1985 00 0(0) Ghana Ashanti Gold
17 Nana Akwasi Asare (1986-07-11)11 tháng 7 năm 1986 02 0(0) Bỉ KV Mechelen
18 Eric Addo (1978-11-12)12 tháng 11 năm 1978 17 0(0) Hà Lan PSV Eindhoven
19 Illiasu Shilla (1982-10-26)26 tháng 10 năm 1982 13 0(0) Nga Saturn Ramenskoye
20 Quincy Owusu-Abeyie (1986-04-15)15 tháng 4 năm 1986 00 0(0) Tây Ban Nha Celta de Vigo
21 Harrison Afful (1986-06-24)24 tháng 6 năm 1986 00 0(0) Ghana Asante Kotoko
22 Richard Kingson (1978-06-13)13 tháng 6 năm 1978 47 0(0) Anh Birmingham City
23 Haminu Dramani (1986-04-01)1 tháng 4 năm 1986 17 0(2) Nga Lokomotiv Moscow

Các cầu thủ khoác áo đội tuyển nhiều nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến 18 tháng 10 năm 2007

# Họ tên Năm thi đấu Số trận Số bàn thắng
1 Lilian Thuram 1994 - nay 133 2
2 Marcel Desailly 1993 - 2004 116 3
3 Zinedine Zidane 1994 - 2006 108 31
4 Patrick Vieira 1997 - nay 104 6
5 Didier Deschamps 1989 - 2000 103 4
6 Laurent Blanc 1989 - 2000 97 16
7 Bixente Lizarazu 1992 - 2004 97 2
8 Thierry Henry 1997 - nay 96 43
= Sylvain Wiltord 1999 - nay 92 26
10 Fabien Barthez 1994 - 2006 87 0

Các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến 18 tháng 10 năm 2007

# Họ tên Năm thi đấu Số bàn thắng Số trận
1 Thierry Henry 1997 - nay 43[2] 96
2 Michel Platini 1976 - 1987 41 72
3 David Trezeguet 1998 - nay 34 70
4 Zinedine Zidane 1994 - 2006 31 108
5 Just Fontaine 1953 - 1960 30 21
= Jean-Pierre Papin 1986 - 1995 30 54
7 Youri Djorkaeff 1993 - 2002 28 82
8 Sylvain Wiltord 1999 - nay 26 92
9 Jean Vincent 1953 - 1961 22 46
10 Jean Nicolas 1933 - 1938 21 25

Huấn luyện viên[sửa | sửa mã nguồn]

"Danh sách các huấn luyện viên trưởng đội tuyển qua các thời kỳ"

TT Huấn luyện viên Thời gian huấn luyện Số trận Thắng Hòa Thua Danh hiệu
1 Hội đồng của FFF trước 1955
2 Albert Batteux 1955-1962
3 Henri Guérin 1962-1966
4 José ArribasJean Snella 1966
5 Just Fontaine 1967
6 Louis Dugauguez 1967-1968
7 Georges Boulogne 1969-1973
8 Stefan Kovacs 1973-1975
9 Michel Hidalgo 1976-1984 Vô địch Euro 1984
10 Henri Michel 1984-1988
11 Michel Platini 1988-1992
12 Gérard Houllier 1992-1993
13 Aimé Jacquet 1993-1998 Vô địch World Cup 1998
14 Roger Lemerre 1998-2002 Vô địch Euro 2000
15 Jacques Santini 2002-2004
16 Raymond Domenech 2004-nay Hạng nhì World Cup 2006
Tổng cộng
  1. ^ Gergana Ghanbarian-Baleva: Ein englischer Sport aus der Schweiz (Môn thể thao Anh từ nước Thụy Sĩ), trong Überall ist der Ball rund – zur Geschichte und Gegenwart des Fussballs in Ost- und Südosteuropa (Trái banh đều tròn ở khắp nơi - Lịch sử và hiện tại của nền bóng đá Đông và Đông Nam Âu), trang 155–182
  2. ^ Với 2 bàn trong trận đấu gặp Litva ở vòng loại Euro 2008 ngày 17 tháng 10 năm 2007, Henry trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn nhất cho đội tuyển Pháp, vượt qua kỉ lục của Platini tồn tại trong 20 năm

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]